VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

334

Total

249

Share

The aspect meaning of đang marker in Vietnamese (contrastive study to Mandarin Chinese)






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Đang is a marker that denotes the typical imperfective meaning in Vietnamese. Vietnamese and Mandarin Chinese languages belong to the same isolating language typology, but the đang marker is not always translated into 在 or 着 marker in Mandarin Chinese. The results of the study shows that the đang marker can interact with individual level state situation, stage level state situation, activity situation, accomplishment situation, achievement situation and semelfactive situation. Based on the attributes of the situation, the đang marker possible to convey different aspect meanings. With each situation type, we also need to pay attention to their extended attributes. Accordingly, the aspect meaning of a situation is the summation of the meaning of the verb, the aspect marker, the situation type, and the surrounding arguments. In this article, to clarify the aspect meaning of the đang marker as well as equivalent means of translation in Mandarin Chinese, we proceed to collect corpus, describe, analyze and contrast this marker into Mandarin Chinese based on the semantic - syntax level. The contrastive study of aspectual markers has an important role in helping learners better understand the connection between the source language and the target language. Seeing the differences between the markers will help learners limit the negative transfer process in learning a foreign language.

MỞ ĐẦU

Trong bài báo khoa học “Time in a language without Tense: The case of Chinese”, Lin (2006) cho rằng có bốn cách để biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Trung, các phương thức này cũng đúng với tiếng Việt, bao gồm: “sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian (temporal adverbs), hình thái vị từ mặc định (default viewpoint aspect), các chỉ tố đánh dấu thể (aspectual markers) và vị từ tình thái (modal verb)” [ 1 , tr.2]. Chỉ tố đánh dấu thể cũng là một trong những phương thức để biểu thị ý nghĩa thời gian trong các ngôn ngữ đơn lập. Tuy nhiên, trong những câu cần xác định khung thời gian cụ thể thì nhiệm vụ này thường là do trạng ngữ chỉ thời gian đảm nhiệm.

1. Chỉ có điều hồi đó đang chiến tranh còn bây giờ trái lại, đã hòa bình rồi . [ 2 , tr.18]

Trong tiếng Việt, chúng ta dễ dàng bắt gặp đã, đang xuất hiện trong các khung thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở ví dụ trên, đang kết hợp cùng trạng ngữ chỉ thời gian không xác định ở quá khứ ( hồi đó ) thay vì khung thời gian ở hiện tại, đã...rồi kết hợp với trạng ngữ chỉ thời gian ở hiện tại ( bây giờ ) thay vì là khung thời gian ở quá khứ. Theo Cao Xuân Hạo (1998) thì “chính những khung đề dùng trong thời quá khứ diễn đạt một ý nghĩa hoàn toàn đồng nhất với cái ý nghĩa được diễn đạt bằng thì quá khứ của các ngôn ngữ Ấn Âu” [ 3 , tr.10]. Như vậy, đang, đã…rồi trong ví dụ trên không trực tiếp định vị thời gian. Chúng có vai trò biểu thị ý nghĩa thể. Trong đó, khi nói về các chỉ tố biểu thị ý nghĩa thể chưa hoàn thành (Imperfective - IPFV) trong tiếng Việt, đầu tiên chúng ta phải đề cập đến chỉ tố đang . Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào việc khảo sát khả năng hành chức của chỉ tố đang trong các loại sự tình (như công trình 34 ). Tuy nhiên, khá ít người xem xét đến những thuộc tính mở rộng của sự tình cũng như chưa phân tích cụ thể những phương tiện chuyển tải ý nghĩa chưa hoàn thành của chỉ tố đang sang tiếng Trung. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng hành chức của chỉ tố đang trong từng loại sự tình gắn với những thuộc tính cụ thể. Đồng thời làm rõ các phương tiện chuyển dịch khác nhau của đang sang ngôn ngữ đích.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng hai phương pháp chính. Một là phương pháp miêu tả: với phương pháp này, bài viết tập trung miêu tả, phân tích khả năng kết hợp của chỉ tố đang với các loại sự tình cụ thể. Hai là phương pháp đối chiếu: chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu một chiều Việt – Trung. Kết quả đối chiếu giúp ta thấy được khả năng chuyển tải ý nghĩa thể của chỉ tố đang khi kết hợp với các loại sự tình. Đồng thời quan sát được các phương tiện chuyển tải ý nghĩa thể tương đương sang tiếng Trung. Từ đó thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của các chỉ tố liên quan.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu chỉ tố đang trong tiếng Việt có thể được chia thành ba nhóm quan niệm. Thứ nhất, xác định trực tiếp ý nghĩa của đang . Nguyễn Kim Phượng (2005) quan niệm đang có thể biểu thị ý nghĩa tiếp diễn hoặc ý nghĩa hạn định. Trong đó, đối với ý nghĩa tiếp diễn tác giả cho rằng “Trong bất kì trường hợp nào, với bất kì khung thời gian nào, đang đều biểu thị ý nghĩa tiếp diễn, chưa hoàn thành” [ 5 , tr.21].

Thứ hai, dựa vào loại vị từ để miêu tả, phân tích ý nghĩa thể của chỉ tố đang . Cao Xuân Hạo (1998) cho rằng “với những vị từ chỉ hành động, quá trình đang (còn) làm cho biến cố ấy được người nói và người nghe tri giác như một sự tình đều đặn, không dừng lại, không thay đổi,v.v..” [ 3 , tr.24]. Trong khi với những vị từ chỉ trạng thái, tính chất “đang có hàm ý sự tình có lúc sẽ chấm dứt” [ 3 , tr.24] .

Cuối cùng, dựa vào các loại sự tình để miêu tả và phân tích chỉ tố. Quan niệm này kế thừa quan niệm thứ hai. Nguyễn Hoàng Trung (2006) nhận định đang là một chỉ tố đánh dấu ý nghĩa thể chưa hoàn thành “miêu tả sự tình đang diễn tiến ở một thời đoạn và một khúc đoạn của sự tình ấy mà không xác định các kết điểm” [ 4 , tr.81]. Theo đó, đang có thể kết hợp với cả sự tình tĩnh và sự tình động.

Dựa trên ngữ liệu được rút ra từ tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh 2 và bản dịch 战争哀歌 (Chiến tranh ai ca) của nữ dịch giả 夏露 (Hạ Lộ) 6 , chúng tôi tiến hành khảo sát cách chuyển dịch chỉ tố đang sang tiếng Trung và nhận thấy đang xuất hiện 214 lần. Theo đó, có 203 sự tình có sự xuất hiện của chỉ tố đang (chiếm 84,2%). Trong 203 sự tình thì các sự tình chỉ chứa chỉ tố đang xuất hiện 189 lần (chiếm 93.1%). Còn lại là các kết hợp vẫn đang , còn đang , vẫn còn đang xuất hiện 14 lần (chiếm 6.89%).

Table 1 Bảng thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của chỉ tố đang sang tiếng Trung

Qua khảo sát (xem Table 1 ), ý nghĩa của chỉ tố đang có thể chuyển tải bằng nhiều phương tiện tương đương sang tiếng Trung. Theo đó, đang chuyển dịch thành chỉ tố tương đương 在 xuất hiện 15 lần (chiếm 7,9%), 正 xuất hiện 9 lần (chiếm 4.8%), 正在 xuất hiện 15 lần chiếm (7.9%), 着 xuất hiện 16 lần (chiếm 8.5%), [正 + vị từ + 着] xuất hiện 2 lần (chiếm 1.1%), [ 还 + từ định vị 在] xuất hiện 2 lần (chiếm 1.1%), 了/已经 xuất hiện 4 lần (chiếm 2.1%), các phương tiện chuyển dịch khác (sử dụng các phương tiện từ vựng, không chuyển dịch,v.v.) xuất hiện 126 lần chiếm (chiếm 66.6%).

Khảo sát cách chuyển dịch của chỉ tố đang trong sự tình tĩnh

Sự tình tĩnh là những sự tình vô đích, không có kết điểm. Vì thế, nó không tương thích với khái niệm hoàn thành. Dựa theo những đặc trưng của sự tình tĩnh, Xiao và McEnery 7 phân sự tình tĩnh thành hai loại: Một là, sự tình tĩnh đồng nhất, không có tiềm năng thay đổi trạng thái (Individual level state - ILS). ILS cơ bản bao gồm các thuộc tính: [-động], [+đoạn tính], [-hạn định], [-hữu đích] và [-kết quả] 7 . Xét trường hợp đang xuất hiện trong các sự tình ILS sau:

(2) (a) *Kiên đang cao.

(b) *Kiên đang hiểu vấn đề này.

Sự xuất hiện của đang với vị từ cao và vị từ hiểu là bất khả chấp, trong khi đang hoàn toàn có thể kết hợp với vị từ sống. Điều cần lưu ý là đang không thể kết hợp với những sự tình ILS mà hạt nhân là các vị từ chỉ thuộc tính cố hữu như (2a) và các vị từ nhận thức như (2b). Song, đang trong (2c) có vai trò nhấn mạnh trạng thái sống của thực thể. Điểm khác biệt là đang đứng trước vị từ, còn 着 thì đứng sau vị từ. Xiao và McEnery (2004) cho rằng 着 “chủ yếu được sử dụng để chỉ tính chất kéo dài của một sự tình” [ 7 , tr.182]. Ở đây, đang và 着 đều có vai trò quan trọng trong việc miêu tả ý nghĩa thể liên tục (continuous aspect). Kang (2019) cho rằng “Thể liên tục đề cập đến cấu trúc thời gian bên trong của một sự tình mà không quan tâm vào kết điểm của nó.” [ 8 , tr.162]. Thông thường, 着 có khả năng tĩnh hóa sự tình. Song, trong những trường hợp cụ thể, tùy vào ngôn cảnh, loại vị từ và góc nhìn của người nói mà 着 có thể biểu thị đồng thời thuộc tính tĩnh và động của sự tình. Theo tác giả, thể liên tục là một tiểu loại của thể chưa hoàn thành, phân biệt với một tiểu loại khác là thể tiếp diễn (progressive aspect). Trong tiếng Trung “thể tiếp diễn được biểu thị thông qua chỉ tố 在 nhằm miêu tả một sự tình động, đang diễn ra và tiến triển” [ 8 , tr.162]. Như vậy, 在 không thể đơn lẻ xuất hiện trong sự tình (2c).

Hai là, sự tình tĩnh miêu tả trạng thái hoặc tính chất tạm thời, có tiềm năng thay đổi thành sự tình động (Stage level state - SLS). Ở đây chỉ đến những sự tình miêu tả trạng thái, tư thế hoặc vị trí của thực thể. SLS cơ bản bao gồm các thuộc tính: [±động], [+đoạn tính], [-hạn định], [-hữu đích] và [-kết quả] 7 . Chính thuộc tính [±động] giúp cho SLS dễ dàng chuyển loại sự tình. Đang khi kết hợp với các sự tình SLS có thể biểu thị trạng thái hiện tại của chủ thể. Đồng thời nó còn có hàm ý trạng thái này có lúc sẽ chấm dứt.

Đang và 在 đều đứng trước vị từ. Ở đây, đang đánh dấu trạng thái hiện tại của chủ thể. Song, ta thấy đang sốt được chuyển dịch thành 在发烧. Trong tiếng Trung, có một lớp từ đặc biệt là từ ly hợp (离合词 - separable word). Đây là một kết cấu có hai âm tiết. Hai âm tiết này có thể đi chung với nhau, cũng có thể tách ra để chen vào giữa một thành phần khác. Vì thế, khác với sốt , vị từ 发烧 là một vị từ có thuộc tính [±động]. Nếu nhìn sự tình như một như một sự tình tĩnh, miêu tả trạng thái hiện tại của thực thể, chúng ta có thể chuyển dịch là “不是说你 发着烧 吗?”. Khi đó, 着 nhấn mạnh vào tính liên tục của trạng thái. Song, dịch giả lại chọn cách chuyển dịch sử dụng chỉ tố 在. Sự xuất hiện của chỉ tố 在 có vai trò động hóa trạng thái của thực thể. Như vậy, sự tình trong tác phẩm là một sự tình SLS có thuộc tính [-động] nhưng sự tình trong bản dịch là một sự tình SLS có thuộc tính [+động].

Ngoài 在, đang còn có thể được chuyển dịch thành các chỉ tố khác. Xét trường hợp đang được chuyển dịch thành kết hợp [正 + … + 着]:

Ở đây, 生病 cũng là từ ly hợp nên chỉ tố 着 dễ dàng xuất hiện ở giữa 生và 病 để miêu tả ý nghĩa liên tục của trạng thái. Chỉ tố 正 đứng trước 着 có vai trò trong việc nhấn mạnh trạng thái 生着病 của thực thể.

Ngoài được chuyển dịch bằng các chỉ tố, trong tiếng Trung, ta còn có thể sử dụng phương tiện từ vựng để biểu thị.

Trong bản dịch, dịch giả không sử dụng chỉ tố tương đương mà sử dụng chính bản thân từ vựng để biểu thị. Bản dịch có thể hiểu là Anh ngạc nhiên thấy mình dường như rất vui.

Trong sự tình tĩnh, có những loại sự tình mà vị từ trung tâm là vị từ tư thế (posture verbs). Qua khảo sát, tổng cộng có 17 lần các vị từ tư thế kết hợp với chỉ tố đang . Trong đó, kết hợp [đang + vị từ đứng ] xuất hiện 7 lần, [đang + vị từ ngồi ] xuất hiện 5 lần, [đang + vị từ nằm ] xuất hiện 4 lần và [đang + vị từ quỳ ] xuất hiện 1 lần.

Kết hợp [đang + đứng] xuất hiện 7 lần, trong đó có 4 lần chỉ tố đang được chuyển dịch thành 正, 2 lần được chuyển dịch thành 起来, 1 lần sử dụng phương tiện từ vựng và 1 lần không chuyển dịch sang tiếng Trung. Xét trường hợp đang được chuyển dịch thành chỉ tố 正:

Ở ví dụ (6), đang được chuyển dịch thành chỉ tố 正mà không phải chỉ tố 在. Bởi lẽ, chỉ tố 在 không thể kết hợp với vị từ tư thế, vì bản chất của vị từ đứng trong ví dụ trên đang miêu tả trạng thái tĩnh của thực thể. 在 trong 他 正站在那里 - Anh ấy đang đứng đấy không phải là chỉ tố thể mà là từ định vị, có chức năng xác định vị trí của thực thể. Từ định vị 在 kết hợp với từ chỉ nơi chốn那里 được xem là bổ ngữ kết quả đứng sau vị từ.

Các công trình nghiên cứu những chỉ tố đánh dấu ý nghĩa tiếp diễn trong tiếng Trung hầu hết xoay quanh chỉ tố 在 hoặc là sự phân biệt giữa 在 và 着 7 . Tuy nhiên, cũng có một số công trình nghiên cứu về ý nghĩa thể của cả ba chỉ tố 在, 正, 正在. Trong công trình Functional Distinction in Progressive Marking: Evidence from Collocational Patterns with Adverbs , tác giả Tzi-Chun Lin (2006) đã trình bày một cách khá chi tiết về ba chỉ tố này 9 . Ba chỉ tố này đều đứng trước vị từ và trong một vài trường hợp có thể thay thế cho nhau để đánh dấu ý nghĩa tiếp diễn của sự tình. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc phân biệt ba chỉ tố trên có vai trò quan trọng trong việc làm rõ chức năng của các chỉ tố biểu thị ý nghĩa chưa hoàn thành.

Khi 在là từ định vị thì 在 còn có thể xuất hiện với từ chỉ nơi chốn để tạo thành trạng ngữ chỉ nơi chốn. Lúc này, 在 được hiểu như một phương tiện biểu thị tương đương của giới từ trong các ngôn ngữ biến hình, đơn cử là tiếng Anh. Ví dụ như 他 工厂工作 – He works in a factory – Anh ấy làm việc trong nhà máy . Trong cấu trúc này, chỉ có chỉ tố 正 mới có thể kết hợp được với 在 để tạo thành kết hợp [正 + từ định vị在 + từ chỉ nơi chốn + vị từ]. “Đây cũng được xem là một điểm khác biệt giữa 正 và 正在” [ 9 , tr.13]. Ví dụ như ta có thể nói: 他正在公园散步呢 - Anh ấy đang đi dạo trong công viên đấy nhưng khó để nói *他正在在公园散步呢

Song, chỉ tố đang khi kết hợp với vị từ tư thế còn khả năng động hóa sự tình. Xét ví dụ:

Ở đây, đang từ từ đứng dậy và 缓缓站起来 đều là các sự tình động. Đang không giữ vai trò như một chỉ tố đánh dấu trạng thái tạm thời của thực thể mà nó có vai trò động hóa hành động của thực thể và miêu tả diễn trình của hành động đó. Đây chính là thuộc tính [±động] đặc trưng của sự tình SLS, phân biệt với thuộc tính [-động] của sự tình ILS. Trong tiếng Trung, dịch giả sử dụng 起来 như một chỉ tố để đánh dấu ý nghĩa khởi phát (inceptive aspect) của sự tình.

Xét một số sự tình miêu tả tư thế khác của thực thể:

Trong hai ví dụ trên, đang được chuyển dịch thành chỉ tố 着 để nhấn mạnh tính tạm thời (temporary) của hai tư thế ngồi nằm . Như vậy, sự tình tĩnh là một loại sự tình mang những thuộc tính nhất định. Những thuộc tính này là cơ sở để chỉ tố kết hợp với những loại sự tình khác nhau.

Khảo sát cách chuyển dịch của chỉ tố đang trong sự tình động

Đầu tiên, khảo sát cách chuyển dịch của đang trong các sự tình hoạt động (activity – ACT). Sự tình ACT là một sự tình động, vô đích và không có kết điểm. Sự tình ACT cơ bản gồm các thuộc tính [+động], [+đoạn tính], [-hạn định], [-hữu đích] và [-kết quả] 7 . Chỉ tố đang thường xuyên kết hợp với các sự tình ACT và các phương tiện chuyển dịch sang tiếng Trung cũng khá đa dạng như chuyển dịch thành chỉ tố 在, 正 và正在.

Ở đây đang 在 tập trung vào tính tiếp diễn của hành động tắm . Bên cạnh 在, chỉ tố đang cũng có thể tương đương với chỉ tố 正:

Ở ví dụ này, dịch giả có thể sử dụng chỉ tố 在, 正hay 正在 đều không làm thay đổi quá nhiều ý nghĩa tiếp diễn của sự tình. Tuy nhiên, dịch giả lựa chọn chỉ tố 正 thay vì chỉ tố 在 là muốn nhấn mạnh vào thời gian gắn với địa điểm diễn ra sự tình. Ta thấy góc nhìn của người nói như một chiếc camera, điểm tập trung của người nói chính là cách mà họ lựa chọn loại sự tình và chỉ tố để diễn đạt. Ở đây, chỉ tố 正 nhấn mạnh vào thời điểm ngày 30/4/1975 diễn ra trận đấu pháo tại Khánh Dương. Vì thế 正 có khả năng miêu tả sự tình ở một thời điểm và nơi chốn xác định. Điểm nhìn của dịch giả không chỉ tập trung vào ý nghĩa tiếp diễn của sự tình mà còn tập trung vào thời gian, địa điểm diễn ra sự tình đó. Chỉ tố đang cũng có thể được chuyển dịch thành chỉ tố 正在:

Đang và 正在 trong ví dụ trên nhấn mạnh đến tính tiếp diễn của quá trình viết .

Song, trong một số trường hợp nhất định, cùng một sự tình nhưng trong tiếng Trung không thể sử dụng chỉ tố 在 để chuyển dịch, thay vào đó phải sử dụng chỉ tố 正:

Như đã nói ở trên, 在 ngoài là một chỉ tố đánh dấu thể còn là một từ định vị. Ta thấy 从 cũng là một từ định vị. Vì thế 在 và 从 không thể đồng thời xuất hiện trong một sự tình. Nghĩa là sự xuất hiện của 从 đã loại trừ sự xuất hiện của chỉ tố thể 在.

Ngoài nhóm ba chỉ tố 在, 正, 正在, đang còn được chuyển dịch thành chỉ tố 着:

Ở đây, trong khi đang nhấn mạnh đến tính tiếp diễn thì 着 có thể hiểu theo hai hai cách (do sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa của vị từ 吼叫 - gào, thét ). Thứ nhất, 着 nhấn mạnh đến trạng thái liên tục, kéo dài trạng thái của hành động. Thứ hai, 着 biểu thị tính động của sự tình. Điều này giúp ta thấy rằng, cùng biểu thị ý nghĩa chưa hoàn thành nhưng ý nghĩa chuyển tải còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Trong chuỗi vị từ, đang có thể xuất hiện ở vị từ tĩnh thứ nhất để biểu thị phương thức cho vị từ động thứ hai. Cả hai vị từ này tạo nên một sự tình có vai trò cung cấp thông tin nền (background information) cho một sự tình khác. Trong tiếng Trung, người ta gọi đây là sự tình liên động.

Ta thấy vị từ chứa đang là vị từ tĩnh ( ngồi ). Trong khi đó, trong tiếng Trung, dịch giả đã chuyển loại thành vị từ có thuộc tính động ( 坐下来 - ngồi xuống ). Song, cả kết hợp đang ngồi ăn cơm và 刚 坐下来吃饭 Mới ngồi xuống ăn cơm đều cung cấp thông tin nền cho sự tình Kiên thấy Hạnh hé cửa ló đầu vào nói .

Thứ hai, xét sự tình đoạn tính hữu đích (Accomplishment - ACC). Thuật ngữ ACC được các nhà nghiên cứu chuyển dịch khác nhau. Cao Xuân Hạo gọi đây là sự tình thành tích, thành tựu [ 3 , tr.11]. Nguyễn Hoàng Trung (2006) dựa trên ba thuộc tính [+động], [+đoạn tính], [+hữu đích] để chuyển dịch ACC thành sự tình đoạn tính hữu đích 4 . Tuy nhiên, để phân biệt sự tình này với các loại sự tình khác, cần biện dẫn thêm hai thuộc tính [+hạn định] và [-kết quả]. Vì ACC có thuộc tính [-kết quả] nên nó có thể kết hợp với chỉ tố đang. Chúng ta cần chú ý đến các sự tình ACT có phân chia các khúc đoạn bên trong như: viết thư, vẽ tranh, uống rượu,v.v.. Các sự tình này có thể chuyển loại thành các sự tình ACC như viết một bức thư, vẽ một bức tranh hay uống một ly rượu. Đồng thời nó cũng dễ dàng kết hợp với đang . Ví dụ như Kiên đang vẽ một bức tranh .

Tiếp theo, xét sự tình điểm tính hữu đích (Achievement – ACH). Nếu dựa trên năm thuộc tính [+động], [-đoạn tính], [+hữu đích], [+hạn định] và [+kết quả] 7 thì chỉ tố đang không thể kết hợp trực tiếp với sự tình ACH. Song, theo Xiao và McEnery (2004) thì sự tình ACH còn có thuộc tính phái sinh là [+đoạn tính] 7 . Vì thế, đang vẫn có thể kết hợp với sự tình ACH để miêu tả khúc đoạn của sự tình:

Dịch giả đã thay đổi góc nhìn, sử dụng chỉ tố 了 để biểu thị ý nghĩa thể hoàn thành. 有人从后面 走了上来 được hiểu là Có người đã đi lên từ phía sau. Ngoài ra, đang có thể miêu tả ý nghĩa tái diễn (iterative):

Đang không thể kết hợp trực tiếp với những vị từ điểm tính. Vì thế, sự tình * Anh ấy đang chết là bất khả chấp. Trong khi sự tình Trần Sinh…đang hấp hối là hoàn toàn khả chấp. Vì đang kết hợp với vị từ hấp hối giúp nhấn mạnh ý nghĩa tái diễn. Trong tiếng Trung, chỉ tố đang được chuyển dịch thành phó từ 已经 và hấp hối được chuyển dịch thành 奄奄一息. Trong đó, 已经 nhấn mạnh trạng thái hiện tại của thực thể và 奄奄一息 miêu tả sinh mệnh của ai đó đã đến thời khắc cuối cùng . Như vậy, sự tình tiếng Việt nhấn mạnh đến cấu trúc bên trong của sự tình, còn sự tình tiếng Trung nhấn mạnh đến cấu trúc bên ngoài sự tình.

Cuối cùng là sự tình nhất cố (Semelfactive - SEM). Đây là “loại sự tình chỉ có một sự cố” [ 4 , tr.67]. Loại sự tình này bao gồm các thuộc tính [+động], [-đoạn tính], [-hữu đích], [±hạn định] và [-kết quả] 7 . Tuy nhiên, sự tình SEM cũng có thể chuyển loại thuộc tính sang [+đoạn tính] để sự tình mang ý nghĩa tái diễn. Ví dụ như Anh ấy đang gõ cửa hoặc Anh ấy đang vỗ tay .

Khảo sát cách chuyển dịch của các kết hợp vẫn + đang, còn + đang và vẫn + còn + đang

Trong 203 sự tình có xuất hiện chỉ tố đang, bên cạnh 189 trường hợp trên, ta còn có các trường hợp vẫn + đang xuất hiện 10 lần (chiếm 4.9%), trường hợp còn + đang xuất hiện 2 lần (chiếm 1%), trường hợp vẫn + còn + đang xuất hiện 2 lần (chiếm 1%) (xem Table 18 ).

Table 2 Bảng thống kê các phương tiện chuyển dịch tương đương của các kết hợp vẫn + đang, còn + đang vẫn + còn + đang sang tiếng Trung

Khi nhắc đến vẫn còn trong tiếng Việt, người học ngoại ngữ thường cho rằng vẫn còn tương đương với 还 trong tiếng Trung.

Ta thấy trong nguyên tác, thực thể là bom có thuộc tính [-hữu sinh] nhưng trong bản dịch, thực thể lại là 敌人 - kẻ địch có thuộc tính [+hữu sinh] . 敌人 还在继续投放炸弹 có thể hiểu là Kẻ địch vẫn đang tiếp tục thả bom. Ở đây, vẫn đang tương đương với 还在. Xét trường hợp còn đang:

火车 还在飞速行驶 - Tàu vẫn/còn đang chạy nhanh như bay. Như vậy, vẫn còn trong tiếng Việt có thể được chuyển dịch thành cùng một từ 还 trong tiếng Trung. Song, bản thân vẫn còn sẽ có điểm tương đồng và dị biệt khi kết hợp với chỉ tố đang. Điểm tương đồng là vẫn đang còn đang đều miêu tả một sự tình đang tiếp diễn, chưa hết, chưa kết thúc. Điểm dị biệt ở chỗ vẫn đang hàm ý rằng có sự đối lập với sự tình trước và sau vẫn đang . Ta thấy Trời còn tối. Tàu còn đang chạy miêu tả một sự tình đang diễn ra, chưa kết thúc. Nếu thay còn đang thành vẫn đang thì ý nghĩa sẽ khác Trời tối (nhưng) tàu vẫn đang chạy . Ta có thể suy luận sự tình này như sau: Trời tối thì tàu sẽ không chạy nhưng bây giờ trời tối (nhưng) tàu vẫn đang chạy . Nghĩa là vẫn đang hàm ý hành động, trạng thái, tính chất không thay đổi, cho dù điều kiện hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa. Trong khi còn đang không chứa đựng hàm ý này. Vì thế, khi vẫn còn đang kết hợp với nhau thì ý nghĩa chung của cả sự tình sẽ có hàm ý hành động, trạng thái, tính chất không thay đổi. Xét sự tình ILS:

Thực tế, sự phân biệt ngữ nghĩa giữa vẫn đang , còn đang vẫn còn đang là khá phức tạp. Với dung lượng một bài báo khoa học, chúng tôi tạm thời nêu lên những đặc trưng ngữ nghĩa của những kết hợp tiêu biểu nhất. Trong một bài viết khác, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn điểm dị biệt của các kết hợp trên.

THẢO LUẬN

Qua khảo sát, ta thấy chỉ tố đang được chuyển dịch thành các phương tiện khá phong phú trong tiếng Trung. Trong đó, đang có thể kết hợp với cả sự tình tĩnh và sự tình động. Với sự tình tĩnh, đang miêu tả ý nghĩa thể duy trì, liên tục của sự tình. Song đang không thể kết hợp với những sự tình ILS mà hạt nhân là những vị từ chỉ thuộc tính cố hữu của thực thể. Với những sự tình động, đang thường xuyên kết hợp với sự tình ACT và sự tình ACC. Về cơ bản, đang không thể kết hợp trực tiếp với sự tình ACH do sự tình này chứa thuộc tính [-đoạn tính] và [+kết quả]. Tuy nhiên, chỉ tố đang có chức năng thay đổi thuộc tính [-đoạn tính] thành [+đoạn tính]. Vì thế, trong một số trường hợp, đang có thể kết hợp với sự tình ACH để miêu tả khúc đoạn bên trong của sự tình. Với sự tình SEM, đang có vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh ý nghĩa thể tái diễn của cả sự tình. Như vậy, đang không chỉ là một chỉ tố biểu thị ý nghĩa tiếp diễn, ý nghĩa thể liên tục mà nó còn miêu tả tính chất, trạng thái tạm thời và ý nghĩa tái diễn của sự tình.

KẾT LUẬN

Ý nghĩa thể của chỉ tố đang được xác định khi đang tương tác với từng loại sự tình cụ thể: ILS, SLS, ACT, ACC, ACH và SEM. Song, trong mỗi loại sự tình, tùy thuộc vào thuộc tính của mỗi tiểu loại mà đang có thể chuyển tải những ý nghĩa thể khác nhau. Như vậy, trong nghiên cứu ý nghĩa thể, chúng ta cần quan tâm đến việc phân loại sự tình dựa trên thuộc tính của chúng, khả năng hành chức của chỉ tố và sự tác động của những tham tố xung quanh trong sự tình. Cùng một sự tình trong tiếng Việt, chúng ta có thể sử dụng những phương tiện tương đương khác nhau trong tiếng Trung để diễn đạt và ngược lại. Do đó, trong giảng dạy ngoại ngữ, không nên mặc định chỉ tố này trong ngôn ngữ nguồn tương đương một đối một với một chỉ tố khác trong ngôn ngữ đích. Thay vào đó, với những sự tình cụ thể, chúng ta có thể dẫn các cặp ngữ liệu có phương tiện chuyển dịch tương đương để người học hiểu được các cách sử dụng khác nhau của cùng một chỉ tố.

LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành cảm ơn quý Phản biện đã có những góp ý quý giá giúp tác giả hoàn thiện bài viết.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ILS: Individual level state: Sự tình tĩnh đồng nhất, không có tiềm năng thay đổi trạng thái

SLS: Stage level state: Sự tình tĩnh tạm thời, có tiềm năng thay đổi trạng thái

ACT: Activity: Sự tình hoạt động

ACC: Accomplishment: Sự tình đoạn tính hữu đích

ACH: Achievement: Sự tình điểm tính hữu đích

SEM: Semelfactive: Sự tình nhất cố

IPFV: Imperfective: Chỉ tố đánh dấu ý nghĩa thể chưa hoàn thành

CL: Classifier: Loại từ

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Để hoàn thành bài viết này tác giả đã tham khảo những tài liệu chuyên ngành liên quan. Dựa trên quan niệm ý nghĩa thể của sự tình là sự tương tác giữa loại sự tình và chỉ tố thể, tác giả đã tiến hành thu thập, xử lý, khảo sát và đối chiếu ngữ liệu để đi đến kết luận. Kết quả của bài viết góp phần vào việc củng cố quan niệm lý thuyết và có vai trò trong việc giúp người học hạn chế quá trình chuyển di tiêu cực trong học ngoại ngữ.

References

  1. Lin J-W. Time in a language without Tense: the case of Chinese. J Semant. 2006;23(1):1-53. . ;:. Google Scholar
  2. Ninh B. Nỗi buồn chiến tranh. TP. Hồ chí Minh: NXB Trẻ. . 2014;:. Google Scholar
  3. Hạo CX. Về ý nghĩa "thì" và "thể" trong Tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ; 1998; số 5, 1-32. . ;:. Google Scholar
  4. Trung NH. Thể trong Tiếng Việt (So sánh với tiếng Pháp và tiếng Anh) (luận án tiến sĩ). Đại học Quốc gia TP.HCM: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; 2006. . ;:. Google Scholar
  5. Phượng NK. Những nhân tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của phó từ đã trong Tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ; 2004; số 5, 30-4. . ;:. Google Scholar
  6. 保宁. 战争哀歌. ( 译者:夏露). 本书由天津博集新媒科技有限公司授权亚马逊发行. . 2019;:. Google Scholar
  7. Xiao R, McEnery T. Aspect in Mandarin Chinese A corpus-based study. Studies in Language Companion Series. University of Lancaster; 2004. . ;:. Google Scholar
  8. Kang J. Learn to use Chinese aspect particles. Taylor: Routledge & Francis Group; 2019. . ;:. Google Scholar
  9. Lin T-C. Functional distinction in progressive marking: evidence from collocational patterns with adverbs. National Digital Library of Theses and Dissertations in Taiwan; 2006. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 4 (2022)
Page No.: 1839-1849
Published: Mar 31, 2023
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v6i4.791

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Luu, C. T. (2023). The aspect meaning of đang marker in Vietnamese (contrastive study to Mandarin Chinese). VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 6(4), 1839-1849. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v6i4.791

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 334 times
PDF   = 249 times
XML   = 0 times
Total   = 249 times