VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Article - Arts & Humanities

HTML

515

Total

179

Share

Using Russian proverbs to improve pronunciation skills for Russian-majored students






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

In the process of learning the Russian language as a foreign language, Russian-majored students at the University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University Ho Chi Minh City are found to have problems in the Russian pronunciation. These problems are mainly related to the pronunciation of difficult sounds, tail consonants, consonant combinations, word stress, and intonation stress of sentences. In this study, the author identifies the common Russian pronunciation errors of Russian- majored students and offers the solutions to use Russian proverbs in the form of phonetic exercises to overcome the above-mentioned pronunciation errors. The Russian proverbs with phonetic rhetoric, including alliteration, rhythm, resonance, etc., not only help improve pronunciation, but also contribute to expanding students' knowledge about Russian culture and people. In this article, the author has provided more than 50 Russian proverbs classified by their purpose of use and equivalent Vietnamese proverbs in terms of meaning or context of use. This is also a valuable reference source for research in the field of comparative linguistics. The research methods used in this article consist of the theoretical document research method on the Russian and Vietnamese phonetics; the descriptive and comparative methods to clarify the negative movement trends of Vietnamese people when learning the Russian phonetics; the methods of testing, observation and analysis to identify the common pronunciation errors of Russian-majored students; and the methods of search, comparison, and illustration to provide linguistic resources and techniques for using Russian proverbs to improve learners' Russian pronunciation.

MỞ ĐẦU

Mục tiêu cuối cùng của việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Nga nói riêng là hình thành được năng lực giao tiếp cho người học. Việc phát âm tiếng Nga chuẩn xác không chỉ là yêu cầu cơ bản trong việc học tiếng Nga như ngoại ngữ, mà nó còn giúp người học tự tin hơn trong giao tiếp, thậm chí tránh được những hiểu lầm hay xung đột phát sinh ngoài ý muốn. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn trong việc hình thành năng lực giao tiếp đối với người Việt học tiếng Nga chính là việc phát âm không chuẩn xác. Đây là vấn đề chung của người Việt khi bắt đầu học những ngôn ngữ đa âm tiết nói chung và tiếng Nga nói riêng. Các lỗi phát âm cơ bản và thường gặp của người học tiếng Nga liên quan đến việc phát âm các âm khó, phụ âm đuôi trong âm tiết, tổ hợp phụ âm ở đầu hoặc cuối âm tiết, trọng âm của từ và trọng âm ngữ điệu của câu 1 . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người Việt phát âm tiếng Nga không chuẩn xác. Tác giả Nguyễn Quý Mão (2003) đã chỉ ra một số nguyên nhân như (1) sự khác biệt rất lớn về cấu trúc âm tiết, về đoạn kết thúc âm tiết giữa tiếng Nga và tiếng Việt; (2) hiện tượng biến âm và luyến âm rất phổ biến trong tiếng Nga, nhưng lại rất ít khi gặp trong tiếng Việt,… [ 2 , tr.37]. Để cải thiện khả năng phát âm cho người học, nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất và áp dụng các biện pháp khác nhau trong quá trình giảng dạy tiếng Nga. Điển hình như tác giả Lê Thị Hoài Thanh (2022) đã đề xuất một vài biện pháp như (1) giảng viên (GV) sửa trực tiếp các lỗi phát âm của sinh viên (SV) trong giờ học; (2) sưu tầm, biên soạn bài tập luyện phát âm tiếng Nga; (3) hướng dẫn SV sử dụng các ứng dụng và phần mềm miễn phí Duolingo, LinGo Play, HelloTalk, Google Translate Listen để tự luyện tập và chỉnh lỗi phát âm;… [ 3 , tr.448-449]. Tác giả Antonova (1988) đã sử dụng rất nhiều các trích đoạn thơ của các nhà thơ Nga trong các dạng bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Nga cho người học 4 . Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu về phương pháp cải thiện khả năng phát âm tiếng Nga nói riêng và tiếng nước ngoài nói chung cho người Việt, tác giả nhận thấy hiện nay, hầu như không có các nghiên cứu cụ thể về các kỹ thuật luyện phát âm tiếng Nga có tính đến các đặc điểm phát âm riêng của SV Việt Nam. Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng nói trên 10 năm và kết quả nghiên cứu từ luận văn thạc sĩ về tục ngữ tiếng Nga của cá nhân tác giả 5 , cũng như dựa vào các nghiên cứu gần đây của một số tác giả người Nga về việc sử dụng tục ngữ để cải thiện khả năng phát âm cho người học 6 , 7 , tác giả nhận thấy các câu tục ngữ tiếng Nga được lựa chọn theo các tiêu chí nhất định có giá trị rất lớn trong việc rèn luyện và khắc phục các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành Ngôn ngữ Nga (NNN). Chính vì trong các câu tục ngữ, các phép tu từ ngữ âm, như điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được sử dụng nhằm mục đích giúp người học dễ nhớ, dễ lan truyền, nên khi sử dụng các câu tục ngữ trong việc luyện phát âm, SV có thể dễ dàng thực hành phát âm các âm khó trong tiếng Nga đối với người Việt ([ш], [щ], [ц], [р], [ж], [д’], [л’], [м’], [н’], [т’],...) hoặc cải thiện ngữ điệu lời nói của mình dưới sự hỗ trợ của GV.

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

Bài viết đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau: (1) Những lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN hiện nay là gì? (2) Những câu tục ngữ Nga nào phù hợp để rèn luyện việc phát âm cho SV? và (3) Cần sử dụng các câu tục ngữ Nga đã chọn như thế nào để cải thiện khả năng phát âm cho SV? Từ đó, bài viết tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu sau: (1) xác định các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN; (2) trình bày phương pháp và kỹ thuật sử dụng tục ngữ Nga nhằm cải thiện khả năng phát âm cho SV thông qua các dạng bài tập; (3) sưu tập các câu tục ngữ Nga phục vụ cho việc khắc phục các lỗi phát âm đã được xác định.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu trên, cụ thể là:

(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận về ngữ âm tiếng Nga và tiếng Việt giúp tác giả thực hiện phần tổng quan cơ sở lý luận về hệ thống âm vị, mô hình âm tiết của hai ngôn ngữ;

(2) Phương pháp miêu tả kết hợp với phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ một số điểm khác biệt trong hệ thống âm vị giữa tiếng Nga và tiếng Việt gây khó khăn cho người học trong việc phát âm tiếng Nga;

(3) Phương pháp kiểm tra, quan sát kết hợp cùng phương pháp phân tích giúp phát hiện và phân tích các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM);

(4) Phương pháp tìm kiếm và đối chiếu được sử dụng để tổng hợp các câu tục ngữ Nga phù hợp cho việc luyện tập và chỉnh sửa các lỗi phát âm nhất định, đồng thời cung cấp cho SV các câu tục ngữ tiếng Việt tương đương về nội dung, giúp SV hiểu được ý nghĩa và làm quen sơ lược với các giá trị văn hóa Nga được truyền tải thông qua các câu tục ngữ;

(5) Phương pháp minh họa được á dụng ở phần cung cấp các kỹ thuật sử dụng tục ngữ Nga thông qua các dạng bài tập khác nhau, giúp SV luyện tập, sửa lỗi và cải thiện khả năng phát âm tiếng Nga của mình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chuyển di tiêu cực trên bình diện ngữ âm từ tiếng Việt sang tiếng Nga và các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN

Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ thường xuất hiện khi một người bắt đầu học một ngôn ngữ mới và quá trình lĩnh hội ngôn ngữ mới này bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm, hiểu biết và thói quen của một hoặc nhiều ngôn ngữ khác đã được người học lĩnh hội trước đó.

Phan Thị Ngọc Lệ (2017), trong một nghiên cứu của mình, đã trích dẫn định nghĩa của Odlin (1989) về hiện tượng này như sau: “chuyển di ngôn ngữ là “sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ đích và các ngôn ngữ đã được tiếp nhận khác gây ra”” [ 8 , tr.76].

Như vậy, sự chuyển di ngôn ngữ thường diễn ra theo hai xu hướng, tích cực và tiêu cực. Tác giả Lê Văn Trung (2012) đã viết: “Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn, bởi vì có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học” và “hiện tượng chuyển di tiêu cực (…) là do người học áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch” [ 9 , tr.124].

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu về xu hướng chuyển di tiêu cực trên bình diện ngữ âm từ tiếng Việt sang tiếng Nga nhằm xác định các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN.

Chuyển di tiêu cực trên bình diện ngữ âm từ tiếng Việt sang tiếng Nga và các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN

Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ thường xuất hiện khi một người bắt đầu học một ngôn ngữ mới và quá trình lĩnh hội ngôn ngữ mới này bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm, hiểu biết và thói quen của một hoặc nhiều ngôn ngữ khác đã được người học lĩnh hội trước đó.

Phan Thị Ngọc Lệ (2017), trong một nghiên cứu của mình, đã trích dẫn định nghĩa của Odlin (1989) về hiện tượng này như sau: “chuyển di ngôn ngữ là “sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ đích và các ngôn ngữ đã được tiếp nhận khác gây ra”” [ 8 , tr.76].

Như vậy, sự chuyển di ngôn ngữ thường diễn ra theo hai xu hướng, tích cực và tiêu cực. Tác giả Lê Văn Trung (2012) đã viết: “Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn, bởi vì có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học” và “hiện tượng chuyển di tiêu cực (…) là do người học áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch” [ 9 , tr.124].

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu về xu hướng chuyển di tiêu cực trên bình diện ngữ âm từ tiếng Việt sang tiếng Nga nhằm xác định các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN.

Chuyển di tiêu cực trên bình diện ngữ âm từ tiếng Việt sang tiếng Nga và các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN

Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ thường xuất hiện khi một người bắt đầu học một ngôn ngữ mới và quá trình lĩnh hội ngôn ngữ mới này bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm, hiểu biết và thói quen của một hoặc nhiều ngôn ngữ khác đã được người học lĩnh hội trước đó.

Phan Thị Ngọc Lệ (2017), trong một nghiên cứu của mình, đã trích dẫn định nghĩa của Odlin (1989) về hiện tượng này như sau: “chuyển di ngôn ngữ là “sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ đích và các ngôn ngữ đã được tiếp nhận khác gây ra”” [ 8 , tr.76].

Như vậy, sự chuyển di ngôn ngữ thường diễn ra theo hai xu hướng, tích cực và tiêu cực. Tác giả Lê Văn Trung (2012) đã viết: “Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn, bởi vì có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học” và “hiện tượng chuyển di tiêu cực (…) là do người học áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch” [ 9 , tr.124].

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu về xu hướng chuyển di tiêu cực trên bình diện ngữ âm từ tiếng Việt sang tiếng Nga nhằm xác định các lỗi phát âm phổ biến của SV ngành NNN.

Những đặc trưng về bình diện ngữ âm của tục ngữ tiếng Nga

Những đặc trưng về bình diện ngữ âm của tục ngữ tiếng Nga

Những đặc trưng về bình diện ngữ âm của tục ngữ tiếng Nga

Phương pháp sử dụng tục ngữ Nga nhằm cải thiện khả năng phát âm tiếng Nga của SV ngành NNN

Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết đã được trình bày ở mục 1 và 2, tác giả xác định tiêu chí lựa chọn các câu tục ngữ tiếng Nga để khắc phục lỗi phát âm cho SV như sau: 1) có biện pháp điệp phụ âm [ш], [щ], [ц], [р], [ж], [д’], [л’], [р’], [т’], điệp nguyên âm [a], [o], [э], [у], [ы], [и]; 2) có vần điệu; 3) có đơn vị tục ngữ tương đương trong tiếng Việt (không bắt buộc). Nguồn để lựa chọn các câu tục ngữ tiếng Nga chủ yếu từ cuốn từ điển Tục ngữ dân tộc Nga của Dal (1993) 13 , Từ điển tục ngữ tiếng Nga của Mokienko, Ermolaeva, Zainuldinov và các cộng sự (2008) 14 , Tục ngữ Nga – Việt của Lê Đình Bích (1986) 15 Tục ngữ Nga và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt của Nguyễn Tùng Cương (2004) 16 .

Các phương pháp minh họa, bắt chước và đối chiếu rất phù hợp để cải thiện khả năng phát âm cho SV. Kỹ thuật sử dụng tục ngữ tiếng Nga được thực hiện thông qua các dạng bài tập luyện phát âm.

Phương pháp sử dụng tục ngữ Nga nhằm cải thiện khả năng phát âm tiếng Nga của SV ngành NNN

Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết đã được trình bày ở mục 1 và 2, tác giả xác định tiêu chí lựa chọn các câu tục ngữ tiếng Nga để khắc phục lỗi phát âm cho SV như sau: 1) có biện pháp điệp phụ âm [ш], [щ], [ц], [р], [ж], [д’], [л’], [р’], [т’], điệp nguyên âm [a], [o], [э], [у], [ы], [и]; 2) có vần điệu; 3) có đơn vị tục ngữ tương đương trong tiếng Việt (không bắt buộc). Nguồn để lựa chọn các câu tục ngữ tiếng Nga chủ yếu từ cuốn từ điển Tục ngữ dân tộc Nga của Dal (1993) 13 , Từ điển tục ngữ tiếng Nga của Mokienko, Ermolaeva, Zainuldinov và các cộng sự (2008) 14 , Tục ngữ Nga – Việt của Lê Đình Bích (1986) 15 Tục ngữ Nga và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt của Nguyễn Tùng Cương (2004) 16 .

Các phương pháp minh họa, bắt chước và đối chiếu rất phù hợp để cải thiện khả năng phát âm cho SV. Kỹ thuật sử dụng tục ngữ tiếng Nga được thực hiện thông qua các dạng bài tập luyện phát âm.

Phương pháp sử dụng tục ngữ Nga nhằm cải thiện khả năng phát âm tiếng Nga của SV ngành NNN

Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết đã được trình bày ở mục 1 và 2, tác giả xác định tiêu chí lựa chọn các câu tục ngữ tiếng Nga để khắc phục lỗi phát âm cho SV như sau: 1) có biện pháp điệp phụ âm [ш], [щ], [ц], [р], [ж], [д’], [л’], [р’], [т’], điệp nguyên âm [a], [o], [э], [у], [ы], [и]; 2) có vần điệu; 3) có đơn vị tục ngữ tương đương trong tiếng Việt (không bắt buộc). Nguồn để lựa chọn các câu tục ngữ tiếng Nga chủ yếu từ cuốn từ điển Tục ngữ dân tộc Nga của Dal (1993) 13 , Từ điển tục ngữ tiếng Nga của Mokienko, Ermolaeva, Zainuldinov và các cộng sự (2008) 14 , Tục ngữ Nga – Việt của Lê Đình Bích (1986) 15 Tục ngữ Nga và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt của Nguyễn Tùng Cương (2004) 16 .

Các phương pháp minh họa, bắt chước và đối chiếu rất phù hợp để cải thiện khả năng phát âm cho SV. Kỹ thuật sử dụng tục ngữ tiếng Nga được thực hiện thông qua các dạng bài tập luyện phát âm.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy SV ngành NNN gặp trở ngại lớn khi phát âm 1) các âm vị tiếng Nga khó đối với người Việt; 2) tổ hợp phụ âm chứa nhiều âm vị; 3) các từ nhiều âm tiết; 4) các phụ âm vô thanh và hữu thanh dưới sự chi phối của hiện tượng đồng hóa ngược; 5) trọng âm của từ, trong đó có quy tắc nhược hóa nguyên âm, quy tắc thích nghi xuôi giữa nguyên âm và phụ âm mềm; 6) ngữ điệu của câu, đặc biệt là ngữ điệu 6 và 7. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tục ngữ tiếng Nga có lợi thế lớn trong việc sửa lỗi phát âm phổ biến nói trên của SV ngành NNN. Những mẫu bài tập và danh sách các câu tục ngữ tiếng Nga được tác giả lựa chọn theo tiêu chí khắc phục từng lỗi phát âm riêng biệt có thể giúp GV và SV tham khảo để áp dụng vào trong quá trình giảng dạy tiếng Nga như ngoại ngữ hoặc tự luyện tập. Ngoài ra, các câu tục ngữ tiếng Việt tương đương với các câu tục ngữ tiếng Nga về ý nghĩa hoặc ngữ cảnh sử dụng được tác giả sưu tầm và trình bày trong nghiên cứu này giúp SV hiểu được ý nghĩa của các câu tục ngữ Nga, là nguồn tư liệu tham khảo giá trị cho các nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh.

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ từ 93 sinh viên ngành Ngôn ngữ Nga của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt năm học 2022-2023.

DANH MỤC C Á C TỪ VIẾT TẮT

SV: Sinh viên

GV: Giảng viên

NNN: Ngôn ngữ Nga

ĐH KHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQG-HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

KNPA: Khả năng phát âm

XUNG Đ ỘT LỢI Í CH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả đảm nhiệm viết toàn bộ các phần trong bài báo.

References

  1. Khuông Thị Thu Trang. Những khó khăn trong việc học phát âm tiếng Nga và giải pháp khắc phục. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia (UNC): Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2022; 1:508-514. . ;:. Google Scholar
  2. Nguyễn Quý Mão. Âm tiết Nga, Việt và cách khắc phục chuyển di tiêu cực. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2003;19(1):30-39. . ;:. Google Scholar
  3. Lê Thị Hoài Thanh. Sửa lỗi phát âm tiếng Nga cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang - thực trạng và biện pháp. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia (UNC): Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2022; quyển 1:439-49. . ;:. Google Scholar
  4. Антонова ДЛ. Фонетика и интонация: корректировочный курс для зарубежных преподавателей. Москва: Русский язык. 1988. . ;:. Google Scholar
  5. Буй Тхи Тху Нга. Паремиологические параллели при обучении русскому языку вьетнамских учащихся [Магистерская диссертация]. Государственный институт русского языка имени А. С. Пушкина. 2009. . ;:. Google Scholar
  6. Савостькина, МИ. Роль пословиц и поговорок в развитии произносительных навыков и грамматики родного (мокшанского) языка. Осовские педагогические чтения "Образование в современном мире: Новое время - Новые решения", Мордовский государственный педагогический институт им. М. Е. Евсевьева. 2014; №1:513-517. . ;:. Google Scholar
  7. Хабибулина, ЭА и Гладий, AA. Потенциал пословиц и поговорок как средство совершенствования слухо-произносительных навыков. Вестник Сургутского государственного педагогического университета. 2020; №4(67). . ;:. Google Scholar
  8. Phan Thị Ngọc Lệ. Nghiên cứu sự chuyển di tiêu cực về phạm trù số trong danh từ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài. 2017; Tập 33(2):75-89. . ;:. Google Scholar
  9. Lê Văn Trung. Bước đầu tìm hiểu hiện tượng chuyển di ngôn ngữ từ Việt sang Hán. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 2012; Số 35:123-130. . ;:. Google Scholar
  10. Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ ca dao Việt Nam. TPHCM: Nhà xuất bản Văn học, 2016; p.6. . ;:. Google Scholar
  11. Розенталь ДЭ, Теленкова МА. Словарь-справочник лингвистических терминов. Москва: Просвещение, 1976;Изд. 2-е. . ;:. Google Scholar
  12. Пермяков ГЛ. Основы структурной паремиологии. Москва: Наука Глав. ред. восточной лит-ры; 1988. . ;:. Google Scholar
  13. Даль ВИ. Пословицы русского народа в 3-х томах. Москва:Русская книга; 1993. . ;:. Google Scholar
  14. Мокиенко ВМ, Ермолаева ЮА, Зайнульдинов АА. Словарь русских пословиц:ок. 1000 единиц. Москва: Астрель. 2008;(3). . ;:. Google Scholar
  15. Lê Đình Bích. Tục ngữ Nga - Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 1986. . ;:. Google Scholar
  16. Nguyễn Tùng Cương. Tục ngữ Nga và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt.Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQGHN. 2004. . ;:. Google Scholar
  17. Брызгунова ЕА. Звуки и интонация русской речи. Москва:Русская книга. 1981. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 4 (2023)
Page No.: 2263-2277
Published: Dec 31, 2023
Section: Article - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i4.893

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Bui, N. (2023). Using Russian proverbs to improve pronunciation skills for Russian-majored students. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 7(4), 2263-2277. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i4.893

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 515 times
PDF   = 179 times
XML   = 0 times
Total   = 179 times