VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

507

Total

118

Share

The Vietnam Communist Party's views on higher education through the 8th to 13th National Party Congresses






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

After overcoming the economic crisis in 1996, Vietnam’s higher education has transformed and achieved remarkable successes, greatly contributing to raising the position of our country's higher education in the world as well as to the process of industrialization, modernization, and international integration. To gain these achievements, it is thanks to the thorough leadership of the Vietnam Communist Party and State with many reasonable, timely, and decisive guidelines and perspectives. Based on the reality of Vietnam’s higher education during the period of industrialization, modernization, and international integration, this study clarifies the Vietnam Communist Party's role in higher education in each period through analyzing the views related to higher education at the 8th to 13th National Congresses of the Vietnam Communist Party (hereinafter referred to as the Congress). To achieve the purpose of the research, the author uses the scientific literature review method as the main method. Besides, the author also uses the methods of analysis -synthesis, interpretation, and comparison. The results of the study show that there is a clear development in the Vietnam Communist Party's awareness of the role of higher education in relation to the world and domestic situations during the periods of industrialization, modernization, and international integration. However, there are also difficulties and challenges in implementing the above guidelines. Accordingly, the author has made recommendations to further enhance the role of Vietnam’s higher education.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục đại học từ lâu đã được xem là trụ cột cho sự phát triển của một quốc gia vì đó là cái nôi đào tạo ra nguồn nhân lực, hiền tài phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Nhìn lại lịch sử Việt Nam, dân tộc ta đã có truyền thống quý trọng hiền tài từ ngàn đời nay, niềm tin vào vai trò to lớn của hiền tài đã được nhân dân ta khẳng định: “phi trí, bất hưng”. Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (năm 1442) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) do Thân Nhân Trung soạn, từng khắc ghi rằng “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”.

Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử cũng đã ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam. Sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1996, GDĐH đã có những thay đổi tích cực cả về chất và lượng. Từ đó cho đến nay, GDĐH đã có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Không những các trường đại học tăng về số lượng, quy mô, chất lượng đào tạo mà hoạt động nghiên cứu cũng đã cho thấy những thay đổi rất tích cực. Số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS), tỉ lệ chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cũng tăng cao, ngày càng có nhiều bài báo khoa học của Việt Nam đăng trên các tạp chí có uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus 1 . Việc có được những thành tích như thế là nhờ vào những chỉ đạo kịp thời, đúng đắn và quyết liệt của Đảng ta đối với GDĐH. Mặc dù vậy, vẫn còn những khó khăn và hạn chế cần được giải quyết triệt để, nhất là khi chúng ta đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xác định lấy kinh tế tri thức làm ưu tiên phát triển. Do đó, việc tìm hiểu, phân tích sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển GDĐH từ những thực tiễn ấy sẽ giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng đối với GDĐH, đồng thời có thể giúp đưa ra những giải pháp thực tế và thật sự hiệu quả để cùng nhau nâng tầm GDĐH Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp hồi cứu tài liệu khoa học là phương pháp chính của bài nghiên cứu này. Ngoài ra, tác giả còn dùng các phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp nghiên cứu logic – lịch sử, luận giải và đối sánh các quan điểm GDĐH qua các kỳ Đại hội VIII, IX, X, XI, XII và XIII.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG

Đại hội VIII (1996) đánh dấu sự chấm dứt cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài hơn 15 năm, và bắt đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Với chủ đề “Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, Đại hội đã phân tích bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới đang tác động sâu sắc đến đất nước và nhấn mạnh 5 xu thế trong quan hệ quốc tế đang diễn ra lúc bấy giờ, đó là: nhân loại vẫn đang trên con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ; khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang có nhịp độ phát triển cao; các dân tộc đòi hỏi hòa bình, ổn định và hợp tác; sự gia tăng ý thức độc lập, tự chủ trên thế giới 2 . Có thể thấy đây là những chuyển biến có quan hệ đan xen lẫn nhau và ảnh hưởng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp lên bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc quyết tâm thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH, với tầm nhìn đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp là hết sức phù hợp. Điều này thể hiện tư duy chủ động, chuẩn bị đón đầu những thay đổi và thách thức của thời đại mới.

Trong bối cảnh đó, các chính sách liên quan đến GDĐH cũng là một phần không thể tách rời khỏi định hướng chiến lược phát triển chung của cả nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 3 khẳng định giáo dục đào tạo phải là quốc sách hàng đầu, giáo dục và khoa học là nhân tố cho phát triển, cần có những chính sách ưu đãi cho giáo dục; phát triển giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội; giáo dục phải gắn với nhu cầu xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục đào tạo; nhà trường công lập là nòng cốt, đi kèm với đa dạng hóa các loại hình đào tạo khác.

Để thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ này, Đại hội nêu quan điểm: dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, tạo mọi điều kiện cho giáo dục phát triển như dành ưu tiên cho chính sách đầu tư và chính sách tiền lương [ 3 , phần II, mục A, đoạn 2].

Có thể thấy những quyết sách của Đảng đối với giáo dục trong giai đoạn này thể hiện nhận thức chủ động ứng phó với những biến chuyển mới của thế giới. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn đóng vai trò là đầu mối quản lý hầu như mọi khía cạnh của giáo dục, chưa phân tầng, phân quyền quản lí trong khi chủ trương là tăng mạnh số lượng trường đại học. Theo tác giả, có 2 lý do có thể giải thích cho vấn đề này. Một là, có thể các trường đại học đã quen với mô hình quản lý tập trung từ trước và cũng chưa có đầy đủ lực để thực hiện nhiệm vụ tự quản lý. Hai là, trong thời kỳ đất nước vừa thoát khỏi khủng hoảng, Nhà nước cần các trường đại học tập trung vào nhiệm vụ đào tạo là chính. Hơn nữa, có thể thấy rằng những chỉ đạo cho GDĐH học vẫn mang tính chung chung, chưa đi vào cụ thể và chưa thể hiện ý chí quyết liệt. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này vẫn là tập trung phát triển kinh tế, đưa kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới.

Đại hội IX diễn ra tháng 4 năm 2001, một năm mang ý nghĩa to lớn, đánh dấu bước khởi đầu của thế kỷ XXI, một thế kỷ được nhận định tiếp tục có sự hợp tác giữa các nước trên thế giới để giải quyết những vấn đề toàn cầu, nhưng là hợp tác đa phương. Cùng với nó, vai trò của kinh tế tri thức (KTTT) ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Quá trình toàn cầu hóa cũng là một xu thế khách quan, gây ra cả tác động tích tực lẫn tiêu cực đến các quốc gia trên thế giới. Riêng đối với tình hình kinh tế chính trị khu vực, Châu Á – Thái Bình Dương vẫn có tác động đến Việt Nam, nhưng trong thời kỳ này, khu vực Đông Nam Á đã được xem như một khu vực quan trọng có tác động đến chủ trương, đường lối của Đảng 2 .

Xuất phát từ thực tiễn ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX xác định: Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm. Đối với giáo dục, cần phải cải thiện và chuẩn hóa mọi khía cạnh từ nội dung dạy học đến hệ thống quản lý, từng bước xúc tiến việc kết nối mạng thông tin quốc tế (internet) ở trường học. Trong giai đoạn này, đối với giáo dục đại học, cần quản lý chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập; khắc phục khuynh hước “thương mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục. Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ: Nhận định yếu tố con người là yếu tố trọng yếu để phát triển xã hội và đây chính là vai trò của giáo dục đào tạo 2 .

Như vậy, có hai điểm mới trong lần Đại hội này, đó là KTTT và quản lý GDĐH. Động thái này cho thấy sự vào cuộc của Nhà nước trong việc quản lý GDĐH, làm tiền đề cho tự chủ quản trị đại học sau này. Như đã phân tích ở trên, nếu Đại hội VIII chưa thể hiện sự rõ ràng trong quan điểm đối với vai trò của GDĐH thì khi nước ta bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, những thay đổi đã bắt đầu diễn ra trong tất cả các lĩnh vực: khoa học – kỹ thuật, kinh tế và quan hệ quốc tế, đặc biệt là trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới. Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, Đảng ta đã nhanh chóng có những chủ trương cụ thể và bao quát hơn. Điều này thể hiện rõ trong phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2001-2005 4 . Theo đó, ở phần IV, mục 6, Đảng yêu cầu xây dựng hoàn chỉnh và phát triển hợp lý một mạng lưới các trường đại học và cao đẳng để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo ngang tầm với những trường đại học có chất lượng cao trong khu vực. Đồng thời, Đảng yêu cầu phải có ngân sách cho đào tạo nước ngoài đối với học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh, thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển giáo dục và đào tạo.

Đại hội toàn quốc lần thứ X diễn ra năm 2006 trong bối cảnh thế giới vẫn còn nhiều biến động, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á là nơi cho chúng ta nhiều cơ hội hợp tác nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Khoa học – công nghệ tiếp tục có những đột phá mới, toàn cầu hóa kinh tế vẫn là một yếu tố khách quan tác động đến mọi quốc gia. Đặc biệt, trong thời điểm này, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới ngày càng gia tăng và biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp 5 . Chính vì vậy, cần hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nằm trong chiến lược chung, Đảng đã đề ra hàng loạt các yêu cầu đối với GDĐH, trong đó có những yêu cầu chưa từng xuất hiện trong những kỳ Đại hội trước:

  • Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học cần được đổi mới; đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và công nghệ phải gắn liền với cuộc sống, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động.

  • Nguồn nhân lực chất lượng cao phải được phát triển nhanh, nhất là đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

  • Một số trường đại học của Việt Nam cần được định hướng xây dựng đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước.

  • Cơ chế quản lý giáo dục cần phải được đổi mới; phân cấp, tạo động lực và sự chủ động cho các cơ sở, các chủ thể trong hoạt động giáo dục.

  • Xây dựng cơ chế và chính sách để gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp nhằm chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, nếu như Đại hội IX chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết tầm quan trọng của KTTT và tạo điều kiện để phát triển KTTT, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đặt ra những yêu cầu cụ thể để xây dựng KTTT, thể hiện qua Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X năm 2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, phấn đấu ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới [ 6 , mục II, đoạn 1].

Hàng loạt biện pháp cụ thể và quyết liệt đã được đề ra: kết hợp chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ; Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành; có chính sách, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học.

Sự chuyển dịch tư duy từ thụ động, rụt rè sang chủ động, mạnh mẽ, thậm chí đón đầu là những gì có thể rút ra được qua kỳ Đại hội lần này. Các khía cạnh quản trị đại học, đào tạo và nghiên cứu đã được quan tâm sâu sát hơn. Lần đầu tiên, Đảng yêu cầu đổi mới cơ chế, tạo động lực cho sự phát triển của cả đào tạo và nghiên cứu. Những đòi hỏi với GDĐH thể hiện tính quyết liệt trong việc đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới cho GDĐH, có thể nói là trả lại vai trò của GDĐH cho chính nó. Tổng hợp tất cả các chỉ đạo của Đảng đối với GDĐH trong lần Đại hội này chính là yếu tố con người. Đây được xem là sự chuyển đổi tư duy cực kỳ trọng yếu của Đảng ta.

Đại hội XI (2011) chú trọng tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT và hội nhập quốc tế. Các chủ trương này được cụ thể hóa thông qua: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 và qua Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), có thể nói khoa học và công nghệ được xem như một trong những ưu tiên phát triển nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới [ 7 , mục III, đoạn 6].

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 tiếp tục khẳng định “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [ 8 , mục 9, phần IV]. Một trong năm quan điểm phát triển của chiến lược này là: mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Theo tác giả bài viết này, đây là một trong những chuyển biến về nhận thức hết sức quan trọng của Đảng ta khi lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển. Điều này thể hiện sự thay đổi về cách nhìn trong chiến lược phát triển so với các kỳ Đại hội trước đây. Có thể hiểu sự quan tâm đối với con người ở đây là đầu tư nguồn lực vào phát triển con người xã hội chủ nghĩa toàn vẹn về văn – thể – mỹ, tập trung phát triển lực lượng sản xuất có trình độ tri thức cao và từ đó kéo theo đầu tư phát triển GDĐH và khoa học kỹ thuật.

Nội dung của Nghị quyết mang tính bao trùm khi đã đánh giá những điểm mạnh và những điểm còn yếu kém của giáo dục đào tạo kể từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đến nay (2011), từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu cụ thể nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của giáo dục đào tạo, quán triệt bảy điểm trong quan điểm chỉ đạo, trong đó có “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước” [ 9 , mục B, phần I]. Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ của GDĐH là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Ngoài ra, cần hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và hội nhập quốc tế [ 9 , mục B, phần II]. Việc đưa cụm từ “hội nhập quốc tế” vào Nghị quyết đã cho thấy đây là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn này. Yêu cầu này là hệ quả của những diễn biến đang diễn ra trên thế giới như nhận định: vai trò mạnh mẽ của toàn cầu hóa và khoa học – công nghệ đã thúc đẩy hình thành xã hội thông tin và KTTT và ASEAN vẫn giữ vai trò quan trọng trong khu vực.

Đảng tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Một trong những nhiệm vụ được đề ra tại Đại hội XII của Đảng (2016) là “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Đổi mới toàn diện là đổi mới từ nội dung dạy học, phương pháp giảng dạy, phương pháp học, cần tạo ra sự thay đổi tổng thể theo từng bước một. Đổi mới để tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước, giúp đất nước ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và tích cực hơn. Hội nhập trong tâm thế có tiếp nhận và có đóng góp.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu ở bậc đại học. Tiếp tục kiên trì đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo. Đối với GDĐH, Đảng đề nghị phân thành 3 nhóm trường: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành. Ngoài ra, lần đầu tiên Đảng đề cập đến sự kết hợp giữa khoa học và giảng dạy, đó chính là yêu cầu thu hút các nhà khoa học tham gia làm công tác giảng dạy, đồng thời tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học 10 .

Hướng tiếp cận này gắn với nhận định rằng trong giai đoạn mới, tình hình quan hệ quốc tế vẫn có những diễn biến phức tạp, khu vực Đông Nam Á mặc dù vẫn là trung tâm phát triển năng động, nhưng cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược của các nước lớn trên thế giới. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và KTTT tiếp tục được đẩy mạnh 5 . Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ là nguồn lực giúp chúng ta cạnh tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khi khu vực này đang chịu những cạnh tranh chiến lược từ các nước lớn, điều cũng mang lại những thời cơ mới cho những nước có năng lực tự thân vững chắc. Theo GS.TS. Trần Văn Phòng và TS. Lê Thị Hạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao phải hội đủ những yếu tố sau đây: có sức khỏe thể chất, tinh thần tốt; có trình độ tay nghề cao, khả năng lao động giỏi và kỹ năng chuyên môn tốt trong nghề. Ngoài ra, đội ngũ này cũng cần có những phẩm chất như tinh thần nhân văn, tập thể, hòa nhập, thích nghi làm việc trong môi trường đa văn hóa 11 . Đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của GDĐH Việt Nam. Theo tác giả bài viết này, một quốc gia có một nguồn lực con người mạnh cả về lượng và chất sẽ tạo ra một năng lực tự thân cho quốc gia đó, đúng với câu nói đã đề cập trong phần mở đầu: hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Từ những phân tích trên, có thể thấy có sự phát triển trong nhận thức của Đảng về việc đánh giá tình hình quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới và tác động của nó tới Việt Nam. Chính từ những quan hệ mang tính chính trị đó, lần đầu tiên Đảng ta yêu cầu “chủ động hội nhập quốc tế”. Đây chính là yếu tố then chốt để tăng lợi thế cạnh tranh trong nghiên cứu và ứng dụng, tiếp cận nhanh với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới, từ đó thúc đẩy sự phát triển của KTTT.

Có thể nói tình hình thế giới thời điểm năm 2021 – năm Đại hội XIII diễn ra đã có nhiều thay đổi sâu sắc so với các năm trước đó, đặc biệt khi thế giới vừa trải qua đại dịch COVID-19 và còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đó. Nền kinh tế chưa hồi phục, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế và chiến tranh thương mại. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực, nó vừa tạo ra thách thức, vừa tạo ra cơ hội.

Đứng trước tình hình mới, Đảng đã đưa ra 12 điểm trong “Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030” mà theo tác giả bài viết là mang tính bao trùm hầu như tất cả các khía cạnh để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội. Các chủ trương, đường hướng thể hiện sự chuyển đổi tư duy rất mạnh mẽ và có quyết tâm cao trong thời kỳ này. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, “Định hướng” sử dụng những động từ rất quyết đoán: Tạo đột phá trong đối mới căn bản, thúc đẩy nghiên cứu và vượt lên ở một số lĩnh vực. Điều này thể hiện sự tự tin của Đảng với nội lực của đất nước 12 .

Trong lĩnh vực giáo dục, Đại hội XIII tiếp tục đưa ra những quyết sách về đổi mới giáo dục đào tạo, với những điểm mới như sau:

Thứ nhất, Đại hội XIII đã thông qua “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030” 13 , theo đó, ở tiểu mục 3, phần V, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, với tiêu đề: phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế , đã đặt yêu cầu cụ thể cho giáo dục và đào tạo là phải đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Trước đây, yếu tố hội nhập quốc tế chỉ được nêu trong phần nội dung của lĩnh vực kinh tế và đôi khi là giáo dục, không nêu trực tiếp trong tiêu đề như lần này.

Thứ hai, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong lần Đại hội này, Đảng đã xem nó như một yếu tố then chốt [ 14 , mục V, đoạn 1]. Trước đây chỉ đề cập phương hướng chung: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Một loạt những yêu cầu được đặt ra nhằm hiện thực hóa mục tiêu này như: chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua Internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con người toàn diện, có đạo đức, kỹ năng ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ và khả năng hội nhập quốc tế. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học, xây dựng một số trường đại học lớn trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới. Xây dựng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy, học và sử dụng tiếng Anh. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [ 14 , muc V, tiểu mục 3].

Diễn ra trong một giai đoạn rất đặc biệt không chỉ đối với thế giới mà còn đối với Việt Nam, Đại hội XIII đã chứng tỏ sự trưởng thành trong nhận thức của Đảng: đó là sự kiên quyết với định hướng và chủ trương của mình. Có thể thấy trong thời kỳ mới, đối với GDĐH, Đảng yêu cầu đa dạng hóa các loại hình học tập, trong đó có học online, đồng thời yêu cầu phải đào tạo những công dân toàn vẹn. Đây chính là nguồn nhân lực không chỉ để phát triển đất nước mà còn có đủ trí lực để sẵn sàng giúp đỡ bạn bè thế giới khi cần. Đây cũng chính là mục tiêu của quốc tế hóa giáo dục đại học trong kỷ nguyên mới.

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Những thành tựu đạt được

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực giáo dục

Nhằm đưa Nghị quyết 29 vào thực tiễn phát triển GDĐH, thể chế, chính sách về giáo dục và đào tạo cơ bản được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công cuộc đổi mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (năm 2018) và Luật Giáo dục (năm 2019) do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đã được Quốc hội thông qua.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai Nghị quyết 29, Ban Bí thư khóa XI ban hành Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 về “Tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Kết luận khẳng định rằng vai trò của lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược và cần được đặt trong tổng thể của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 15 . Bên cạnh đó, Ban Bí thư còn ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” và Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”. Bộ Chính trị khóa XII ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành triển khai việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết một cách tích cực nhằm tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT): Quốc hội xây dựng Chương trình hành động, ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 với 18 đề án, phân công các bộ, ngành triển khai thực hiện; sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 29. Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ÐT; củng cố Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch thực hiện, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tích cực hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ sở GD tích cực triển khai Nghị quyết.

Các bộ, ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chính phủ. Trong giai đoạn 2016-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng bước góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo: Đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành 02 luật; trình Chính phủ ban hành 35 nghị định, nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 53 quyết định, đề án, chỉ thị và ban hành theo thẩm quyền 218 thông tư, 108 văn bản cá biệt . Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng trên tinh thần kiến tạo môi trường pháp lý, từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn đặt ra. Trong đó, lần đầu tiên trong một nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, ngành Giáo dục có 2 dự án luật được Quốc hội thông qua là Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 và Luật Giáo dục 2019.

Đổi mới giáo dục và đào tạo đại học chú trọng đảm bảo chất lượng

Chất lượng giáo dục đại học từng bước được cải thiện và dần tiệm cận các chuẩn mực quốc tế. Số liệu thống kê cho thấy vào năm 2019, giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng thứ 68/196 quốc gia trên thế giới (tăng 12 bậc so với năm 2018). Tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có gần 60% cơ sở giáo dục đại học, cao đằng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam; 07 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế; 279 chương trình đào tạo của 57 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 228 chương trình đào tạo của 38 trường được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Số lượng các trường đại học, số lượng giảng viên và trình độ giảng viên cũng gia tăng một cách đáng kể, được thể hiện qua Table 1Table 2 bên dưới.

Table 1 Số lượng trường đại học từ 2013-2021 (Nguồn: vẽ lại từ tuoitre.vn (2023) 16 )

Table 1 cho thấy trong giai đoạn này, có 28 trường đại học được thành lập mới, trong đó có 19 trường đại học công lập và 9 trường ngoài công lập. Đáng chú ý là năm 2016 có đến 12 trường đại học được thành lập mới.

Table 2 Số lượng và trình độ giảng viên ( Nguồn: vẽ lại từ tuoitre.vn (2023) 16 )

Song song với số lượng trường đại học tăng, lực lượng giảng viên cũng tăng theo. Số liệu ở Table 2 cho thấy trong 9 năm, số giảng viên tăng thêm gần 13.000 người. Mặc dù vậy, cơ cấu và tỉ lệ tăng giảm theo trình độ của giảng viên có sự chênh lệch lớn. Trong khoảng thời gian 2013-2021, số giảng viên có trình độ tiến sĩ không tăng giảm thất thường như số giảng viên có trình độ phó giáo sư. Số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng khoảng 13.000 trong cùng khoảng thời gian. Số giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng mạnh nhất trong giai đoạn này. Trong vòng 9 năm, số giảng viên có trình độ tiến sĩ đã tăng khoảng 16.000 người 16 .

Cùng với sự gia tăng về số lượng, một số trường đại học của Việt Nam cũng đã có mặt trong danh sách những trường đại học đứng đầu thế giới. Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam có hai đại học nằm trong số 1.000 đại học tốt nhất thế giới theo xếp hạng của Tổ chức QS là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng 1.000 đại học tốt nhất của bảng xếp hạng uy tín thế giới THE với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội. Bảng xếp hạng QS 2020 theo lĩnh vực có tên 4 đại học của Việt Nam trong 600 đại học hàng đầu trên thế giới, gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ. Trong đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng này. Đây cũng là lần đầu tiên hai ngành toán học của Việt Nam được lọt vào top 500 của thế giới 17 .

Về chất lượng của giảng viên, từ năm 2018, quy chế mới yêu cầu các ứng viên giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ phải có công bố quốc tế nằm trong danh mục các tạp chí có uy tín như ISI hoặc Scopus. Kết quả là số lượng các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín trên thế giới cũng tăng theo. Table 3 cho thấy số lượng bài báo khoa học được công bố trên hệ thống ISI tăng dần đều trong giai đoạn 2017-2020, từ 4.668 bài đến 12.482 bài 17 .

Table 3 Số lượng công bố quốc tế trên các tạp chí thuộc danh mục ISI của Việt Nam qua các năm (Nguồn: vẽ lại từ vietnamplus.com (2021) 17 )

Công tác quản lý giáo dục đại học từng bước được đổi mới

Nếu công tác quản lý nhà nước về GDĐH trước đây chủ yếu theo cơ chế “chỉ huy và kiểm soát” thì hiện nay đã dần chuyển sang phương thức “giao quyền và giám sát” bằng cách giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các trường đại học. Ban đầu, chỉ có hai Đại học quốc gia được giao quyền tự chủ cao về chuyên môn, từ năm 2014, đã có 23 trường được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, và từ ngày 01/7/2019 (thời điểm Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực), tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều được tự chủ toàn diện một cách bình đẳng.

Chính phủ đã ban hành, triển khai quy định quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GD&ĐT được chú trọng hơn. Vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục đã được nêu trong Luật GDĐH năm 2012. Sau đó, các quy định liên quan cũng như bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDĐH đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Từ đó đến nay, công tác kiểm định ở cấp độ cơ sở giáo dục đào tạo và ngành học luôn được chú trọng thực hiện. Hiện nay, cả nước có 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, bên cạnh các trung tâm kiểm định trong nước, năm 2021 Bộ GD&ĐT cho phép 3 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam gồm: FIBAA, AQAS và ASIIN. Năm 2022, Bộ công nhận thêm tổ chức AUN-QA 18 .

Các chuyên viên quản lý của các trường đại học, cao đẳng ở nước ngoài tiếp tục được đào tạo thông qua các đề án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, học bổng, hiệp định. Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong công tác quản lý được thực hiện theo hướng đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office). Bộ đã trình Chính phủ Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch hành động thực hiện NQ36a của Chính phủ. Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, tích hợp những phần mềm công cụ khác nhau, cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, chính xác và kịp thời hơn cho các cơ quan quản lý GD.

Những hạn chế

Thiếu tương thích giữa chất lượng GDĐH với nhu cầu của thị trường lao động

Báo cáo từ các tổ chức và chuyên gia giáo dục đều cho thấy có sự mất cân xứng giữa kiến thức sinh viên được học từ trường đại học và những gì nhà tuyển dụng cần. Điều này dẫn đến hệ quả là số lượng công việc đòi hỏi kỹ năng thấp ngày càng tăng so với công việc cần trình độ cao. Trong khi đó, nguồn lao động có trình độ đại học (hoặc cao hơn) chính là nguồn lực tạo ra sự thịnh vượng cho quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế tri thức đang là khu vực kinh tế chủ chốt của đất nước.

Khảo sát vào cuối năm 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) với các doanh nghiệp thuộc khối ngành CNTT cho kết quả như sau: 73% cho biết họ gặp phải khó khăn khi tuyển dụng nhân viên có kỹ năng lãnh đạo và quản lý, 54% không tuyển được nhân viên có kỹ năng về cảm xúc xã hội và 68% không tuyển được lao động đáp ứng các kỹ năng đặc thù theo nghề . Từ đó kết luận rằng hệ thống giáo dục đại học hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu về kỹ năng của thị trường lao động 19 .

Trên thực tế, khảo sát vào năm 2019 nói trên không phải là một trường hợp cá biệt. Kết quả thống kê của Tổng cục Thống kê (GSO) và Báo cáo điều tra lao động việc làm (LFS) cho thấy rằng tình trạng này đã kéo dài trong suốt 20 năm, từ năm 2010 đến năm 2020 20 , nghĩa là nằm trong khoảng thời gian cả hệ thống giáo dục đang thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục đào tạo.

Theo thống kê này, trong khi số lượng công việc làm có kỹ năng trung bình tăng, việc làm có kỹ năng cao có mức tăng gần như không đáng kể. Nếu không nhanh chóng cải thiện vấn đề này, theo dự báo từ nay đến năm 2030, việc thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao sẽ trở nên trầm trọng hơn dựa trên những số liệu thể hiện trong Table 4 . Theo đó, khoản thiếu hụt lao động có trình độ cao với số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ là hơn gấp 2 lần vào năm 2030 21 .

Table 4 Dự báo cung - cầu lao động sinh viên tốt nghiệp đại học 2023-2030 (Nguồn: vẽ lại từ World Bank Projection (2023) 21 )

Hoạt động NCKH của các trường đại học ở Việt Nam còn nhiều hạn chế

Chúng ta biết rằng vai trò của nghiên cứu trong GDĐH là rất quan trọng cho sự phát triển của chính các cơ sở GDĐH nói riêng và của Việt Nam nói chung, đặc biệt khi kinh tế tri thức đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khi một trường đại học được xếp hạng cao, nó sẽ làm tăng thương hiệu của chính nhà trường, thu hút không những người học mà còn các dự án hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các trường đại học khác trong và ngoài nước. Đối với nền kinh tế, hoạt động nghiên cứu sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, những phát minh và sáng kiến khoa học – công nghệ, từ đó đóng góp cho tăng trưởng GDP và thúc đẩy đổi mới kinh tế, giúp các quốc gia có tiếng nói hơn trong xã hội tri thức toàn cầu cũng như cạnh tranh với những nền kinh tế tri thức khác trong thế kỷ XXI.

Các nghiên cứu trong những năm qua đều cho thấy thực tế là mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu của Việt Nam tăng đáng kể nhưng nhìn chung cũng còn hạn chế về chất lượng. Hai chỉ tiêu: số lượng bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có hệ thống bình duyệt (peer reviewed journals) và số lần trích dẫn (citations) của những bài báo khoa học là những chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá năng suất khoa học của một nước. Trong khi đó, để ước định chất lượng của một công trình NCKH, hai chỉ số thường được sử dụng là hệ số ảnh hưởng (impact factor) và số lần trích dẫn (citation index) 22 .

Tuy nhiên, so sánh của Nguyễn Quý Hữu về số lượng trích dẫn trên một bài báo của 10 nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong 10 năm (2002-2012) 23 cho thấy rằng số lượng bài báo đăng trên các tạp chí bình duyệt từ Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/9 so với Singapore (9.896/82.050), 1/4 so với Thái Lan (9.896/42.701) và Malaysia (9.896/39.765). Mặc dù Việt Nam có nhiều bài báo hơn Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng chỉ số trích dẫn lại thấp hơn. Thực tế này phản ánh cả số lượng và chất lượng xuất bản phẩm của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác các nước trong cùng khu vực ( Table 5 ).

Table 5 Số lượng bài viết của các nhà nghiên cứu các nước ASEAN đăng trên tạp chí bình duyệt quốc tế, 2002 - 2012 (Nguồn: vẽ lại từ Nguyễn Hữu Quý (2015) 23 )

Một tổng hợp khác của Sukoco và công sự vào năm 2023 trong bài nghiên cứu so sánh hiệu quả nghiên cứu của các nước ASEAN cho thấy sự vượt trội về số lượng trích dẫn của 3 nước Singapore (3,611,508), Malaysia (1,707,957) và Thái Lan (1,090,925). Việt Nam xếp thứ 4, với 421,271 lượng trích dẫn 24 . Dựa trên hệ số trích dẫn có điều chỉnh yếu tố ngành trong cùng lĩnh vực công bố (Field-weighted citation impact - FWCI), có thể thấy rằng mặc dù số lượng bài nghiên cứu của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 nhiều hơn của Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, nhưng hệ số FWCI lại thấp hơn, chúng ta chỉ hơn 3 nước là Indonesia, Malaysia và Thái Lan ( Table 6 ).

Table 6 Đo lường chỉ số ảnh hưởng trong giai đoạn 2010-2019 trong tất cả các ngành (Nguồn: vẽ lại từ Sukoco và công sự (2023) 24 )

Ngoài ra, theo một nghiên cứu mới nhất của Hội đồng Anh, năm 2023, trong số 10 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, tổng số lượng các bài báo xuất bản năm 2022 của Việt Nam là 18,564 bài, xếp sau Malaysia, Indonesia, Thailand, Singapore ( Table 7 ) 25 .

Table 7 Số lượng nghiên cứu được xuất bản ở Đông nam Á theo quốc gia năm 2022 (Nguồn: vẽ lại từ Hội đồng Anh (2023) 25 )

Như đã đề cập, năng lực nghiên cứu được thể hiện qua chất lượng nghiên cứu và số lượng bài nghiên cứu được xuất bản, tuy nhiên, trong suốt 20 năm, từ năm 2002 đến 2022, có thể thấy rằng số lượng và chất lượng công bố quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn tương đối khiêm tốn so với các nền giáo dục trong khu vực.

Quản trị đại học còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Trong định nghĩa về quản trị đại học (QTĐH) của các tác giả Nguyễn Đông Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhựt, có hai yếu tố cần được chú trọng: thứ nhất, nhà quản trị cần phải xây dựng các quy tắc, quy trình, chính sách để qua đó hướng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của nhà trường; thứ hai, nhà quản trị phải là người chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng và người học về tính hiệu quả 26 . Định nghĩa này đã cho thấy phần nào tính chất rất phức tạp của quản trị đại học vì phải đảm bảo lợi ích hài hòa của các cá nhân rất quan trọng trong cả hệ thống xã hội, đó là cán bộ giảng viên và người lao động trong nhà trường, sinh viên đến từ những tầng lớp khác nhau và các bên liên quan khác. Hơn nữa, hiện nay, các trường đại học đang gặp phải nhiều áp lực vì cần phải tự thay đổi cách vận hành để thích ứng với những thay đổi của kinh tế – xã hội, chính trị – xã hội đang diễn ra ngày một nhanh chóng, đặc biệt là những yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng đối với người lao động có trình độ cao. Đặt trong bối cảnh Việt Nam, khi mà chi ngân sách cho GDĐH chưa cao như mong muốn, vai trò của quản trị đại học càng gặp nhiều khó khăn. Sau đây, tác giả xin lược trích một số ý kiến tiêu biểu.

Trong bài viết “Tổng quan về quản trị đại học trên thế giới và ở Việt Nam”, các tác giả Trịnh Thùy Anh, Nguyễn Phạm Kiến Minh và Bùi Quang Hùng đã nghiên cứu và phân tích quản trị đại học theo cơ chế tự chủ và cho rằng hướng đi này còn chưa cho thấy tính hiệu quả và từ đó đề xuất mô hình quản trị đại học theo mô hình doanh nghiệp theo mô hình của Clark, 2004 27 . Với cùng quan điểm, các tác giả trong bài viết “Quản trị Đại học, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” cũng cho rằng mô hình quản trị đại học ở Việt Nam hiện còn nhiều chồng chéo và trì trệ, từ đó đưa ra các khuyến nghị tập trung vào 3 cấp quản lý là bộ chủ quản, hội đồng trường và hiệu trưởng 28 .

Trong một phân tích sâu sắc và thẳng thắn, tác giả Phạm Thị Ly (2008) đã so sánh mô hình quản trị đại học giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và kết luận rằng hiện chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa “quản trị”, “quản lý” và “điều hành” tại Việt Nam. Bài viết khuyến nghị rằng ngoài việc các bộ chủ quản cần giao lại quyền quản trị cho các trường đại học công lập, bản thân các trường cũng cần xác định rõ tiêu chí lựa chọn nhân sự của hội đồng trường để hạn chế mâu thuẫn giữa quyền lực và lợi ích vật chất 29 . Bên cạnh đó, các tác giả Nguyễn Đức Ca và Đinh Văn Thái (2022) dù không tập trung phân tích và lý giải theo chiều sâu như bài bên trên nhưng lại cung cấp cho các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến giáo dục một số mô hình giáo dục của các nước: Hoa Kỳ, Phần Lan, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản, từ đó, các tác giả cũng đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam 30 .

Như vậy, trong bối cảnh chủ trương thúc đẩy hội nhập quốc tế GDĐH, có thể thấy rằng cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và tạo nhiều thuận lợi nhất có thể cho GDĐH, như tạo hành lang pháp lý rộng mở cho hợp tác, liên doanh, liên kết đào tạo với các nước, tập trung nguồn lực tài chính đào tạo du học sinh đi học các trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ ở nước ngoài dưới dạng học bổng, theo cơ chế hợp tác song phương, đa phương về giáo dục đào tạo. Ngoài ra, nhiều trường đại học đã tích cực chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển với nhiều bài nghiên cứu được đăng trên những tạp chí quốc tế uy tín và đáp ứng đủ điều kiện xếp hạng trong nhóm các trường đại học hàng đầu thế giới. Trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo GDĐH là một bước đột phá trong việc chủ động hội nhập quốc tế, vì đây chắc chắn là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa nói chung và những thách thức mang tính toàn cầu nói riêng. Việc trao quyền tự chủ này sẽ giúp các trường đại học chủ động ứng phó với những thách thức ấy. Tuy vậy, cùng với những thành tựu đạt được, chúng ta cũng đã và đang gặp những khó khăn, vướng mắc như đã trình bày. Từ đó, tác giả bài viết cho rằng có vài vấn đề cần đặt ra cho GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay như sau:

Vấn đề thứ nhất là chúng ta không cần phải có quá nhiều những thay đổi trong chủ trương, chính sách, mà là làm sao để thay đổi cách tổ chức thực hiện, triển khai và nhận thức tại mỗi địa phương. Ví dụ, liên quan đến việc phân bổ ngân sách cho giáo dục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định giai đoạn 2018-2020, phân bổ ngân sách cho giáo dục là 20% nhưng các địa phương lại báo cáo thấp hơn 20% 31 . Điều đó chứng tỏ khâu tổ chức thực hiện chưa thật sự chuẩn, cần rà soát và điều chỉnh kịp thời.

Thứ hai, đối với hoạt động khoa học công nghệ, vấn đề đặt ra là cơ quan chủ quản chỉ nên quản lý theo chỉ tiêu đầu ra, không cần những hướng dẫn quá chi tiết, cụ thể về những nhiệm vụ mà các trường đại học phải thực hiện trong nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chỉ cần tạo khung pháp lý cho các trường đại học là đủ. Đôi khi những chi tiết lại không phù hợp với tình hình thực tế của mỗi trường sẽ gây ra lúng túng và tư duy né tránh.

Thứ ba, vấn đề năng lực và chất lượng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên không phải là không có, nhưng chúng ta đang không sử dụng hết khả năng của đội ngũ này vì nhiều lý do, trong đó có các vấn đề như giờ giảng nhiều, kiêm nhiệm chức vụ, thu nhập thấp nên buộc giảng viên phải dành thời gian làm thêm hay làm những công việc khác ngoài giờ. Vấn đề có thể nằm ở chỗ cách thức quản trị của các trường chưa thật sự phù hợp để khuyến khích các giảng viên tham gia NCKH và nâng cao chất lượng nghiên cứu để chúng ta tiệm cận nhanh hơn với khu vực và thế giới.

Thứ tư, giáo dục đại học Việt Nam tương đối “khép kín”, chưa có sự liên thông, liên kết giữa các cơ sở GDĐH trong nước, chưa thật sự chủ động thay đổi để có những chuẩn mực giáo dục đại học ngang bằng với quốc tế. Trong nước, việc thừa nhận kết quả đào tạo của nhau giữa các trường đại học như được quy định trong Quy chế đào tạo đại học ban hành năm 2021 vẫn còn hạn chế. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo.

Cuối cùng, theo tác giả bài viết, khi GDĐH Việt Nam đang vận động trong bối cảnh có rất nhiều những chuyển biến và thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang kéo dài, gia tăng nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập, … vấn đề mới đặt ra là chúng ta cần phải có những quan điểm mới và lộ trình mới về GDĐH.

THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Giáo dục đại học là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, GĐDH sẽ là một lĩnh vực không thể thiếu trong sách lược tổng thể của Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng tầm vị thế quốc gia, chủ động hội nhập quốc tế, tự tin trong các hợp tác song phương và đa phương để ứng phó với các vấn đề toàn cầu. Chính vì điều này, Đảng và Nhà nước đã luôn có những quyết sách đúng lúc đối với GDĐH trong mối tương quan với những diễn biến trên thế giới và tình hình trong nước. Những phân tích bên trên cho thấy có sự phát triển trong nhận thức của Đảng cũng như sự kế thừa và nhất quán trong quan điểm của mình thể hiện qua các kỳ Đại hội VIII đến XIII. Các phân tích cũng cho thấy những yếu kém, những tồn tại của những năm trước đều được xác định rõ và có những biện pháp khắc phục trong kỳ Đại hội tiếp theo sau. Hiện nay, trước những thực trạng của GDĐH trong thời kỳ hội nhập quốc tế như đã trình bày, tác giả bài viết xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách tạo sự thông thoáng cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục: Nghị định 86/2018/NĐ-CP 32 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Luật 34/2018/QH14 33 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học, Nghị định 99/2019 NĐ-CP 34 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại hoc, Thông tư 38/2020/TT-BGDĐT 35 quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, các tổ chức giáo dục quốc tế cho rằng những ưu đãi đó vẫn chưa đủ mạnh để hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào giáo dục. Các tổ chức giáo dục quốc tế cho biết họ vẫn còn gặp nhiều trở ngại về thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, cấp phép hoạt động giáo dục 36 . Đây cũng là một trong những tồn tại được nêu ra trong hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29. Tại hội nghị, Bộ GDĐT đã chỉ ra rằng một số địa phương chưa quan tâm sâu sắc đến nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo, việc thể chế hóa Nghị quyết còn chậm, chưa có tính đồng bộ và liên thông giữa các ngành, chưa thu hút nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục 37 . Hơn nữa, theo thống kê, tính đến tháng 6/2023, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, nhưng vẫn chưa có thông tư về quản lý và đào tạo của các chương trình liên kết này 38 .

Chính vì vậy, thiết nghĩ Nhà nước cần có chính sách kịp thời để quản lý và tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho các trường đại học nước ngoài đầu tư xây dựng phân hiệu tại Việt Nam, đặc biệt là những trường đại học từ những nước có nền giáo dục phát triển. Để có được điều này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan, ví dụ như giữa Bộ Giáo dục và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các địa phương cũng có thể mạnh dạn đề xuất, xin chủ trương thông thoáng cho đầu tư nước ngoài về giáo dục ở địa phương mình. Việc này vừa giúp giảm tải cho các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vừa giúp địa phương tạo thêm cơ hội học tập cho sinh viên của mình.

Thứ hai, sự tác động của KTTT lên GDĐH là rất lớn, vì như đã trình bày, nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố chủ đạo để phát triển KTTT và trách nhiệm của GDĐH là đào tạo ra nguồn lao động đấy. Bước vào thế kỷ XXI, để cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vai trò đào tạo nguồn lao động chất lượng cao của các trường đại học Việt Nam mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù Chính phủ đã phê duyệt nhiều đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cơ sở GDĐH đào tạo dạng liên kết hoặc nước ngoài như Đề án 322, Đề án 911, Đề án 89, nhưng nhìn chung chất lượng đào tạo chưa cao, đào tạo còn thiếu gắn kết với sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động 39 , do đó vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT. Để tạo động lực thức đẩy KTTT, chính phủ cần có những cơ chế, chính sách tăng đầu tư cho giáo dục đại học. Theo nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hội thảo giáo dục 2023 về “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Việt Nam cần tăng đầu tư với tỉ trọng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học từ 0,23% lên ít nhất 0,8 – 1% GDP trước năm 2030. Cụ thể, nhóm này đề xuất tăng đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển tại các trường đại học từ 13% – 18% hiện tại lên tối thiểu 30% trước năm 2026 40 . Hơn nữa, theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân loại liên kết đào tạo với nước ngoài theo nhóm ngành có tỷ lệ như sau: Kinh tế và Quản lý chiếm đa số với 64%, Khoa học và Công nghệ chiếm 25%, Khoa học xã hội và nhân văn chiếm 8% và các ngành khác (như Y khoa, Dược, Luật) chỉ chiếm 3% 38 . Theo số liệu này, có thể đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng hợp tác đào tạo với các cơ sở nước ngoài ở nhóm ngành liên quan đến KTTT như khoa học công nghệ, giáo dục và y tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong bài phát biểu tại chương trình kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội đã ghi nhận “khoa học công nghệ có những đóng góp quan trọng trong mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử”, đồng thời nhấn mạnh rằng “khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đạt đến mục tiêu thịnh vượng” 41 .

Thứ ba, các cơ sở GDĐH cần xác định rõ đặc điểm của trường mình nhằm tìm ra một mô hình quản trị phù hợp với môi trường tự chủ đại học Việt Nam. Hiện nay, các trường đại học đã và đang dần được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, điều này được thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước, chẳng hạn như: Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Luật Giáo dục năm 2005, Nghị quyết 14 của Chính phủ (14/2005/NQ-CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005), Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ (07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV tháng 4 năm 2009), Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015, 2018). Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ và cụ thể, khung pháp lý về tự chủ không phải chỉ nằm gọn trong Luật Giáo dục Đại học mà còn nằm rải rác trong các bộ luật liên quan khác, gây khó khăn cho các trường đại học trong vấn đề tổ chức và nhân sự, cụ thể là về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của hội đồng trường, đảng ủy và ban giám hiệu để thật sự có được hiểu quả trong quản lý 42 . Theo tác giả bài viết, nếu chưa giải quyết được vấn đề xung đột lợi ích, minh bạch trách nhiệm của cấp điều hành thì những vấn đề liên quan đến quản lý chuyên môn, học thuật và tài chính, tài sản sẽ khó đạt hiệu quả cao. Trong điều kiện tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, chúng ta nên tham khảo mô hình quản trị đại học của các nước đi trước như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, thậm chí là Hoa Kỳ để học hỏi những cách làm phù hợp của họ. Salmi (2009) xác định rằng quản trị phù hợp là một trong những yếu tố giúp các cơ sở giáo dục đại học hoạt động hiệu quả hơn 43 .

Một đề xuất cuối cùng, tuy nhỏ, nhưng có thể mang lại hiệu quả lớn nếu được thực hiện một cách nhất quán là liên minh chuyên ngành. Để cải thiện năng lực học thuật và hiệu suất nghiên cứu, rất cần có những liên minh nghiên cứu một chuyên ngành cùng quan tâm giữa các khoa của các cơ sở GDĐH. Thật ra, việc liên minh này là hoàn toàn khả thi vì xuất phát từ nhu cầu tự thân của các nhà NCKH. Thông qua liên minh, các nhà nghiên cứu sẽ cùng nhau trao đổi ý tưởng, nguồn tư liệu và mở rộng mạng lưới nghiên cứu của mình, thậm chí có thể chia sẻ cách viết bài đáp ứng tiêu chuẩn của các tạp chí lớn trên thế giới, đặc biệt là với các nhà khoa học trẻ và thiếu kinh nghiệm. Để thực hiện được điều này, lãnh đạo các trường đại học cũng cần phải khuyến khích, trao quyền tự do học thuật, hỗ trợ tài chính hơn nữa cho các khoa để họ có cơ sở duy trì và phát triển liên minh nhằm theo đuổi những ý tưởng phục vụ cho mục đích nâng cao nghiên cứu của các giảng viên và nhà trường.

KẾT LUẬN

Bước vào thế kỷ XXI, cụ thể hơn là trong kỷ nguyên số, để cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực, nước ta cần có một nguồn lao động chất lượng cao nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế, của quá trình CNH, HĐH và của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổng bí thư Đỗ Mười khẳng định tại Hội nghị Trung ương lần thứ hai khóa VIII, năm 1996, như sau: “Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học, công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới” và chúng ta cần “lấy phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá...; cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với Việt Nam, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” [ 44 , tr. 39-40]. Thiết nghĩ, đây cũng là mục tiêu cuối cùng của tất cả những đòi hỏi thay đổi đối với GDĐH nước nhà.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số TC2023-01.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDĐH: Giáo dục đại học

CNH: Công nghiệp hóa

HĐH: Hiện đại hóa

HNQT: Hội nhập quốc tế

QTĐH: Quản trị đại học

KTTT: Kinh tế tri thức

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

NCKH: nghiên cứu khoa học

QTHGDĐH: Quốc tế hóa GDĐH

CNTT: Công nghệ thông tin

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA BÀI VIẾT

Bài viết cung cấp một số khía cạnh tiêu biểu của thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam, từ đó tác giả bài viết đã phân tích những chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng từ lần thứ VIII đến lần thứ XIII để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục đại học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bài viết sẽ là một nguồn tham khảo cho những nghiên cứu về giáo dục đại học Việt Nam.

References

  1. Minh Phong. Thành quả 10 năm đổi mới giáo dục đại học. Giáo dục và Thời đại [Online]. 25/09/2023 [truy cập 26/11/2023]: Giáo dục. . 2023;:. Google Scholar
  2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Phần 1) [Online]. 06/2019[truy cập 24/11/2023]. . 2018;:. Google Scholar
  3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. [Online]. 2018 [truy cập 03/10/2023]. . ;:. Google Scholar
  4. Báo điện tử Đảng cộng sảng Việt Nam. (24/09/2015). Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005. [Online]. 2015. [truy cập 20/09/2023]. . ;:. Google Scholar
  5. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2018). Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Phần 2) [Online]. 06/2019 [truy cập 24/11/2023]. . ;:. Google Scholar
  6. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [Online]. 2008. [truy cập 21/09/2023]. . ;:. Google Scholar
  7. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). [Online]. 2015. [truy cập 25/09/2023]. . ;:. Google Scholar
  8. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. [Online]. 2019. [truy cập 29/09/2023]. . ;:. Google Scholar
  9. Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". [Online]. 2013. [truy cập 28/09/2023]. . ;:. Google Scholar
  10. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. [Online]. [truy cập 08/10/2023]. . ;:. Google Scholar
  11. Trần Văn Phòng, Lê Thị Hạnh (2023). Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. [Online]. [truy cập: 25/08/2023. . ;:. Google Scholar
  12. Chính phủ. Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng[Online]. [truy cập: 22/08/2023]. . 2021;:. Google Scholar
  13. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2023. [Online]. 2021. [truy cập 04/10/2023]. . ;:. Google Scholar
  14. Văn tiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB CTQGST, 2021. truy cập: 10/07/2023. . ;:. Google Scholar
  15. Ban chấp hành Trung ương. (28/03/2014). Kết luận của Bộ chính trị về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. (truy cập: 30/01/2024). . ;:. Google Scholar
  16. Nguồn: Minh Giảng. (10/12/2018). Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam 10 năm qua. truy cập: 30/01/2024. . ;:. Google Scholar
  17. Phạm Mai. Công bố quốc tế của Việt Nam tăng mạnh trong ba năm gần đây. truy cập: 30/01/2024. . ;:. Google Scholar
  18. Minh Giảng. (27/11/2023). 10 năm kiểm định chất lượng GDĐH Việt Nam. truy cập: 01/02/2024. . ;:. Google Scholar
  19. Parajuli, D., Võ Kiều Dung, Salmi, J., Trần Thị Ánh Nguyệt. (2020). Nâng cao Hiệu quả Giáo dục Đại học tại Việt Nam: Các ưu tiên chiến lược và lựa chọn chính sách. truy cập: 26/01/2024. . ;:. Google Scholar
  20. Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc. From the last mile to the next mile: vietnam poverty and equity assessment. International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank. World Bank Publications, The World Bank Group, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA. . 2022;:. Google Scholar
  21. Nguyet Anh Tran, Trang Hong Dao, Hang Thi Banh, Dung Kieu Vo. (2023). Policy note on "Higher Education Financing in Vietnam: Strategic priorities and policy options". truy cập: 30/01/2024. . ;:. Google Scholar
  22. Nguyễn Văn Tuấn. (18/10/2008). Chất lượng NCKH ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn. truy cập: 27/01/2024. . ;:. Google Scholar
  23. Nguyễn Quý Hữu. Factors Influencing the Research Productivity of Academics at the Research-Oriented University in Vietnam. truy cập: 27/01/2024. . 2015;:. Google Scholar
  24. Badri Munir Sukoco, Rizky Ananda Putra, Humam Nur Muqaffi, Muhammad Vinka Lutfian, và Hendro Wicaksono. (2023). Comparative Study of ASEAN Research Productivity. truy cập: 02/02/2024. . ;:. Google Scholar
  25. Nguồn: British Council. (11/2023) East Asia's Research Activity in Review: Southeast Asia. truy cập: 27/01/2024. . ;:. Google Scholar
  26. Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Hữu Huy Nhật. Quản trị đại học và mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội Nhập 8(18). tr.63-68. . 2013;:. Google Scholar
  27. Trịnh Thùy Anh, Nguyễn Phạm Kiến Minh, Bùi Quang Hùng. (07/05/2021). Tổng quan về quản trị đại học trên thế giới và ở Việt Nam. truy cập: 31/01/2024. . ;:. Google Scholar
  28. Phạm Thị Thanh Hải, Nguyễn Thị Hương Giang, Vũ Thị Mai Anh, Hoàng Ngọc Quang. (14/09/2019). Higher Education Governance-International Experience and Lessons for Vietnam. truy cập: 31/01/2024. . ;:. Google Scholar
  29. Phạm Thị Ly. (2008). Xây dựng một hệ thống quản trị đại học hiệu quả-kinh nghiệm của Hoa Kỳ và khả năng vận dụng tại Việt Nam. truy cập: 31/01/2024. . ;:. Google Scholar
  30. Nguyễn Đức Ca, Đinh Văn Thái. Mô hình giáo dục đại học của một số nước tiên tiến trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Tạp chí giáo dục. 2022; (22)8, 52-58. . ;:. Google Scholar
  31. Hồng Hạnh. Ngân sách nhà nước chi cho GDĐH mỗi năm đạt 0,18% GDP, không có đà cho khoa học bức phá. truy cập: 29/01/2024. . ;:. Google Scholar
  32. Chính phủ. Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. (06/06/2018) truy cập: 18/01/2024. . ;:. Google Scholar
  33. Quốc hội. Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GDĐH. (19/11/2018) truy cập: 18/01/2024. . ;:. Google Scholar
  34. Chính phủ. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại hoc. (30/12/2019) truy cập: 19/01/2024. . ;:. Google Scholar
  35. Bộ giáo dục và đào tạo. Quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. (06/10/2020) truy cập: 18/01/2024. . ;:. Google Scholar
  36. Minh Hào. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục. [Online]. 2022 [truy cập 13/10/2023]. . ;:. Google Scholar
  37. Trung tâm Truyền thông và Sự kiện. 10 năm thực hiện Nghị quyết 29: Giáo dục đóng góp quan trọng phát triển đất nước. (14/12/2023) truy cập: 18/01/2024. . ;:. Google Scholar
  38. Doãn Nhàn. Hơn 400 chương trình liên kết nhưng chưa có thông tư về quản lý và đào tạo. (17/01/2024) truy cập: 18/01/2024. . ;:. Google Scholar
  39. Ngô Văn Hà. Phát triển giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam. Số 2 (2023). (11/08/2023) truy cập: 19/01/2024. . ;:. Google Scholar
  40. Trần Huỳnh. Đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam đang quá thấp[Online]. 07/11/2023. [Truy cập 28/11/2023]. . ;:. Google Scholar
  41. Vnexpress. Thủ tướng: 'Khoa học là con đường ngắn nhất để đạt mục tiêu thịnh vượng' [Online]. 17/05/2023 [truy cập 16/10/2023]. . ;:. Google Scholar
  42. Vũ Tiến Dũng. Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp. (26/04/2022) truy cập: 19/01/2024. . ;:. Google Scholar
  43. Salmi, J. The Challenge of Establishing World-Class Universities. Washington DC: The World Bank. 2009. . ;:. Google Scholar
  44. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 1 (2024)
Page No.: 2342-2358
Published: Mar 31, 2024
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i1.953

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Trương, M. (2024). The Vietnam Communist Party’s views on higher education through the 8th to 13th National Party Congresses. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(1), 2342-2358. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i1.953

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 507 times
PDF   = 118 times
XML   = 0 times
Total   = 118 times