VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

430

Total

245

Share

The reality of assessing students’ learning outcomes in the direction of capacity development at public secondary schools in Phan Rang - Thap Cham city, Ninh Thuan province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The evaluation of students’ learning outcomes is an important and indispensable step in the teaching process. Currently, the assessment of students’ learning outcomes is being implemented in the direction of capacity development. However, this assessment still has a lot of shortcomings. From that fact, the author researches the theory of the assessment of students’ learning outcomes in combination with the study on the reality of assessing students’ learning outcomes at public secondary schools in Phan Rang - Thap Cham city, Ninh Thuan province. The survey results on a sample of 468 administrators and teachers from 10 secondary schools showed that besides the results achieved, including: their awareness of innovation in the assessment of students’ learning outcomes, the level of students' learning outcomes assessment performance in the direction of capacity development, the two contents, which have not been fully implemented are: (1) diversification of assessment forms and tools; (2) combination of various evaluation channels. On the basis of the research results, the author proposes some appropriate improvement measures to help enhance the effectiveness of students' assessment of learning outcomes in the direction of capacity development, contributing to improving the quality of teaching and learning at secondary schools in this city.

MỞ ĐẦU

Đổi mới giáo dục (GD) đã trở thành yêu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Đầu thế kỉ XXI, nhiều quốc gia có nền GD phát triển đã chuyển hướng từ chương trình GD coi trọng nội dung GD sang chương trình GD chú trọng phát triển năng lực người học. Không ngoại lệ, GD Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 1 . Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo Nghị quyết số 29/NQ-TW, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là đổi mới từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến nội dung, phương pháp, chính sách, mục tiêu. Đổi mới từ hoạt động quản lý nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT. Chuyển quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội 2 .

Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã nỗ lực triển khai và gặt hái thành công đáng kể. Trong quá trình DH, hoạt động đánh giá (ĐG) kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS) có những phát triển mới, với những thay đổi căn bản cả về triết lý, quan điểm, phương pháp cụ thể. Đó là xu hướng ĐG theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chủ trương đổi mới vẫn còn những hạn chế nhất định. Phương pháp và hình thức ĐG đôi chỗ vẫn còn lạc hậu, thiếu thực tế; chưa được tiến hành thường xuyên; không đa dạng về hình thức để phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo, tìm tòi, khám phá, liên hệ, vận dụng… của người học. Xuất phát từ thực tế đó, việc đổi mới ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực tại các trường trung học cơ sở (THCS) công lập trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được xác định là nhiệm vụ then chốt của ngành GD&ĐT, quyết định chất lượng và hiệu quả GD của thành phố.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực, nhằm nâng cao chất lượng DH, thúc đẩy quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của địa phương.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một số vấn đề lý luận về ĐG KQHT của HS THCS theo hướng phát triển năng lực

ĐG là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng cần ĐG và đưa ra những nhận định, phán xét về mức độ đạt được theo thang đo hoặc tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay chuẩn mực 3 . ĐG KQHT của HS là quá trình thu thập, phân tích và lý giải thông tin một cách có hệ thống để mô tả thực trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS đạt được trong quá trình học tập tại trường, đối chiếu với mục tiêu DH đã được đặt ra nhằm đưa ra kết luận về mức độ năng lực HS đạt được so với mục tiêu DH và những nhận xét để giúp HS có thể cải thiện thành tích 4 .

ĐG là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học (DH); là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục (QLGD), quản lí chất lượng DH. ĐG KQHT là hoạt động có tính chất tất yếu trong quá trình DH, nhằm biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí ĐG trong nhận xét của giáo viên (GV) 4 , 5 .

ĐG KQHT của HS được Bộ GD&ĐT định hướng theo hướng phát triển năng lực HS cụ thể như: Chú trọng ĐG quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS; từ đó điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình DH. Chuyển ĐG từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình DH sang việc tích hợp ĐG vào quá trình DH; xem ĐG như một phương pháp DH. Tiêu chí ĐG dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Thực hiện ĐG thường xuyên đối với tất cả HS thông qua nhiều hình thức khác nhau (quan sát các hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập, vở ghi bài, sản phẩm học tập, báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, bài thuyết trình về kết quả thực hiện một nhiệm vụ học tập…). Kết hợp ĐG của GV, HS, cha mẹ học sinh (CMHS); trong đó, ĐG của GV là quan trọng nhất. Người học được tự ĐG và tham gia ĐG lẫn nhau. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ĐG (các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ ĐG, các mô hình thống kê xử lý, phân tích, lý giải kết quả ĐG…). Như vậy, ĐG KQHT của HS theo quan điểm phát triển năng lực là chuyển từ GD mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang GD chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học; ĐG KQHT của HS chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau 6 , 7 , 8 .

Mẫu và phương pháp nghiên cứu

Tổng số người tham gia khảo sát là 468, thuộc 10 trường THCS trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, bao gồm 21 cán bộ quản lý (CBQL) (13 nam, 08 nữ) và 447 GV (88 nam, 359 nữ). Độ tuổi trung bình của mẫu khảo sát là 45.5. Trình độ đào tạo của mẫu khảo sát đạt chuẩn và trên chuẩn (theo quy định của Luật Giáo dục 2019) đạt tỷ lệ 91.7%. Khảo sát được thực hiện trong tháng 5/2021, thông qua ứng dụng Google Forms. Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 02 phần: phần 1 bao gồm những câu hỏi về thông tin cá nhân; phần 2 bao gồm 13 câu hỏi đóng về thông tin chuyên môn. Tất cả các câu hỏi đóng được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận về ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực. Các câu hỏi khảo sát được thiết kế theo thang đo khoảng cách Likert 5 mức độ (0 = Rất kém; 1 = Kém; 2 = Trung bình; 3 = Tốt; 4 = Rất tốt). Các mức thang đo được tính chênh lệch trung bình cộng giữa các mức độ đo; điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là: (4-0):5 = 0.80. Điểm trung bình tương ứng ở các mức độ là: Rất kém: 0.01 → 0.80; Kém: 0.81 → 1.60; Trung bình: 1.61 → 2.50; Tốt: 2.51 → 3.20; Rất tốt: 3.21 → 4.0. Số liệu thu thập từ phiếu điều tra được phân tích và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0. Tác giả sử dụng thuật toán thống kê để mô tả điểm trung bình, độ lệch chuẩn, thứ bậc.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ nhận thức của đội ngũ về mục tiêu ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực

Kết quả khảo sát đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ nhận thức của đội ngũ về mục tiêu ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực thể hiện ở Table 1 .

Table 1 Đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ nhận thức của đội ngũ về mục tiêu ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực [nguồn: Tác giả]

Kết quả khảo sát ở Table 1 cho thấy, mức độ nhận thức của đội ngũ về mục tiêu ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực được GV, CBQL đánh giá Tốt (Điểm trung bình chung: 2.95). Riêng nội dung 2 “ĐG KQHT của HS không đơn thuần chú trọng KQHT mà còn tạo động cơ, thái độ tích cực học tập của HS, hoàn thiện quá trình DH” và nội dung 4 “Chú trọng ĐG quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS; từ đó điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học” nhận được đánh giá cao nhất từ GV, CBQL (ĐTB là 2.98). Điều này chứng tỏ, về cơ bản, đội ngũ nhận thức tốt về mục tiêu ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực. Đây là điều kiện thuận lợi trong chỉ đạo triển khai đổi mới ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực.

Đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ nhận thức của đội ngũ về hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực

Kết quả khảo sát đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ nhận thức của đội ngũ về hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực thể hiện ở Table 2 .

Table 2 Đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ nhận thức của đội ngũ về hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực [nguồn: Tác giả]

Kết quả khảo sát ở Table 2 cho thấy, mức độ nhận thức của đội ngũ về phương pháp, hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực được GV, CBQL đánh giá Tốt (ĐTB chung: 2.87). Tuy nhiên, nhóm thông tin này không được đánh giá cao như nhóm thông tin 1 (ĐTB chung 2.87 so với ĐTB chung 2.95). Điều này chứng tỏ mức độ nhận thức của đội ngũ về phương pháp, hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực không tốt như nhận thức về mục tiêu, nội dung ĐG. Điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ về phương pháp, hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực.

Đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ thực hiện ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực

Kết quả khảo sát đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ thực hiện ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực thể hiện ở Table 3 .

Table 3 Đánh giá của GV, CBQL đối với mức độ thực hiện ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực [nguồn: Tác giả]

Kết quả khảo sát ở Table 3 cho thấy, mức độ thực hiện ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực được GV, CBQL đánh giá Tốt (ĐTB chung: 2.75). Riêng nội dung 4 “Triển khai nhiều hình thức đánh giá: thông qua báo cáo, thuyết trình, hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, dự án học tập, bài kiểm tra viết...” và nội dung 5 “Đánh giá thông qua nhiều kênh khác nhau: ĐG của GV, ĐG của HS, ĐG của CMHS; người học tự ĐG và ĐG lẫn nhau” nhận được mức đánh giá Trung bình (ĐTB là 2.48 và 2.53). Điều này chứng tỏ các trường chưa thực hiện triệt để quan điểm, chủ trương đổi mới phương thức tổ chức ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực (đa dạng hóa các hình thức ĐG, nhằm phát huy tư duy sáng tạo của HS, rèn cho HS kỹ năng xử lý linh hoạt các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống…); chưa kết hợp ĐG thông qua nhiều kênh khác nhau (ĐG của GV, ĐG của HS, ĐG của CMHS; người học tự ĐG và ĐG lẫn nhau).

THẢO LUẬN

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy GV, CBQL đánh giá cao đối với mức độ nhận thức của đội ngũ về mục tiêu, hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực và mức độ thực hiện ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Bên cạnh đó, 02 nội dung không nhận được đánh giá tích cực từ GV, CBQL là: “Triển khai nhiều hình thức ĐG (thông qua báo cáo, thuyết trình, hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, dự án học tập, bài kiểm tra viết...)” và “ĐG thông qua nhiều kênh khác nhau (ĐG của GV, ĐG của HS, ĐG của CMHS; người học tự ĐG và ĐG lẫn nhau)”. Kết quả này chứng tỏ các trường chưa thực hiện triệt để quan điểm, chủ trương đổi mới phương thức tổ chức ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực; chưa kết hợp ĐG thông qua nhiều kênh khác nhau nhằm đảm bảo ĐG khách quan, công bằng, ĐG toàn diện và đồng bộ.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực, thúc đẩy việc đổi mới hoạt động này tại các trường THCS trên địa bàn thành phố. Cụ thể các giải pháp như sau:

- Nâng cao nhận thức của GV, CBQL về chủ trương, quan điểm đổi mới DH, đổi mới ĐG theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW: DH và ĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Khai thác, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của HS.

- Quan tâm hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sử dụng các hình thức, công cụ ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ĐG KQHT của HS, đảm bảo ĐG đúng thực chất, khách quan, ĐG vì sự tiến bộ của HS, ĐG theo hướng phát triển năng lực, ĐG theo đúng quan điểm của xu hướng hiện đại “ĐG như là việc học và ĐG vì việc học”.

KẾT LUẬN

ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã thực sự đi vào thực tiễn. Nhận thức của GV, CBQL về đổi mới GD được nâng cao, thể hiện thành hành động cụ thể, thiết thực. Phương thức ĐG chuyển đổi theo xu hướng hiện đại (chú trọng ĐG quá trình; ĐG thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình DH; ĐG vì sự tiến bộ của HS; ĐG theo quan điểm “ĐG vì học, ĐG là học”). Hoạt động ĐG được triển khai đúng với mục tiêu: ĐG là để điều chỉnh quá trình DH cho phù hợp, hiệu quả; đảm bảo hài hòa, đồng bộ với DH về mục tiêu, nội dung, phương pháp. Bên cạnh một số thành công bước đầu như trên, ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận chưa được triển khai một cách triệt để theo quan điểm, chủ trương đổi mới GD của nước ta, vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp đề xuất sẽ góp phần cải thiện những hạn chế, bất cập trong ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực, thúc đẩy hiệu quả, chất lượng của hoạt động này tại các trường THCS trên địa bàn thành phố.

Vì điều kiện thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu không rộng, nên tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận, kết hợp nghiên cứu, đánh giá thực trạng ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện ở phạm vi lớn hơn, bao quát nhiều cấp học trong toàn thành phố, toàn tỉnh để cho kết quả phổ quát hơn trong việc ĐG thực trạng ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực, để tìm ra giải pháp phù hợp, khả thi nhằm cải thiện thực trạng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của cả nước nói chung, địa phương Ninh Thuận nói riêng./.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GD: Giáo dục

DH: Dạy học

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

ĐG: Đánh giá

KQHT: Kết quả học tập

THCS: Trung học cơ sở

HS: Học sinh

CMHS Cha mẹ học sinh

GV: Giáo viên

CBQL: Cán bộ quản lý

CNTT Công nghệ thông tin

ĐTB: Điểm trung bình

ĐLC: Độ lệch chuẩn

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực; kết hợp nghiên cứu, đánh giá thực trạng ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong ĐG KQHT của HS theo hướng phát triển năng lực tại các trường THCS trực thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

References

  1. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học ở trường THCS: Đánh giá phát triển năng lực theo hướng tiếp cận PISA. Tạp chí Dạy và Học ngày nay. Trường Đại học Quảng Ninh, 2021. tr.26-29. . ;:. Google Scholar
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, 2013. . ;:. Google Scholar
  3. Trần Khánh Đức. Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2017. tr.2-5. . ;:. Google Scholar
  4. Nguyễn Lộc, Mạc Văn Trang & Nguyễn Công Giáp. Quản lý giáo dục: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2009. . ;:. Google Scholar
  5. Trần Thị Tuyết Oanh. Đánh giá kết quả học tập. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010. . ;:. Google Scholar
  6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học, 2014. . ;:. Google Scholar
  7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, 2017. . ;:. Google Scholar
  8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, 2018. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 3 (2023)
Page No.: 2063-2068
Published: Sep 30, 2023
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i3.835

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Binh, N. (2023). The reality of assessing students’ learning outcomes in the direction of capacity development at public secondary schools in Phan Rang - Thap Cham city, Ninh Thuan province. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 7(3), 2063-2068. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i3.835

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 430 times
PDF   = 245 times
XML   = 0 times
Total   = 245 times