VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Commentaries

HTML

1807

Total

1012

Share

Researching the capacity of Hoi An ancient town in the policy-making for sustainable tourism development






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Tourism carrying capacity is an important factor of sustainable tourism development policy for any destinations. Results from the capacity specifically forecast tourism impact on the destination's natural environment and also forecast the destination's life cycle. The focus of the article is to record the results from calculating the tourism capacity of Hoi An ancient town – a popular destination that has been overloaded recently. Based on Physical Carrying Capacity (PCC) and Effective Real Carrying Capacity (ERCC) and after eliminating the negative impact factor to ensure sustainable development, the maximum number of tourists permitted to visit Hoi An ancient town is 3.53 million per year. However, the number of tourists to Hoi An in 2019 was 5.35 million, surpassing the addressed limit of carrying capacity by 1.52 times. The author suggests a management policy with focus on (1) creating vacation time for the destination; (2) and redistributing key tourist markets for Hoi An ancient town. From the results of these two measures, the author gives some suggestions on management policies to restructure the tourist market in order to reduce the pressure on the carrying capacity of Hoi An ancient town and the heritage route in the Central of Viet Nam according to the goal of sustainable development.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phố cổ Hội An có diện tích khoảng 30 hecta (0,3 km 2 ) nằm trong thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây từng là một thương cảng quốc tế sầm uất bên bờ trái sông Thu Bồn vào thế kỷ XVII. Khu phố cổ này có khoảng 400 căn nhà được xây dựng theo 3 trục đường chính chạy dọc sông Thu Bồn, nay là đường Bạch Đằng, Trần Phú và Nguyễn Thái Học. Phố cổ Hội An hiện còn giữ được tổ hợp nhiều công trình di sản kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam và Nhật Bản như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ 1 . Từ năm 1985, Chính phủ Việt Nam đã công nhận phố cổ Hội An là di sản văn hóa quốc gia và có chính sách bảo tồn đặc biệt. Đến năm 1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những chính sách, hoạt động bảo tồn kịp thời của Việt Nam và thế giới đã phần nào bảo vệ được khá nguyên vẹn các công trình kiến trúc, thậm chí là văn hóa ẩm thực, nếp sống và lễ hội tại phố cổ Hội An trước một số tác động xấu từ hoạt động du lịch.

Riêng lĩnh vực du lịch, trong thời gian 5 năm trở lại đây, phố cổ Hội An liên tiếp đạt được nhiều danh hiệu uy tín do tạp chí và tổ chức quốc tế bình chọn. Một số danh hiệu tiêu biểu từ cộng đồng du lịch thế giới như top 10 thị trấn đẹp nhất thế giới do Business Insider bình chọn năm 2015, top 10 thành phố được yêu thích nhất thế giới do Wanderlust (Anh Quốc) bình chọn năm 2016, top 15 điểm đến nổi bật của châu Á do Trip Advisor bình chọn năm 2017, top 15 thành phố hấp dẫn nhất thế giới do Travel+Leisure (Hoa Kỳ) bình chọn năm 2018, top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á do UNESCO bình chọn năm 2019 và top điểm đến lãng mạn nhất thế giới do CNN bình chọn năm 2020. Điều này đã tạo thành động lực truyền thông mạnh mẽ thu hút số lượng lớn khách nội địa và quốc tế lựa chọn điểm đến Hội An trong chuyến du lịch của mình. Những chặng bay mới mở đến thành phố Đà Nẵng cách Hội An khoảng 30 km cũng là yếu tố gia tăng số lượng khách tham quan. Thị trường khách quốc tế Đông Bắc Á tăng mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu khách, chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, phố cổ Hội An lại chứng kiến sự suy giảm mạnh của thị trường khách quốc tế truyền thống đến từ châu Âu và Bắc Mỹ 2 .

Lý giải sự tăng trưởng du lịch nhanh chóng nhưng còn nhiều rủi ro, nguyên nhân chủ yếu là tình trạng vượt quá sức chứa khách du lịch kéo dài từ năm 2017 đến 2019, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cảnh quan tự nhiên 3 , 4 . Bên cạnh đó, điểm đến này còn thiếu sản phẩm du lịch và có xu hướng trở thành điểm đến dành cho thị trường khách giá rẻ, đặc biệt là loại hình tour 0 đồng. Như vậy, để chính sách phát triển du lịch hội nhập và bền vững cơ quan quản lý phố cổ Hội An cần có tính toán cụ thể và khách quan về sức chứa du lịch của điểm đến đồng thời tìm ra những giải pháp phân bố luồng khách du lịch trải đều quanh năm. Nghiên cứu về sức chứa du lịch đối với phố cổ Hội An được thực hiện trong năm 2020 nhằm góp thêm ý kiến đối với việc hoạch định chính sách phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Nam nói riêng và vùng Trung Bộ nói chung. Riêng vấn đề diễn biến dịch bệnh COVID-19 gây ra bởi chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2) đối với điểm đến Hội An trong năm 2020, kéo dài sang năm 2021 có khả năng cao ảnh hưởng đến sức chứa du lịch phố cổ Hội An nhưng hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ và chính xác. Vì vậy, tác giả sử dụng số liệu từ tháng 03 năm 2020 trở về trước. Ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 đối với sức chứa du lịch phố cổ Hội An cũng gợi mở nên những nghiên cứu khác trong tương lai.

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vòng đời của điểm đến

Theo lý thuyết của Butler (2006), một điểm đến bất kỳ luôn có vòng đời (Tourism Area Life Cycle [TALC]) phát triển theo 6 giai đoạn nhỏ: (1) thăm dò, (2) tham gia, (3) phát triển, (4) hợp nhất, (5) trì trệ và (6) giai đoạn cuối. Đối với giai đoạn cuối, Butler đã gợi ý nhiều kịch bản có thể xảy ra, bao gồm (A) cải tổ, thay đổi nhỏ dẫn đến tăng trưởng khiêm tốn; (B) du lịch được ổn định bằng cách cắt giảm một số hoạt động phụ; (C) tiếp tục vận hành như cũ nhưng không đầu tư dẫn đến suy giảm nhanh chóng; (D) kịch bản trẻ hóa - đây là kịch bản tái phát triển thành công đem lại sự tăng trưởng mới. Điểm du lịch tạo ra một sản phẩm mới, làm cho điểm du lịch trẻ lại; (E) tình trạng phá sản diễn ra khi điểm đến gặp phải những biến cố bất ngờ, bất khả kháng như chiến tranh, dịch bệnh hoặc tai họa khác làm cho du lịch không thể phục hồi được 5 (xem Figure 1 ).

Figure 1 . Vòng đời của điểm đến (Tourism Area Life Cycle [TALC]) 6 .

Để giai đoạn cuối của điểm đến du lịch có thể phát triển ổn định hoặc trẻ hóa, ngay từ đầu cơ quan quản lý cần xác định và giải quyết các nguyên nhân ảnh hưởng đến vòng đời của điểm đến du lịch. Theo Agarwal (1997), nguyên nhân bao gồm chủ quan (độ hấp dẫn, tài nguyên, thái độ cộng đồng dân cư địa phương, chính sách quản lý) và khách quan (nhà đầu tư, khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành, quy định Nhà nước) 7 . Trong đó, nguyên nhân về chính sách quản lý có thể bắt nguồn từ việc tính toán sức chứa du lịch chưa sát với thực tế hoặc bỏ qua trong thời điểm đầu hoạt động đón khách. Vì việc tính toán sức chứa du lịch giúp cơ quan quản lý có thể hoạch định kế hoạch xúc tiến, kiểm soát cơ cấu thị trường khách đến ổn định và bền vững, giảm thiểu tối đa nguy cơ quá tải.

Sức chứa du lịch

Theo lý thuyết O’Reilly (1986), sức chứa du lịch (Tourism Carrying Capacity [TCC]) được hiểu là khả năng đáp ứng tối đa lượng khách du lịch tại một điểm đến nhất định mà không gây ra sự hủy hoại đối với môi trường sinh thái tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của điểm đến (xem Figure 2 ) 8 . Nghiên cứu về diễn biến sức chứa du lịch, quan điểm của Quang Hưng (2015) cho rằng khi lượng khách du lịch bắt đầu tăng dần từ điểm A đến B thì khoảng AB có doanh thu tăng tỷ lệ thuận với lượng khách du lịch. Điểm B là giới hạn sức chứa khách du lịch và cũng là thời điểm mà doanh thu điểm đến đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, khi lượng khách du lịch vượt điểm B tức là vượt giới hạn sức chứa sẽ gây ra sự hủy hoại đối với môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội tại điểm đến đồng thời làm giảm chất lượng thỏa mãn của khách du lịch. Lúc này lượng khách nằm trong khoảng BD giảm kéo theo doanh thu giảm dần cho tới bằng không 9 .

Figure 2 . Ý nghĩa và tác động của sức chứa trong du lịch 9 .

Sức chứa du lịch được đo lường theo 4 chiều, bao gồm (1) sức chứa vật chất, (2) sức chứa tâm lý, (3) sức chứa sinh học, (4) sức chứa xã hội 10 . Tùy theo mục đích nghiên cứu hoặc hoạch định chính sách của cơ quan quản lý điểm đến sẽ lựa chọn đo lường một hoặc nhiều chiều. Trong phạm vi nghiên cứu bài viết này, tác giả tập trung vào phương pháp tính toán sức chứa vật chất (Physical Carrying Capacity [PCC]). Từ đó, làm cơ sở tính toán ra sức chứa thực tế (Effective Real Carrying Capacity [ERCC]) phố cổ Hội An, tức là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách du lịch đến tham quan phố cổ Hội An sau khi đã tính đến các tác động tiêu cực để làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển bền vững.

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SỨC CHỨA DU LỊCH PHỐ CỔ HỘI AN

Tính toán sức chứa vật chất phố cổ Hội An

Về nguyên tắc, khi tính toán sức chứa vật chất cho một khu, điểm đến du lịch có nhiều dạng tài nguyên (đồi núi, bãi biển, sông hồ, khu vực,…) khác nhau cùng mục đích khai thác hoạt động du lịch thì phải tính toán cho từng dạng tài nguyên riêng biệt rồi cộng tất cả lại cho ra kết quả sức chứa tổng hợp của toàn bộ khu, điểm đến du lịch. Tuy nhiên, phố cổ Hội An chủ yếu là tập hợp nhiều tuyến phố trong một khu vực có cùng bản chất với nhau, vì vậy sức chứa vật chất khu vực này chỉ duy nhất một lần tính toán cho một dạng tài nguyên. Công thức tính toán dựa theo nghiên cứu của Williams (1987) là PCC = A.V/a.Rf 11 (xem Table 1 ).

Table 1 Diễn giải và tính toán sức chứa vật chất phố cổ Hội An 12 .

Figure 3 . Sơ đồ ranh giới khu phố cổ Hội An 13 .

Tính toán sức chứa thực tế phố cổ Hội An

Từ kết quả sức chứa vật chất, tác giả sử dụng là cơ sở để tính toán sức chứa thực tế phố cổ Hội An (Effective Real Carrying Cappacity [ERCC]). Đây là tính toán về số lượng khách du lịch tối đa tham quan điểm đến sau khi đã áp dụng các hệ số hiệu chỉnh sức chứa vật chất. Công thức tính toán dựa theo nghiên cứu của Sofiyan và cộng sự (2019) là RCC = PCC.(Cf1 . Cf2 . Cf3 … Cfn) 15 (xem Table 2 ).

Table 2 Diễn giải và tính toán sức chứa thực tế phố cổ Hội An 12 .

THẢO LUẬN GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SỨC CHỨA PHỐ CỔ HỘI AN

Với kết quả tính toán số lượng khách du lịch tối đa cho phép tham quan phố cổ Hội An sau khi đã áp dụng các hệ số hiệu chỉnh sức chứa vật chất trong một năm là 3.531.509 khách (khoảng 3,53 triệu). So sánh với thống kê số lượng khách du lịch đến Hội An năm 2019 là 5,35 triệu lượt 17 , ta thấy tình trạng quá tải khách du lịch lên đến 1,52 lần. Tình trạng quá tải lượng khách du lịch đến phố cổ Hội An kéo dài từ năm 2017 đến nay mà cơ quan truyền thông đã đưa tin luôn vượt sức chịu tải của điểm đến trong nhiều năm liền sẽ tạo nên những hệ lụy khôn lường, đặc biệt cản trở chính sách phát triển du lịch bền vững của điểm đến. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng quá tải lượng khách du lịch tại phố cổ Hội An.

Tạo thời gian nghỉ cho điểm đến

Với vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội An gắn liền với hạ lưu sông Thu Bồn và khí hậu nhiệt đới. Điều này tạo nên ảnh hưởng trực tiếp là tình trạng mưa bão, lũ lụt kéo dài trong 2 tháng gần cuối năm và khô hạn 2 tháng mùa hè. Cùng với tình trạng khách du lịch đến đây luôn trong tình trạng quá tải thời gian dài sẽ ảnh hưởng nguy cấp đến môi trường tự nhiên (ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, áp lực rác thải). Hoạt động du lịch tại phố cổ Hội An phát triển quá nhanh, trong khi các công trình xử lý nước thải đô thị chưa tương xứng với số lượng khổng lồ khách du lịch đổ về. Vì thế, cơ quan quản lý cần có biện pháp tạo thời gian nghỉ cố định mỗi năm tại phố cổ Hội An để ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường sinh thái và tạo điều kiện phục hồi trở về trạng thái ban đầu bằng cách tận dụng thời gian đóng cửa điểm đến là mùa thấp điểm hoặc sau mùa mưa lũ. Giải pháp này đã được nhiều quốc gia tại châu Đông Nam Á áp dụng như Thái Lan đã bỏ qua nguồn thu khổng lồ từ du lịch, đóng cửa vịnh Maya (Krabi) trong 2 năm để san hô và các loài động thực vật hoang dã có cơ hội phục hồi sau khi chứng kiến sự quá tải lượng khách du lịch. Hoặc tại Phillipines, chính quyền và cơ quan quản lý đã thông qua chính sách đóng cửa đảo Boracay 6 tháng trong năm để cải tạo môi trường, dọn dẹp rác thải khi số lượng khách du lịch quá tải từ hiệu ứng truyền thông quốc tế và quy định sức chứa tối đa dưới 19.000 khách trong thời điểm hoạt động du lịch.

Tái phân bố thị trường trọng điểm

Thêm một vấn đề, phố cổ Hội An mặc dù quá tải sức chứa nhưng lại suy giảm đáng kể lượng khách từ những thị trường truyền thống như châu Âu và Bắc Mỹ. Sự gia tăng nhanh chóng thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) nhưng khả năng quay lại không cao do mỗi thị trường có cách thức, nhu cầu du lịch khác biệt mà Hội An lại hạn chế chương trình để có thể thu hút du khách như du lịch sinh thái, du lịch biển, nghỉ dưỡng. Vì vậy, cơ quan quản lý cần thống kê những thị trường du lịch trọng điểm và phối hợp cùng công ty lữ hành để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của khách du lịch khi lựa chọn Hội An để xây dựng sản phẩm, dịch vụ nhằm phân bố luồng khách trải đều quanh năm, không bị dồn nén cục bộ trong cùng một thời điểm. Ví dụ, khách du lịch Trung Quốc chủ yếu đi du lịch trong Tuần Lễ Vàng dịp quốc khánh hoặc dịp tết Nguyên Đán và có xu hướng ưa thích mua sắm, trải nghiệm ẩm thực địa phương 18 . Trong khi đó, khách du lịch Hàn Quốc lại ưa thích ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trong mùa thu 19 và khách Nhật Bản lại ưa thích học tập, tham quan làng nghề truyền thống trong mùa hè 20 . Sự cần thiết phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý điểm đến, công ty lữ hành và hãng hàng không để có thể quảng bá truyền thông đến thế giới biết rõ Hội An đang có những sản phẩm, dịch vụ gì và có thực sự phù hợp với khách du lịch thị trường đó hay không. Có như vậy, ta sẽ hạn chế được tình trạng tour 0 đồng và thị trường khách giá rẻ ào ạt, đồng thời kiểm soát được số lượng khách đến ổn định hằng năm.

KẾT LUẬN

Sức chứa du lịch là một yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển du lịch bền vững của một điểm đến bất kỳ. Kết quả từ sức chứa dự báo cụ thể về tác động du lịch đối với môi trường tự nhiên và vòng đời của điểm đến. Dựa vào kết quả tính toán sức chứa du lịch thực tế cho thấy, trong năm 2019 phố cổ Hội An xảy ra tình trạng quá tải gấp 1,52 lần giới hạn cho phép. Tạo thời gian nghỉ ngơi cho điểm đến và tái phân bố thị trường khách du lịch trọng điểm có thể là một trong nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng quá tải tại phố cổ Hội An trong tương lai. Bên cạnh đó, Hội An cũng cần tiếp tục đầu tư cải thiện, trùng tu di tích, dịch vụ ẩm thực và lưu trú nhằm đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách du lịch. Như vậy, sẽ tạo nên sự hài lòng, tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại của du khách.

Nghiên cứu về sức chứa du lịch đối với phố cổ Hội An là một vấn đề quan trọng và rất có ý nghĩa đối với cơ quan quản lý điểm đến. Bên cạnh đó, kết quả từ nghiên cứu còn giúp xác định rõ sức chứa có ảnh hưởng đến doanh thu du lịch và chính sách phát triển bền vững điểm đến. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu chỉ tập trung tính toán sức chứa về vật lý trong khi đó sức chứa du lịch phố cổ Hội An có thể chịu tác động từ nhiều chiều khác nhau (tâm lý, sinh học, xã hội,…). Điều này cũng gợi mở cho những nghiên cứu khác trong tương lai góp phần hoàn thiện đánh giá sức chứa điểm đến Hội An.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PCC: Physical Carrying Capacity

ERCC: Effective Real Carrying Capacity

TALC: Tourism Area Life Cycle

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bản thảo.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Để thực hiện bài viết, tác giả đã:

- Tìm chủ đề và thu thập thông tin (tháng 04/2020).

- Viết phần tổng quan, nội dung và kết luận (tiếng Việt) (tháng 08 – 11/2020).

- Viết phần tóm tắt và từ khóa (tiếng Việt và tiếng Anh) (tháng 12/2020).

- Biên tập, chỉnh sửa nội dung và trình bày theo hướng dẫn từ tạp chí (tháng 12/2020).

BÀI VIẾT CÓ ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC

Bài viết ghi nhận kết quả tính toán sức chứa du lịch trường hợp phố cổ Hội An – điểm đến quá tải trong những năm gần đây. Dựa vào phương pháp tính toán sức chứa vật chất (Physical Carrying Capacity [PCC]) và sức chứa thực tế (Effective Real Carrying Cappacity [ERCC]), tác giả cung cấp kết quả về số lượng khách du lịch tối đa cho phép tham quan phố cổ Hội An sau khi loại bỏ các yếu tố tác động tiêu cực để đảm bảo phát triển bền vững trong một năm tối đa 3,53 triệu du khách. So với số lượng khách du lịch đến Hội An năm 2019 là 5,35 triệu lượt, điều này cảnh báo tình trạng quá tải lên đến 1,52 lần. Tạo thời gian nghỉ ngơi cho điểm đến và tái phân bố thị trường khách du lịch trọng điểm là một trong nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng quá tải tại phố cổ Hội An trong tương lai.

References

  1. Kikuchi S. Sự hình thành và phát triển khu phố cổ Hội An (Qua tư liệu văn bia, thư tịch và khảo cổ học). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. . 2001;319(6):47-54. Google Scholar
  2. Thu Hoài. Hội An "quá tải" du khách nhưng lại sụt giảm khách Châu Âu. [Online]. [trích dẫn năm 2020 tháng 08 16]. . 2018;:. Google Scholar
  3. Tuất Lê Thị. Du lịch Hội An quá tải: do quy hoạch, sắp xếp dịch vụ. [Online]. [trích dẫn năm 2021 tháng 02 15]. . 2019;:. Google Scholar
  4. Hà Trương Thị Thu, Tuấn Trần Hữu, Hưng Đoàn Khánh. Ảnh hưởng của nhân tố đẩy và kéo đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Hue University Journal of Science: Economics and Development. . 2019;128(5A):147-167. Google Scholar
  5. Butler R (Eds.). The Tourism Area Life Cycle, Vol.1. Toronto: Channel View Publications. . 2006;:09-11. Google Scholar
  6. Butler R (Eds.). The Tourism Area Life Cycle, Vol.1. Toronto: Channel View Publications. . 2006;:05. Google Scholar
  7. Agarwal S. The resort cycle and seaside tourism: An assessment of its applicability and validity. Tourism Management. . 1997;18(2):65-73. Google Scholar
  8. O'Reilly AM. Tourism Carrying Capacity: Concept and Issues. Tourism Management. . 1986;7(4):254-258. Google Scholar
  9. Hưng Quang. Sức chứa du lịch - yếu tố quan trọng phát triển du lịch. [Online]. [trích dẫn năm 2020 tháng 10 02]. . 2015;:. Google Scholar
  10. An Ngô Thị Diệu, Kiều Nguyễn Thị Oanh. Giáo trình Tổng quan du lịch. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng. . 2014;:. Google Scholar
  11. Williams PW. Evaluating environmental impact and physical carrying capacity in tourism. New York, USA: John Wiley & Sons Inc. . 1987;:385-397. Google Scholar
  12. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di Sản Văn hóa Hội An. [Online]. Sơ đồ khoanh vùng bảo vệ và các quy định bảo tồn khu phố cổ. [trích dẫn năm 2020 tháng 10 10]. . 2012;:. Google Scholar
  13. Ravinder J & Kaushik SP. Assessment of physical carrying capacity for managing sustainability at religious tourist destinations. International Journal of Religious Tourism and Pilgrimage. . 2017;5(1):29-38. Google Scholar
  14. Hieu VM. Researching on the Capacity of Hoi An Ancient Town for Sustainable Tourism Development Policy. In: Proceedings of the 2nd Annual International Conference on Sustainable Development in the Central Vietnam (AISSC); 2020 Sep 17; Da Nang, Viet Nam. Da Nang: Institute of Social Sciences of the Central Region (ISSCR). . 2020;:651-659. Google Scholar
  15. Sofiyan A, Winarno GD & Hidayat W. Analysis of ecotourism's physical, real and effective carrying capacity in Pulau Pisang, Pesisir Barat Regency. Jurnal Sylva Lestari. . 2019;7(2):225-234. Google Scholar
  16. Nghĩa Nguyễn Thị Minh, Lê Vũ Thị Thảo Nhi, Tuấn Trần Hữu. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Hội An. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. . 2017;126(5D):29-39. Google Scholar
  17. Báo Điện tử Quảng Nam. Năm 2019 Hội An đón 5,35 triệu lượt khách du lịch. [Online]. [trích dẫn năm 2020 tháng 10 14]. . 2019;:. Google Scholar
  18. World Tourism Organization & China Tourism Academy. Guidelines for Success in the Chinese Outbound Tourism Market. Spain: World Tourism Organization. . 2019;:. Google Scholar
  19. World Tourism Organization. Outbound Tourism of the Republic of Korea - Market Profile (English version). Spain: World Tourism Organization. . 2000;:. Google Scholar
  20. World Tourism Organization. Outbound Tourism of Japan - Market Profile (English version). Spain: World Tourism Organization. . 2000;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 5 No 2 (2021)
Page No.: 983-990
Published: May 10, 2021
Section: Commentaries
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v5i2.624

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Vo, H. (2021). Researching the capacity of Hoi An ancient town in the policy-making for sustainable tourism development. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 5(2), 983-990. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v5i2.624

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1807 times
Download   = 1012 times
View Article   = 0 times
Total   = 1012 times