VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Short Communication - Social Sciences

HTML

450

Total

161

Share

Cultural tourism villages: the strategy for the rural tourism development associated with the new rural construction






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Along with the development of the rural tourism, cultural tourism villages have developed in a number of countries around the world. In Vietnam, cultural villages are known after implementing the "One Commune One Product" (OCOP) program, which focuses on piloting the ten models of cultural tourism villages associated with the national target program of building the new rural construction (NRC). The model of the cultural tourism village is an expression of the specifications of local tourism products on the basis of promoting the internal values of each region and creating an income increase for rural areas in order to fulfill the income criteria, which are hard to achieve in the process of the new rural construction. Cultural tourism village is the convergence of cultural values, landscapes, customs and products of the typical region. By taking a practical approach in supporting the development of cultural tourism village projects in some localities such as Ben Tre, Dong Thap, and Ca Mau, the author presents the viewpoints and orientations in the development of cultural tourism villages in Vietnam, thereby contributing a scientific basis to proposing solutions to develop the rural tourism in association with the new rural construction.

DẪN NHẬP

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với những thành tựu trong giai đoạn 10 năm (2010-2020) đã trở thành tiền đề cho phát triển các hoạt động du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, chương trình chủ lực trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn 2021-2025 là chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch là 01 trong 06 nhóm sản phẩm của chương trình OCOP. Với sự ra đời của mô hình làng văn hóa du lịch, mô hình này được phổ biến chính thức từ sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 4018/QĐ-BNN-VPĐP năm 2019 về việc xây dựng thí điểm 10 mô hình làng văn hóa du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm hiện thực hóa tính đặc thù của chương trình OCOP cũng như gia tăng thu nhập và giá trị cho cộng đồng địa phương tham gia khai thác những giá trị văn văn hóa, con người và sản phẩm đặc thù vào phát triển du lịch ( Table 1 ).

Table 1 Một số làng văn hóa du lịch thí điểm trong chương trình OCOP ở Việt Nam

Mô hình làng văn hóa du lịch là biểu hiện của tính đặc thù hóa sản phẩm du lịch địa phương trên cơ sở phát huy giá trị nội lực của mỗi vùng, miền; thúc đẩy gia tăng thu nhập ở những vùng nông thôn nhằm hoàn thành tiêu chí thu nhập vốn rất khó đạt được trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển du lịch nông thôn thông qua mô hình làng văn hóa du lịch không chỉ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn mà còn góp phần tích cực vào sự thành công của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Làng văn hóa du lịch là nơi tập hợp những điểm du lịch với các nguồn tài nguyên về cảnh quan, làng nghề truyền thống, ẩm thực, di tích lịch sử, sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt là giá trị văn hóa đặc sắc vùng miền. Mô hình làng kiểu này sẽ kết hợp với các khía cạnh văn hóa xã hội, kinh tế, môi trường và truyền thống của dân địa phương. Ngoài các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể như tôn giáo, ngôn ngữ, thần thoại, lịch sử, âm nhạc, điệu múa, nghi thức, phong tục và lối sống cũng góp phần làm nên sự đặc sắc và hấp dẫn của làng văn hóa ở một địa phương 1 . Vì vậy, việc phát triển làng văn hóa du lịch có thể khuyến khích cộng đồng địa phương tự hào về văn hóa dân tộc và góp phần củng cố bản sắc cộng đồng 2 .

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Kết quả bài viết được rút ra từ việc tiếp cận nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thu thập từ tạp chí khoa học về du lịch, kỷ yếu hội thảo, báo cáo của cơ quan chuyên trách về du lịch, nông thôn mới, dữ liệu thống kê và dữ liệu phân tích từ các địa phương.

Ngoài ra, phương pháp tiếp cận trong bài viết còn đến từ nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập từ những chuyến khảo sát thực tế tại một số làng văn hóa du lịch trọng điểm trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm và thông qua thảo luận nhóm với các tổ chức cộng đồng làm du lịch như hội quán cùng nhau làm du lịch, hợp tác xã du lịch cộng đồng, câu lạc bộ du lịch cộng đồng. Tác giả cũng phỏng vấn sâu hộ dân, doanh nghiệp làm du lịch, phòng văn hóa thông tin và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, Bến Tre.

Quan trọng nhất, việc tác giả trực tiếp tham gia vào xây dựng đề án làng văn hóa du lịch tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau và làm việc trực tiếp với các sở ban ngành trong các hội đồng thẩm định đề án làng văn hóa du lịch chính là căn cứ giúp tác giả đưa ra những đề xuất mang tính thực tiễn cao.

NỘI DUNG

Tổng quan về làng văn hóa du lịch

Du lịch ( tourism ) thường được xem là lựa chọn phát triển dựa vào những đặc trưng văn hóa, lịch sử, địa lý của mỗi địa phương 3 . Một số loại hình du lịch phát triển ở nông thôn có thể kể đến như: du lịch sinh thái ( ecotourism ), du lịch văn hóa ( cultural tourism ), du lịch nông nghiệp (agritourism). Trong đó, du lịch văn hóa được xem là một trong những loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây 1 . Du lịch cộng đồng được quảng bá như một phương tiện phát triển du lịch, theo đó nhu cầu xã hội, môi trường và kinh tế của cộng đồng địa phương được đáp ứng thông qua các sản phẩm du lịch được cung cấp 4 , 5 .

Cùng với sự phát triển của du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng, du lịch dựa trên việc xây dựng và sử dụng các mô hình làng du lịch ( tourist village ), làng văn hóa du lịch ( cultural tourism village ) ngày càng tăng ở các nước đang phát triển 2 , 6 . Làng văn hóa du lịch được hiểu trong mối quan hệ tổng hòa của hai yếu tố trên, là nơi tập hợp những điểm du lịch tương đối mới. Nó đã mở ra cơ hội cho sự tiến bộ của du lịch văn hóa và di sản ở các nước đang phát triển. Mô hình làng kiểu này đã kết hợp được các khía cạnh văn hóa xã hội, kinh tế, môi trường và truyền thống của dân bản địa. Ngoài các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể như tôn giáo, ngôn ngữ, thần thoại, lịch sử, âm nhạc, điệu múa, nghi thức, phong tục và lối sống cũng góp phần tạo ra sự đặc sắc và hấp dẫn của việc phát triển du lịch làng văn hóa ở một địa phương 1 . Vì vậy, việc phát triển làng văn hóa du lịch có thể khuyến khích cộng đồng địa phương tự hào về văn hóa dân tộc và góp phần củng cố bản sắc cộng đồng 2 . Làng văn hóa du lịch là nơi tượng trưng cho lối sống của người dân địa phương, tại nơi đó, du khách có thể tìm hiểu từ văn hóa cũng như lối sống của cư dân bản địa 7 , đến các hoạt động giới thiệu lối sống của các nhóm dân tộc và văn hóa bản địa với lịch sử, hiện vật và di tích mà những tộc người đã tạo ra 8 . Ngoài ra, Làng văn hóa du lịch còn tượng trưng cho sự phát triển của một ngôi làng theo hình thức hội nhập giữa các điểm tham quan, chỗ ở và các cơ sở hỗ trợ được thể hiện, bố trí trong cấu trúc cuộc sống cộng đồng 9 .

Làng văn hóa du lịch là một khu vực nông thôn cung cấp một bầu không khí hoàn toàn trong lành, chứa đựng giá trị về văn hóa xã hội, phong tục, đời sống hàng ngày, kiến ​​trúc truyền thống, cấu trúc không gian làng và có tiềm năng phát triển các thành phần khác nhau của du lịch, ví dụ: các điểm tham quan, thực phẩm và đồ uống, đồ lưu niệm, chỗ nghỉ và các nhu cầu du lịch khác 10 . Nơi đây còn là nơi giới thiệu các hoạt động thường nhật cùng với sản vật địa phương như sản phẩm ẩm thực, sản phẩm thủ công mỹ nghệ do hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp hoặc chính người dân bản địa cũng làm hướng dẫn viên 11 . Làng văn hóa du lịch còn là một hình thức kết hợp giữa các điểm tham quan, chỗ ở (bao gồm nơi cư trú của người dân địa phương và hệ thống cơ sở lưu trú dành cho du khách) cũng như các cơ sở hỗ trợ trong một cộng đồng 10 .

Những lợi ích của việc xây dựng và phát triển làng văn hóa du lịch

Nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống.

Việc xây dựng và phát triển làng văn hóa du lịch tại địa phương góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn 12 , 13 . Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thúc đẩy sự công bằng trong phân phối giá trị

Việc phát triển du lịch địa phương dựa trên mô hình làng văn hóa du lịch thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng 14 , 15 . Ngoài ra, những thành viên tham gia vào làng văn hóa du lịch sẽ được phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ đóng góp và tham gia vào hoạt động của làng theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bảo tồn và phát huy di sản tự nhiên và văn hóa.

Quá trình xây dựng và phát triển làng văn hóa du lịch góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 16 . Đồng thời, việc này còn tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài nước 17 , 18 . Đây là nhân tố quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và tạo ra các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo. Thông qua những sản phẩm du lịch đặc sắc vùng miền được xây dựng từ các giá trị văn hóa, cộng đồng địa phương sẽ gìn giữ thứ tài sản quý giá này cho du khách, qua đó họ quảng bá được văn hóa của dân tộc hay “cái hay, cái đẹp” của quê hương.

Phối hợp hài hòa giữa các bên liên quan

Sự phát triển hài hòa giữa các bên liên quan thể hiện qua quan hệ cộng sinh giữa các chủ thể trong hoạt động du lịch cụ thể: sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và cộng đồng địa phương. Mối quan hệ cộng sinh của bốn tác nhân quan trọng này tham gia vào xây dựng làng văn hóa du lịch nhằm đảm bảo cho sự hài lòng của du khách, sự gia tăng các giá trị kinh tế và duy trì hạnh phúc của dân bản địa 19 .

Phát triển môi trường cảnh quan đặc trưng vùng miền và một môi trường xanh, sạch, đẹp

Những dự án, đề án về làng văn hóa du lịch mà các tỉnh đang xây dựng luôn chú ý đến diện mạo cảnh quan đặc trưng gắn với văn hóa điểm đến và quy hoạch hạ tầng, đảm bảo môi trường thông thoáng. Ngoài ra, các hạng mục về môi trường trong xử lý rác thải, nước thải cũng được chú trọng. Việc triển khai các dự án, đề án góp phần tạo ra điểm đến với môi trường xanh, sạch, đẹp và thông thoáng.

Nguyên tắc xây dựng và phát triển làng văn hóa du lịch gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Mục đích chính của làng văn hóa du lịch là cung cấp sự thỏa mãn cho du khách và cải thiện mức sống của cộng đồng địa phương với các đặc điểm: (1) các lợi ích được cộng đồng địa phương thụ hưởng; (2) cơ sở hạ tầng đầy đủ và đáp ứng nhu cầu du khách; (3) bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên; (4) phát triển các sản phẩm du lịch địa phương; (5) khả năng tiếp cận tốt bằng các phương tiện giao thông; (6) môi trường trong lành đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn an ninh 20 .

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng các đề án làng văn hóa du lịch, tác giả nhận định những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng làng văn hóa du lịch gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cụ thể là chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Bình đẳng xã hội

Cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong làng. Các lợi ích kinh tế được phân phối đều, không chỉ cho các doanh nghiệp du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng.

Bảo tồn văn hóa địa phương và cảnh quan thiên nhiên

Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ, tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực đến từ tất cả các đối tác trong ngành du lịch địa phương,

Chia sẻ lợi ích

Việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đồng nghĩa với việc cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan. Lợi ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham gia, trong đó, một phần riêng được đóng góp cho việc bảo tồn văn hóa tại địa phương.

Chiến lược phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển làng văn hóa du lịch là một trong những giải pháp trong phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, vì thế, cần thiết phải có một chiến lược đúng đắn trên cơ sở phối hợp ma trận giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ( Table 2 ). Những nhân tố bên trong, thuộc về nội tại của địa phương bao gồm: cảnh quan thiên nhiên và nhận thức của cộng đồng. Những nhân tố bên ngoài, cần thiết phải được quản lý chặt chẽ, bao gồm hoạt động du lịch và mức độ hài lòng của du khách. Việc xếp ma trận giữa những yếu tố này hình thành bốn nhóm chiến lược: chiến lược xây dựng và phát triển cảnh quan, chiến lược thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, chiến lược quản trị cảnh quan du lịch, chiến lược duy trì sự thân thiện và hiếu khách 19 .

Table 2 Chiến lược phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Xây dựng và phát triển làng văn hóa du lịch thể hiện mối quan hệ cộng sinh giữa các chủ thể trong hoạt động du lịch: sự hài lòng của du khách và duy trì hạnh phúc của dân bản địa 21 . Ngoài việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên cùng với bản sắc văn hóa, việc phát triển du lịch dựa trên làng văn hóa du lịch còn thể hiện một số khía cạnh khác như phát triển bền vững, giảm bất bình đẳng ( Figure 1 ).

Figure 1 . Mô hình phát triển làng văn hóa du lịch/ Nguồn: 22

Figure 1 
<a class=22" width="300" height="200">

[Download figure]

Hoạt động phát triển làng văn hóa du lịch phải đảm bảo việc bảo tồn môi trường tự nhiên và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch tại nông thôn. Cảnh quan đẹp, văn hóa đặc sắc là điểm hấp dẫn đối với du khách, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho du lịch. Bên cạnh đó, phát triển du lịch (đặc biệt là du lịch có trách nhiệm) có thể mang lại những lợi ích tích cực cho cộng đồng địa phương. Việc sử dụng và quản lý tài nguyên du lịch thông qua công tác marketing địa phương cũng sẽ phát huy giá trị kinh tế và tăng kinh phí cho công tác bảo tồn. Tuy vậy, việc phát triển du lịch thiếu kiểm soát đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, mất bản sắc văn hóa. Khi điều này xảy ra, kinh tế địa phương có thể bị tổn thất do du lịch kém hấp dẫn du khách.

Như vậy, du lịch và môi trường tự nhiên - bản sắc văn hóa có mối liên kết chặt chẽ cả về tác động lẫn sự phụ thuộc. Những đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa là nền tảng xây dựng sản phẩm du lịch. Du khách tìm đến để tìm hiểu, trải nghiệm và tiếp xúc với cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch tạo ra nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương cải thiện sinh kế. Khi sinh kế được cải thiện, cộng đồng địa phương sẽ ý thức nhiều hơn vào việc đầu tư phát triển du lịch và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa để sinh kế bền vững ( Figure 2 ).

Figure 2 . Xây dựng phát triển làng du lịch/ Nguồn: Ngô Thị Thu Trang, 2021

Khái niệm làng VHDL ở Việt Nam được biết đến như một thể tổng hòa của nhiều mảnh ghép trong bối cảnh du lịch nông thôn đang là xu hướng của việc phát triển du lịch ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Làng văn hóa du lịch được biết đến từ các khái niệm “làng văn hóa”, làng du lịch cộng đồng ASEAN hay điểm du lịch cộng đồng theo bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Khi nhắc đến làng VHDL, du khách dễ liên tưởng đến một mối quan hệ giữa các thế mạnh cần có trong khai thác tài nguyên du lịch. Mỗi làng VHDL trong 10 làng điểm của chương trình mỗi xã một sản phẩm có thế mạnh riêng gắn với giá trị bản địa của từng vùng miền ( Table 3 ).

Table 3 Giá trị bản địa một số làng văn hóa du lịch thí điểm trong chương trình OCOP ở Việt Nam

10 làng thí điểm làng VHDL trong chương trình OCOP được xây dựng nhằm hoàn chỉnh lại cơ chế quản lý, tạo môi trường phát triển du lịch bền vững. Các làng thí điểm phát huy các khía cạnh văn hóa xã hội, kinh tế, môi trường và truyền thống của dân bản địa. Ngoài các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể như tôn giáo, ngôn ngữ, thần thoại, lịch sử, âm nhạc, điệu múa, nghi thức, phong tục và lối sống cũng góp phần vào sự đặc sắc và hấp dẫn của việc phát triển du lịch làng văn hóa ở một địa phương 1 . Vì vậy, việc phát triển làng văn hóa du lịch có thể khuyến khích cộng đồng địa phương tự hào về văn hóa dân tộc và góp phần củng cố bản sắc cộng đồng 2 .

Làng văn hóa du lịch gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cung cấp một bầu không khí hoàn toàn trong lành, chứa đựng cả về văn hóa xã hội, phong tục, đời sống hàng ngày lẫn kiến ​​trúc truyền thống, cấu trúc không gian làng và có tiềm năng phát triển các thành phần khác nhau của du lịch, ví dụ: các điểm tham quan, thực phẩm và đồ uống, đồ lưu niệm, chỗ nghỉ và các nhu cầu du lịch khác.

Cơ chế quản lý – một trong những giải pháp phát triển bền vững làng văn hóa du lịch

Quản lý làng văn hóa du lịch nhằm mục đích thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của tất cả các bên liên quan đối với việc lập kế hoạch và phát triển sản phẩm du lịch một cách hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của du khách. Việc quản lý làng du lịch có thể giúp cải thiện đời sống văn hóa và xã hội bởi vì ở đó có mối quan hệ giữa cộng đồng làng và môi trường du lịch. Làng văn hóa du lịch có phát triển bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý mà ở đó cộng đồng là chủ thể trong quản lý và phân phối lợi ích từ khai thác du lịch.

Cơ chế đồng quản lý (co-management)

Thế giới quan niệm “đồng quản lý làng du lịch” là sự kết hợp giữa người dân địa phương cùng với chính quyền và các bên liên quan thông qua tư vấn, thương thuyết, cùng thỏa thuận về vai trò, sự chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý tài nguyên du lịch địa phương. Việc đồng quản lý tùy thuộc vào bối cảnh địa phương, nguyên lý hoạt động của làng du lịch nhưng nhìn chung vẫn là tiếp cận thích ứng trong quản lý, nghĩa là trong quá trình hoạt động của làng du lịch, người dân trong làng luôn học tập và lắng nghe lẫn nhau để rút kinh nghiệm sao cho đạt hiệu quả cao nhất 23 .

Cơ chế có sự tham gia của dân địa phương (local resident’s participatory)

Mô hình làng du lịch hữu hiệu được rút ra từ thực tế hoạt động của một số địa phương đã làm tốt cho thấy có sự tham gia của người dân địa phương, với hình thức vận động người dân tham gia xây dựng đề án làng văn hóa du lịch, tham gia tạo ra sản phẩm du lịch, huy động người dân có đất trong vùng dự án tham gia hỗ trợ hoặc xây dựng hạ tầng theo mẫu hướng dẫn. Lưu ý, cần phải lựa chọn người dân có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong làng để tham gia ban điều hành 6 .

Cơ chế trao quyền cho cộng đồng (authorizing for local community)

Cơ chế này có thể tối đa hóa việc sử dụng tiềm năng của thiên nhiên và môi trường. Cần phải nỗ lực thay đổi tư duy và hành vi của các bên liên quan trong hoạt động du lịch của làng theo cách quản lý từ dưới lên (bottom up) thay vì cách quản lý trước đây từ trên xuống (top down) 24 .

Nhìn chung, làng văn hóa du lịch được xây dựng trên quan điểm liên kết tương hỗ trong du lịch và nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông thôn, đưa những giá trị sản phẩm nông nghiệp, nông thôn ra bên ngoài qua kênh quảng bá từ du khách, từ đó tăng giá trị cốt lõi của sản phẩm nông nghiệp địa phương nhằm thúc đẩy phát triển chương trình nông thôn mới và sản phẩm OCOP của địa phương. Làng văn hóa du lịch phải lấy hoạt động nông nghiệp làm gốc, sản phẩm du lịch phần nhiều phải đến từ sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của địa phương.

KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích cho thấy làng văn hóa du lịch được xây dựng và phát triển theo hướng bền vững hướng đến các giá trị xanh: tăng trưởng xanh, môi trường xanh và văn hoá xanh (phát triển du lịch không làm tổn hại đến môi trường, tạo khuôn viên xanh, đẹp cho địa phương). Bên cạnh đó, sự hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế cũng cần được quan tâm trong phát triển làng du lịch nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Làng văn hóa du lịch được xây dựng trên quan điểm phát triển hài hòa giữa nội sinh và ngoại sinh. Theo tinh thần của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, du lịch cũng là sản phẩm của OCOP, du lịch cần thiết phải mang dấu ấn địa phương, vùng miền, gắn với chủ thể cụ thể. Do vậy, những nhân tố bên trong, thuộc về nội tại của địa phương bao gồm cảnh quan của làng và nhận thức của cộng đồng. Những nhân tố bên ngoài, cần thiết quản lý chặt chẽ bao gồm hoạt động du lịch và sự hài lòng của du khách.

Du lịch nông thôn trở thành xu hướng của nhiều quốc gia đang phát triển vì loại hình du lịch này được hứa hẹn là công cụ hỗ trợ xóa nghèo hiệu quả đối với các cộng đồng nông thôn, nhất là ở vùng sâu vùng xa. Tại Việt Nam, trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới diễn ra rộng khắp cả nước, du lịch nông thôn cũng được tăng cường nhằm hỗ trợ qua lại trong việc phát triển các vùng nông thôn. Một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là mô hình làng văn hóa du lịch. Mô hình này mang đến những triển vọng như nâng cao thu nhập cho cộng đồng, đảm bảo phân phối giá trị công bằng, bảo vệ tài nguyên và môi trường nông thôn. Thông qua những cơ chế quản lý, mô hình này sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

OCOP: Mỗi xã một sản phẩm

NTM: Nông thôn mới

VHDL: Văn hóa du lịch

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả không có bất kỳ xung đột lợi ích nào khi công bố bài viết này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả là người trực tiếp lên ý tưởng cho bài viết, thu thập dữ liệu và hoàn thành bài viết này.

References

  1. United Nations World Tourism Organisation. Policy for the Growth and Development if Tourism in Botswana. UNWTO/Government of Botswana Project for the Formulation of a Tourism Policy for Botswana, July 2008. UNWTO and Department of Tourism, Gaborone. . 2008;:. Google Scholar
  2. Smith M.. The Routledge handbook of cultural tourism. New York & London: Routledge. . 2013;:. Google Scholar
  3. Butler R.. Rural recreation and tourism. B. Ilbery (Ed). The Geography of Rural Change. Essex UK: Longman. . 1998;:211-232. Google Scholar
  4. Goodwin H., Santili R.. Community-Based Tourism: a success? ICRT Occasional Paper 4. . 2009;:37. Google Scholar
  5. Vinay R. R.. Perception and creating a new model "community tourism". International Journal of Logistics & Supply Chain Management Perspectives© Pezzottaite Journals. . 2014;3(2):1059-1065. Google Scholar
  6. Moswete N.. Perspectives on Cultural Tourism: A Case Study of Bahurutshe Cultural Village for Tourism in Botswana. Nordic Journal of African Studies. . 2015;24(3&4):279-300. Google Scholar
  7. Zeppel H.. Cultural tourism at the Cowichan native village, British Columbia. Journal of Travel Research. . 2002;41(1):92-100. Google Scholar
  8. Smith M. K.. Issues in cultural tourism studies. New York & London: Routledge. . 2003;:. Google Scholar
  9. Irwanti N. K. D., Artana I. W. A.. Strategi pengembangan Desa Belimbing sebagai desa wisata di Kecamatan Pupuan, Tabanan-Bali. Sekolah Tinggi Pariwisata Triatma Jaya. . 2017;(3):77-91. Google Scholar
  10. Dewi N. I. K.. Exploring the potential of cultural villages as a model of community based tourism. Journal of Physics: Conference Series (Vol. 953, No. 1, p. 012072). IOP Publishing. . 2018;:. Google Scholar
  11. Saarinen J.. Cultural tourism, local communities and representations of authenticity: the case of Lesedi and Swazi cultural villages in Southern Africa. In: B. Wishitemi, A. Spenceley and H. Wels (eds.). Culture and Community: Tourism Studies in Eastern and Southern Africa. Rozenberg: Amsterdam. . 2007;:140-154. Google Scholar
  12. Don C., Morais D., Dowler L.. Ethnic tourism development in Yunnan, China: Revisiting Butler's Tourism Area Lifecycle. Proceedings of the 2003 Northeastern Recreation Research Symposium. Gen. Tech. Rep. NE-317. Newtown Square. PA: U.S. Department of Agriculture, Forest Service, Northeastern Station. . 2003;:. Google Scholar
  13. Madzwamuse M., Fabricius C.. Local ecological knowledge and the Basarwa in the Okavango Delta: The case of Xaxaba, Ngamiland District. In: C. Fabricius and E. Koch (eds.). Rights, Resources and Rural Development- Community-based natural Resource Management in Southern Africa. United Kingdom: Earthscan. . 2004;:160-173. Google Scholar
  14. Beierle T. C., Konisky D. M.. Values, conflict, and trust in participatory environmental planning. Journal of Policy analysis and Management, 19(4), 587-602. . 2000;:. Google Scholar
  15. Carmin J.. Stakeholder involvement in design of U.S. Voluntary Environmental Programs: Does Sponsorship Matter? Policy Studies Journal. . 2003;31(4):527-543. Google Scholar
  16. Veuren Jansen van. Transforming cultural villages in the spatial development initiatives of South Africa. South African Geographical Journal. . 2001;83(2):137-148. Google Scholar
  17. Lenao M.. The impact of cultural tourism on the authenticity of traditional baskets in the Okavango Delta: The case of Gumare and Etsha 6 villages. Master's Thesis, University of Botswana. . 2009;:. Google Scholar
  18. Nzama T.A.. Sustainable cultural and heritage tourism development in the rural areas of KwaZulu-Natal with reference to Ntambanana Local Municipality. In: K. Zellmer, R. van der Duim and J. Saarinen (eds.). Tourism for development: environmental sustainability, poverty reduction and empowering communities. Thematic proceedings of ATLAS AFRICA Conferences. Netherlands: ATLAS. . 2010;6:39-55. Google Scholar
  19. Cawley M., Gillmor D. A.. Integrated rural tourism:: Concepts and Practice. Annals of tourism research. . 2008;35(2):316-337. Google Scholar
  20. M. Syafi'i, Suwandono D.. Tourism village planning concept approach community based tourism (case study Bedono Village, Sayung, Demak). Ruang. . 2015;1(2):51-60. Google Scholar
  21. Mbaiwa J.E., Sakuze L.K.. Cultural tourism and livelihood diversification: The case of Gcwihaba Caves and XaiXai village in the Okavango Delta, Botswana. Journal of Tourism and Cultural Change. , 7(1), -.. 2009;7(1):61-75. Google Scholar
  22. Thakur M. R. K.. Community Based Village Tourism in Nepal: A Case Study of Sirubari Village, Nepal. Doctoral dissertation, The Global Open University. . 2013;:. Google Scholar
  23. Lenao M.. The impact of cultural tourism on the authenticity of traditional baskets in the Okavango Delta: The case of Gumare and Etsha 6 villages. Master's Thesis, Gaborone: University of Botswana. . 2009;:. Google Scholar
  24. Suarthana IK, Madiun N, Moeljadi M, Yuniarsa SO. Exploring the community participation, tourism village, and social-economic to environment impact (Case study: Pentingsari village, Yogyakarta). International Journal of Business and Management Invention. . 2015;4(9):85-90. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 5 No 4 (2021)
Page No.: 1244-1252
Published: Nov 7, 2021
Section: Short Communication - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v5i4.667

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Trang, N. (2021). Cultural tourism villages: the strategy for the rural tourism development associated with the new rural construction. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 5(4), 1244-1252. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v5i4.667

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 450 times
PDF   = 161 times
XML   = 0 times
Total   = 161 times