VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Reviews - Arts & Humanities

HTML

20

Total

19

Share

The formation, development, and challenges of Protestantism in Korea






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This paper examines the formation, development, and challenges faced by Protestantism in Korea through the three significant historical periods from 1884 to the present. The introduction period (1884-1909) marked the beginning of Protestantism in Korea, driven by the efforts of international missionaries, including translating the Bible into Korean, as well as establishing schools and hospitals. During the Japanese colonial period (1910-1945), the Protestant community encountered political pressures but played a pivotal role in the national independence movement, resulting in both the Protestant growth and the enhanced social significance. After Korea’s liberation (1945-1960), the Protestant community continued to expand, particularly during the industrialization era (1960-1995), when Protestantism adapted to rapid economic and social changes. However, since 1995, Protestantism has faced significant challenges, including competitiveness from modern values, faith decline, and internal issues. This paper not only provides a comprehensive overview of the developmental stages but also analyzes valuable lessons from history, as well as emphasizes the importance of repositioning Protestantism to better align with contemporary society and serve the community more effectively.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhìn vào lịch sử, ta nhận thấy đạo Tin Lành ở Hàn Quốc đã đạt được một sự thay đổi thực sự to lớn về vị thế bên ngoài của mình trong khoảng thời gian 129 năm, từ năm 1884, khi các cơ quan truyền giáo Tin Lành lần đầu tiên đến Bán đảo Triều Tiên, cho đến ngày nay. Mặc dù đạo Tin Lành ở Hàn Quốc có lịch sử ngắn ngủi chỉ hơn một trăm năm nhưng ở Hàn Quốc hiện có nhà thờ Tin Lành lớn nhất thế giới, Nhà thờ Phúc Âm Toàn vẹn Youido (người sáng lập mục sư Cho Yong-gi). Khoảng 40% tổng số đại biểu Quốc hội được bầu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 11/4/2012 là người theo đạo Tin Lành, nhiều nhân vật hàng đầu như chuyên gia, nhà quản lý, quan chức cấp cao đều tin đạo Tin Lành 1 .

Tuy nhiên, sự phát triển của các nhà thờ Tin Lành ở Hàn Quốc đã chậm lại từ những năm 1990. Trong một bài báo năm 1995 viết về nhà thờ Hàn Quốc trên tạp chí Zeitschrift fuer Mission của Đức có tựa đề “Đây có phải là sự kết thúc của sự tăng trưởng?”, Lutz Drescher đã chỉ ra rằng sự phát triển của nhà thờ Hàn Quốc đã đạt đến giới hạn vào những năm 1990 2 .

Theo báo cáo “Tôn giáo của người Hàn Quốc 1984-2021” của Gallup Hàn Quốc tháng 5 năm 2021, tỷ lệ tín đồ tôn giáo đã giảm từ 53% vào năm 2004 xuống còn 40% vào năm 2021. Tuy tỷ lệ người theo đạo Tìn Lành đã tăng nhẹ từ 17% vào năm 1984 lên 21% vào năm 2021, nhưng vẫn đang theo đà suy giảm 3 .

Bài viết này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm tăng trưởng bên ngoài của đạo Tin Lành ở Hàn Quốc và chuẩn bị cho tương lai bằng cách phân tích lịch sử nguyên nhân sự phát triển và suy thoái của đạo Tin Lành ở Hàn Quốc. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích văn bản.

NỘI DUNG CHÍNH

Thời kỳ hình thành: 1884-1945

Thời kỳ hình thành: 1884-1945

Thời kỳ chiếm đóng của Nhật: 1910-1945

Table 2 cho thấy rõ về sự phát triển số lượng tín đồ Tin Lành trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật từ năm 1910 đến năm 1944. Trong thời kỳ này, số người theo đạo Tin Lành ở Hàn Quốc tăng hơn 200.000 người và có sự tăng giảm nhiều lần. Các nhà thờ Hàn Quốc đã giành được sự tin tưởng của đồng bào bằng cách đóng vai trò là cái nôi cho các phong trào dân tộc và độc lập. Phong trào ngày 1 tháng 3 năm 1919 đã dẫn đến một kênh mới để truyền bá Phúc Âm, khiến đạo Tin Lành ở Hàn Quốc bước vào “thời kỳ phát triển nhanh chóng thứ hai” 7 . Điều này liên quan nhiều đến chiến lược tuyệt vời được những người theo đạo Cơ Đốc thể hiện trong Phong trào Độc lập ngày 1 tháng 3. Trong phong trào này, những người theo đạo Tin Lành không chỉ chiếm chiếm số lượng đông đảo (16 trong số 33 đại diện quốc gia) mà còn đóng vai trò lãnh đạo ở nhiều nơi khi phong trào lan rộng khắp cả nước 6 .

Table 2 Số lượng tín đồ Tin Lành trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật, 1910-1944 6

Ngoài ra, những người theo đạo Tin Lành ở Hàn Quốc đã phát triển tinh thần trách nhiệm đối với nhiều vấn đề xã hội khác nhau, kết quả là “Hiệp hội tiết độ phụ nữ Tin Lành Triều Tiên” được thành lập vào năm 1924 và các phụ nữ theo giáo hội đã phát động phong trào bãi bỏ mại dâm công cộng vào năm 1932. Cùng năm đó, “Hiệp hội tiết độ Tin Lành Triều Tiên” đã phát động chiến dịch ban hành lệnh cấm uống rượu, hút thuốc đối với trẻ vị thành niên và đã được thông qua 5 .

Một yếu tố khác để đạo Tin Lành ở Hàn Quốc phát triển vào những năm 1920 là phong trào phục hưng. Phong trào này được dẫn dắt bằng cách dựa vào sự lãnh đạo của những nhà phục hưng như Kim Ik-du , Gil Seon-ju . Họ lần lượt lãnh đạo các phong trào phục hưng liên quan đến sự chữa lành và phép lạ cũng như các phong trào phục hưng hướng đến đời sau. Điều này cung cấp manh mối quan trọng để chúng ta hiểu bản chất của phong trào phục hưng tại Hàn Quốc trong những năm 1920 và 1930 2 .

Thời kỳ phát triển: 1945-1995

Thời kỳ sau giải phóng: 1945-1960

Sau giải phóng, đạo Tin Lành ở Hàn Quốc đã trở nên tự do hơn. Tín đồ ở cả miền Nam và Bắc đã bắt đầu tái thiết nhà thờ của mình. Trong quá trình này, phong trào truyền giáo đã được khởi xướng. Hội nghị Liên minh 5 tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 12 năm 1945 đã đưa ra 6 nghị quyết, trong đó có nghị quyết khởi xướng phong trào truyền giáo để kỷ niệm ngày giải phóng 2 .

Vì tư tưởng vô thần, chính quyền Bắc Hàn đã đóng cửa các nhà thờ ở đây, tạo ra khoảng trống trong đạo Tin Lành kéo dài suốt 60 năm. Tại miền Nam, với sự xuất hiện của quân đội Mỹ và chế độ dân chủ, nhà thờ đã được hồi phục và bắt đầu tái thiết sau thời kỳ bị kìm hãm do Nhật Bản chiếm đóng 8 .

Ở miền Nam, vào ngày 8 tháng 9 năm 1945, Hội nghị Tin Lành miền Nam đã được tổ chức tại nhà thờ Saemoonan. Từ đây, đạo Tin Lành bắt đầu phân chia thành nhiều hệ phái do sự khác biệt trong quan điểm thần học và chiến lược phát triển. Tuy nhiên, ngay cả trong sự chia rẽ này, đạo Tin Lành ở Hàn Quốc vẫn phát triển vượt bậc. Điều này phần lớn nhờ vào sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam, tạo điều kiện cho các hoạt động truyền giáo được tự do hơn. Quân đội Mỹ không chỉ đem lại bầu không khí dân chủ, mà còn góp phần tái thiết lại hệ thống nhà thờ vốn đã chịu nhiều tổn thất trong thời kỳ Nhật chiếm đóng. Đồng thời, Lee Seung-man, tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc và một tín đồ đạo Tin Lành, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển này. Table 3 cho thấy rõ sự tăng trưởng số lượng tín đồ Tin Lành trong thời kỳ sau giải phóng 2 . Từ những năm 1950 đến những năm 1990, số lượng nhà thờ Tin Lành của Hàn Quốc tăng mạnh, năm 1950 có 3,114 nhà thờ, đến năm 1960 đã tăng lên thành 5,011 nhà thờ, tức là tăng 60.9%. Đến năm 1970, số lượng nhà thờ đã chạm mốc 12,866, tăng 157% so với năm 1960. Năm 1980, có 21,243 nhà thờ, tăng 65.1% so với năm 1970. Đến năm 1990, số lượng nhà thờ là 35,819, tăng 68.6% so với năm 1980, năm 1993 ghi nhận 42,859 nhà thờ, tăng 18.9% so với năm 1990 9 .

Quá trình tăng trưởng của nhà thờ Tin Lành Hàn Quốc đã diễn ra thông qua nhiều phong trào phục hưng trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên (1950~1953). Trong thời gian chiến tranh, cộng đồng Tin Lành đã tham gia các hoạt động cứu trợ quốc gia và giúp đỡ người tị nạn. Đồng thời, các phong trào truyền giáo được triển khai theo từng giáo phái, đạt được nhiều thành tựu, làm gia tăng số lượng tín đồ trong thời gian chiến tranh và do đó, có khoảng 2,050 nhà thờ mới được xây dựng, bao gồm 1,200 của hệ phái Trưởng Lão, 500 của hệ phái Giám Lý, 250 của hệ phái Thánh Khiết và 100 của các hệ phái khác 2 .

Table 3 Số lượng tín đồ Tin Lành trong thời kỳ sau giải phóng, 1945-1960 6

Thời kỳ công nghiệp hóa: 1960-1995

Table 4 Số lượng tín đồ Tin Lành trong thời kỳ công nghiệp hoá, 1960-1995 6

Năm 1983, tại hội nghị “Về bản chất và sứ mệnh của Hội thánh” diễn ra tại Witten, Hoa Kỳ, tiến sĩ Noh Bong-rin đã giới thiệu những bài viết về sự phát triển của Hội thánh Hàn Quốc . Tại hội nghị quốc tế này, sự phát triển của Hội thánh Hàn Quốc đã được công nhận một cách khách quan 9 .

Sự phát triển số lượng tín đồ Tin Lành trong thời công nghiệp hoá từ năm 1960 đến 1995 được trình bày trong Table 4 . Peter Wagner đã nói rằng ví dụ rực rỡ về sự phát triển của nhà thờ trên toàn thế giới có thể được tìm thấy tại Hàn Quốc. Ông dự đoán rằng mặc dù cách đây một thế kỷ, không có đạo Tin Lành nào Hàn Quốc, “nhưng hiện nay, có tới khoảng 30% dân số là tín đồ Tin Lành và dự kiến vào cuối thập kỷ 1980, con số này sẽ vượt quá 50%” 9 .

Từ năm 1950 đến năm 1995, đạo Tin Lành ở Hàn Quốc đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng về số lượng đáng kể. Tính đến giai đoạn 1960-1965, số lượng tín đồ Tin Lành ở Hàn Quốc đã tăng lên 98%. Trong khoảng từ năm 1960 đến 1975, dân số tăng khoảng 1 triệu người mỗi 5 năm, nhưng từ năm 1975 đến năm 1980, con số này tăng lên thành 1,84 triệu người. Đến năm 1980, số lượng tín đồ Tin Lành ở Hàn Quốc đã đạt 5,86 triệu người, chiếm 14,3% tổng dân số. Từ năm 1985 đến năm 1991, dân số tăng thêm 1,55 triệu người. Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1995, dân số tăng trung bình hàng năm 208,739 người mà không có bất kỳ giai đoạn giảm số lượng nào 6 .

Trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế của những năm 1960-1970, đạo Tin Lành vẫn phát triển. Trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, đạo Tin Lành ở Hàn Quốc đã cho những người cô đơn trong xã hội đang chuyển biến một cộng đồng làm điểm tựa tinh thần 9 .

Thời kỳ thách thức: 1995-hiện nay

Theo Table 5 , số lượng tín đồ Tin Lành của Hàn Quốc có sự tăng, giảm theo từng năm. Trong bài báo “Điểm giao thoa giữa tăng trưởng và suy thoái của Hội thánh Hàn Quốc” của Jeon Yongjae (tạp chí “Thế giới Tin Lành” tháng 2 năm 1997, trang 11), được trích dẫn từ nội dung mà Viện Nghiên cứu sự phát triển Hội thánh, một cơ sở của Quốc Dân Nhật Báo, đã công bố, trong thập kỷ 1960-1970, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của Hội thánh Hàn Quốc đạt 41,2%, nhưng đã giảm xuống còn 12,5% trong thập kỷ 1970-80, 4,4% trong thập kỷ 1980-90 , và từ năm 1991 trở đi, sự phát triển theo đà giảm. Theo đó, từ những năm 1990 trở đi, số lượng nhà thờ giảm từ 27,190 nhà thờ xuống còn 358 nhà thờ, và số lượng người tham dự lễ thờ phượng giảm hơn 400 người 2 .

Table 5 Số lượng tín đồ Tin Lành trong thời kỳ thách thức, 1995-hiện nay 6

Những thách thức từ xã hội

Trong bối cảnh xã hội Hàn Quốc đang tương đối ổn định về mặt chính trị và kinh tế, người dân hưởng thụ nhiều hơn bằng việc tiêu dùng và giải trí. Nhiều gia đình có thói quen vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ sẽ sử dụng xe để ra khỏi nhà.

Dù đang sống trong điều kiện thoải mái hơn so với quá khứ, nhưng người dân Hàn Quốc vẫn theo đuổi những giá trị vật chất, danh tiếng xã hội, quyền lực và phẩm giá. Họ đầu tư nhiều vào việc thực hành tâm linh và sự nghiệp học vấn để đảm bảo một cuộc sống thịnh vượng cho thế hệ tương lai.

Kết quả khảo sát 400 mục sư vào ngày 26 tháng 8 năm 1996 cho thấy rằng có 82,4% số mục sư nhận định những yếu tố quyết định làm chậm trễ sự phát triển của nhà thờ Hàn Quốc kể từ những năm 1990 là xu hướng duy vật chất cực đoan và sự ảnh hưởng của xu hướng tận hưởng do tăng trưởng kinh tế và thu nhập cá nhân. Hơn nữa, có 28,8% số mục sư đã chỉ ra sức mạnh lan truyền mạnh mẽ của văn hóa đại chúng thế tục 9 .

Những thách thức trong đạo Tin Lành tại Hàn Quốc

Theo Báo cáo Gallup Hàn quốc , hiện tại, nhóm người không theo đạo (gọi tắt là “người không theo đạo”) có 902 người đang có cảm tình đối với các tôn giáo theo thứ tự lần lượt là “Phật giáo” (20%), “Công giáo La Mã” (13%), và “Tin Lành” (6%). Từ năm 2004, cảm tình đối với đạo Tin Lành bị giảm dần theo từng năm ( Figure 1 ) 3 .

Figure 1 . Tôn giáo được người không theo đạo ưa thích ở Hàn Quốc 3

Figure 1 
<a class=3" width="300" height="200">

[Download figure]

Từ cuối thập kỷ 1980, với sự phát triển của nhà thờ, nhà lãnh đạo và tín đồ đã tập trung vào việc tăng cường số lượng tín đồ và quy mô của các hội thánh. Do đó, sự gia tăng chủ yếu không phải từ việc truyền giáo mà từ việc “di chuyển theo chiều ngang” hoặc “người tin không có đức tin” tham gia nhiều hơn. Thuật ngữ “người tin không có đức tin” chỉ những người tham gia nhà thờ mà không có đức tin. Việc đếm chính xác số lượng tín đồ dựa trên thống kê đã trở nên khó khăn. Có nhiều loại “người tin không có đức tin”, và từ những thập kỷ 1990, do sự biến đổi xã hội và sự gia tăng văn hóa giải trí, số lượng giáo dân theo thống kê đã giảm 2 .

Đạo Tin Lành ở Hàn Quốc không tập trung vào ảnh hưởng tích cực đối với xã hội, mà thay vào đó, nó gây ra sự thất vọng và khiến nhiều người không còn tin vào chính nhà thờ. Trong những năm 1990, đạo Tin Lành đã thu hút nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu, và mỗi khi hiện tượng tham nhũng, hối lộ và tiêu cực xuất hiện trong xã hội, hình ảnh các tín hữu thuộc tầng lớp thượng lưu liên quan đến những vấn đề này lại được phơi bày trước một xã hội đầy nghi kỵ, dẫn đến sự bất tín đối với đạo Tin Lành. Sự mất lòng tin của công chúng đối với đạo Tin Lành không chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp thượng lưu mà còn đối với toàn bộ đạo Tin Lành 9 .

Khi tầng lớp thượng lưu gia nhập vào hội thánh ngày càng nhiều, ngưỡng cửa của hội thánh trở nên cao hơn, dẫn đến việc hội thánh không thể đáp ứng được tâm tư và nhu cầu của mọi tầng lớp. Vấn đề này không chỉ xuất phát từ sự thiếu quan tâm và chia sẻ đối với các tầng lớp xã hội bị bỏ rơi mà còn liên quan đến việc nhà thờ chưa xây dựng được chính sách truyền giáo cho họ. Sự thiếu quan tâm và chính sách này đã tạo ra ý thức rằng nhà thờ chỉ dành cho người giàu, còn những người nghèo và thiếu hiểu biết thì không có chỗ đứng trong nhà thờ 9 .

KẾT LUẬN

Trước khi các nhà truyền giáo đến, Kinh Thánh đã được dịch sang tiếng Hàn và điều này đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của đạo Tin Lành ở Hàn Quốc. Nhiệt huyết trong việc phổ biến Kinh Thánh và nỗ lực trong việc học hỏi Kinh Thánh của tín đồ Hàn Quốc đã khiến các nhà truyền giáo nước ngoài gọi đạo Tin Lành ở Hàn Quốc là “đạo Tin Lành Kinh Thánh” và gọi các tín đồ Tin Lành Hàn Quốc là “Tín đồ yêu Kinh Thánh” 2 . Có thể coi đây là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của đạo Tin Lành ở Hàn Quốc. Đồng thời, đây cũng là bài học cho sự phát triển đạo Tin Lành ở Hàn Quốc hiện nay.

Đạo Tin Lành ở Hàn Quốc được đánh giá cao trong việc đóng góp vào việc khuyến khích người dân tham gia hoạt động cộng đồng. Các hoạt động, chiến dịch tình nguyện theo tinh thần Tin Lành đã được thực hiện bởi đông đảo người tham gia từ nhiều nơi khác nhau 10 .

Đạo Tin Lành ở Hàn Quốc, trước đây tập trung vào việc cứu rỗi linh hồn cá nhân, gần đây đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phong trào Tin Lành thịnh vượng. Đã đến lúc phải nghiêm túc xem xét liệu xu hướng đạo Tin Lành ở Hàn Quốc, vốn đã tụt hậu thay vì cải cách, có đủ khả năng để tiếp tục thực hiện các sứ mệnh toàn cầu một cách hiệu quả hay không 1 .

Hàn Quốc có một lịch sử phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo và Nho giáo. Tuy nhiên, người ta nói rằng Cao Ly bị hủy hoại vì Phật giáo, còn Triều Tiên bị hủy hoại vì Nho giáo. Chúng ta cần suy nghĩ xem tại sao hai tôn giáo này có vai trò to lớn như vậy lại bị xã hội Hàn Quốc chỉ trích và dần đánh mất quyền lực. Lý do chính được đưa ra là chúng không thể dẫn dắt tinh thần và biến đổi xã hội nữa. Đạo Tin Lành đã nhanh chóng tạo ra một nền văn hóa chưa từng có. Tuy nhiên, nếu đạo Tin Lành ở Hàn Quốc không mang lại sức mạnh tinh thần và giúp xã hội phát triển thì nó cũng sẽ dần thoái trào 11 .

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác già là người duy nhất thực hiện bài viết này.

References

  1. Kim SG. Nhà thờ Hàn Quốc sau thời kỳ tăng trưởng cao: Xem xét từ góc độ xã hội học tôn giáo. Lịch sử Cơ đốc giáo Hàn Quốc. Hiệp hội Lịch sử Cơ đốc giáo Hàn Quốc. 2013;5-50. . ;:. Google Scholar
  2. Lee MY. Sự phát triển của nhà thờ Hàn Quốc và hiện tượng chững lại: Xem xét từ góc độ lịch sử nhà thờ. Diễn đàn công khai của Kyoganghyeop/Kidok Shinbo. 1997. . ;:. Google Scholar
  3. Gallup K. Tôn giáo của người Hàn Quốc 1984-2021. Gallup Hàn Quốc. 2021. . ;:. Google Scholar
  4. Pak CH. Sự phát triển của nhà thờ và nền tảng của Nhà thờ Tin lành Hàn Quốc. Thần học và Thế giới. 2002;(45):348-84. . ;:. Google Scholar
  5. Park YG. Viện Nghiên cứu Lịch sử Cơ đốc giáo Hàn Quốc [Internet]. Đại phục hưng Bình Nhưỡng; 2022 Jun 29 [truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022]. . ;:. Google Scholar
  6. Chung BJ. Suy ngẫm về sự phát triển và suy thoái của Nhà thờ Tin lành Hàn Quốc. International Review of Mission. 2014;319-33. . ;:. Google Scholar
  7. Wasson AW. Sự phát triển của nhà thờ Hàn Quốc. New York. 1934. . ;:. Google Scholar
  8. Kim IS. 10 sự kiện lịch sử quan trọng của Nhà thờ Hàn Quốc sau giải phóng. Chuyên đề kỷ niệm 60 năm giải phóng và Nhà thờ Hàn Quốc. 2005;88-94. . ;:. Google Scholar
  9. Kwon SS. Xem xét thần học về hiện tượng chững lại trong sự phát triển của nhà thờ Hàn Quốc. Diễn đàn công khai của Kyoganghyeop/Kidok Shinbo. 1997. . ;:. Google Scholar
  10. Jeong SW. Nghiên cứu về ảnh hưởng đến mong muốn giúp đỡ người yếu thế trong xã hội của các tín đồ Cơ đốc giáo. Tạp chí Nghiên cứu Cơ đốc giáo Hàn Quốc. 2022;435-65. . ;:. Google Scholar
  11. Yang CS. Xem xét xã hội học về hiện tượng chững lại trong sự phát triển của nhà thờ Hàn Quốc. Diễn đàn công khai của Kyoganghyeop/Kidok Shinbo. 1997. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 4 (2024)
Page No.: 2707-2713
Published: Dec 31, 2024
Section: Reviews - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v9i1.958

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Gilho, C. (2024). The formation, development, and challenges of Protestantism in Korea. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(4), 2707-2713. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v9i1.958

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 20 times
PDF   = 19 times
XML   = 0 times
Total   = 19 times