VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

445

Total

162

Share

The interaction between situation types and aspectual markers in Mandarin Chinese






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The study of aspect meaning is not only based on the combination of markers with verbs, but also needs to extend to the whole situation. To establish the aspect meaning of a situation we need to pay attention to the situation type, the verb type, the aspectual marker as well as the surrounding arguments. The situation types are classified into the two main types: the stative situations and the dynamic situations. In particular, the stative situations include the individual level states and the stage level states. The dynamic situations consist of the activity, accomplishment, achievement, and semelfactive situations. Each type of the situation should be determined based on the five attributes: [±dynamic], [±durative], [±telic], [±bounded], and [±result]. Besides, in Mandarin Chinese, there are basically four aspectual markers: 了, 过, 着, and 在. In this article, we reply on a two-level approach to emphasize the interaction between situation types and four aspectual markers: 了, 过, 着, and 在. This result plays an important role in helping learners better understand the possibility of the appearance of the markers in each specific situation type. In addition, through the contrast process, learners can observe the equivalent means of translation into Vietnamese, thereby limiting word by word translation of the aspectual markers in the source and target languages.

MỞ ĐẦU

Trong công trình Aspect in Mandarin Chinese A corpus-based study , Xiao và McEnery đã trình bày khá chi tiết về quá trình nghiên cứu thể trong tiếng Trung. Dựa trên hướng tiếp cận hai cấp độ (two-level approach), nhóm tác giả cho rằng thể là “sự tương tác giữa thể sự tình (situation aspect) và thể ngữ pháp (grammatical aspect/ viewpoint aspect)” [ 1 , tr.282]. “Situation aspect là một khái niệm thuộc về ngữ nghĩa – tri nhận trong khi Viewpoint aspect là một khái niệm thuộc về ngữ pháp” [ 1 , tr.30]. Theo đó, thể sự tình là phổ quát còn thể ngữ pháp có thể chỉ xuất hiện trong các ngôn ngữ cụ thể. Trọng tâm của thể sự tình nằm ở việc phân loại sự tình còn trọng tâm của thể ngữ pháp là hệ thống các chỉ tố.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng hai phương pháp chính: miêu tả và đối chiếu. Khi vận dụng phương pháp miêu tả, chúng tôi tập trung làm rõ, phân tích ý nghĩa thể của các chỉ tố. Đồng thời, việc sử dụng phương pháp đối chiếu một chiều Trung – Việt sẽ giúp chúng ta thấy được khả năng chuyển tải ý nghĩa thể của các chỉ tố khi kết hợp với từng loại sự tình trong tiếng Trung cũng như quan sát được các phương tiện chuyển tải ý nghĩa thể tương đương sang tiếng Việt. Từ đó thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của các chỉ tố liên quan.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu ý nghĩa thể

Thể sự tình

Cho đến nay, chúng ta kế thừa ba quan niệm về việc xác định thể sự tình. Thứ nhất, nhóm quan niệm tập trung vào việc nghiên cứu ý nghĩa của vị từ. Trong công trình Verbs and Times 2 , Vendler đã đưa ra những cơ sở quan trọng để tiến hành phân loại sự tình. Theo đó, tác giả phân thành bốn loại sự tình: sự tình tĩnh, sự tình hoạt động, sự tình đoạn tính hữu đích, sự tình điểm tính hữu đích. Cách phân loại thể của Vendler dựa trên ba nhóm thuộc tính của vị từ: [±động], [±đoạn tính] và [±hữu đích]. Xiao và McEnery (2004) cho rằng quan niệm của Vendler áp dụng tốt khi nghiên cứu thể ở cấp độ từ vựng (lexical level), nhưng ở cấp độ câu (sentential level) thì còn những hạn chế nhất định 1 . Vì lẽ, quan niệm của Vendler tập trung vào vị từ (verb-based approach) và không đề cập nhiều đến vai trò của các tham tố. Tuy nhiên, quan niệm của Vendler chính là nền tảng quan trọng hình thành thêm các hướng nghiên cứu sau này.

Thứ hai, nhóm quan niệm tập trung vào việc nghiên cứu bản chất của thể sự tình ở cấp độ câu. Smith là một trong những học giả thuộc nhóm quan niệm này 1 .

Thứ ba, hướng tiếp cận ở cả hai cấp độ là cấp độ từ vựng và cấp độ câu. Xiao và McEnery cho rằng “nên tạo điều kiện để giải thích sự tương tác giữa thể sự tình và thể ngữ pháp” [ 1 , tr.40]. Theo đó, ngoài ba thuộc tính truyền thống [±động], [±đoạn tính], [±hữu đích] thì quan niệm này còn đề cập đến hai thuộc tính [±kết quả] và [±hạn định] của các loại sự tình. Hai thuộc tính này giúp ta giải thích tại sao một chỉ tố có thể xuất hiện trong loại sự tình này nhưng lại không thể xuất hiện trong loại sự tình khác. Nhóm tác giả đưa ra một mô hình về mối quan hệ thứ bậc của ba thuộc tính liên quan đến kết điểm ( Figure 1 ) [ 1 , tr.52].

Figure 1 . Mô hình về mối quan hệ thứ bậc của ba thuộc tính liên quan đến kết điểm [ 1 , tr.52]

Theo đó, “[+kết quả] luôn ngụ ý [+hữu đích], [+hữu đích] cũng ngụ ý [+hạn định]. Nói cách khác, [–kết quả] có thể có nghĩa là [+hữu đích] hoặc [–hữu đích]; tương tự, [–hữu đích] có thể có nghĩa là [+hạn định] hoặc [–hạn định]” [ 1 , tr.51].

Thể ngữ pháp

Thể ngữ pháp thể hiện góc nhìn của người nói. Vì thế Smith (1997) 3 , Xiao và McEnery (2004) 1 dùng thuật ngữ Viewpoint aspect để chỉ Grammatical aspect. Cho đến nay, các học giả thường lưỡng phân thể ngữ pháp thành thể hoàn thành (perfective aspect) và thể không hoàn thành (imperfective aspect). Việc xác định thể hoàn thành hay không hoàn thành dựa trên khả năng hành chức của các chỉ tố trong các sự tình cụ thể. Xiao và McEnery (2004) cũng đã tóm tắt ba nhóm quan niệm khi các học giả luận bàn về hai loại thể này.

Thứ nhất, “thể hoàn thành nhìn một sự tình như là đã hoàn tất, trong khi thể không hoàn thành nhìn sự tình như đang diễn ra” [ 1 , tr.23]. Các tác giả theo quan niệm này thường có xu hướng đồng nhất thể hoàn thành và thể hoàn tất. Quan niệm này được sử dụng trong việc nghiên cứu các chỉ tố biểu thị ý nghĩa thể ở giai đoạn đầu. Nhưng về sau, người ta cho rằng thể hoàn thành còn có nhiều ý nghĩa thể phái sinh khác. Thể hoàn tất chỉ là một thể phái sinh của thể hoàn thành. Việc đồng nhất các ý nghĩa thể với nhau có thể dẫn đến những kết quả nghiên cứu thiếu chính xác. Thứ hai, “thể hoàn thành nhìn sự tình một cách tổng thể từ bên ngoài trong khi thể không hoàn thành nhìn sự tình từ một phần từ bên trong” [ 1 , tr.23]. Comrie là người ủng hộ quan niệm này. Tác giả cho rằng, “thể hoàn thành cho thấy điểm nhìn của một sự tình như một tổng thể đơn nhất, không có sự phân biệt khác nhau giữa các khúc đoạn tạo nên sự tình đó. Thể không hoàn thành chú ý đến cấu trúc bên trong sự tình” [ 4 , tr.15]. Quan niệm này được nhiều học giả kế thừa khi nghiên cứu thể, nhất là sử dụng để nghiên cứu các chỉ tố đánh dấu thể. Thứ ba, “sự phân biệt hoàn thành, không hoàn thành tương ứng với sự đối lập hạn định và không hạn định về mặt thời gian” [ 1 , tr.23]. Quan niệm này đôi khi được lồng ghép vào quan niệm thứ hai. Nó được xem như một thuộc tính [±hạn định] khi nghiên cứu thể.

Trong một số ngôn ngữ cụ thể, việc xác định thể ngữ pháp có thể dựa trên khả năng hành chức của chỉ tố thể. Trong bài báo này, dựa trên việc phân loại sự tình cũng như việc khảo sát khả năng xuất hiện của các chỉ tố 了, 过, 着 và 在 trong từng sự tình cụ thể, chúng tôi đi đến kết luận về sự tương tác giữa loại sự tình và chỉ tố thể trong hai ngôn ngữ liên quan.

Phân loại sự tình

Sự tình tĩnh

Sự tình tĩnh là những sự tình vô đích, không có kết điểm. Vì thế, nó không tương thích với khái niệm hoàn thành. Sự tình tĩnh chỉ thuộc tính, trạng thái của thực thể.

Ví dụ (1) miêu tả thuộc tính của thực thể Tôn Ngũ. Những thuộc tính này thường có tính chất bền vững, gắn với thực thể trong khoảng thời gian dài và ít có khả năng thay đổi. Bên cạnh đó, sự tình tĩnh còn chỉ đến những trạng thái, tính chất tạm thời của thực thể:

Ví dụ (2) miêu tả trạng thái tâm lý hiện tại của thực thể . Trạng thái này có tính chất tạm thời và nó sẽ kết thúc khi trạng thái khác xuất hiện. Trong sự tình tĩnh, có những sự tình mà vị từ trung tâm là vị từ tư thế (posture verbs): 站- đứng, 坐 - ngồi, 躺- nằm , v.v. và vị từ chỉ vị trí (positional verbs): 戴 - đội, đeo, cài, mang , 挂 - đeo ,v.v..

Dựa theo những đặc trưng của sự tình tĩnh, Xiao và McEnery (2004) phân sự tình tĩnh thành hai loại: Một là, sự tình tĩnh đồng nhất, không có tiềm năng thay đổi trạng thái (Individual level state - ILS) 1 . Đó là những sự tình miêu tả thuộc tính cố hữu của thực thể. ILS cơ bản bao gồm các thuộc tính: [-động], [+đoạn tính], [-hữu đích], [-hạn định] và [-kết quả] 1 . Hai là, sự tình tĩnh miêu tả trạng thái hoặc tính chất tạm thời (Stage level state - SLS), tức có tiềm năng thay đổi thành sự tình động khi ngữ cảnh thay đổi. Ở đây chỉ đến những sự tình tĩnh miêu tả trạng thái, tư thế hoặc vị trí của thực thể. SLS cơ bản bao gồm các thuộc tính: [±động], [+đoạn tính], [-hữu đích], [-hạn định] và [-kết quả] 1 . Chính thuộc tính [±động] giúp cho SLS dễ dàng chuyển loại sự tình. ILS và SLS đều có thuộc tính phái sinh. Theo đó, thuộc tính [-hạn định] có thể chuyển thành thuộc tính [+hạn định]. Ví dụ: 约翰生了 一个小时 的气。- John đã tức giận trong một giờ . [ 1 , tr.82]. Như vậy, sự tình tĩnh là một loại sự tình mang những thuộc tính nhất định, có thể được phân thành sự tình ILS và SLS.

Sự tình động

Sự tình hoạt động (activity – ACT)

ACT là một sự tình động, vô đích và không có kết điểm. Vì thế, sự tình ACT cũng không tương thích với ý nghĩa hoàn thành.

ACT bao gồm các thuộc tính [+động], [+đoạn tính], [-hữu đích], [-hạn định] và [-kết quả] [1]. Song thuộc tính [-hạn định] của loại sự tình này cũng có thể phái sinh thành thuộc tính [+hạn định]. Ví dụ: 他推车推了 个小时 。- Anh ta đã đẩy xe trong một giờ . [ 1 , tr.82]

Sự tình đoạn tính hữu đích (Accomplishment - ACC)

Thuật ngữ ACC được các nhà nghiên cứu chuyển dịch khác nhau. Cao Xuân Hạo gọi đây là sự tình thành tích, thành tựu [ 6 , tr.11]. Nguyễn Hoàng Trung (2006) dựa trên ba thuộc tính [+động], [+đoạn tính], [+hữu đích] để chuyển dịch ACC thành sự tình đoạn tính hữu đích 7 . Bên cạnh đó, để phân biệt sự tình này với các loại sự tình khác, cần biện dẫn thêm hai thuộc tính [+hạn định] và [-kết quả] [1]. Xét ví dụ:

Ta có 绣 - thêu là một vị từ tạo tác. Đây là sự tình ACC được hạn định trong 一百天 - một trăm ngày và đạt đến kết điểm nội tại.

Sự tình điểm tính hữu đích (Achievement – ACH)

Thuật ngữ ACH được Cao Xuân Hạo gọi là sự tình thành quả [ 6 , tr.11]. Nguyễn Hoàng Trung (2006) dựa trên ba thuộc tính [+động], [-đoạn tính], [+hữu đích] để chuyển dịch sự tình ACH thành sự tình điểm tính hữu đích 7 .

Điểm phân biệt giữa ACC và ACH nằm ở thuộc tính [±kết quả] 1 . Trong khi ACC có thể có thuộc tính [-kết quả] - Anh ấy viết một bức thư thì ACH luôn là một sự tình dẫn đến thuộc tính [+kết quả] - Họ đã hủy bỏ một trận đấu bóng chày 1 . Điểm phân biệt ở đây không nằm ở danh ngữ chủ ngữ, cũng không nằm ở danh ngữ bổ ngữ mà nó đặt trọng tâm vào ý nghĩa của vị từ. Vị từ hủy bỏ bản thân đã chỉ định đến một kết quả. Vì thế, chúng ta không thể nói * Họ đã hủy bỏ một trận đấu bóng chày nhưng vẫn chưa hủy xong nhưng có thể nói Tuần rồi, anh ấy viết một bức thư nhưng tới bây giờ vẫn chưa viết xong . Thuộc tính [±kết quả] dẫn đến khả năng kết hợp của hai loại sự tình này với những chỉ tố nhất định.

Sự tình nhất cố (Semelfactive - SEM)

Đây là loại “sự tình chỉ có một sự cố” [ 7 , tr.67]. Loại sự tình này bao gồm các thuộc tính [+động], [-đoạn tính], [-hữu đích], [±hạn định] và [-kết quả] 1 . Tuy nhiên, SEM có thể chuyển loại thuộc tính sang [+đoạn tính] để sự tình mang ý nghĩa tái diễn.

Khả năng xuất hiện của chỉ tố thể trong các loại sự tình

Ngày nay, khi nghiên cứu về ý nghĩa thể trong tiếng Trung, các học giả thường tập trung vào bốn chỉ tố: 了, 过, 着 và 在. Trong đó, 了 và 过 được xem là hai chỉ tố biểu thị ý nghĩa hoàn thành; 在 và 着 được xem là hai chỉ tố biểu thị ý nghĩa không hoàn thành. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cần phân tích rõ sự tương tác của các chỉ tố trong các sự tình cụ thể.

Khả năng xuất hiện của các chỉ tố thể trong sự tình tĩnh

Khảo sát cách chuyển dịch của chỉ tố 了 trong sự tình tĩnh

Hầu hết các công trình nghiên cứu về chỉ tố 了 đều cho rằng 了 có 3 vị trí: 了 đứng sau vị từ là chỉ tố vị từ (verbal -了), 了 đứng cuối câu hoặc phân câu là chỉ tố câu (sentential – 了) và 了 đồng thời xuất hiện ở cả hai vị trí (double -了). Trong phần khảo sát cách chuyển dịch của verbal – 了 và sentential – 了 sang tiếng Việt, chúng tôi sử dụng ngữ liệu từ tác phẩm 三寸金莲 (Tam thốn Kim Liên) của tác giả 冯骥才 (Phùng Ký Tài) và bản dịch Gót sen ba tấc (Rút từ bản dịch Roi thần - Gót sen ba tấc - Âm dương bát quái ) của nữ dịch giả Phạm Tú Châu.

Thứ nhất , verbal - 了 khi kết hợp với sự tình tĩnh mà tiểu loại là ILS có thể đánh dấu trạng thái kết quả của thực thể, nói đúng hơn là nó miêu tả ý nghĩa dĩ thành. “Ý nghĩa dĩ thành miêu tả mối quan hệ giữa trạng thái kết quả của một sự tình động tại thời điểm quy chiếu với chính sự tình động xảy ra trước đó” [ 7 , tr.107].

已(经) thường được chuyển dịch thành đã . Trong tiếng Trung, nó được xem là một phó từ thường xuyên kết hợp với các chỉ tố đánh dấu thể, nhất là chỉ tố 了. Kết hợp [已(经)+…+了] đánh dấu dấu ý nghĩa dĩ thành. Ngoài 已(经), ý nghĩa dĩ thành còn được thể hiện qua thuộc tính [+hạn định] của sự tình:

Danh ngữ bổ ngữ 九十九 - chín mươi chín quyết định sự xuất hiện của verbal - 了. Theo Li và Thompson (1989) thì tính định lượng (quantified) là một đặc trưng của chỉ tố này 10 .

Bên cạnh đó, verbal - 了 còn miêu tả sự chuyển đổi trạng thái của thực thể trong sự tình SLS. Trong tiếng Việt, có sự xuất hiện của chỉ tố đã . Theo quan sát, thông thường, sự chuyển đổi trạng thái thực thể liên quan đến sự tình trước đó.

Verbal - 了thường xuyên kết hợp với vị từ tư thế cùng với danh ngữ bổ ngữ chỉ thời lượng. Đây là thuộc tính [+hạn định] điển hình của chỉ tố. Xét ví dụ:

Các sự tình trên đều được miêu tả dưới góc độ không hoàn thành. Một điểm dị biệt giữa nguyên tác và bản dịch được ghi nhận chính là trong nguyên tác luôn có sự xuất hiện của chỉ tố đánh dấu thể. Trong khi bản dịch không có sự bắt buộc này.

Thứ hai , ngoài verbal - 了, sentential –了 cũng có khả năng xuất hiện trong các sự tình tĩnh. Verbal -了 tác động đến trung tâm của vị ngữ và có khi cần phải kết hợp với những tham tố xung quanh. Trong khi đó, sentential –了 tác động đến cả phát ngôn hoặc ít nhất cũng là cả vị ngữ. Chính vì khả năng tác động của sentential –了 nên chỉ tố có thể kết hợp trực tiếp với sự tình tĩnh mà không cần có sự tham gia của các bổ ngữ. Sentential –了 có thể miêu tả trạng thái nhận thức của thực thể và tương đương với chỉ tố rồi . Sự xuất hiện của hai chỉ tố này có phần bắt buộc. Xét cặp ngữ liệu sau:

Nhìn chung cả verbal - 了 và sentential –了 đều có thể xuất hiện trong sự tình ILS và SLS. Khi chuyển dịch sang tiếng Việt, ngoại trừ trường hợp sentential –了 kết hợp với các vị từ nhận thức như 明白 - hiểu bản dịch cần có sự xuất hiện của chỉ tố rồi thì các trường hợp còn lại bản dịch sử dụng phương tiện từ vựng để biểu đạt hoặc verbal - 了 sẽ thường được chuyển dịch thành đã thay vì rồi .

Khảo sát cách chuyển dịch của 过 trong sự tình tĩnh

Bên cạnh 了, chỉ tố 过cũng được xem là một chỉ tố đánh dấu ý nghĩa thể hoàn thành. Chỉ tố 过 nhìn sự tình một cách tổng thể từ bên ngoài, không quan tâm đến cấu trúc bên trong sự tình đó. “过 chỉ ra rằng một sự kiện đã được trải nghiệm tại một vài thời điểm không xác định, thường là trong quá khứ và trạng thái kết quả không còn tồn tại tại thời điểm phát ngôn” [ 11 , tr.725]. Kang cho rằng nếu “danh ngữ chủ ngữ có thuộc tính [+hữu sinh] và là con người thì 过 đánh dấu ý nghĩa dĩ thành kinh nghiệm. Với những danh ngữ chủ ngữ khác, tức là những danh ngữ chủ ngữ không phải con người thì 过 chỉ đơn giản chỉ đến những sự tình đã xảy ra trong quá khứ” [ 12 , tr.68-69]. Chỉ tố này có khả năng kết hợp với hầu hết các loại sự tình. Xét hai ví dụ sau:

Danh ngữ chủ ngữ trong ví dụ (12a) có thuộc tính [+hữu sinh]. Thêm vào đó, 喜欢 - thích là một vị từ chỉ trạng thái tâm lý có tính chất tạm thời. Vì thế, 过 xuất hiện trong sự tình SLS (12a) có vai trò nhấn mạnh đến việc thực thể đã từng thể nghiệm trạng thái tâm lý tạm thời đó. Ví dụ (12b) thực thể có thuộc tính [-hữu sinh], sự tình ILS chỉ miêu tả trạng thái 坏 - hỏng của thực thể 锅炉 – lò hơi ở một thời điểm trong quá khứ. Vì thế, giống như 了, 过 cũng là một chỉ tố có thể kết hợp với cả hai tiểu loại của sự tình tĩnh.

Khảo sát cách chuyển dịch của 着 trong sự tình tĩnh

Kang cho rằng 着 là một chỉ tố biểu thị thể liên tục (continuous aspect). Theo tác giả, đây là một tiểu loại của thể không hoàn thành, phân biệt với một tiểu loại khác là thể tiếp diễn (progressive aspect). Tác giả cho rằng trong tiếng Trung, “thể tiếp diễn được biểu thị thông qua chỉ tố 在 nhằm miêu tả một sự tình động đang diễn ra và tiến triển; thể liên tục được biểu thị thông qua chỉ chỉ tố 着 nhằm miêu tả một sự tình tĩnh và có tính chất liên tục” [ 12 , tr.162]. Đối với phần khảo sát cách chuyển dịch của 着 sang tiếng Việt, chúng tôi sử dụng ngữ liệu từ tác phẩm 红高粱 của tác giả 莫言 (Mạc Ngôn) và bản dịch Cao Lương Đỏ của dịch giả Lê Huy Tiêu.

Đầu tiên, xét trường hợp chỉ tố 着 xuất hiện trong các sự tình ILS:

Smith cho rằng 着 không thể kết hợp với các sự tình ILS 3 . Tuy nhiên, qua quan sát hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng: mặc dù cùng loại sự tình ILS nhưng sự xuất hiện của 着 trong ví dụ (13) là bất khả chấp, trong khi (14) là một ví dụ khả chấp. Với ví dụ (13), trong tiếng Việt cũng không sử dụng chỉ tố đang để chuyển dịch. Vì lẽ 着 và đang không thể kết hợp với những sự tình ILS mà hạt nhân là các vị từ chỉ thuộc tính cố hữu của thực thể như 高 – cao . Tuy nhiên, ở ví dụ (14), 着 có thể xuất hiện cùng vị từ 活 – sống trong sự tình ILS và được chuyển dịch thành chỉ tố đang trong tiếng Việt. Xiao và McEnery (2004) cho rằng 着 “chủ yếu được sử dụng để chỉ tính chất duy trì của một sự tình” [ 1 , tr.182]. Ở đây, 着 và đang đều có vai trò quan trọng trong việc miêu tả tính chất này. Nói cách khác, ví dụ (13) và (14) là hai trường hợp khác nhau của cùng một loại sự tình ILS. Theo đó, tùy trường hợp mà 着 có thể kết hợp với sự tình ILS.

Xét trường hợp着 miêu tả trạng thái của thực thể khi xuất hiện trong sự tình SLS:

Ta thấy 着 xuất hiện sau 沉默 miêu tả sự duy trì trạng thái hiện tại của thực thể 鬼子 - Bọn giặc . Sự xuất hiện của 着 có tính chất bắt buộc nhưng trong tiếng Việt được chuyển tải bằng bản thân ý nghĩa của vị từ.

着 có khả năng kết hợp với các vị từ tư thế. Lớp vị từ này không có khả năng kết hợp trực tiếp với chỉ tố biểu thị ý nghĩa tiếp diễn 在. Vì lẽ, 在 nhấn mạnh vào tính chất tiếp diễn của sự tình. Xét sự tình có sự xuất hiện của vị từ 站 - đứng :

Thực thể được đóng khung trong tư thế đứng. So với verbal - 了, chỉ tố 着 không bắt buộc xuất hiện cùng các bổ ngữ, tức là không nhất thiết bao hàm thuộc tính [+hạn định].

Ngoài vị từ tư thế, 着 còn thường xuyên kết hợp với các vị từ chỉ vị trí. Theo Li và Thompson, “sự xuất hiện của 着 sau các vị từ này nhằm nhấn mạnh vào trạng thái của các hành động trước đó” [ 10 , tr.221]. Kế thừa quan niệm của Li và Thompson, Xiao và McEnery quan niệm sự xuất hiện của 着 “đánh dấu trạng thái tạm thời và dự kiến sẽ kết thúc” [ 1 , tr.190].

“Một tên sĩ quan Nhật… tay đi găng trắng , mặt mũi xanh xao từ trong lều bạt đi ra.” [ 5 , tr.68]

戴 - đeo/mang vốn là những vị từ động. Tuy nhiên, chúng có tiềm năng thay đổi thành những vị từ tĩnh. Chỉ tố 着có chức năng đánh dấu tiềm năng này. Khi chuyển dịch sang tiếng Việt thường không bắt buộc có sự xuất hiện của các chỉ tố tương đương. Trong sự tình này, ta có thể sử dụng những chỉ tố khác như 在, 了 hoặc 过. Tuy nhiên, ý nghĩa thể của những sự tình có sự xuất hiện của 在, 了 hoặc 过 sẽ khác với sự tình có sự xuất hiện của chỉ tố 着. Thử đối chiếu ví dụ (17) với những ví dụ sau:

Điểm dị biệt giữa các chỉ tố khá rõ. 着 miêu tả trạng thái duy trì của hành động mà thực thể đã thực hiện trước đó, 在 có vai trò nhấn mạnh tính tiếp diễn, đang xảy ra của hành động, 已经...了 miêu tả sự hoàn thành của hành động, nhấn mạnh ý nghĩa dĩ thành và chỉ tố 过 biểu đạt kinh nghiệm của thực thể.

Cuối cùng, xét trường hợp 着 xuất hiện trong các sự tình tồn tại. Loại sự tình này nhằm biểu thị sự tồn tại, mất đi của một sự vật nào đó (tức là trạng thái tĩnh của sự vật). Cấu trúc của loại sự tình này là [Trạng ngữ chỉ địa điểm/vị trí + vị từ + 着 + danh ngữ]. “Có” là một vị từ biểu thị ý nghĩa tồn tại tiêu biểu trong tiếng Việt. Vì thế kết hợp [vị từ + 着] có thể được chuyển dịch thành kết hợp [có + vị từ] trong tiếng Việt. Xét ví dụ sau:

Vị từ trung tâm 放 - đặt/ để là vị từ thường xuyên kết hợp với 着 để biểu thị sự tồn tại của sự vật ở một vị trí xác định là 方六身边 - Bên cạnh Phương Lục .

Qua phân tích, ta thấy 着 cũng là một chỉ tố có thể kết hợp với sự tình ILS và SLS. Song, một số vị từ của sự tình ILS không có khả năng kết hợp với chỉ tố này.

Khảo sát cách chuyển dịch của 在 trong sự tình tĩnh

Trong công trình L2 acquisition of the progressive marker zai in Mandarin Chinese , tác giả Feng-hsi Liu nhấn mạnh 在 không thể kết hợp với các sự tình tĩnh 13 . Ví dụ bên dưới là bất khả chấp:

Xiao và McEnery thì cho rằng chỉ tố 在 chỉ không có khả năng xuất hiện trong các sự tình ILS nhưng vẫn có thể kết hợp với các sự tình SLS. Tác giả đưa ra ví dụ:

Carlson (1997) cho rằng “SLS là loại sự tình gần với sự kiện và gần với những điều đang xảy ra” [dẫn theo 1 , tr.209]. Đây chính là đặc trưng giúp 在 có thể xuất hiện với sự tình SLS. Như vậy, khác 了, 过 và 着, chỉ tố 在 không có khả năng kết hợp với các sự tình ILS.

Khả năng xuất hiện của các chỉ tố thể trong sự tình động

Khảo sát cách chuyển dịch của 了 trong sự tình động

Verbal - xuất hiện trong các sự tình động

Thứ nhất , xét trường hợp verbal -了 xuất hiện với sự tình ACC, trong phân biệt với sự tình ACT. Vị từ của loại sự tình ACC khi kết hợp 了 và các tham tố khác trong câu sẽ đánh dấu ý nghĩa thể hoàn thành và thể hiện rõ nhất hai đặc trưng của chỉ tố 了. Đó là 了phải kết hợp với sự tình định lượng/mang tính xác định hoặc cụ thể 10 .

三盅酒 - ba chung rượu là danh ngữ định lượng. 三盅酒进了肚子 có kết điểm tương ứng với thời điểm chung rượu thứ ba được uống cạn. Vì thế, đây là một sự tình hữu đích và tương thích với khái niệm hoàn thành. 了 tương đương với chỉ tố đã . Song, nếu không có sự xuất hiện của 三盅酒 thì sự tình trên sẽ chuyển loại từ sự tình ACC sang sự tình ACT - 酒进了肚子. Bởi vì 酒 – rượu là danh từ khối nên nó có thuộc tính vô đích. Từ đó, ý nghĩa thể cũng sẽ chuyển sang ý nghĩa kết thúc, chấm dứt. Nếu như vậy thì sự tình cũng sẽ được hiểu là Kiều Lục Kiều không còn uống rượu tại thời điểm phát ngôn.

Thứ hai , xét trường hợp 了 xuất hiện trong các sự tình ACH:

Sau vị từ điểm tính 砍 – chém bắt buộc phải có chỉ tố 了. Một mặt, nó giúp người đọc hiểu rằng hành động 砍 đã xảy ra. Mặt khác, nó tập trung vào kết quả của chính hành động 砍 còn quan yếu đến hiện tại. Trong khi dựa vào ngữ cảnh, vị từ chém của tiếng Việt bản thân nó (trong kết hợp với tham tố xung quanh) đã có thể biểu thị được ý nghĩa dĩ thành mà không bắt buộc kết hợp với chỉ tố.

Cuối cùng , verbal - 了 còn có thể xuất hiện trong các sự tình SEM. Xiao và McEnery cho rằng các sự tình SEM “có đặc trưng hạn định về thời gian nên chúng dễ dàng chuyển từ những sự tình chỉ có một sự cố sang những sự tình tái diễn” [ 1 , tr.111].

Ví dụ trên có sự xuất hiện của 又 – lại , có nghĩa là hôn rồi lại hôn ; 天天 – ngày ngày càng làm rõ ý nghĩa tái diễn. Sự tình cứ liên tục và không có kết điểm. Cũng sự tình trên, nếu tác giả viết 亲了一个 – hôn một cái thì sự tình sẽ trở thành sự tình ACH và nó tương thích với khái niệm hoàn thành.

Như vậy, qua khảo sát ta thấy: verbal - 了 biểu thị ý nghĩa thể hoàn thành khi sự tình được nhìn một cách toàn bộ hoặc trọn vẹn. Sự tình ACT khi kết với 了 sẽ đánh dấu ý nghĩa kết thúc. Sự tình ACC, sự tình ACH kết hợp với 了 sẽ đánh dấu ý nghĩa hoàn thành hay dĩ thành. Trong đó, dĩ thành kết quả thường được các học giả luận bàn.

Sentential – xuất hiện trong các sự tình động

Đầu tiên, với sự tình ACT, sentential – 了 có thể miêu tả ý nghĩa khởi phát:

Song, trong ngữ cảnh nhất định, sentential – 了 miêu tả những hành động đã xảy ra trong sự tình ACT:

Thứ hai, với những sự tình ACC, sentential – 了 thường kết hợp với verbal -了 tạo thành double -了:

Kết hợp [danh ngữ chủ ngữ + vị từ + verbal -了 + danh ngữ bổ ngữ + sentential – 了 ] đánh dấu ý nghĩa đánh dấu ý nghĩa dĩ thành tiếp diễn (perfect of persistent situation).

Thứ ba, với sự tình ACH thì chỉ tố này có thể biểu thị ý nghĩa khởi phát, hoàn tất, dĩ thành. Xét ba ví dụ sau:

Ý nghĩa khởi phát được chuyển tải một cách hiển ngôn bằng từ 开 – bắt đầu .

Sentential – 了 còn đánh dấu ý nghĩa hoàn tất khi kết hợp với 完. Bản thân了 không chuyển tải ý nghĩa hoàn tất. Bởi nằm trong một ngữ cảnh nhất định, 完 đã có thể chuyển tải ý nghĩa này. Ý nghĩa thể này tập trung vào kết điểm của sự tình.

Trong tiếng Việt, được chuyển tải bằng kết hợp [xong + rồi]. Sau khi một chuỗi những hành động trước đó thực hiện xong, chân của Qua Hương Liên đã bó xong.

Sentential –了 biểu đạt ý nghĩa dĩ thành kết quả:

Tại thời điểm người nói phát ngôn thì thực thể Ông không còn sống nữa. Trong tiếng Việt, dịch giả sử dụng chỉ tố rồi thay vì chỉ tố đã . Vì lẽ cả hai chỉ tố sentential -了 và rồi đều xuất hiện ở cuối câu, cùng tác động đến cả câu. Tuy nhiên, thực tế nếu chuyển dịch “- Ông... năm ngoái đã chết ở Thượng Hải. thì bản dịch vẫn thể hiện được tinh thần của nguyên tác. Điểm dị biệt của đã chính là chỉ tố này tập trung hơn vào ý nghĩa của vị từ.

Khảo sát cách chuyển dịch của 过 trong sự tình động

Ở đây, vì 了 và 过 đều là những chỉ tố biểu thị ý nghĩa thể hoàn thành nên chúng ta cần có sự phân biệt ý nghĩa mà chúng biểu đạt. Với những sự tình ACT, trong khi verbal - 了 đánh dấu ý nghĩa kết thúc thì 过 biểu thị ý nghĩa thể kinh nghiệm:

Với sự tình ACC, Kang 12 có dẫn ra hai ví dụ:

Ví dụ (32) có sự xuất hiện của double - 了 cho thấy hiện tại thực thể vẫn còn sinh sống ở Bắc Kinh nhưng (33) thì chắc chắn hiện tại thực thể không còn sinh sống ở Bắc Kinh.

Xét đến sự tình ACH, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự khác biệt giữa hai chỉ tố này. Nhóm tác giả Klein, Li và Hendriks 11 đưa ra hai ví dụ sau:

Hành động trong (34) đánh vỡ một cái cốc đã hoàn thành và rất có thể mảnh vỡ vẫn còn nằm trên mặt đất. Đây là ý nghĩa thể kết quả. Trong khi đó, câu (35) lại chỉ kinh nghiệm của 李四 đã từng đánh vỡ một cái cốc tại một thời điểm nào đó trong quá khứ và tất nhiên mảnh vỡ chắc chắn không còn nằm trên mặt đất, kết quả của hành động đánh vỡ (cốc vỡ) cũng không còn đúng tại thời điểm phát ngôn.

Chỉ tố 过 dễ dàng kết hợp với các sự tình SEM. Xiao và McEnery 1 dẫn ra ví dụ:

Như vậy, chúng ta có thể thấy verbal - 了 và 过 là hai chỉ tố có khả năng xuất hiện trong tất cả các loại sự tình. Dựa vào sự xuất hiện của các chỉ tố trong từng loại sự tình mà khi chuyển dịch sang tiếng Việt chúng ta sẽ có phương tiện chuyển dịch tương đương khác nhau.

Khảo sát cách chuyển dịch của 着 trong sự tình động

Với sự tình ACT mà hạt nhân là các vị từ hành động như 吃 - ăn , 喝 - uống , 做 - làm , 跑 - chạy , 打 - đánh , v.v.. khi xuất hiện trong những ngữ cảnh nhất định thì sự xuất hiện của 着 trong sự tình sẽ miêu tả sự tiến hành của động tác. Trong tiếng Việt, có thể được chuyển dịch bằng chỉ tố đang :

Ở đây, 着 miêu tả sự tiến hành của hành động 磨 - mài và hành động này được tiến hành một cách liên tục.

着 khi kết hợp với các sự tình ACC cần xét đến thuộc tính [±hoàn tất]. Chỉ có những sự tình ACC có thuộc tính [-hoàn tất] mới có khả năng kết hợp với 着. Theo đó, 着 cũng thường hay kết hợp với 在 để báo hiệu tính liên tục của một hành động đang tiếp diễn.

Sự tình ACH là sự tình mang thuộc tính [+kết quả]. Chính thuộc tính [+kết quả] đã hạn chế khả năng xuất hiện của 着 trong loại sự tình này. Song, 着 có thể kết hợp với các sự tình SEM để miêu tả ý nghĩa tái diễn. Xiao và McEnery 1 dẫn ra ví dụ:

Vị từ 拍 - đập/vỗ/phủi là một vị từ có thuộc tính [-đoạn tính] nhưng khi kết hợp với 着 thì vị từ này lại có thuộc tính [+đoạn tính]. Từ đó, ý nghĩa tái diễn của hành động cũng được thể hiện khá rõ.

Khảo sát cách chuyển dịch của 在 trong sự tình động

Khi nghiên cứu chỉ tố 在, một số học giả cho rằng 在 kết hợp nhiều nhất với các vị từ hành động và biểu thị ý nghĩa tiếp diễn. Quan niệm này đôi khi được hiểu một cách cực đoan rằng 在 chỉ có thể kết hợp với các vị từ chỉ hành động mà thôi. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng 在 có thể kết hợp với nhiều loại sự tình khác nhau.

Khi kết hợp với những sự tình ACT, 在 biểu thị kết ý nghĩa tiếp diễn:

Trong một số công trình, với những sự tình hữu đích, một số tác giả cho rằng 在 có khả năng kết sự tình ACC nhưng không có khả năng kết hợp với sự tình ACH. Tuy nhiên, quan niệm này cần được nhìn nhận lại. Xét ba ví dụ sau:

Ta thấy (41) là sự tình ACC hoàn toàn có thể kết hợp với 在. Ví dụ (42) là một sự tình ACH. Song, 在 vẫn có thể xuất hiện để miêu tả ý nghĩa tái diễn.

Tương tự như đang trong tiếng Việt, 在 khi kết hợp với các sự tình SEM cũng sẽ làm chuyển loại sự tình từ sự tình SEM sang sự tình có ý nghĩa tái diễn.

THẢO LUẬN

Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy được sự tương tác giữa các loại sự tình và chỉ tố thể trong tiếng Trung (xem Table 44 ):

Table 1 Sự tương tác giữa các loại sự tình và chỉ tố verbal - , sentential , , , trong tiếng Trung

Dựa vào đặc trưng của các chỉ tố ta thấy, verbal -了 và 过 có khả năng kết hợp với các loại sự tình, sentential – 了 hạn chế kết hợp với sự tình SEM, 着 không có khả năng kết hợp với sự tình ACH và 在 không thể xuất hiện trong các sự tình ILS. Theo đó, các phương tiện chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt có thể là chỉ tố tương đương hoặc không là chỉ tố tương đương (sử dụng phương tiện từ vựng để biểu thị). Bên dưới, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của các chỉ tố verbal - 了, sentential – 了, 过, 着, 在 sang tiếng Việt để thấy được rằng: việc nghiên cứu sự tương tác giữa loại sự tình với các chỉ tố trên không chỉ giúp người đọc xác định được ý nghĩa thể của các chỉ tố trong tiếng Trung mà còn quan sát các phương tiện chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt. Việc lựa chọn các nguồn ngữ liệu phụ thuộc vào hai yếu tố: thứ nhất là khả năng hành chức phong phú của chỉ tố trong nguyên tác, thứ hai là bản dịch thể hiện được tinh thần của nguyên tác.

Table 2 Khảo sát và thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của chỉ tố verbal - 了 sang tiếng Việt (Nguồn ngữ liệu: tác phẩm 三寸金莲 (Tam thốn Kim Liên) của tác giả 冯骥才 (Phùng Ký Tài) và bản dịch Gót sen ba tấc của nữ dịch giả Phạm Tú Châu)

Qua khảo sát (xem Table 45 ), ý nghĩa thể của chỉ tố verbal - 了 có thể chuyển tải bằng các phương tiện tương đương sang tiếng Việt. Theo đó, verbal - 了 chuyển dịch thành chỉ tố “đã” xuất hiện 27 lần (chiếm 6.9%), chỉ tố “rồi” xuất hiện 15 lần (chiếm 3.8%) và sử dụng phương tiện từ vựng tương đương xuất hiện 352 lần (chiếm 89.3%).

Table 3 Khảo sát và thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của chỉ tố sentential – 了 sang tiếng Việt (Nguồn ngữ liệu: tác phẩm 三寸金莲 (Tam thốn Kim Liên) của tác giả 冯骥才 (Phùng Ký Tài) và bản dịch Gót sen ba tấc của nữ dịch giả Phạm Tú Châu)

Qua khảo sát (xem Table 46 ), ý nghĩa thể của chỉ tố sentential – 了 được chuyển dịch thành chỉ tố “đã” xuất hiện 9 lần (chiếm 3.3%), chỉ tố “rồi” xuất hiện 40 lần (chiếm 14.8%) và sử dụng phương tiện từ vựng tương đương xuất hiện 222 lần (chiếm 81.9%).

Table 4 Khảo sát và thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của sentential – 了sang tiếng Việt trong sự tình ACC (Nguồn ngữ liệu: Kho ngữ liệu song ngữ Trung - Việt)

Trong nguồn ngữ liệu được khảo sát ở Table 46 , chúng tôi chưa tìm thấy sự xuất hiện của sentential – 了 trong các sự tình ACC. Song, ở một nguồn ngữ liệu khác, với những sự tình ACC, sentential – 了 thường kết hợp với verbal -了 tạo thành double -了 (xem Table 47 ). Trong sự tình này, sentential – 了 được chuyển dịch thành chỉ tố “rồi” xuất hiện 27 lần (chiếm 96.4%) và sử dụng phương tiện từ vựng tương đương xuất hiện 1 lần (chiếm 3.6%).

Table 5 Khảo sát và thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của chỉ tố 过 của sang tiếng Việt (Nguồn ngữ liệu: tác phẩm 红高粱 của tác giả 莫言 (Mạc Ngôn) và bản dịch Cao Lương Đỏ của dịch giả Lê Huy Tiêu)

Qua khảo sát (xem Table 48 ), ý nghĩa thể của chỉ tố 过 được chuyển dịch thành chỉ tố “đã” xuất hiện 6 lần (chiếm 8.8%), chỉ tố “rồi” xuất hiện 3 lần (chiếm 4.4%) và sử dụng phương tiện từ vựng tương đương xuất hiện 59 lần (chiếm 86.8%).

Table 6 Khảo sát và thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của chỉ tố 着 sang tiếng Việt (Nguồn ngữ liệu: tác phẩm 红高粱 của tác giả 莫言 (Mạc Ngôn) và bản dịch Cao Lương Đỏ của dịch giả Lê Huy Tiêu)

Qua khảo sát (xem Table 49 ), ý nghĩa thể của chỉ tố 着 được chuyển dịch thành chỉ tố “đang” xuất hiện 16 lần (chiếm 2.6%), chỉ tố “vẫn” xuất hiện 11 lần (chiếm 1.8%), chỉ tố “còn” xuất hiện 6 lần (chiếm 1%), chỉ tố “vẫn còn” xuất hiện 1 lần (chiếm 0.2%), chỉ tố “đã” xuất hiện 2 lần (chiếm 0.3%) và sử dụng phương tiện từ vựng tương đương xuất hiện 582 lần (chiếm 94.1%).

Table 7 Khảo sát và thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của chỉ tố 在 sang tiếng Việt (Nguồn ngữ liệu: tác phẩm 红高粱 của tác giả 莫言 (Mạc Ngôn) và bản dịch Cao Lương Đỏ của dịch giả Lê Huy Tiêu; tác phẩm 三寸金莲 (Tam thốn Kim Liên) của tác giả 冯骥才 (Phùng Ký Tài) và bản dịch Gót sen ba tấc của nữ dịch giả Phạm Tú Châu; Kho ngữ liệu song ngữ Trung – Việt)

Qua khảo sát (xem Table 50 ), ý nghĩa thể của chỉ tố 在 được chuyển dịch thành chỉ tố “đang” xuất hiện 27 lần (chiếm 56.2%), chỉ tố “vẫn” xuất hiện 1 lần (chiếm 2.1%), chỉ tố “còn” xuất hiện 2 lần (chiếm 4.2%), chỉ tố “vẫn còn” xuất hiện 1 lần (chiếm 2.1%) và sử dụng phương tiện từ vựng tương đương xuất hiện 17 lần (chiếm 35.4%).

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu sự tương tác giữa loại sự tình và chỉ tố thể trong tiếng Trung có vai trò quan trọng trong việc tri nhận ý nghĩa thể của cả sự tình. Sự tương tác này là sự tương tác hai chiều: loại sự tình quy định khả năng xuất hiện của chỉ tố và chỉ tố góp phần tạo nên ý nghĩa thể của sự tình. Trong đó, chúng ta cần quan tâm đến việc phân loại sự tình dựa trên thuộc tính của chúng. Sự tình có thể chuyển loại hoặc có những ý nghĩa thể phái sinh khác nhau khi thuộc tính của chúng thay đổi. Đồng thời, sự xuất hiện của mỗi chỉ tố trong những sự tình cụ thể sẽ mang đến những ý nghĩa nhất định. Kết quả đối chiếu giúp người học quan sát được các phương tiện chuyển dịch ý nghĩa thể tương đương sang tiếng Việt. Theo đó, các chỉ tố không phải lúc nào cũng được chuyển dịch một đối một trong hai ngôn ngữ liên quan. Từ việc thấy được những điểm dị biệt sẽ giúp người học hạn chế được quá trình chuyển di tiêu cực trong học ngoại ngữ. Do dung lượng của một bài báo khoa học nên chúng tôi chưa phân biệt điểm dị biệt giữa 在 với 正 và 正在, cũng như chưa phân tích chi tiết trường hợp các chỉ tố đồng xuất hiện trong cùng một sự tình như: khả năng hành chức của double -了 hay của kết hợp [ 在 + vị từ + 着]. Trong một bài nghiên cứu khác, để có một cái nhìn chi tiết hơn nữa về sự tương tác giữa loại sự tình và chỉ tố thể trong tiếng Trung, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, đối chiếu những trường hợp trên.

LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành cảm ơn quý Phản biện đã có những góp ý quý giá giúp tác giả hoàn thiện bài viết.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ILS: Individual level state Sự tình tĩnh đồng nhất, không có tiềm năng thay đổi trạng thái

SLS: (Stage level state) Sự tình tĩnh tạm thời, có tiềm năng thay đổi trạng thái

ACT: (Activity) Sự tình hoạt động

ACC: (Accomplishment) Sự tình đoạn tính hữu đích

ACH: (Achievement) Sự tình điểm tính hữu đích

SEM: (Semelfactive) Sự tình nhất cố

PFV: (Perfective) Chỉ tố đánh dấu ý nghĩa thể hoàn thành

IPFV: (Imperfective) Chỉ tố đánh dấu ý nghĩa thể không hoàn thành

CL: (Classifier) Lượng từ trong tiếng Trung và loại từ trong tiếng Việt

NEG: (Negative) Chỉ tố đánh dấu ý nghĩa phủ định

DE: (The de construction) Đánh dấu ba trợ từ kết cấu 的,地,得

的: ở cuối câu hoặc phân câu có ý nghĩa khẳng định

BA: (The ba construction) Cấu trúc câu chữ 把

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Để hoàn thành bài viết này, tác giả đã tham khảo những tài liệu chuyên ngành liên quan. Dựa trên hướng tiếp cận hai cấp độ, tác giả đã tiến hành thu thập, xử lý, khảo sát và đối chiếu ngữ liệu để đi đến kết luận. Kết quả của bài viết góp phần vào việc củng cố quan niệm lý thuyết và giúp người học ngoại ngữ hiểu rõ hơn ý nghĩa thể của các chỉ tố trong tiếng Trung cũng như những phương tiện tương đương khi chuyển dịch sang tiếng Việt.

References

  1. Ngôn M. Cao lương Đỏ. Lê Huy Tiêu Dịch. 2000. Hà Nội: NXB Phụ nữ. . ;:. Google Scholar
  2. 莫言. 1986.《红高粱》. 人民文学, 1986 年第 8 期. . ;:. Google Scholar
  3. Xiao R, McEnery T. Aspect in Mandarin Chinese A corpus-based study. Studies in Language Companion Series. University of Lancaster; 2004. . ;:. Google Scholar
  4. Vendler Z. Verbs and times. Philos Rev. 1957;66(2):43-160. . ;:. Google Scholar
  5. Smith C. The parameter of aspect. 2nd ed. Dordrecht: Kluwer Publishers; 1997. . ;:. Google Scholar
  6. Comrie B. Aspect: an introduction to the study of verbal aspect and related problems. New York: Cambridge University Press; 1976. . ;:. Google Scholar
  7. Hạo CX, Dũng H. Thuật ngữ ngôn ngữ học Anh - Việt Việt - Anh. Trường Đại học Sư Phạm TPHCM: Đề tài khoa học cấp Bộ. . 2004;:. Google Scholar
  8. Trung NH. Thể trong Tiếng Việt (So sánh với tiếng Pháp và tiếng Anh) (luận án tiến sĩ). Đại học Quốc gia TP.HCM: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. . 2006;:. Google Scholar
  9. Phùng Ký Tài. Roi thần - Gót sen ba tấc - Âm dương bát quái. [Phạm Tú Châu dịch]. Hà Nội: NXB Phụ nữ. . 2006;:. Google Scholar
  10. 冯骥才. Truy xuất từ https://www.haoshuya.com/11/6751/. Vol. 1986年第三期; 1986 .《三寸金莲》. 收获. . ;:. Google Scholar
  11. Li CN, Thompson SA. A functional reference grammar of Mandarin Chinese. Berkeley: University of California Press; 1989. . ;:. Google Scholar
  12. Klein W, Li P, Hendriks H. Aspect and assertion in Mandarin Chinese. Nat Lang Ling Theor. 2000:723-70. . ;:. Google Scholar
  13. Kang J. Learn to use Chinese aspect particles. Taylor: Routledge & Francis Group; 2019. . ;:. Google Scholar
  14. Liu F-H. L2 acquisition of the progressive marker zai in Mandarin Chinese. CASLAR. 2012;1(2):153-92. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 1 (2024)
Page No.: 2278-2295
Published: Mar 31, 2024
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i1.792

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Lưu, C. T. (2024). The interaction between situation types and aspectual markers in Mandarin Chinese. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(1), 2278-2295. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i1.792

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 445 times
PDF   = 162 times
XML   = 0 times
Total   = 162 times