VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Commentaries

HTML

334

Total

154

Share

Agricultural tourism activities in the Mekong Delta from the perspectives of domestic tourists






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The article aims to learn about agritourism activities from the perspectives of domestic tourists, thereby discussing this issue from the perspectives of the tourism studies (combining other specialized sciences) and from the practical requirements of the rural development today (tourism activities, new rural construction policies, and etc.) in Vietnam in general and in the Mekong Delta in particular. The agritourism is currently being deployed quite popularly in the Mekong Delta, using the materials from the rural and agricultural life of farmers to bring experiences to tourists. The objective of the article is to learn about the agritourism from the domestic tourists’ perspectives. The survey data set includes 650 questionnaires collected by the norm sampling method (quota sample) and processed by the descriptive statistical method with tourists at agricultural tourist destinations in 13 provinces and cities in the Mekong Delta, conducted in 2020. The research results have shown that tourists were highly satisfied with the agritourism activities of the Mekong Delta. Tourists usually took short tours (1-2 days) and most of them were from neighboring provinces/regions (provinces in the Mekong Delta and the Southeast region of Vietnam). Besides, the study results have also found that the village sightseeing activities, learning about the rural life, and enjoying the local food were the most interested and responded by tourists. In addition, in order to further improve the agritourism quality and tourists’ satisfaction, the research results highlight the points that need to be paid more attention in terms of aspects, including developing tourism programs and agritourism routes combined with visiting beautiful landscapes and cultural and historical relics of the locality, building agricultural accommodation, and establishing local tour guide clubs as well as raising farmers’ awareness and training skills to them on providing agricultural tourism products and services.

DU LỊCH NÔNG NGHIỆP

Du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một khái niệm phổ biến toàn cầu. Có nhiều thuật ngữ tiếng Anh tương đương với nội hàm du lịch nông nghiệp bao gồm “agritourism”, “agricultural tourism,” “agri-tainment,” “farm recreation,” “entertainment agriculture”, … 1 .

Theo Hilchey D. (1993), du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch do người chủ hoặc người điều hành nông trại triển khai kinh doanh nhằm mục đích nâng cao kiến thức và thời gian giải trí đối với công chúng, quảng bá các sản phẩm của nông trại và từ đó tăng thêm thu nhập cho nông trại 2 .

Christine T. (2010) đề cập du lịch nông nghiệp là một thuật ngữ chỉ hoạt động tham quan trang trại hoặc các quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp với mục đích nhận thức, sở thích, giáo dục hoặc nghỉ dưỡng 3 . Lobo R. (1999) thì quan niệm du lịch nông nghiệp là khái niệm chỉ hoạt động đến tham quan một nông trại hoặc bất kỳ một cơ sở nào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mục đích thư giãn giải trí, nâng cao nhận thức, có thể chủ động tham gia vào hoạt động của nông trại hoặc cơ sở đó 4 .

Từ đó có thể hình dung du lịch nông nghiệp là hình thức mang lại lợi ích kép của hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch. Du lịch là cách thức gia tăng giá trị cho các trang trại sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên của loại hình du lịch này là tất cả những gì phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ tư liệu sản xuất, đất đai, con người, quy trình sản xuất, phương thức tập quán kỹ thuật canh tác và sản phẩm làm ra… cho đến những yếu tố tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp như khí hậu, thời tiết… đều là cơ sở tài nguyên cho du lịch nông nghiệp.

Tại Việt Nam, vào ngày 30/3/2018, Tổng cục Du lịch và báo Nông thôn Ngày nay phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”, các đại biểu tham dự có nhiều ý kiến về nội hàm của du lịch nông nghiệp. Tựu trung nội dung chính liên quan đến nội hàm du lịch nông nghiệp được hiểu như sau: (1) kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút khách du lịch đến tham quan các hoạt động liên quan đến nông nghiệp; (2) mục đích tăng thu nhập cho nông dân; (3) tạo cho khách du lịch cơ hội giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông; (4) điểm đặc biệt của du lịch nông nghiệp chính là sự kết hợp giữa các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn. Việc phát triển du lịch nông nghiệp góp phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể cũng như các ngành nghề truyền thống.

Liên quan đến các tiêu chí đánh giá hoạt động du lịch nông nghiệp dưới góc nhìn khách du lịch nghiên cứu của Malkanthi và Routray (2012) phân tích về sự hài lòng của du khách trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp và tác động của nó đối với nông dân làm du lịch nông nghiệp ở Sri Lanka, 21 thuộc tính tiếp cận 5 khía cạnh khác nhau của du lịch nông nghiệp được đưa ra khảo sát. Cụ thể, các khía cạnh khảo sát là đặc điểm của điểm đến, các dịch vụ và tiện ích, số lượng nhân viên, cảnh quan môi trường xung quanh và giá cả liên quan đến du lịch nông nghiệp. Malkanthi và Routray (2012) thực hiện khảo sát nghiên cứu vào năm 2009 và 2010, về “Sự hài lòng của khách du lịch trong du lịch nông nghiệp và ý nghĩa của nó đối với nông dân du lịch nông nghiệp ở Sri Lanka” (Visitor satisfaction in agritourism and its implications for agritourism farmers in Sri Lanka), tổng số mẫu khảo sát bao gồm 204 khách du lịch, đánh giá theo thang đo từ 1 (rất tệ) đến 5 (rất tốt). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cần cải tiến các chương trình giáo dục, các hoạt động giải trí phù hợp, khả năng bán hàng trực tiếp cho du khách, điều kiện đường đi (cơ sở hạ tầng) đến điểm đến nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách 5 . Nghiên cứu của Fanelli và Romagnoli (2020) về “Sự hài lòng của khách hàng với các cơ sở trang trại và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy tài nguyên du lịch nông nghiệp ở các đô thị của Ý” (Customer satisfaction with farmhouse facilities and its implications for the promotion of agritourism resources in Italian municipalities), khi khảo sát 10.864 du khách đã phát hiện ra rằng yếu tố cảnh quan tự nhiên và yếu tố văn hóa xung quanh điểm du lịch nông nghiệp là các yếu tố đem lại sự hài lòng cao nhất của du khách về du lịch nông nghiệp tại Ý 6 . Một nghiên cứu tại Mỹ của Rozier Rich và các cộng sự (2016) về thực trạng du lịch nông nghiệp chỉ ra rằng đối tượng du khách du lịch nông nghiệp chính yếu là những du khách đến từ cùng bang/quận (same state/county) và các quận lân cận của điểm đến du lịch nông nghiệp, với khoảng cách di chuyển từ 22-129 miles (khoảng 35km – 208km), độ tuổi trung bình khoảng 40 tuổi và nhóm du khách nhỏ từ 2-4 thành viên chiếm đa số 7 .

Trong nghiên cứu này, với sự tham khảo một số công trình trên thế giới, cùng với thực tiễn du lịch nông nghiệp tại vùng ĐBSCL, bài viết đưa ra một số tiêu chí để khảo sát đánh giá của du khách, cụ thể: các yếu tố về nhân khẩu của khách du lịch, các dịch vụ và tiện ích cung cấp, hoạt động giải trí trải nghiệm tại điểm đến du lịch nông nghiệp,…

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện sảo sát 650 khách du lịch tại các tỉnh thành ĐBSCL về việc tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp theo phương pháp chọn mẫu định mức (mẫu quota). Kết quả khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả. Cụ thể, đối tượng là khách du lịch đã và đang tham dự vào các hoạt động du lịch nông nghiệp tại các địa phương. Thời gian khảo sát diễn ra trong năm 2020. Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường đánh giá của khách du lịch về các vấn đề của hoạt động du lịch nông nghiệp về dịch vụ cung cấp cũng như các khuyến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào kết quả phân tích, sự phân bổ số lượng mẫu khảo sát ở mỗi tỉnh được mô tả tại Figure 1 .

Figure 1 . Sự phân bố mẫu khảo sát khách du lịch tại các tỉnh ĐBSCL (%)

Với kết quả được trình bày trong Figure 1 ở dưới đây, các mẫu khảo sát được phân bố tương đối đều tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy tỉ lệ giới tính của khách du lịch được chia ra khá đồng đều, nam có tỉ lệ cao hơn một ít (53,5%), còn nữ là 46,5%.

Kết quả phân tích cho thấy những người tham gia du lịch nông nghiệp phần lớn là những người trẻ từ 20-40 tuổi (chiếm 68%), 15% là từ 41-50 tuổi, 12% lớn hơn 50 tuổi, chỉ 5% còn lại là nhỏ hơn 20 tuổi ( Figure 2 ).

Figure 2 . Tuổi của khách du lịch tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL (%)

Bên cạnh đó, kết quả cho thấy lượng khách xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tỉnh thành (24,8%), (tương đương 161 trên tổng số 650 người) ( Figure 3 ).

Figure 3 . Khách du lịch đến từ các vùng miền (%)

Dữ liệu từ Figure 4 cho thấy 43% khách du lịch tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL theo hình thức mua chương trình du lịch từ các công ty lữ hành; 57% do cá nhân và tập thể tự tổ chức. Ngoài ra, thời gian lưu trú tại các điểm du lịch nông nghiệp khoảng từ 1-2 ngày chiếm đa số (73%), trên 2 ngày chiếm 16% và dưới 1 ngày chiếm 11% ( Figure 5 ).

Figure 4 . Hình thức tham gia chuyến đi (%)

Figure 5 . Thời gian lưu trú tại điểm du lịch nông nghiệp (%)

Điểm tham quan

Theo kết quả phân tích từ Table 1 ở dưới đây, các mục về điểm tham quan trung bình đều được khách du lịch đánh giá tốt. Trong đó có thể thấy hoạt động sản xuất, đời sống người nông dân được khách du lịch hài lòng nhất (trung bình 4,18). Cảnh đẹp tự nhiên, cảnh quan nông nghiệp và hân viên phục vụ tại điểm tham quan cũng được đánh giá cao (trung bình đánh giá 4,17).

Table 1 Đánh giá của khách du lịch tại các điểm tham quan du lịch nông nghiệp

Dịch vụ lưu trú

Table 2 đưa ra đánh giá của khách du lịch về dịch vụ tại điểm đến, theo đó, dịch vụ lưu trú nhìn chung đều được đánh giá tốt. Tuy nhiên, yếu tố tiện nghi của nơi lưu trú có điểm đánh giá thấp hơn các mục khác, có thể xem xét cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Table 2 Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ tại điểm du lịch nông nghiệp

Dịch vụ ăn uống

Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ ăn uống tại Table 3 cho thấy nét đặc trưng của các món ăn, thức uống là cao nhất, có thể thấy món ăn ở địa phương rất được yêu thích. Đồng thời các món ăn, thức uống cũng có sự đa dạng cao, chất lượng phục vụ của nhân viên tốt. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng nên cải thiện vấn đề sự đa dạng các món ăn, thức uống, vệ sinh thực phẩm và giá cả ăn uống để có những đánh giá cao hơn.

Table 3 Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ ăn uống tại các điểm du lịch nông nghiệp

Hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp

Table 4 dưới đây cho thấy tất cả các hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp trung bình khách du lịch đều hài lòng. Trong đó có những hoạt động được nhiều người yêu thích như ngắm cảnh làng quê (trung bình 4,34), tìm hiểu đời sống nông thôn (trung bình 4,25) và thưởng thức món ăn (trung bình 4,21).

Table 4 Đánh giá của khách du lịch về các hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp

Các dịch vụ khác

Về đánh giá các dịch vụ khác, đa số điều được đánh giá là hài lòng. Cụ thể, có thể thấy an ninh trật tự tại điểm du lịch được kiểm soát tốt, có điểm trung bình là cao nhất (4,17). Tuy nhiên, sự đa dạng các dịch vụ giải trí khác và chất lượng của đường giao thông cần được cải thiện nhiều hơn, đánh giá trung bình của hai mục này vẫn chưa đạt 4 ( Table 5 ).

Table 5 Đánh giá của khách du lịch về các dịch vụ khác tại các điểm du lịch nông nghiệp

THẢO LUẬN

Hoạt động du lịch nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL thu hút cả hai đối tượng nam và nữ cùng tham gia. Đối tượng nam có phần cao hơn một chút có thể lý giải do đặc tính loại hình du lịch mới, tính khám phá và không khuôn mẫu nên khách du lịch nam sẽ có phần ưa chuộng hơn, phù hợp với sở thích, tính cách. Tuy vậy, sự khác biệt không quá cao.

Khách du lịch trong độ tuổi từ 20 đến 40 chiếm tỷ lệ 68%. Nghiên cứu này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Rozier Rich và các cộng sự (2016) khi độ tuổi trung bình du lịch nông nghiệp tại Mỹ là khoảng 40.

Hoạt động du lịch nông nghiệp vùng ĐBSCL thu hút đối tượng khách khu vực miền Nam là chính yếu. Do tính chất đi ngắn ngày, trong ngày về nên khách du lịch sống ở các tỉnh lân cận sẽ dễ dàng tham gia chuyến trải nghiệm hơn.

Hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp thu hút đối tượng là nhóm khách/ tập thể nhiều người hơn là một cá nhân tự chiêm nghiệm. Tính tập thể được khai thác tốt đối với các hoạt động trải nghiệm, cùng nhau làm, cùng nhau vui, cùng nhau tương tác trong mỗi hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp sẽ đem lại hứng thú hơn cho khách du lịch.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian lưu trú chiếm đa số là từ 1-2 ngày đối với hoạt động du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL. Cụ thể, khách du lịch sẽ có một đêm trải nghiệm, tìm hiểu hoạt động du lịch nông nghiệp và hoàn tất hành trình vào ngày hôm sau. Nếu khoảng thời gian ít hơn 1 ngày thì sẽ là quá ngắn, khách du lịch không đủ thời gian tìm hiểu, hay nhiều ngày hơn có thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, không còn cảm thấy hứng thú như ngày đầu tiên.

Trong các hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp, kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự tương đồng với nghiên cứu của Fanelli và Romagnoli (2020). Cụ thể, yếu tố cảnh quan tự nhiên là một trong những yếu tố đem lại sự yêu thích đánh giá cao của khách du lịch. Ngoài ra, nếu Fanelli và Romagnoli (2020) nhận định yếu tố văn hóa xung quanh cũng là một trong những yếu tố đem lại sự hài lòng của khách du lịch, thì đối với nghiên cứu này, các yếu tố về trải nghiệm cùng với nhân viên phục vụ tại điểm tham quan, tham quan hoạt động sản xuất, đời sống người nông dân đem lại sự đánh giá cao cho du khách du lịch.

Về dịch vụ ăn uống, khách du lịch đánh giá nét đặc trưng của các món ăn, thức uống là cao nhất, có thể thấy món ăn ở địa phương rất được yêu thích. Đồng thời các món ăn, thức uống cũng có sự đa dạng cao, chất lượng phục vụ của nhân viên tốt. Kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với những nghiên cứu trước đây, cho thấy thực phẩm và thức uống đặc sản địa phương là một yếu tố quan trọng đối với khách du lịch, và thực phẩm địa phương đóng vai trò quan trọng, giúp phát triển du lịch bền vững địa phương, gia tăng sự cạnh tranh về điểm đến trong du lịch 8 , 9 .

KẾT LUẬN

Hoạt động du lịch nông nghiệp hiện nay tại một số địa phương vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế vẫn chưa cao. Theo chỉ đạo định hướng của Chính phủ trong chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn, việc phát triển du lịch nông nghiệp/nông thôn là một trong những tiêu chí để xây dựng phát triển nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Bài tham luận với mục tiêu tìm hiểu hoạt động du lịch nông nghiệp dưới góc nhìn của du khách nội địa phần nào góp phần định hình rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động du lịch nông nghiệp trong bối cảnh cần nâng cao nhận thức về phát triển du lịch nông nghiệp hiện nay. Bài viết góp phần đưa đến góc nhìn về hoạt động du lịch nông nghiệp từ góc nhìn Du lịch học (kết hợp các khoa học chuyên ngành khác) và từ yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển nông thôn hiện nay (hoạt động du lịch, chủ trương xây dựng Nông thôn mới...) tại Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng.

Cụ thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra 650 bảng hỏi dành cho đối tượng là khách du lịch đã trải nghiệm hoạt động du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL đang là một loại hình thu hút thị hiếu khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch ở miền Nam. Khách du lịch khá hài lòng với các dịch vụ trải nghiệm du lịch nông nghiệp cung cấp hiện tại.

Nhằm nâng cao hơn chất lượng trải nghiệm và tăng sự hài lòng của khách du lịch, một số khuyến nghị được đưa ra, cụ thể như: (1) xây dựng chương trình du lịch nông nghiệp kết hợp với tham quan các cảnh đẹp tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử của địa phương; (2) phát triển các cơ sở lưu trú đậm chất nông nghiệp; (3) thành lập các câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch địa phương; và (4) nâng cao nhận thức và tập huấn kỹ năng cho người nông dân về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch nông nghiệp.

Mặc dù đã giải quyết được mục tiêu về tìm hiểu hoạt động du lịch nông nghiệp từ góc nhìn khách du lịch nội địa, nghiên cứu vẫn còn nhiều giới hạn do số lượng mẫu khảo sát chưa đủ rộng và thời gian nghiên cứu chưa trải dài. Vì vậy, để có thể thấu hiểu được sự đánh giá của khách du lịch tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL một cách toàn diện, cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu và rộng hơn.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này kế thừa bộ dữ liệu khảo sát từ đề tài cấp nhà nước KX (Ngô Thị Phương Lan, 2021) 10 .

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học mã số C2021-18b-06.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bài viết không có xung đột lợi ích

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Cả ba tác giả đều tham gia vào quá trình hình thành bài viết: phác thảo ý tưởng, khảo sát thực địa, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và hoàn thiện bài viết.

References

  1. Schilling BJ, Sullivan KP, Komar SJ. Examining the economic benefits of agritourism: the case of New Jersey. J Agric Food Syst Community Dev. 2012;3(1):199-214. . ;:. Google Scholar
  2. Hilchey D. Agritourism in New York State: opportunities and challenges in farm-based recreation and hospitality. Cornell University; 1993. . ;:. Google Scholar
  3. Christine T. Importance of Agritourism for agripreneur goal accomplishment [thesis] of Faculty of the Graduate School University of Missouri,. p. 5-20; 2010. . ;:. Google Scholar
  4. Lobo RE, Goldman GE, Jolly DA, Wallace BD, Schrader WL, Parker SA. Agritourism benefits agriculture in San Diego County. Calif Agric. 1999;53(6):20-4. . ;:. Google Scholar
  5. Malkanthi SHP, Routray JK. Visitor satisfaction in agritourism and its implications for agritourism farmers in Sri Lanka. Int J Agric Manag. 2012;2(1):(1029-2016-82261). . ;:. Google Scholar
  6. Fanelli RM, Romagnoli L. Customer satisfaction with farmhouse facilities and its implications for the promotion of agritourism resources in Italian municipalities. Sustainability. 2020;12(5):1749. . ;:. Google Scholar
  7. Rozier Rich S, Standish K, Tomas S, Barbieri C, Ainely S. The current state of agritourism research in the United States. International Conference on Travel And Tourism Research Association: Advancing Tourism Research Globally 2010. University of Massachusetts - Amherst; 2016. . ;:. Google Scholar
  8. Hashimoto A, Telfer DJ. Selling Canadian culinary tourism: branding the global and the regional product. Tourism Geogr. 2006;8(1):31-55. . ;:. Google Scholar
  9. Clark G, Chabrel M. Measuring integrated rural tourism. Tourism Geogr. 2007;9(4):371-86. . ;:. Google Scholar
  10. Ngô TPL. Đề tài cấp nhà nước "Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới" (Mã số: KX.01.52/16-20). Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. . 2021;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 4 (2022)
Page No.: 1796-1803
Published: Feb 28, 2023
Section: Commentaries
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v6i4.778

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Chau, H. N. M., Tien, T. A., & Vu, T. (2023). Agricultural tourism activities in the Mekong Delta from the perspectives of domestic tourists. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 6(4), 1796-1803. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v6i4.778

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 334 times
PDF   = 154 times
XML   = 0 times
Total   = 154 times