VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Article - Arts & Humanities

HTML

926

Total

234

Share

The study on tea drinking culture in the Joseon Dynasty of Korea and the Nguyen Dynasty of Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Tea is not only good for health as well as the mind, and a spiritual drink that enlightens people, but also contributes to developing culture and art in each country. If the Goryeo Dynasty of Korea favored the culture of "whisked tea" (點茶法), using powdered tea as in the Song Dynasty, then in the Joseon Dynasty of Korea, the culture of "leaf tea" as in the Ming Dynasty ascended. During the Joseon Dynasty, the art of tea drinking declined and disappeared with the policy of “Supressing Buddhism Revering Confucianism” (崇儒抑佛). However, Zen tea masters and late Joseon Confucian scholars still drank tea and wrote poetry about tea, which revived the Joseon art of tea ceremony and helped it be passed to these days. It can be said that the Korean art of tea drinking today is inherited by Zen masters and Confucian scholars of the Joseon period. Compared to the Joseon Dynasty (1392-1910) - the last feudal dynasty of Korea lasting more than 500 years, Vietnam experienced many dynastic changes in history with the Nguyen Dynasty (1802-1910) as the Vietnam's last feudal dynasty. With the idea of understanding the tea culture in the last feudal dynasties of the two countries, the author focuses on the tea culture of the late Joseon Dynasty (1392-1910) of Korea and the Nguyen Dynasty (1802-1945) of Vietnam. The study focuses on analyzing and comparing the similarities and differences between the tea drinking cultures of the two dynasties from a historical perspective. This paper consists of the three main parts (1) an overview of the tea drinking culture of the Joseon period, (2) an overview of the Nguyen dynasty’s tea drinking culture, and (3) a comparison of the tea drinking culture through tea products and tea enjoyment space (tea room) of the two dynasties. This study uses the method of synthesizing and analyzing domestic and international scholars’ papers, the historical-cultural interdisciplinary research method, and the comparative method to clarify the three above- mentioned issues.

DẪN NHẬP

Chúng ta có thể thấy vương triều Joseon (Triều Tiên) từ lúc thành lập cho đến ngày lụi tàn nằm trong giai đoạn thời kỳ nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Theo dòng chảy lịch sử, Trung Hoa ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng của Hàn Quốc và Việt Nam, đặc biệt là trên bình diện văn hóa – nghệ thuật, trong đó, văn hóa thưởng trà cũng không ngoại lệ. Lịch sử thưởng trà Trung Quốc trải qua các thời kỳ hưng thịnh từ nhà Đường (618-907), Tống (960-1279), Nguyên (1271-1368), Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1912). Tại Trung Quốc, sau thời nhà Tống, sự cai trị của nhà Nguyên đã làm giảm sự phổ biến của trà. Văn hóa thưởng trà quay trở lại với sức mạnh và hình thức mới dưới vương triều nhà Minh (1368-1644) [ 1 , tr.116]. Chu Nguyên Chương giành lại đất nước cho Hán tộc vào năm 1368, sáng lập ra nhà Minh. Một lần nữa, Trung Hoa trở lại thời kỳ trung hưng, các ngành văn hóa – nghệ thuật tiếp tục phát triển. Chính trong thời nhà Minh, phương thức ẩm trà có nhiều sự thay đổi. Từ thời kỳ này trở đi, loại trà lá rời (hãm trà) như ngày nay được đại đa số chọn làm tiêu chuẩn, trái với loại trà bánh thời trước như nhà Đường và trà bột nhà Tống qua các tác phẩm Trà Kinh của Lục Vũ (733-804) và Đại Quan Trà Luận của hoàng đế Tống Huy Tông (1082-1135). Hai tác phẩm này bàn luận nhiều về cách đóng bánh trà, các loại chổi tre dùng để đánh trà mà ngày nay được dùng chính trong trà đạo Nhật Bản [ 2 , tr.36]. Dựa theo dòng phát triển của trà sử Trung Quốc với mốc thế kỷ XIV, có thể chia việc thưởng trà làm ba giai đoạn, giai đoạn nhà Đường với chè bánh chủ đạo, giai đoạn nhà Tống ưa chuộng trà bột và giai đoạn Minh – Thanh về sau với sự thịnh hành độc tôn của chè lá rời [ 3 , tr.130]. Trà bánh được đun sôi, trà bột được đánh tan và trà lá được ngâm hãm, đánh dấu những xung đột cảm xúc đặc trưng của các triều đại Đường, Tống, Minh [ 4 , tr.41].

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả lần ngược theo lịch sử để giới thiệu và so sánh văn hóa thưởng trà của vương triều Joseon (Hàn Quốc) và vương triều nhà Nguyễn (Việt Nam). Từ đó, có thể giúp độc giả hiểu thêm về tâm thức của hai quốc gia trong sự tương quan và khác biệt qua văn hóa thưởng trà dù cùng tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

Cho đến nay, có nhiều sách, luận án, luận văn hay bài báo được các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử trà và văn hóa trà đạo trên thế giới xuất bản. Cụ thể, tác phẩm Lịch sử của Trà của tác giả Laura C. Martin (2019) 5 nêu cụ thể về lịch sử và phát triển của trà, văn hóa trà của các quốc gia; tuy nhiên, tác phẩm này lại không thấy đề cập đến một khía cạnh nào của trà Việt và cũng chỉ sơ lược khái quát về trà Hàn. Những ai yêu trà và nghiên cứu trà đều không xa lạ với tác phẩm Trà Kinh của Lục Vũ với bản dịch của Trần Quang Đức (2008) 1 hay bản dịch của Sơn Dã, Huy Đông (2022) 6 – một cuốn “kinh thánh” về trà trình bày từ nguồn gốc của trà, kỹ thuật chế biến cho đến phép uống trà. Tuy vậy, tác phẩm cũng chỉ hướng dẫn cách pha và thưởng trà đến giai đoạn nhà Đường. Hay tác phẩm “Trà Thư” (2022) của Kakuzo Okakura nghiên cứu về trà đạo Nhật Bản, bàn về mối quan hệ sâu sắc giữa Đạo giáo và Thiền trong nghệ thuật thưởng trà. Bàn về trà và văn hóa trà Việt của các học giả Việt Nam, trong tác phẩm Trà Kinh (2006) của Vũ Thế Ngọc, ông viết: “người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ)” [ 2 , tr.7]. Thế nhưng, khảo cứu về trà Việt thì gần như chưa có ai viết cả. Vũ Thế Ngọc cũng đề cập rằng ông tìm từ các “trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn (người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô (Ngô gia văn phái), các tác giả thời kỳ Lý – Trần… cũng chỉ thấy ghi chép lại vô cùng sơ lược” [ 2 , tr.7]. Do vậy, Vũ Thế Ngọc phân tích khá nhiều về “ Trà Kinh” của Lục Vũ qua các triều đại của Trung Quốc và chỉ điểm sơ qua về trà Việt trong văn thơ xưa. Trong tác phẩm Phác thảo danh Trà Việt Nam (2020), Nguyễn Ngọc Tuân đề cập đến các vùng trà nổi tiếng của Việt Nam, các loại trà quý hiếm cần được bảo tồn và lưu giữ, chưa đề cập đến lịch sử văn hóa thưởng trà Việt xưa 7 . Tác phẩm Ngang dọc đường Trà (2019) của Đỗ Quang Tuấn Hoàng đề cập khá kỹ về các loại trà ngon, các vùng trà của Việt Nam, nhưng không có chi tiết nào về văn hóa thưởng trà Việt qua các giai đoạn lịch sử 8 . Tác phẩm Bốn mùa trà rượu nước Hương (2018) của tác giả Viên Trân có đề cập đến văn hóa thưởng trà xứ Huế, tập trung vào trà sen qua ký ức và trải nghiệm uống trà từ thuở còn thơ của chính tác giả 9 . Những năm trở lại đây, có hai nhà nghiên cứu đã dụng công thu thập tư liệu lịch sử, phân tích và viết về trà Việt. Tác phẩm Văn Minh Trà Việt (2012) 10 của Trịnh Quang Dũng đề cập nhiều về nguồn gốc cây trà và phương thức thưởng trà Việt qua các thời đại, đặc biệt giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, và lịch sử lâu dài của dòng trà dân gian. Cuốn sách được đông đảo bạn đọc đón nhận nhưng dấy lên tranh cãi về việc liệu Việt Nam có phải là cái nôi của cây trà như được đề cập trong sách hay không. Lịch sử một thức uống lâu đời của người Việt được Trần Quang Đức trình bày chuyên sâu trong tác phẩm Chuyện Trà (2021), đồng thời, tác giả cũng đề cập đến mối tương quan và gần gũi giữa trà Việt so với văn hóa thưởng trà Trung Hoa 3 . Luận bàn về trà Đông Á, hầu hết các tác giả ở Việt Nam đều nghiên cứu qua các tác phẩm nguyên tác hay sách dịch về văn hóa trà Trung Quốc và Nhật Bản, cho đến này chưa có tác giả nào nghiên cứu và dịch sách về văn hóa trà Hàn Quốc.

Đối với văn hóa trà Hàn Quốc, có rất nhiều học giả xứ sở kim chi nghiên cứu và xuất bản nhiều ấn phẩm, trong đó phải kể đến tác phẩm Korean Tea Classic (2010) 11 do Brother Anthony of Taize và cộng sự viết. Tác phẩm diễn giải về lịch sử và các giai thoại việc hình thành văn hóa thưởng trà tại Hàn Quốc, phân tích giá trị “Chân, Thiện, Mỹ” qua hai tác phẩm kinh điển về trà của thiền sư Cho-ui (Thảo Y) và văn sĩ Yi-Mok (Lý Mục). Luận án tiến sĩ của Lee Jung-og (2013) 12 nghiên cứu về văn hóa trà thời Joseon qua bút tích của các học giả Nho học. Nghiên cứu của Choi Mi-young và Hong Kwang-pyo (2012) 13 phân tích văn hóa trà thời Joseon qua các bức họa nổi tiếng thời bấy giờ, xoay quanh văn hóa thưởng trà Joseon qua thư họa điển tích. Một nghiên cứu khá thú vị của học giả Lee So-young (2008) 14 đề cập đến văn hóa trà dược liệu làm thuốc thời kỳ Joseon. Cuối cùng phải kể đến một nghiên cứu khái quát về văn hóa trà thời kỳ Joseon của học giả Shin Mee-kyeong (2012) 15 , công trình tổng hợp các nghiên cứu trước đây và phân tích một số khía cạnh về trà và thi ca, trà và thiền gia hậu kỳ Joseon. Dựa theo kết quả nghiên cứu trên, xét thấy chưa có học giả ngành Hàn Quốc trong nước nghiên cứu về trà đạo Hàn Quốc, đặc biệt là so sánh văn hóa trà của Hàn Quốc và Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Đây là tính mới và sự cần thiết của đề tài, mở ra hướng nghiên cứu về văn hóa trà đạo của hai nước, đồng thời cũng gợi mở góc nhìn về giá trị văn hóa thưởng trà truyền thống của dân tộc Việt Nam.

NỘI DUNG CHÍNH

Khái quát văn hóa thưởng trà thời kỳ Joseon (1392-1910)

Vào triều đại Goryeo (Cao Ly) (918-1392), Phật giáo trở thành quốc giáo, văn hóa thưởng trà đạt đến sự tinh tế trong ẩm trà và sự tinh xảo trong chế tác trà cụ phù hợp với trường phái “điểm trà pháp”. Vào cuối triều đại, cuộc sống của người dân dần trở nên khó khăn do mâu thuẫn xã hội gia tăng, cùng lúc đó, đất nước đối mặt với những cuộc xâm lược thường xuyên của các bộ tộc ngoại bang. Chính trong giai đoạn này, Lee Seong-gye (Lý Thành Quế) (1335-1408) đã chỉ huy quân sự đối phó với sự xâm lược từ bên ngoài, đồng thời hợp lực với các thế lực chính trị khác nhằm khắc chế những mâu thuẫn trong xã hội và thành lập nên triều đại Joseon. Sau khi vương triều Joseon được thành lập, văn hóa thưởng trà đã có sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ Goryeo. Trong thời kỳ Cao Ly, trà và Phật giáo liên quan chặt chẽ đến mức ngay cả các quán trà công cộng đôi khi cũng trưng bày một bức tượng Phật. Các học giả và giới quý tộc sẽ ngồi ở những nơi này để uống trà và đàm luận về giáo lý nhà Phật. Sau giai đoạn vương triều Cao Ly sụp đổ, Phật giáo suy giảm mạnh trong cả nước. Trà luôn là tấm gương phản ánh bối cảnh văn hóa xung quanh ngay cả khi bản thân không tham dự vào việc hình thành nên văn hóa ấy [ 5 , tr.55]. Vì trà liên quan chặt chẽ với Phật giáo nên khi sự phổ biến của Phật giáo giảm xuống, sự phổ biến của trà cũng giảm theo, mặc dù các nhà sư vẫn tiếp tục uống trà.

Trong khi vương triều Goryeo trước đây sử dụng phương thức “điểm trà pháp” (trà bột) dùng chổi tre đánh bột trà trong oản (trản), vương triều Joseon sử dụng ấm chén cho trà lá rời đang thịnh hành tại nhà Minh. Công trình nghiên cứu về lịch sử và nghệ thuật thưởng trà vào thời kỳ Joseon, nổi bật có thể kể đến tác phẩm ChaBu (Trà Phú) của học giả Yi-Mok (1471-1498) và DongChaSong (Đông Trà tụng) của thiền sư Thảo Y (1786-1866). Hanjae Yi-Mok, tên Lý Mục, hiệu Hàn Trai, là một văn sĩ sinh vào năm thứ hai trị vì của vua Seongjong (1469-1495) ở Gageum-ri, thành phố Gimpo thuộc tỉnh Gyeonggi. Vào năm 25 tuổi, hiền sĩ Lý Mục đã có cuộc hành trình đến Đại Đô của Trung Hoa trong một thời gian ngắn. Tại đây, ông đã được các học giả giới thiệu những tác phẩm cổ về trà, các kỹ thuật pha và thưởng trà trong thời nhà Minh, điều này đã giúp cho học giả hoàn thành tác phẩm Trà Phú sau khi trở về Triều Tiên.

Tuy nhiên, giai đoạn trung kỳ Joseon, văn hóa thưởng trà gần như lụi tàn. Ấy là do trong thời kỳ này, cuộc chiến tranh Imjinwaran (Nhâm Thìn Oa loạn) (1592-1598) đã làm kinh tế Triều Tiên kiệt quệ, cùng với đó là chính sách “ức Phật sùng Nho” dẫn đến văn hóa thưởng trà gần như mất hẳn. Giai đoạn này kéo dài cho đến khi Jeong Yak-yong (Đinh Nhược Dung) (1762-1836) tái thiết lại vào đầu thế kỷ 19 và khi Thiền sư Cho-ui (Thảo Y) – người đời tôn vinh là thánh trà, đã có công đưa trà thành “Đạo” trong thời kỳ hậu Joseon. Thiền sư Thảo Y (1786-1866) xuất thân tại làng Singi, Samhyang thuộc tỉnh Jeollanamdo (Toàn La Nam Đạo) ngày nay. Thiền sư nghiên cứu về trà lần đầu tiên vào năm 1806 khi ngài đến thăm nhà tư tưởng, học giả, danh y Đinh Nhược Dung, hiệu là Dasan (Trà Sơn) đang bị lưu đày ở Gangjin, Jeollanamdo. Vào năm 1828, trong suốt chuyến thăm tại Chilbul-am ẩn dật trên núi Jiri, thiền sư Thảo Y đã chép lại những tác phẩm viết về trà thời nhà Minh. Hai năm sau đó, ngài phóng tác ChaSinJeon (Tinh thần của trà) như một cuốn cẩm nang giới thiệu những quy tắc cơ bản về cách pha và thưởng trà. Vào năm 1837, ngài sáng tác tác phẩm DongChaSong (Đông Trà tụng) giới thiệu cách chế biến, phân loại, pha và thưởng trà, đồng thời chỉ ra sự ưu việt của hương vị – phong cách và dược lý của trà Triều Tiên hơn hẳn so với Trà Trung Quốc [ 16 , tr.288].

Tác phẩm Trà Phú của một học giả Nho học và tác phẩm Đông Trà tụng của một thiền sư đã định hình nên hai trường phái trà trong triều đại Joseon. Đó là văn hóa trà tu dưỡng thân tâm trong chốn thiền môn, trà cúng dường lên chư Phật và văn hóa “Trà lễ” đậm chất Nho gia trong cung đình và giới quý tộc. Nghi thức pha trà cúng dường chư Phật trong các thiền viện xưa và nghi thức thưởng trà trong giới vương quan, quý tộc đã được nâng lên thành nghi lễ, hình thành nên văn hóa trà đạo của Hàn Quốc tồn tại cho đến ngày nay, còn được gọi là “Trà lễ” (Charye). Tên gọi này chỉ xuất hiện vào thời kỳ vương triều Joseon khi vị thế của Nho gia trở thành quốc giáo. Trà được chọn dâng lên Đức Phật là loại trà xanh thượng phẩm, được thu hoạch vào đầu xuân tại núi Jiri. Nước pha trà thường là nước suối trên núi, nước mưa hay nước đã qua tinh lọc bằng phương pháp thủ công. Ở nghi thức thưởng trà trong giới vua quan và quý tộc, trà được dùng là loại trà lá rời. Trà nhân thường ngồi trên một tọa cụ, thực hiện các thao tác pha trà bằng cả hai tay, trong tư thế úp – mở tượng trưng cho Âm – Dương hòa hợp, tôn trọng thứ bậc vị thế xã hội trong bàn trà. Những quy tắc trong trà đạo Hàn Quốc vào giai đoạn hậu kỳ Joseon được thiền sư Thảo Y và Trà Sơn Đinh Nhược Dung xây dựng mang theo hơi thở của Đạo gia, Nho gia và Phật gia (Lão – Khổng – Thích), chú trọng sự tự tại nhẹ nhàng, hòa hợp thân tâm, tôn trọng tôn ti trật tự trong xã hội và văn hóa truyền thống trên bán đảo Triều Tiên. Vào hậu kỳ Joseon, các trà sư vẫn giữ tinh thần “hạ mình – kính người” trước trà. Nếu nói một cách không quá khoa ngôn, tinh thần hiển ý và triết lý trong trà đạo chính là cốt cách của một dân tộc. Nó là sự kết tinh của trí tuệ, tinh thần và mỹ học mà quốc gia ấy muốn hướng đến. Tinh thần trà đạo thời kỳ Joseon hướng đến tám chữ: Kính, Lễ, Hòa, Thanh, Tịch, Huyền, Thiền, Trung chánh (trung trực) . “Kính, Lễ, Hòa, Trung” là tư tưởng cốt lõi của Nho gia, “Thanh, Huyền, Thiền, Tịch” là tư tưởng cốt lõi của Phật Lão [ 17 , tr. 92].

Khái quát văn hóa thưởng trà thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1945)

Vương triều nhà Nguyễn do vua Gia Long sáng lập vào năm 1802, đặt kinh đô tại Huế, trải qua 13 đời vua và chấm dứt vào năm 1945. Khác với triều đại Joseon kéo dài hơn 500 năm, giao thoa với hai triều đại nhà Minh và Thanh của Trung Quốc, giai đoạn của triều Nguyễn chỉ nằm trong thời kỳ nhà Thanh. Văn hóa thưởng trà thời nhà Nguyễn có thể được chia làm hai trường phái chính là trà dân gian và trà cung đình. Trong khi văn hóa thưởng trà trong cung đình mang nhiều nét tương đồng với trà Trung Hoa, văn hóa thưởng trà dân gian tại Việt Nam lại mang những dấu ấn rất độc đáo và riêng biệt, hình thức thưởng trà lá tươi có hàng ngàn năm vẫn được sử dụng trong thời nhà Nguyễn.

Nghiên cứu của Trần Quang Đức (2021) đề cập đến giai đoạn trước nhà Nguyễn, thời kỳ Lê Trung Hưng (1533-1789) và giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627-1777), Lê – Trịnh ở đàng ngoài và chúa Nguyễn ở đàng trong, văn hóa thưởng trà tại Đại Việt nở rộ, du nhập ấm chén và pha chế theo lối hãm trà nhà Minh, được đề cập ngay từ thế kỷ XVIII trong Vũ Trung Tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839) bàn về thú vui uống trà và cảm khái khi thấy nước ta chủ yếu nhập trà từ Vân Nam phục vụ một bộ phận nhỏ trong xã hội [ 3 , tr.134]. Các bậc tao nhân mặc khách xưa ưa dùng ấm hình quả vải, quả sung hay ấm đất nung đã một thời nổi tiếng. Ấm đất nổi tiếng nhất là loại ấm Tử Sa Dương Tiễn (sau đổi tên thành Nghi Hưng) từ Trung Hoa. Nghệ thuật ẩm trà lúc này đạt đến cực thịnh. Trà sĩ Phạm Đình Hổ điểm mặt chỉ tên hàng loạt tinh túy thưởng trà đài các với các cung cách khác nhau như phanh trà, thược trà, thẩm trà, điểm trà rồi bào trà, thực trà... Đó thật là thú vui được ưa chuộng tại nước ta [ 3 , tr.157].

Theo nghiên cứu của Vũ Thế Ngọc (2006), văn hóa thưởng trà truyền thống của Đại Việt vẫn chỉ dừng ở lối uống trà tươi, trà nụ... Do vậy, khi trà ở Trung Quốc đạt đến trình độ tuyệt cao ở thời nhà Minh và nhà Thanh thì lúc đó, ta mới bị chinh phục và bắt đầu nhập cảng “trà Tàu” [ 2 , tr.172]. Chúng ta sẽ thấy điều này được ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí (1882), quãng cuối thế kỷ XIX, mặc dù giá trà Tàu nhập về rất rẻ nhưng người ưa thích chỉ giới hạn trong “quyền môn thế tộc” [ 3 , tr.95]. Trong quan niệm của người Việt lúc bấy giờ, các loại lá chè (trà) được trực tiếp hái rồi chế biến sơ qua được gọi là chè xanh, chè tươi, Nam trà, đối lập với dòng chè khô sấy tinh chế, có hương thơm, gọi là trà Tàu, Bắc trà. Trong Đại Nam nhất thống chí , phần viết về Nam trà ở huyện Hương Trà, Phú Lộc cho biết dân gian thường hay gọi đây là chè Huế, rất ngon. Chè Huế xuất xứ ở huyện Phú Lộc đến nay vẫn là thức uống không thể thiếu trong đời sống thường ngày của người dân nơi đây. Như vậy, có thể thấy trước khi có sự lan tỏa của trà Tàu kiểu cách cùng sự phát triển rộng rãi của dòng trà rời, Đại Việt vẫn là xứ sở của lá chè xanh, với nhiều cách thức pha nấu dân dã và hết sức đặc trưng. Dòng chè ấy, vua Minh Mạng còn hết lời ngợi ca có nét độc đáo riêng biệt, không kém các loại danh trà Trung Quốc [ 3 , tr.103].

Trong tư duy ẩm trà của người xưa, trà cung đình không phải là loại thức uống xô bồ thích hợp chốn đông người như trà dân gian. Chính vì thực tế ấy, khác với trà dân gian, thông thường, bộ trà Việt truyền thống trong cung đình được chế tác với một chén tống, hai hoặc ba chén quân [ 3 , tr.118]. Trong lịch sử có giai thoại về việc vua Gia Long cho đào một giếng nước tại đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay lấy nước dùng trà, được gọi là “ngự thủy” để dung dưỡng tinh thần trong giai đoạn chạy loạn [ 10 , tr.159]. Vì là người yêu trà, nên sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long hàng ngày dùng trà thay nước uống và rượu. Khi kinh đô dời về Huế, tương truyền rằng để tránh gây thất thoát ngân khố do việc vận chuyển “ngự thủy” từ đảo Lý Sơn vào kinh đô vô cùng vất vả, tốn kém, vua Gia Long đã viện lý rằng đây là nguồn nước vua Quang Trung từng dùng, nên ra lệnh dừng vận chuyển về cung. Ngày nay, giếng vua ở đảo Lý Sơn, tên dân dã là giếng Xó La, tên khác là giếng Gia Long vẫn còn tồn tại [ 10 , tr.168]. Giới thưởng trà vẫn hay truyền tai nhau câu nói “nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ ấm”, bởi nước không trong, vị trà không ngon. Vua Gia Long thể hiện đúng tinh thần của một trà nhân. Việc chọn lựa nguồn nước từng được Tống Huy Tông đúc kết thành bốn từ: thanh, khinh, cam, khiết (trong, nhẹ, ngọt, sạch). “Nhẹ, ngọt là tính nước tự nhiên, khó mà có được, phải lấy dòng nước thanh khiết ở suối ngàn. Thứ đến là nước ở giếng mới có thể dùng được” [ 3 , tr.173].

Các nghiên cứu về tập quán uống trà của Việt Nam trước năm 1882, theo điều tra thực địa của người Pháp, chỉ ra rằng người bình dân nói chung chỉ uống một loại chè biến thô (chè tươi, chè giã băm), còn tầng lớp thượng lưu quý tộc thường uống trà Tàu. Xét ra, hầu hết những người yêu thích trà Tàu phải có điều kiện và thời gian, phải phong lưu và nhàn hạ. Chỉ có người nhàn tản, phong lưu mới có điều kiện hưởng thụ cuộc sống, nhất là để thưởng thức thứ trà phải qua rất nhiều công đoạn đun pha, họ cũng cần có kiến thức về trà và trà cụ. Tầng lớp bình dân trong giai đoạn này, cả ngày đầu tắt mặt tối, lam lũ vất vả, khó có thể cảm nhận được thú phong lưu ấy. Điều này cũng được thể hiện trong tục ngữ miền Nam xưa “nhứt quân tử, ăn mứt gừng, uống nước chè tàu...”, tức nhất quân tử dùng trà Tàu, trở đến xuống đệ nhị quân tử uống nước chè Huế, đệ tam quân tử uống nước lã. Việc uống trà tàu được coi là biểu hiện của hạng quân tử bậc nhất trong xã hội lúc này, hay như học giả Đào Duy Anh (1904-1988) đề cập “ở nước ta uống chè tàu dùng sành sứ là một biểu hiện phong lưu” [ 18 , tr.121].

So sánh văn hóa thưởng trà của vương triều Joseon và nhà Nguyễn

Phẩm trà

Phẩm trà là loại trà được sử dụng phổ biến trong giai đoạn này, cụ thể là trong cung đình và giới quý tộc. Như đã trình bày ở trên, phẩm trà trong thời kỳ Joseon sử dụng loại trà lá rời, hãm trà trong cung đình và giới quý tộc. Tuy phương thức ẩm trà theo lối “điểm trà pháp” không còn phổ biến như thời Cao Ly, nhưng vẫn được các nhà sư lưu giữ trong chốn thiền môn.

Phẩm trà

Phẩm trà là loại trà được sử dụng phổ biến trong giai đoạn này, cụ thể là trong cung đình và giới quý tộc. Như đã trình bày ở trên, phẩm trà trong thời kỳ Joseon sử dụng loại trà lá rời, hãm trà trong cung đình và giới quý tộc. Tuy phương thức ẩm trà theo lối “điểm trà pháp” không còn phổ biến như thời Cao Ly, nhưng vẫn được các nhà sư lưu giữ trong chốn thiền môn.

Phẩm trà

Phẩm trà là loại trà được sử dụng phổ biến trong giai đoạn này, cụ thể là trong cung đình và giới quý tộc. Như đã trình bày ở trên, phẩm trà trong thời kỳ Joseon sử dụng loại trà lá rời, hãm trà trong cung đình và giới quý tộc. Tuy phương thức ẩm trà theo lối “điểm trà pháp” không còn phổ biến như thời Cao Ly, nhưng vẫn được các nhà sư lưu giữ trong chốn thiền môn.

Không gian thưởng trà (trà thất)

Trà thất thời Joseon không theo tiêu chuẩn cố định, đặc điểm chủ đạo của trà thất thời kì này là chọn tự nhiên làm tiêu chuẩn cân bằng. Điều này cũng thể hiện tâm thức nội tại của con người Triều Tiên: thích hòa mình vào tự nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Không gian thưởng trà (trà thất)

Trà thất thời Joseon không theo tiêu chuẩn cố định, đặc điểm chủ đạo của trà thất thời kì này là chọn tự nhiên làm tiêu chuẩn cân bằng. Điều này cũng thể hiện tâm thức nội tại của con người Triều Tiên: thích hòa mình vào tự nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Không gian thưởng trà (trà thất)

Trà thất thời Joseon không theo tiêu chuẩn cố định, đặc điểm chủ đạo của trà thất thời kì này là chọn tự nhiên làm tiêu chuẩn cân bằng. Điều này cũng thể hiện tâm thức nội tại của con người Triều Tiên: thích hòa mình vào tự nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.

KẾT LUẬN

Giai đoạn nhà Nguyễn và hậu kỳ Josoen đều chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng Nho gia. Điểm chung trong văn hóa thưởng trà của hai triều đại Joseon và nhà Nguyễn là đều sử dụng trà lá rời làm chủ đạo thay cho trà bánh và trà bột trước đó. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt khá rõ nét ở hai triều đại.

Về trà phẩm, văn hóa thưởng trà thời Joseon có sự khác biệt rõ nét vì người phục hưng và bảo tồn là một thiền sư. Tuy phương cách hãm trà lá rời của nhà Minh được tiếp nhận vào Triều Tiên, trở thành phương thức hành trà chủ đạo, nhưng “điểm trà pháp” sử dụng trà bột từ thời Cao Ly vẫn không mất đi tại Joseon. Các nhà sư vẫn duy trì phương thức “điểm trà pháp” và giới quý tộc tiếp nhận phát triển song hành lối uống trà lá rời của nhà Minh. Trong khi đó, tầng lớp bình dân trong xã hội cuối thời Joseon không còn dùng trà, mà chuyển qua uống rượu. Văn hóa thưởng trà nhà Nguyễn phân định trà chốn cung đình và trà dân gian. Trà cung đình sử dụng trà Tàu và trà ướp sen với trà cụ ký kiểu, trau chuốt tỉ mỉ từ cách chế tác đến màu sắc, không còn kế thừa phương pháp “điểm trà pháp” của các thời đại trước. Trà dân gian của tầng lớp bình dân trong xã hội thì dùng trà lá tươi với trà cụ đơn giản mộc mạc, một bát đàn để uống và một chiếc nồi đất để nấu trà.

Nho giáo trở thành quốc giáo vào thời kỳ Joseon nhưng Thiền tông vẫn tồn tại và có sức ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn hóa – xã hội, trường hợp điển hình nhất là thiền sư Thảo Y đã khôi phục văn hóa thưởng trà qua tác phẩm Đông trà tụng Tinh thần của trà , kiến tạo không gian thưởng trà mang đậm chất thiền và dấu ấn cá nhân. Trong khi đó, thời nhà Nguyễn, Phật giáo rơi xuống hàng tôn giáo bình dân. Các nho sĩ nhiều lần đả phá Phật học, chính quyền thế tục cũng hạn chế thiền viện và nhà sư. Các nhà sư thậm chí được phân hạng và cấp chứng nhận của chính quyền phi tôn giáo mỗi khi họ được nâng hạng thông qua các kỳ thi [ 23 , tr. 24]. Triều Minh Mạng tuy có tinh thần cởi mở với Phật giáo nhưng một bộ phận tăng sĩ tại các ngôi chùa nhà nước được triều đình cấp lương và cung cấp mọi nhu yếu phẩm hằng ngày. Các tăng không khác gì viên quan triều đình, nhận lương cùng nhiều ân điển khác, chỉ là không được tham gia triều chính [ 24 , tr. 12]. Triều Minh Mạng là triều đại để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc với nhiều thành tựu. “Hồ Tịnh tâm” là không gian thưởng trà do chính vua Minh Mạng đặt tên, hậu thế sẽ cảm khái rằng Tam giáo (Lão – Phật – Nho) đã ảnh hưởng đến không gian kiến tạo này. Dưới góc nhìn của tác giả, so với không gian trà thất trong thời kỳ Joseon đều mang dấu ấn cá nhân của các thiền sư, nho sĩ và giới quý tộc, không gian thưởng trà thời nhà Nguyễn ngoài dấu ấn cá nhân của vua Gia Long và vua Minh Mạng thì đều mang tính vô danh. Cách nhìn của Henri Gourdon (2017) về nghệ thuật xứ An Nam cho tác giả cảm khái về tính vô danh này: “Sự sùng bái nghệ thuật Trung Quốc, sự hạn chế về chủ đề trang trí, sự tự nguyện cúi đầu trước các bậc thầy xa xưa đều có tác động nguy hại tới cái tôi trong nghệ thuật. Vậy nên nghệ thuật của người An Nam chủ yếu mang tính vô danh, không thể biết được tên tuổi của những người kiến thiết các công trình và các họa sĩ trang trí thời trước, dù thời trước cũng chỉ mới gần đây” [ 23 , tr.31]. Dù đây chỉ là nhận định của một học giả Pháp khi đến An Nam, nhưng cũng sẽ mở ra thêm góc nhìn mới cho các học giả Việt Nam trong và ngoài nước nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Không gian thưởng trà (trà thất) thời Joseon không theo tiêu chuẩn cố định, đặc điểm chủ đạo là chọn tự nhiên làm tiêu chuẩn cân bằng. Điều này cũng thể hiện tâm thức nội tại của con người Triều Tiên qua chất liệu và màu sắc sử dụng trong trà thất đơn sắc và tối giản. Có thể lý giải tinh thần theo đuổi trong trà đạo cuối thời Joseon chính là sự hòa hợp tinh thần của tam giáo Lão – Khổng – Phật. Trong khi đó, nhà Nguyễn lúc này đã có sự giao thoa với nhà Thanh và văn minh phương Tây, các vua nhà Nguyễn là những người yêu chuộng thú vui thưởng trà, đã thổi vào văn hóa thưởng trà quyền uy của vương quyền, tầng lớp quan lại thường ẩm trà trong không gian của vương phủ, ngồi trên ghế hoặc trên sập, và trà cụ sử dụng cho phẩm trà lá rời hay trà sen ướp xổi phảng phất sự tiện dụng của văn hóa phương Tây.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số T2022-11.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả đã nghiên cứu sơ khởi đề tài nay bằng việc đi thực tế các vùng trà ở khu vực phía Đông Nam của Hàn Quốc, vùng trà tại núi Jiri và khu vực Hadong. Tác giả là thành viên Hiệp hội Trà đạo Jukro tại thành phố Busan trong suốt những năm 2012-2020, hoàn thành chương trình đào tạo giảng dạy và nghiên cứu về văn hóa trà Hàn Quốc. Ngoài ra, tác giả cũng tham gia vào các cuộc hội thảo tọa đàm về trà tại Việt Nam do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Trong thời gian viết bài, tác giả đã đi đến các tỉnh thành (Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Nam) tìm sách của các học giả trong nước cùng các tư liệu thực tế và tìm hiểu về văn hóa thưởng trà Việt với các trà nhân tại các quán trà ở Thành phố Hồ Chí Minh.

References

  1. Lục Vũ, Trần Quang Đức, dịch. Trà Kinh Hà Nội NXB Hội Nhà Văn. 2008. . ;:. Google Scholar
  2. Vũ Thế Ngọc. Trà Kinh - nghệ thuật thưởng trà trong lịch sử và văn hóa Đông Phương. TP.HCM: NXB Văn nghệ; 2006. . ;:. Google Scholar
  3. Trần Quang Đức. Chuyện Trà. Hà Nội: NXB Thế giới; 2021. . ;:. Google Scholar
  4. Okakura K, Diệp T, dịch. Trà thư. Hà Nội NXB Thế Giới. 2022. . ;:. Google Scholar
  5. Martin LC, Nguyễn Huyền L, dịch. Lịch sử của Trà. Hà Nội NXB Dân Trí. 2018. . ;:. Google Scholar
  6. Lục Vũ, Sơn Dã, Huy Đông, dịch. Trà Kinh Hà Nội NXB Thế Giới. 2022. . ;:. Google Scholar
  7. Tuân NN. Phác thảo danh Trà Việt Nam. TP.HCM: NXB Tổng hợp TP.HCM; 2020. . ;:. Google Scholar
  8. Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Ngang Dọc Đường Trà Hà Nội NXB Dân Trí. 2019. . ;:. Google Scholar
  9. Trân V. Bốn mùa Trà rượu nước Hương. TP.HCM: NXB Tổng hợp Tp.HCM; 2018. . ;:. Google Scholar
  10. Trịnh Quang Dũng. Văn Minh Trà Việt. Hà Nội: NXB Phụ Nữ; 2012. . ;:. Google Scholar
  11. Brother Anthony of Taize. Hong Kyeong-hee & steven, Owyoung D. Korean Tea Classic. Seoul: Seoul Selection; 2010. . ;:. Google Scholar
  12. Lee jung-og. A Study on tea culture of the Joseon dynasty in collections of Confucian scholars' works [PhD thesis]. Korea: Keimyung University. Available from: University of National Pukyoung Library EReserve; 2013. . ;:. Google Scholar
  13. Choi Mi-young & hong Kwang-pyo. The landscape components illustrated in tea-drinking pictures of the Joseon dynasty. Vol. 30(1); 2012 March. p. 39-45. Available from: University of National Pukyoung Library EReserve. . ;:. Google Scholar
  14. So-young L. A Study on medicinal teas prescribed widely in the era of Joseon dynasty [masters thesis]. Seoul: Korea University; 2008. Available from: University of National Pukyoung Library EReserve. . ;:. Google Scholar
  15. Mee-kyeong S. Tea culture of Chosun dynasty. The J Korean Trad Cult Herit. 2012;10:4-23. Available from: University of National Pukyoung Library EReserve. . ;:. Google Scholar
  16. Nhiều tác giả. Văn hóa Trà ở Việt Nam và thế giới, lịch sử - văn hóa trà trong bối cảnh đương đại. TP.HCM: NXB ĐHQG TP.HCM; 2020. . ;:. Google Scholar
  17. Odan. A study on the formative and aesthetic consciousness of Chinese ceramic teaware [Doctoral thesis]. Korea: Dankook University; 2019. Available from: University of National Pukyoung Library EReserve. . ;:. Google Scholar
  18. Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. Hà Nội: NXB Văn học; 2020. . ;:. Google Scholar
  19. Trần Đức Anh Sơn. Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn. TP.HCM: NXB Tổng hợp TP.HCM; 2018. . ;:. Google Scholar
  20. Young-sil K. A Study on the comparison of Korean, Chinese and Japanese Ceramic Tea Utensils [MFA thesis]. Korea: Hanyang University; 2010. Available from: University of National Pukyoung Library EReserve. . ;:. Google Scholar
  21. Minh N, Viên Q. Sen trắng Huế hồi sinh ở hồ Tịnh Tâm [online]; 2021 (truy cập; 09/02/2023). . ;:. Google Scholar
  22. Jae-hyun R, Hye-young J, Jong-hee C. A Study on the tea culture places and tea gardens of Korea. international ed;2018(16):1-13. Available from: University of National Pukyoung Library EReserve. . ;:. Google Scholar
  23. Gourdon H, Toàn TQ, dịch. Nghệ thuật xứ an Nam. Hà Nội NXB Thế Giới. 2020. . ;:. Google Scholar
  24. Nguyễn Duy Phương. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820-1840). Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo 2017, số 3&4 (161), p.12-15. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 4 (2023)
Page No.: 2161-2172
Published: Dec 31, 2023
Section: Article - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i4.867

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Xuan, P. (2023). The study on tea drinking culture in the Joseon Dynasty of Korea and the Nguyen Dynasty of Vietnam. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 7(4), 2161-2172. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i4.867

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 926 times
PDF   = 234 times
XML   = 0 times
Total   = 234 times