VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Commentaries

HTML

594

Total

745

Share

Expressions of indirect refusal in Vietnamese (compared with Russian)






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

In Pragmatics, verbal behavior is a behavior that is most interested by many linguists. One of the behaviors is the act of rejection, the universal behavior of all languages. In intercultural conversations, the act of rejection is a very important behavior. Politeness in communication is a general principle in the social interaction of each culture. It is not easy to be polite when performing the acts of refusing without losing the other person's face. Refusal is a common act in communication, especially in intercultural communication. In the case that the proposed invitations, suggestions or requests, etc. are not suitable to receive, refusal in a proper manner is needed. Moreover, choosing the form of indirect refusal is an effective way of responding. They both express the declination of requests and the face saving for the listener. Based on literary works either published or uploaded onto the internet, this study focuses on formulas expressing indirect refusals in Vietnamese (compared with Russian). Thereby, contributing to the efficiency enhancement of the learning of this speech act used for both Vietnamese learners of the Russian language and Russian-speaking learners of the Vietnamese language.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hội thoại hằng ngày, đôi lúc chúng ta phải đối mặt với những lời rủ rê, mời mọc, lời khuyên chân thành, lời khen... từ người đối thoại. Khi không thể đồng ý, người từ chối (TC) phải thật sự khéo léo để biểu thị ý nghĩ của bản thân không muốn tiếp nhận nhưng vẫn duy trì phép lịch sự trong giao tiếp, tránh tổn hại đến tình cảm người nghe. Do đó, TC theo phương thức gián tiếp là lựa chọn tối ưu thay vì trả lời “không” một cách trực tiếp. Lời TC nói ra đã khó mà còn thể hiện nó trong công tác ngoại giao hay đối với người học ngoại ngữ lại càng khó hơn.

Tiếng Nga du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ trước và đã ghi dấu ấn sâu đậm trong nhiều lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, văn hóa, kinh tế... Hiện nay, thời thịnh vượng của tiếng Nga tuy không còn như xưa nhưng tiếng Nga vẫn có tầm ảnh hưởng đến một số mặt của đời sống xã hội tại Việt Nam. Tiếng Nga vẫn có một chỗ đứng riêng cho mình trong số các ngoại ngữ được ưa chuộng nhiều như tiếng Anh, tiếng Hàn hay Nhật... Thêm nữa, dòng chảy tiếng Nga không ồn ào, mãnh liệt nhưng đất nước – con người Nga xinh đẹp, hiền hòa vẫn làm đắm say người Việt qua bao thế hệ. Những khó khăn chung khi học ngoại ngữ, đặc biệt với ngoại ngữ khó như tiếng Nga để có thể áp dụng vào thực tiễn giao tiếp đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn trong sự so sánh với tiếng Việt. Dựa trên hơn 200 ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Nga dẫn từ các tác phẩm văn học, bài viết này tác giả khảo sát các biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp (HVTC GT) trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga). Tác giả hy vọng, bài nghiên cứu có thể góp phần nâng cao hiệu quả việc học ngoại ngữ cho người Việt học tiếng Nga hoặc người Nga học tiếng Việt khi gặp trường hợp phải đưa ra lời TC. Lời từ chối gián tiếp (TCGT) sẽ tạo ra sự khéo léo, uyển chuyển khi giao tiếp ở môi trường liên văn hóa. Dù ở nền văn hóa nào thì phép lịch sự trong giao tiếp là nguyên tắc nền tảng để duy trì lâu dài mối quan hệ xã hội.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam công trình xuất hiện gần như sớm nhất trong nghiên cứu về lời TC của Nguyễn Phương Chi [ 1 , tr.12-13], năm 2004 tác giả cũng đã nghiên cứu thành công luận án tiến sỹ “Một số đặc điểm văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)”. Trước đó, Nguyễn Thị Hai [ 2 , tr.1-12] nghiên cứu hành động TC trong giao tiếp song thoại đối với các hành động “cầu khiến”, “đòi hỏi”, “van xin”; “khuyên can”; “mời”; “cảm ơn”; “khen”, “chúc tụng” và “hỏi” trong tiếng Việt. Trần Chi Mai 3 với luận án “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)” nghiên cứu về hành vi TC lời cầu khiến ở góc độ cấu trúc – ngữ nghĩa – ngữ dụng. Lưu Quý Khương và Trần Thị Phương Thảo [ 4 , tr.13-21] khảo sát cách lựa chọn ngôn từ và chiến lược giao tiếp của người Anh và người Việt khi TC một đề nghị giúp đỡ với các đối tượng giao tiếp khác nhau trong 3 tình huống cụ thể.

Theo quan sát của tác giả, vấn đề nghiên cứu về hành vi TC khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong mỗi ngôn ngữ cụ thể, hành vi TC được biểu hiện rất khác nhau. Các công trình đi trước đã trở thành nền tảng trong nghiên cứu này của chúng tôi.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp trong hội thoại tiếng Việt (có so với tiếng Nga).

Phạm vi nghiên cứu là các phát ngôn ở lượt lời thứ 2 của hội thoại trong tiếng Việt và tiếng Nga. Tác giả không nghiên cứu các HVTC phi lời nói như xua tay, lắc đầu hay nhún vai.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài viết này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản đang sử dụng phổ biến và có hiệu quả như:

- Phương pháp miêu tả, phân tích: Đề tài tập trung miêu tả, phân tích ngữ liệu để tìm ra các phương thức biểu hiện HVTC GT trong tiếng Việt và tiếng Nga.

- Phương pháp thống kê ngôn ngữ: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các HVTC GT trong tiếng Việt và tiếng Nga.

- Phương pháp đối chiếu: Từ các kết quả đã phân tích và miêu tả thu thập được, tác giả so sánh sơ bộ để tìm ra những tương đồng và khác biệt của hành vi TC giữa tiếng Việt và tiếng Nga trên bình diện ngữ nghĩa.

KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI GIÁN TIẾP VÀ HÀNH VI TỪ CHỐI GIÁN TIẾP

Khái niệm hành vi gián tiếp

Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “ Một hành vi tại lời này nhằm đến một hiệu lực tại lời là một hành vi khác, thì hành vi này được gọi là một hành vi gián tiếp” [ 5 , tr.60].

Theo đó, một hành vi ngôn ngữ gián tiếp có thể được thực hiện nhờ những hành vi tại lời khác nhau:

(1) Anh có nghe thấy con đang khóc không? Hành vi tại lời là một câu hỏi nhưng có hiệu lực tại lời là hành vi yêu cầu, đề nghị được giúp đỡ trông con.

(2) Hành vi chào được thực hiện thông qua hành vi hỏi, khen:

Bác mới đi chợ về đấy ạ?

Nhìn anh dạo này trẻ trung thế!

(3) Hành vi mong muốn có thể được thực hiện thông qua hành vi cảm thán:

Cây son này màu đẹp quá đi! Mong được người nghe mua tặng.

Hành vi từ chối gián tiếp

Từ chối, theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê là một động từ có ý nghĩa “ không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu” [ 6 , tr.1036].

Như vậy từ chối có nghĩa biểu thị sự không chấp nhận, không đồng tình với một đề xuất thay đổi nào đó diễn ra trong quan hệ hội thoại.

Khi đứng trước lời đề nghị, lời khuyên bảo, lời khen... chúng ta khó lòng phục tùng thì bắt buộc phải thể hiện sự khước từ. Thay vì hồi đáp hiển ngôn “Không”; “Tôi không muốn”; “Tôi không thích” dễ làm tổn hại thể diện người đối thoại, HVTC GT là hành vi ngôn ngữ biểu hiện không tường minh ý định TC của người nói. Lúc này, người nói cố tình vi phạm các quy tắc hội thoại của Orecchioni, sự vi phạm các quy tắc này nhằm mục đích biểu đạt ý từ chối trong trường hợp không tiện nói trực tiếp. Lời TC được bày tỏ một cách khéo léo, tế nhị, đồng thời giảm bớt sự hụt hẫng cũng như gia tăng thái độ thông cảm ở người tiếp nhận. Người nghe gián tiếp nhận ra ý định TC của người nói dựa vào ngữ cảnh, vào vốn hiểu biết và kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân. Ví dụ:

(4) - Mình ngồi xuống đây tôi hỏi cái này.

- Thì hẵng ra ăn kẻo canh nguội hết. Bữa nay canh cải nấu giò ngon lắm. [ 7 , tr.106]

Ở lượt đáp lời, người nói thể hiện hành vi TC của mình bằng cách trì hoãn lời đề nghị. Cố ý đẩy lùi thời điểm thực hiện hành vi tiền vị yêu cầu về phía tương lai xa hơn bằng cách đưa ra một đề nghị khác (ra ăn canh cải nấu giò).

ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG BIỂU HIỆN HÀNH VI TỪ CHỐI GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO VỚI TIẾNG NGA)

Hành vi từ chối biểu hiện bằng việc trình bày lý do từ chối

TC bằng cách đưa ra lý do, dù là lý do khách quan hay chủ quan là lựa chọn ít ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đôi bên tham thoại. Đây là phương tiện biểu hiện hành vi TC được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Việt.

(5) - Nếu không có việc làm ăn, thôi ở đây mà làm gạch. Làm gạch không khá gì mấy song cũng đủ cơm ăn.

- Tôi muốn lắm, ngặt vì thuở nay tôi chưa làm, không biết có làm được hay không. [ 8 , tr.137]

(6) - Ơ kìa hai cụ chủ tịch, chúng con kính chào hai cụ, lại cả mẹ con nhà cái câm! Chúng con vô phép hai cụ, hay là…vào cả đây, vào đây. Đi sớm ra ngõ mà gặp của rơi được là gặp may suốt phiên chợ đấy, các cụ ạ (…). Nào mời cụ, mời hai cụ…Rượu với lòng lợn sáng sớm là ngon chí tử đấy ạ.

- Chúng tôi có công tác … [ 9 , tr.406]

Với người Nga, đưa ra lý do khách quan hay chủ quan với mục đích ngầm ẩn ý TC sao cho dễ được chấp nhận là phương tiện thường xuyên được ưa dùng.

(7) - Дай, хозяин, покурить бедному человеку, - сказал он сквозь

прутья. - Мой табак против твоего не табак, а, можно сказать, отрава.

- Я бы дал , - вполголоса ответил Лонгрен, - но табак у меня в том кармане. Мне, видишь, не хочется будить дочку. [ 10 , tr.49-50]

(- Ông chủ ơi, cho kẻ nghèo hèn này hút với. – Anh ta nói với qua mấy cành lá. -Thuốc lá của tôi mà so với thuốc của ông thì chỉ là cỏ thôi.

- Tôi sẵn sàng cho anh , - Lông-ren nói nhỏ, - nhưng thuốc tôi lại để ở túi bên kia. Mà tôi thì, anh thấy đấy, lại không muốn làm mất giấc ngủ của con bé... )

(8) - Я… я люблю вас! (…)

- Я, Вера Гавриловна, очень благодарен вам, хотя чувствую, что ничем не заслужил такого… с вашей стороны… чувства. Во-вторых, как честный человек, я должен сказать, что… счастье основано на равновесии, то есть когда обе стороны… одинаково любят… [ 11 , tr.65 - 66 ]

(- Tôi... tôi yêu anh! (…)

- Cô Vêrơska ạ, tôi rất biết ơn cô, mặc dầu tôi cảm thấy rằng tôi chẳng có gì tốt đẹp để xứng đáng được... hưởng tình cảm mà cô vừa bày tỏ. Thứ hai là, với tư cách là một người trung thực, tôi phải nói rằng... hạnh phúc được xây dựng trên sự cân bằng, có nghĩa là khi mà cả hai bên...cùng yêu ở mức độ như nhau... )

Trình bày lý do để tỏ ý TC khi không tiện theo hướng hành vi tiền vị tạo được độ thuyết phục cao. Tùy thuộc từng ngữ cảnh mà người nói đưa ra lý do phù hợp, tế nhị, giảm thiểu tối đa việc tổn hại thể diện cho người đối thoại.

Hành vi từ chối biểu hiện bằng việc đưa ra hướng lựa chọn mới

TC bằng việc đề xuất thêm hướng lựa chọn khiến người nghe có thể ngầm nhận biết sự so sánh giữa hai đối tượng, nhận diện rõ ý muốn của chủ thể phát ngôn. Chính việc ngỏ ý cho hướng lựa chọn mới đã tạo thêm luận cứ vững chắc để người nghe hiểu được đáp án từ chối trong lời đáp phía người nói.

(9) - Chú kiếm rổ hay cái gì, bảo tôi lấy cho.

- A! Không, - Tư Mắm giật mình quay lại. - Qua coi nhà còn gì nhậu được nữa không thôi mà. - Rồi hắn cầm chai rượu ra, rủ rỉ nói với dì Tư Béo đang loay hoay cầm khăn lau cốc bên bàn - Nấu nồi cháo cua ăn chơi đi, dì Tư!

- Cháo cua làm gì! Nhà vừa nấu nồi cháo gà cho mấy ông khách. Họ chỉ húp mấy người vài muỗng, vì trước đó đã ních hết rá bún rồi, còn ăn uống gì nữa. Trời, nồi cháo gà nấu đậu xanh, ngọt lắm. Để hâm nóng lại thôi! [ 12 , tr.45-46]

Tuy nhiên, không phải lúc nào TC bằng cách nêu giải pháp khác cũng mang lại hiệu quả tích cực, hài lòng đối tượng. Ví dụ:

(10) - Mày cứ hỏi lôi thôi!

- Em phải hỏi nhiều chứ. Về nhà, anh ấy sợ người già, cứ ngồi tựa cột, hỏi không buồn nói, như bỏ quên cái miệng ở đâu, bây giờ ra đường lại nghịch hơn con ma rúi. Anh ấy ghét ở rể lắm phải không? À này em nghe nói làng sắp xóa lệ con trai không phải đi ở rể?

- Cô về hỏi người già ấy. [ 13 , tr.237]

Câu trả lời ngắn gọn cộng với giọng điệu gắt gỏng của chàng trai khiến lời TC trở thành bất lịch sự, biểu hiện ý định muốn chấm dứt cuộc hội thoại.

Trái ngược với người Việt, người Nga chủ yếu hướng đến thái độ TC mang tính lịch sự nhiều hơn khi kết hợp nhã ý đưa ra hướng lựa chọn mới kèm theo lời giải thích phù hợp. Ví dụ:

(11) - Ну, вот и мостик! - сказал Огнев. - Тут вам поворачивать назад…

Вера остановилась и перевела дух.

- Давайте посидим , - сказала она, садясь на один из столбиков. - Перед отъездом, когда прощаются, обыкновенно все садятся. [ 11 , tr.63]

(- Thôi, cầu đây rồi! - Ôgơnép nói. - Đến đây thì cô trở lại được rồi...

Vêrơska dừng lại, thở vài thật sâu rồi thở ra.

- Ta ngồi xuống đây một lúc đi , - Vêrơska vừa nói vừa ngồi xuống một trụ cầu. - Trước khi ra đi, lúc chia tay, thường thường người ta vẫn ngồi lại với nhau ít phút ).

Hành vi từ chối biểu hiện qua lời hứa hẹn

Hình thức TC bằng một lời hứa là cách thể hiện có tính lịch sự cao. Mang hàm ý trì hoãn việc thực hiện yêu cầu hành vi tiền vị chỉ là nhất thời. Ví dụ:

(12) Phong tỏ ra ngại, nhưng anh không dám để lộ cho Lan biết cái sự ngại ngùng của mình. Chiều nay Lan đã xin Huy, chủ nhật, cho phép Phong được đi chơi. Lan sẽ đưa Phong về nhà cô chơi.

- Để khi nào anh ra viện, Phong nói, chúng mình sẽ đi, như thế thoải mái hơn. [ 14 , tr.70]

Huy từ chối đi chơi cùng Lan vào ngày chủ nhật thông qua lời hứa “để khi nào anh ra viện” . Lời hứa tạo cho cô sự trấn an và tâm lý thoải mái cùng với lý do “đi như thế sẽ thoải mái hơn” .

Hình thức này cũng được lặp đi lặp lại khá nhiều trong hội thoại giao tiếp của người Nga.

(13) - У меня голова заболела, я пойду домой, - сказал он Серпуховскому.

- Ну, так прощай. Даешь carte blanche?

- После поговорим, я найду тебя в Петербурге . [ 10 , tr.496]

(- Tôi bị nhức đầu, tôi phải về nhà thôi, - chàng bảo Xecpukhôpxkôi.

- Thôi được, tạm biệt anh. Anh trao cho tôi toàn quyền chứ?

- Chúng ta sẽ bàn lại chuyện đó sau. Tôi sẽ gặp anh ở Pêtecbua.)

(14) - А, Вронский! Когда же в полк? Мы тебя не можем отпустить без пира. Ты самый коренной наш, - сказал полковой командир.

- Не успею, очень жалко, до другого раза , - сказал Вронский и побежал вверх по лестнице в ложу брата.

( - A! Vrônxki! Bao giờ thì anh tới trung đoàn? Chúng tôi chưa chiêu đãi tiễn biệt thì chưa để anh đi đâu. Bây giờ anh là khách của chúng tôi rồi đấy, - đại tá nói.

- Rất tiếc tôi không có thời giờ, xin để đến lần khác, - Vrônxki nói và chạy lên cầu thang dẫn tới khoang ghế "lô" của ông anh.) [ 10 , tr.831]

Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách lảng tránh

Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách lảng tránh

Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách lảng tránh

Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách đưa ra lời đe dọa, ngăn cấm

Hình thức TC bằng việc đưa ra lời đe dọa, ngăn cấm thường đi kèm các kết cấu quán ngữ tình thái trước phát ngôn như: nói thật nhé, nói cho mà biết, nói trước cho mà biết, báo trước cho biết... những cụm từ này tác động bổ trợ vào mệnh đề phía sau, vào ý nghĩa của chỉnh thể cả câu. Vì vậy, nó khiến người nghe hình thành nên tâm lý lo sợ, hình dung ra một viễn cảnh xấu ở tương lai nên cần phải chấm dứt ngay mong muốn của mình. Ví dụ:

(23) - Chao ôi, cho em ngắm chị chút nào! Bữa nay trông chị trẻ và đẹp quá đi!

Huy hết sức xấu hổ quắc mắt đe:

- Im ngay cái mồm. Tao cắt lưỡi đi bây giờ! [ 14 , tr.59]

(24) - À cô chê con tôi chắc?

- Dạ, cháu không dám, là cái số cháu thế, thì dám xin đưa gửi lại ông bà số tiền giầu rượu trạm ngõ hôm qua.

Lụa chìa ba đồng bạc ra.

Nhưng ông phó An xua tay:

- Này, tôi bảo thật . Cô về ngay đi. Tôi không nói câu chuyện này với trẻ con. Đã có ông hương bà hương bên ấy. [ 13 , tr.20]

Tương tự như tiếng Việt, HVTC GT bằng cách đe dọa ( угроза ) trong tiếng Nga được đưa ra khi người nói muốn thông báo trước về khả năng sẽ thực hiện hành vi tồi tệ đối với người nghe nếu người nghe vẫn tiếp tục với đề nghị của mình.

(25) - Мне угодно только одно - предостеречь вас, Михаил Саввич. Вы - человек молодой, у вас впереди будущее, надо вести себя очень, очень осторожно, вы же так манкируете, ох, как манкируете! (…) О том, что вы и ваша сестрица катаетесь на велосипеде, узнает директор, потом дойдёт до попечителя… Что же хорошего?

- Что я и сестра катаемся на велосипеде, никому нет до этого дела! - сказал Коваленко и побагровел. - А кто будет вмешиваться в мои домашние и семейные дела, того я пошлю к чертям собачьим . [ 20 , tr.260]

(- Tôi chỉ muốn mỗi một điều là nhắc bảo anh. Anh còn trẻ, tương lai anh còn ở phía trước, anh cần phải xử sự rất, rất thận trọng, thế mà anh đã buông thả, ô, anh buông thả mình quá chừng! (…) Chuyện anh và chị anh đi xe đạp mà đến tai ông hiệu trưởng, rồi đến tai ông thanh tra... Lúc ấy thì còn ra cái thể thống gì nữa không?

- Việc ta và chị ta đi xe đạp chẳng liên quan gì đến ai cả! - Kôvalenkô nói, mặt đỏ gay. - Con nào thằng nào thò mũi vào chuyện riêng của nhà ta, ta cho chầu diêm vương tất! )

Hình thức TC này dễ gây tính chất xấu cho cuộc hội thoại và ảnh hưởng thể diện, tâm lý phía người nghe.

Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách ra điều kiện

(26) - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy . [ 21 , tr.37]

(27) - (...) tôi xem bói, mấy ông thầy cúng bảo tôi sát vợ. Có lấy tôi, nhỡ cô chết thì…?

- Cho chết! Xin cho ngày rằng chết tôi cũng bằng lòng.

- Cô đã vậy nhưng còn bà cụ. Giá bà cụ được đôi, ba người con thì mình còn dám nghĩ liều. Nhưng bà cụ chỉ được có một mình cô. [ 22 , tr.51]

Điều kiện nêu ở ví dụ (25) thể hiện thái độ tích cực từ người nói, sẵn sàng thực hiện lời yêu cầu khi và chỉ khi người đối thoại chấp nhận điều kiện đặt ra trước. Ở ví dụ sau (26) điều kiện được nêu ra chỉ có nghĩa như lý do cho sự TC.

Hình thức TC bằng cách nêu điều kiện trong tiếng Nga đơn thuần là cách để lời TC êm tai hơn vì điều kiện không thể thực hiện. Ví dụ:

(28) - Мама, можно мне заговорить с нею? - сказала Кити, следившая за своим незнакомым другом и заметившая, что она подходит к ключу и они могут сойтись у него.

- Да, если тебе так хочется, я узнаю прежде о ней и сама подойду, - отвечала мать. - Что ты в ней нашла особенного? Компаньонка, должно быть. Если хочешь, я познакомлюсь с мадам Шталь. Я знала ее belle-soeur 1, -прибавила княгиня, гордо поднимая голову. [ 15 , tr.361]

( - Mẹ ơi, con nói chuyện với cô ấy được không? - Kitty hỏi và nhìn cô bạn chưa quen đó, thấy cô ta đã tới gần suối nước và hai người có thể gặp nhau ở đấy.

- Con đã thích nói chuyện với cô ấy như thế thì cũng được, để mẹ hỏi thêm về cô ta và mẹ sẽ đích thân đến gặp cô ta , - bà mẹ đáp. - Con thấy cô ấy có gì đặc biệt? Chắc cô ta là một tuỳ nữ. Nếu con muốn thì mẹ sẽ làm quen với bà Stan. Trước kia, mẹ có quen chị dâu bà ta, - phu nhân nói thêm và ngẩng cao đầu kiêu hãnh).

Hành vi từ chối biểu hiện bằng việc thương lượng lợi ích qua lại

(29) (Bính chưa chồng mà đẻ con, lo sợ làng xóm biết được thì không còn mặt mũi nào nên bố mẹ Bính bàn tính việc bán thằng bé cho vợ chồng nhà Phó Lý).

Phó Lý mỉm cười vuốt râu, hất hàm hỏi bố Bính:

- Vậy tôi giúp ông bà mười đồng ông bà bằng lòng chứ?

Mẹ Bính vội nhăn mặt

- Thằng bé kháu khỉnh lắm, mặt mày sáng sủa, chân tay bụ bẫm, xin trả cho hai mươi đồng để nhà cháu lo lót với mấy cụ trong làng.

Bố Bính gãi tai tiếp lời:

- Thật vợ chồng cháu cảm ơn ông bà phó lắm chứ không dám nài xin hơn thiệt gì đâu. (…)

- Thôi tôi giúp thêm nhà ông bà ba đồng nữa là mười ba đồng có thuận thì mai bế thằng bé sang nhà tôi mà nhận tiền. [ 7 , tr.22]

Khi người nói chưa hài lòng với lời đề xuất nào đó từ phía người nghe thì hình thức thương lượng xuất hiện, thương lượng để đem lại lợi ích về phần mình. Chúng ta cũng gặp kiểu TC thông qua việc thương lượng này trong tiếng Nga.

(30) - Что вам угодно?

- Я имею дело до адвоката.

- Адвокат занят , - строго отвечал помощник, указывая пером на дожидавшихся, и продолжал писать.

- Не может ли он найти время? - сказал Алексей Александрович.

- У него нет свободного времени, он всегда занят. Извольте подождать .

- Так не потрудитесь ли подать мою карточку , - достойно сказал Алексей Александрович, видя необходимость открыть свое инкогнито. [ 15 , tr.571]

(- Ngài cần gì?

- Nói chuyện với luật sư.

- Ông ấy đang bận , - viên thư ký trả lời cộc lốc, lấy bút chỉ vào đám người ngồi đợi, và tiếp tục viết.

- Ông ấy không thể dành một lát để tiếp tôi sao? - Alêcxây Alêcxanđrôvich nói.

- Ông ấy không có lấy một phút rảnh rỗi , lúc nào cũng bận. Xin ngài chịu khó ngồi đợi.

- Ông làm ơn chuyển giúp cái thiếp của tôi cho ông ấy , - Alêcxây Alêcxanđrôvich đành lộ tên thật của mình.)

Chủ thể các phát ngôn liên tục đưa ra nhiều hình thức để thương lượng, từ trì hoãn đến viện lý do, thậm chí nài nỉ để đạt được quyền lợi cho chính mình.

Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách đưa ra lời tự vệ cho bản thân

Khi bắt gặp hành vi tiền đề có tính chất ảnh hưởng/tác động mạnh mẽ đến bản thân, người nói sẽ TC bằng hình thức đưa ra lời tự vệ.

(31) - Thu Vân thưa: “Bẩm ông, mẹ con của con đây tình nguyện làm tôi tớ, mà ông quảng đại, ông muốn đãi như con cháu, có lý nào con không chịu. Bẩm ông, hồi nãy ông nói ông còn hai đứa cháu nội gái lạc mất, vậy ông không kiếm coi?”

- Việc riêng của ông, cháu chẳng nên hỏi. [ 8 , tr.194]

(32) - Ông Hội đồng chau mày ủ mặt, ngồi lặng thinh một hồi lâu rồi nói: “Hai mẹ con ngủ dưới nhà bếp, ban đêm có việc cần dùng khó kêu lắm. Thôi, để phòng đó cho hai vợ chồng thằng Pho nó ngủ. Để mai biểu bầy trẻ khiêng bộ ván gõ nhỏ trên lầu xuống rồi lót phía trong, dựa bên thang lầu, chỗ bước ra cửa sau đó, đặng ban đêm hai mẹ con giăng mùng ở đó mà ngủ với nhau.”

- Thu Vân nghe ông dạy như vậy liền đáp: “Bẩm ông, ông thương mẹ con của con ông hậu đãi như vậy, thiệt con cảm đức lắm. Nhưng vì con xét phận con hèn mọn quá, nên con không dám đèo bòng. Vậy xin ông cho phép con nhỏ ở trên nầy mà hầu trà thuốc cho ông, còn phận con thì ông để ở dưới bếp cũng được.” [ 8 , tr.195]

TC biểu hiện qua lời tự vệ được người Nga đưa ra một cách nhẹ nhàng, chủ yếu diễn tả sự việc vượt quá khả năng bản thân người nói nên đành từ chốiTC. Ví dụ:

(33) - Он у вас будет жить, - шептал в зале Иван Иваныч, - ежели вы будете такие добрые, а мы вам будем по десяти рублей в месяц платить. Он у нас мальчик не балованный, тихий…

- Уж не знаю, как вам и сказать, Иван Иваныч ! - плаксиво вздыхала Настасья Петровна.

- Десять рублей деньги хорошие, да ведь чужого-то ребенка брать страшно! Вдруг заболеет, или что… [ 18 , tr.174]

(Trong phòng khách, Ivan Ivanứts nói thì thầm:

- Bà cho nó ở đây. Nếu bà có lòng nhận cho, chúng tôi sẽ xin gửi bà mỗi tháng mười rúp. Cháu nó ngoan mà lành, chứ không phải như hạng con cưng nhà người ta...

- Tôi cũng chẳng còn biết nói với ông thế nào nữa, ông Ivan Ivanứts ạ! – bà Naxtaxia Pêtơrốpna thở dài nói như khóc. – Mười rúp cũng khá to tiền, nhưng nhận nuôi con người khác tôi cũng sợ lắm. Nhỡ nó ốm đau hay có chuyện gì.. .)

(34) Когда Софья засыпала, Варвара прижалась к ней и шепнула на ухо:

- Давай Дюдю и Алёшку изведем! (…)

- Страшно… Бог убьет . [ 23 , tr.228]

(Khi Xôphia đã thiu thiu ngủ, Varvara nằm sát lại bên và ghé miệng sát vào tai thầm thì nói:

- Chị với em cùng giết lão Điuđia và thằng Aliôska đi! (…)

- Sợ lắm em à... Trời đánh chết mất thôi. )

Hành vi từ chối gián tiếp thể hiện bằng cách đẩy trách nhiệm sang người khác

Khi người nói e ngại TC bằng cách tỏ ý “không muốn”, “không biết”, “không thích”...thực hiện theo nội dung đã được yêu cầu, đề nghị thì lựa chọn hình thức đẩy trách nhiệm sang người khác là cách thoái thác khôn khéo.

(35) - Bữa nay các con muốn ăn gì? canh chua cá lóc kho hay là heo, là gà?

- Dạ, mấy má mấy chị cho gì ăn nấy. [ 24 , tr.736]

(36) - Ở Nam Vang có một người đang thiếu nợ bác. Cháu lên Nam Vang, đưa cái lá thư này, rồi mang tiền về. Những ngày cháu đi vắng, bác vẫn trả tiền công cho cháu; đòi được tiền, bác sẽ trả thêm. Trưa mai có tàu cập bến.

- Dạ, để cháu hỏi lại cha cháu. [ 24 , tr.644]

TC bằng cách đẩy trách nhiệm sang người thứ hai vắng mặt cũng được người Nga bày tỏ một cách từ tốn.

(37) - Алексей Александрович! Я знаю вас за истинно великодушного человека, -сказала Бетси, остановившись в маленькой гостиной и особенно крепко пожимая ему еще раз руку. -Я посторонний человек, но я так люблю ее и уважаю вас, что я позволяю себе совет. Примите его. Алексей есть олицетворенная честь, и он уезжает в Ташкент.

- Благодарю вас, княгиня, за ваше участие и советы. Но вопрос о том, может ли, или не может жена принять кого-нибудь, она решит сама. [ 15 , tr.653-654]

(- Alêcxây Alêcxanđrôvich, tôi coi ông là một người rất đại lượng, - Betxy nói, dừng lại trong phòng khách nhỏ và bắt tay ông lần nữa đặc biệt cương quyết. - Tôi... hoàn toàn ở ngoài cuộc, nhưng tôi mến Anna lắm và rất mực trọng ông, nên tôi đánh bạo khuyên ông một lần. Ông hãy tiếp chú ấy, Alêcxây Vrônxki chính là hiện thân của danh dự và chú ấy sắp đi Tasken.

- Thưa quận chúa, tôi xin cảm ơn về mối thiện cảm và lời khuyên của bà. Nhưng tiếp hay không tiếp ai, chỉ có nhà tôi mới có quyền quyết định .)

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu đã phân tích các phương tiện biểu hiện HVTC GT trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) thông qua 9 phương tiện: biểu hiện bằng việc trình bày lý do TC, bằng việc đưa ra hướng lựa chọn mới, biểu hiện qua lời hứa hẹn, bằng cách lảng tránh, biểu hiện bằng cách đưa ra lời đe dọa, ngăn cấm, bằng cách ra điều kiện, bằng việc thương lượng lợi ích qua lại, bằng cách đưa ra lời tự vệ cho bản thân và bằng cách đẩy trách nhiệm sang người khác. Qua mỗi phương tiện biểu hiện, tác giả thấy có nhiều cách thể hiện cơ bản giống nhau giữa hai ngôn ngữ.

Để lời TCGT thuyết phục được người nghe mà không cảm thấy bị mất thể diện thì biểu hiện TC thông qua viện dẫn lý do cho lời TC, đưa lời hứa hẹn, hay thương lượng lợi ích qua lại là cách sử dụng phổ biến trong cả hai ngôn ngữ. Đẩy trách nhiệm sang người khác hay đưa ra lời tự vệ cho bản thân cũng là cách TC nhẹ nhàng, tôn trọng thể diện người nghe. Hình thức TC bằng lời đe dọa, ngăn cấm dễ chạm phải thể diện cho đối tác. Do mang tính tiêu cực nên cả người Việt và người Nga ít chọn cách thể hiện này ngoại trừ ý muốn chấm dứt cuộc thoại sau lời TC.

Một nét khác biệt đáng kể trong phương tiện biểu hiện hành vi TCGT giữa hai ngôn ngữ chính là, người Nga thường lảng tránh bằng việc trì hoãn thực hiện hành vi tiền vị trong thời gian rất ngắn. Việc trì hoãn là nhất thời, không như người Việt thường đưa ra khoảng thời gian bất định hoặc hạn định ở thời điểm xa. Khi lảng tránh bằng việc đổi nội dung đề tài, người Nga nếu trong mối quan hệ thân thiết với người đối thoại thường sẽ xem nhẹ thể diện của họ khi chuyển đề tài với một đối tượng khác, không phải chủ thể giao tiếp ban đầu. Điều này tác động thể diện đối tác rất sâu nặng.

Cả tiếng Việt lẫn tiếng Nga đều TCGT bằng việc đưa ra hướng lựa chọn mới. Tuy nhiên, phương tiện này trong tiếng Việt mang tính tiêu cực hơn tiếng Nga bởi vì khi hướng đề xuất mới đi kèm giọng điệu thiếu hòa khí thì lời TC trở thành bất lịch sự.

Trong quá trình nghiên cứu, xét về tính khách quan tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, tác giả hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho người học thêm thông tin liên quan đến việc sử dụng phương tiện biểu đạt HVTC GT trong hai ngôn ngữ để đảm bảo tính lịch sự khi giao tiếp.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TC: Từ chối

HVTC GT: Hành vi từ chối gián tiếp

TCGT: Từ chối gián tiếp

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Thông qua việc thu thập nguồn ngữ liệu từ các tác phẩm văn học tiếng Việt và tiếng Nga, trong bài viết này tác giả bước đầu thống kê được 9 phương tiện biểu hiện HVTC GT giữa tiếng Việt và tiếng Nga. Thông qua bài nghiên cứu, tác giả hy vọng có thể cung cấp phần nào thông tin đến người học ngoại ngữ khi ranh giới giữa phương thức biểu hiện HVTC và chiến lược TC là rất mỏng manh. Chiến lược TC là việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm tăng hiệu lực của phát ngôn trong giao tiếp, còn sử dụng ngôn ngữ như những phương thức biểu hiện HVTC được thể hiện bằng cả cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu của ngôn ngữ nhằm diễn đạt ý định TC, có thể tường minh hoặc sử dụng ý hàm ẩn và lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh giao tiếp. Những phát ngôn TC này mang tính sáng tạo để mục đích giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.

References

  1. Chi Nguyễn Phương. Từ chối, một hành vi ngôn ngữ tế nhị, tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. . 1997;11:12-13. Google Scholar
  2. Hai Nguyễn Thị. Hành động từ chối trong Tiếng Việt hội thoại. Tạp chí Ngôn ngữ. . 2001;1:1-12. Google Scholar
  3. Mai Trần Chi. Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt). Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Đại học KHXHNV Hà Nội. . 2005;:. Google Scholar
  4. Khương Lưu Quý, Thảo Trần Thị Phương. Nghi thức lời từ chối một đề nghị giúp đỡ trên cơ sở lý thuyết Hành vi ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ. . 2008;2:13-21. Google Scholar
  5. Dân Nguyễn Đức. Ngữ dụng học, NXB Giáo dục. . 2000;:. Google Scholar
  6. Viện Ngôn ngữ. Từ điển tiếng Việt. NXB Giáo dục. . 1994;:. Google Scholar
  7. Hồng Nguyên. Bỉ vỏ. NXB Văn học. . 2010;:. Google Scholar
  8. Chánh Hồ Biểu. Chút phận linh đinh. NXB Hội nhà văn. . 2018;:. Google Scholar
  9. Hoài Tô. Tuyển tập truyện ngắn Chuyện để quên. NXB Văn học. . 2015;:. Google Scholar
  10. Aleksandr G. Алые паруса, Издательство Эксмо. . 2010;:. Google Scholar
  11. Anton PC. Верочка, опубл.: «Новое время», № 3944, 21 февраля. . 1887;:2-3. Google Scholar
  12. Giỏi Đ. Đất rừng phương Nam. NXB Kim Đồng. . 2012;:. Google Scholar
  13. Hoài Tô. Truyện ngắn chọn lọc. NXB Lao động. . 2011;:. Google Scholar
  14. Châu Nguyễn Minh. Toàn tập, tập 2. NXB Văn học. . 2001;:. Google Scholar
  15. Lev T. Аnnа Каrеninа, Издательство Русский вестник. . 1877;:. Google Scholar
  16. Triệu Xuân. Bụi đời. NXB Văn học. . 2006;:. Google Scholar
  17. Hoài Tô. Chuyện cũ Hà Nội (Tái bản lần 2). NXB Hội Nhà văn. . 2014;:. Google Scholar
  18. Anton PC. Степь, опубл.: «Северный вестник», № 3 (ценз. разр. 25 февраля), стр. 75-167. . 1888;:. Google Scholar
  19. Anton PC. Припадок, опубл.: сборник «Памяти В. М. Гаршина», СПб. . 1888;29(1888):295-319. Google Scholar
  20. Anton PC. Человек в футляре, опубл.: «Русская мысль», № 7, с. 120-131. . 1898;:. Google Scholar
  21. Sáng Nguyễn Quang. Tuyển tập, NXB Văn Nghệ. . 2002;:. Google Scholar
  22. Nam Cao. Sống mòn, NXB Hội nhà văn. . 2008;:. Google Scholar
  23. Anton PC. Бабы, Источник: ФЭБ. . 1891;:. Google Scholar
  24. Nhiều tác giả. 100 truyện ngắn hay Việt Nam thế kỷ 20. NXB Văn học. . 2014;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 5 No 2 (2021)
Page No.: 1026-1034
Published: Jun 6, 2021
Section: Commentaries
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v5i2.670

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Huong, T. T. L. (2021). Expressions of indirect refusal in Vietnamese (compared with Russian). VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 5(2), 1026-1034. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v5i2.670

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 594 times
Download   = 745 times
View Article   = 0 times
Total   = 745 times