VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Commentaries

HTML

457

Total

269

Share

Higher education – the factor of soft power in U.S. foreign policy from the post-cold war to 2016






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Soft power is a concept that was created by Joseph Nye in the 1990s. After the soft power theory was supplemented many times, up to now, it has been considered a theory interesting to many researchers. In 2005, he pointed out that higher education played an important role and was a factor of soft power in U.S. foreign policy. The United States (U.S) is a country that has flexible, adjustable and appropriated changes in foreign policy. The cultural and educational values in history have created the soft power and own mark of U.S , especially in the period of the Cold War (1947- 1991). At that time, higher education contributed to the training and changing of the mind of many students going to the Soviet Union. After the Cold War ended, the U.S. remained the nation's top-rank comprehensive national power in the World. This national power gave the U.S. favorable conditions to enforce and implement strategies globally. In this way, the soft power was never left behind in the U.S foreign policy, especially in higher education. So, how did the U.S. maintain this policy in the foreign policy and what outcomes did it bring to the U.S.? This article presents the higher education and the factor of soft power in the U.S. foreign policy from the Post-Cold War till 2016.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sau khi khái niệm “sức mạnh mềm”của J.S.Nye được công bố vào những năm 90 của thế kỉ XX thì việc nghiên cứu về các giá trị văn hoá, giáo dục trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được thu hút và quan tâm của giới nghiên cứu. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều chạy đua trên các lĩnh vực, nhằm cạnh tranh, đối đầu và vươn lên nắm quyền thống trị thế giới. Vì thế, để đạt được mục tiêu trên, cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều tích cực chạy đua trên các lĩnh vực, kể cả văn hoá. Hoa Kỳ với sức mạnh tổng hợp về quân sự, kinh tế và văn hoá (dân chủ, tự do, hệ thống giáo dục đại học, khoa học - kỹ thuật) để triển khai trong chính sách đối ngoại nhằm đạt mục tiêu ngặn chặn, đẩy lùi sự ảnh hưởng của Liên Xô. Để đạt được mục tiêu thay đổi nhận thức, suy nghĩ về đất nước Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều biện pháp, hình thức để tuyên truyền tự do, dân chủ. Trong đó, biện pháp hiệu quả nhất đó chính là sử dụng giáo dục đại học để thay đổi suy nghĩ và nhận thức của dân chúng thế giới, nhất là giới lãnh đạo các nước trên thế giới, đặc biệt là các nhà lãnh đạo trẻ. Vì chính họ sẽ lãnh đạo đất nước và quan điểm, nhận thức của họ về Hoa Kỳ sẽ góp phần tạo nên thay đổi đường lối đối ngoại với Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do vì sao Hoa Kỳ đã cấp học bổng, đài thọ cho các chương trình giao lưu, trao đổi văn hoá với các nước đồng minh và cả những nước mà Hoa Kỳ muốn cải thiện mối quan hệ. Từ đó, Hoa Kỳ đã sử dụng giáo dục đại học như là nhân tố của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ có còn sử dụng giáo dục đại học như là nhân tố của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại hay không ? Bài viết trình bày và phân tích về giáo dục đại học – nhân tố sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh lạnh đến 2016.

Giáo dục đại học nhân tố của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Quan điểm của Joseph Nye về sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm (Soft power) được Joseph Nye đưa ra vào thập niên 90 của thế kỉ XX với tác phẩm Bound to Lead – The Changing Nature of American Power . Đến năm 2004, ông đã điều chỉnh, mở rộng khái niệm về sức mạnh mềm qua tác phẩm "Soft power the means to success in world politics". Theo Joseph Nye, sức mạnh mềm là khả năng có thể đạt được thông qua sự thu hút hơn là đe dọa và trừng phạt. Sức mạnh đó được tăng lên nhờ vào sự thu hút của văn hóa, tư tưởng chính trị chính sách của quốc gia đó [ 1 , tr. X] Ông cũng cho rằng sức mạnh mềm không chỉ triển khai ở cấp ngoại giao nhà nước mà còn được triển khai qua chính sách ngoại giao nhân dân (Public diplomacy). Hiệu quả của sức mạnh mềm thể hiện qua giá trị đạt được trong quá trình thiết lập các hoạt động, chính sách đối ngoại của một quốc gia này đối với quốc gia khác thông qua biểu hiện về sự yêu mến và chấp nhận của quốc gia tiếp nhận các giá trị. Điều đáng lưu ý, sức mạnh mềm thường ít được triển khai qua kênh ngoại giao nhà nước. Vì nó ít được đánh giá và xem xét một cách đúng mực. Nguyên nhân là do các nhà lãnh đạo thường nhận thấy sức ảnh hưởng, hấp dẫn lâu hơn so với sức mạnh cứng [ 1 , tr. 14]. Điều này có nghĩa sức mạnh mềm chỉ thực sự phát huy vai trò của mình trong chính sách đối ngoại thông qua hoạt động ngoại giao nhân dân [ 1 , tr. 8]. Nên văn hoá chính là nhân tố quan trọng của sức mạnh mềm.Thông qua văn hoá, các quốc gia có thể tìm hiểu, nhận thấy những điều hấp dẫn, thú vị và cuốn hút. Nhưng, không phải văn hoá nào cũng là sức mạnh mềm. Văn hoá là sức mạnh mềm khi nó tạo nên giá trị, thu hút, hấp dẫn.

Văn hóa với tư cách là nhân tố của sức mạnh mềm, cần xem xét dựa trên hai dạng văn hoá tinh hoa và văn hoá phổ thông. Văn hóa tinh hoa bao gồm các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, giáo dục còn văn hóa phổ thông là hướng đến sự thu hút sự của quần chúng nhân dân chủ yếu thông qua nền văn hóa phổ biến như giải trí của dân chúng. Cách phân loại về văn hoá trên thì giáo dục được xem là nhân tố của sức mạnh mềm. Đến năm 2005, Joseph Nye mới phân tích và nêu rõ mối quan hệ giữa giáo dục đại học và sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trên bài viết Soft power and Higher Education . Ông cho rằng giáo dục đai học đã góp phần quan trọng trong việc Hoa Kỳ đánh bại Liên Xô trong cuộc chiến tranh Lạnh [ 2 , tr. 14]. Đó là kết quả của chính sách đầu tư, hổ trợ hiệu quả của Chính phủ Hoa Kỳ như cấp học bổng, tài trợ dành cho sinh viên, học giả, các nhà lãnh đạo tương lai đến học tập tại Hoa Kỳ. Việc này đã góp phần thay đổi tư tưởng, nhận thức đối với Hoa Kỳ [ 2 , tr. 14]. Luận điểm trên đã cho thấy, Joseph Nye đã thừa nhận giáo dục đại học là nhân tố của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Trong bài viết này, tác giả vận dụng quan điểm của Joseph Nye về giáo dục đại học là nhân tố của sức mạnh mềm để giải quyết vấn đề đặt ra.

Giáo dục đại học trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Từ 1947 đến 1991

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh diễn ra (1947-1991), Hoa Kỳ bị đặt trong khuôn khổ khắc nghiệt về ý thức hệ tư tưởng nên Hoa Kỳ đã hình thành cơ chế quy mô các thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục nhằm gây ảnh hưởng dài hạn và ngắn hạn nhằm mục đích hướng đến mục tiêu chính trị đối với các nước khác, nhưng thực chất là chống lại mối đe dọa từ Liên Xô. Vì thế, Hoa Kỳ “xúc tiến bành trướng văn hóa tại các nước Tây Âu, Mỹ - La tinh và Châu Á [ 3 , tr. 2]. Hoa Kỳ từng bước triển khai chính sách ngoại giao văn hóa thông qua cơ quan tình báo trung ương (CIA) và Bộ phận quan hệ văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao. Cụ thể, Hoa Kỳ thành lập viện Giáo dục quóc tế (IIE) vào năm 1919. Đây được xem là Viện giáo dục quốc tế đầu tiên. Nhiệm vụ của viện là phụ trách các hoạt động trao đổi văn hóa và giáo dục. Tiếp đến, Hoa Kỳ thông qua các đạo luật như: đạo luật Fulbright (Fulbright Act of 1946 - FA). Đạo luật này cho phép Hoa Kỳ thành lập các chương trình trao đổi sinh viên với các nước được quy định trong Đạo Luật Lend - Lease . Mục đích của chương trình học bổng FA là nhằm tận dụng các khoản tiền bồi thường chiến tranh và trả nợ của các nước (được quy định trong đạo luật Lend - Lease) cho Hoa Kỳ để đài thọ cho các chương trình học dành cho các nước đến Hoa Kỳ học tập.

Năm 1948, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành Đạo Luật về thông tin trao đổi giáo dục (United States Information and Education Exchange Act of 1948), thường được gọi là đạo luật Smith – Mundt - (Smith-Mundt Act 1948- SMA). Mục tiêu của SMA là tạo điều kiện cho Chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy sự hiểu biết giữa chính phủ Hoa Kỳ với các nước khác, nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân các nước khác. Đến tháng 1-1949, Tổng thống Harry S. Truman đã đưa ra giá trị mới của văn hoá Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại để triển khai trên thực tiễn. Giá trị mới của văn hoá Hoa Kỳ là sức mạnh của khoa học, kỹ thuật. Tổng thống Harry S. Truman đã kêu gọi một chương trình mới táo bạo, hơn, đó là đưa nhưng lợi ích của sự tiến bộ khoa học và nền công nghiệp của Hoa Kỳ vào công cuộc cải tiến và tăng trưởng của những khu vực kém phát triển [ 4 , tr. 90]. Sau đó, Hoa Kỳ đã triển khai các hoạt động viện trợ cho các nước ở khu vực châu Á, Phi, Mỹ - la tinh . Theo Edward Miller (2016) “thực chất của quan điểm này là nhằm chống lại Liên Xô, song đối với chính sách đối ngoại thì nó lại là một phương thức để triển khai tại các nước cần nhận sự viện trợ của Hoa Kỳ” [ 4 , tr. 90]. Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng nguồn nhân lực giáo dục đại học để thực hiện mục tiêu của mình. Các trường đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu không chỉ ở lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn cả khoa học xã hội và nhân văn cũng như chính trị đều được triển khai đến các nước cần sự hổ trợ của Hoa Kỳ. Theo Major P, Mitter. R thì hệ thống giáo dục là một kênh trấn áp xã hội để thực hiện tham vọng đế quốc của Mỹ trong chính sách đối ngoại 5 .

Năm 1950, Quốc hội Hoa Kỳ thành lập Ủy ban Tư vấn đối ngoại nhân dân của Hoa Kỳ (U. S Advisory Commission on Public Diplopmacy - USACPD) có nhiệm vụ hổ trợ, mở rộng các chương trình hoạt động ngoại giao nhân dân. Năm 1953, Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA- United States Information Agency), một cơ quan độc lập, được thành lập để quản lý các hoạt động thông tin và văn hóa nói chung của Chính phủ Hoa Kỳ…vv. Về tên gọi chỉ đề cập đến việc triển khai các hoạt động văn hoá thông tin nhưng cơ bản tổ chức trên vẫn thực hiện đảm nhiệm các việc liên quan đến trao đổi văn hoá giáo dục [ 6 , tr. 19].

Năm 1978, Tổng thống Jimmy Carter đổi tên cơ quan này thành cơ quan thông tin quốc tế (International Communication Agency - USICA), cơ quan này bao quát đầy đủ các hoạt động về thông tin, trao đổi văn hóa và giáo dục. Năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đổi tên USICA thành USIA. Đến cuối năm 1997, USIA đã có văn phòng ở 141 quốc gia. Nhiệm vụ chính của USIA là tìm hiểu, cung cấp thông tin và gây ảnh hưởng đối với công chúng ở nước ngoài để thúc đẩy lợi ích quốc gia Hoa Kỳ và tăng cường các cuộc đối thoại giữa các cơ quan của Hoa Kỳ với các nước đối tác. Do nhu cầu đối thoại của Hoa Kỳ với nhân dân các nước khác ngày càng tăng, USIA trở thành cơ quan chịu trách nhiệm chính cho hoạt động thông tin và trao đổi văn hóa, giáo dục của Hoa Kỳ với các nước trên thế giới. Có thể thấy, mục đích của các tổ chức, cơ quan và chính sách trao đổi văn hoá, giáo dục của Hoa Kỳ được thành lập trong giai đoạn này chính là mong muốn gắn kết chặt chẽ với các nước đồng minh, nhằm thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược, đồng thời góp phần hạn chế, đẩy lùi việc tuyên truyền tư tưởng chống lại Hoa Kỳ [ 3 , tr. 2].

Hiệu quả của chính sách này là việc Hoa Kỳ đã thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các nước đồng minh ở các châu lục (Xem Figure 1 ). Nhiều học bổng như Fulbright, Ford [ 1 , tr. 45] và học bổng Humbert Humphrey (1978) đã được cấp cho nhiều nước ở các châu lục. Riêng học bổng Humbert Humphrey vào năm 1978 đã có hơn 4.600 nghiên cứu sinh từ 157 quốc gia đã tham gia chương trình. Hơn 40 trường đại học đã tổ chức những khóa học cho các nghiên cứu sinh. Trong đó có một số nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới như: Anwar Sadat (Tổng thống Ai Cập 1970 - 1981), Valery Giscard d’Estaing (Tổng thống Pháp, 1974 -1982), Raul Alfonsin (Tổng thống Argentia, 1983 - 1989), Margaret Thatcher (Thủ tướng Anh, 1979 - 1990), đã được mời sang thăm Hoa Kỳ theo các chương trình trao đổi giáo dục của chính phủ Hoa Kỳ [ 6 , tr. 19]. Như vậy, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã tiến hành thành lập các tổ chức quốc tế, ban hành các đạo luật để triển khai các hoạt động trao đổi văn hoá giáo dục với nhiều quốc gia ở các châu lục trên thế giới và Hoa Kỳ đã đạt được mục tiêu của mình 7 .

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến 11.9.2001

Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ vẫn là một nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là một trong ba trung tâm kinh tế tư bản quốc tế. Thập niên 90, kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định, GDP của Hoa Kỳ chiếm 21,5. % tổng GDP của toàn thế giới năm 1993 tăng lên 31 %vào năm 2000, bằng 4 lần nền kinh tế lớn tiếp sau của Hoa Kỳ (Nhật, Đức, Pháp và Anh) cộng lại. Hoa Kỳ là nước đóng góp lớn nhất cho Liên Hiệp Quốc (22%) và chiếm 38% cổ phần ngân hàng thế giới, đóng góp vào quỹ tiền tệ thế giới (IMF) với mức 18,25% [ 8 , tr. 36]. Điều kiện thuận lợi này giúp cho Hoa Kỳ thực hiện mục tiêu “phải lấy” lại vị trí của mình và thiết lập trật tự thế giới mới do mình lãnh đạo [ 9 , tr. 36 - 42]. Theo sách “Hướng dẫn hoạch định quốc phòng (Defense Planning Guidance), sau đó được viết lại dưới tên gọi “Chiến lược quốc phòng cho những năm 1990” (Defense Strategy For the 1990’s) vào năm 1991 thì chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đi từ ngăn chặn đến lãnh đạo toàn cầu” (From Containment to Global Leadership) nhằm mục tiêu củng cố vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong hệ thống kinh tế, chính trị toàn cầu. Đồng thời, Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng vũ lực để ngăn chặn bất kỳ một hay một nhóm quốc gia nào toan tính cạnh tranh ảnh hưởng với Hoa Kỳ. Điều này thể hiện qua chiến lược “cam kết và mở rộng” được công bố vào tháng 7/1994. Bên cạnh đó, chiến lược trên đã cho thấy an ninh quốc gia của Hoa Kỳ sẽ không được đảm bảo khi dân chúng thế giới không có được tự do dân chủ và thịnh vượng. Nên Hoa Kỳ thúc đẩy dân chủ và tự do ra thế giới. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ tiến hành:

- Củng cố và tăng cường an ninh cho Mỹ và đồng minh của Mỹ

- Thúc đẩy thịnh vượng thông qua những nổ lực trong và ngoài nước

- Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền

Cùng với thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, chính quyền Bill Clinton tiếp tục duy trì chính sách đầu tư cho hệ thống giáo dục đại học để thực hiện mục tiêu thúc đẩy dân chủ. Theo đó, Hoa Kỳ chủ trương mở rộng lớn nhất cơ hội học đại học cho tất cả người dân Hoa Kỳ và dân chúng thế giới. Tổng thống Bill Clinton và phó Tổng thống Al Gore thành lập quỹ học bổng (1999). Học bổng cho phép 10.000.000 gia đình Hoa Kỳ có khả năng chi trả học phí đại học. Tổng thống Bill Clinton mở rộng các chương trình nghiên cứu, tăng giải thưởng tối đa Pell Grant lên đến $3.750 và giảm chi phí cho sinh viên vay 10 . Mặt khác, để duy trì sự cạnh tranh trong một thế giới kết nối mới, Hoa Kỳ cần đầu tư hơn cho nghiên cứu khoa học và các ứng dụng nghiên cứu đi vào thực tiễn.

Như vậy, thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton đã có sự điều chỉnh so với người tiền nhiệm theo hướng mở rộng các giá trị của Hoa Kỳ ra bên ngoài. Ông chú trọng đến phát triển giáo dục đại học trong nước và bên ngoài. Trong tâm của chính sách là đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng vào thực tiễn. Đây được xem là một trong những giá trị quan trọng để Hoa Kỳ thu hút sự quan tâm, yêu mến của dân chúng thế giới. Bên cạnh đó, giáo dục đại học sẽ góp phần thay đổi quan điểm, suy nghĩ của dân chúng thế giới đối với Hoa Kỳ.

Từ sau khủng bố (11- 9 - 2001) đến 2008

Sự kiện ngày 11/9/2001 buộc Tổng thống G. W. Bush và Quốc hội Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách đối ngoại. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ phải tham gia tích cực vào các biện pháp nhằm gia tăng tính an toàn của Hoa Kỳ cũng như nguy cơ lan rộng của khủng bố [ 11 , tr. 310]. Ngày 23/9/2001, Tổng thống G.W. Bush chỉ đạo cuộc tấn công đầu tiên vào những người tài trợ cho khủng bố. Ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến các hành động và các nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố chống lại Hoa Kỳ 12 . Đồng thời, Hoa Kỳ phát động cuộc chiến chống khủng bố. Chính sách đối ngoại của Tổng thống G.W. Bush trong giai đoạn đầu đã tạo nên hình ảnh Hoa Kỳ hiếu chiến, đơn phương và đánh đòn phủ đầu khiến công chúng không còn yêu mến mà dẫn đến làn sóng chống Hoa Kỳ [ 11 , tr. 321]. Tuy nhiên, bên cạnh chính sách "đòn phủ đầu", Tổng thống G.W. Bush triển khai chính sách đối ngoại “mềm dẻo” nhằm giảm đi sự căng thẳng của thế giới đối với Hoa Kỳ. Ông tiếp tục duy trì việc mở rộng và thiết lập quan hệ ngoại giao văn hoá.

Chiến lược toàn cầu : Trong chiến lược an ninh quốc gia ban hành vào tháng 9/ 2002, Tổng thống G.W. Bush đã nêu lên" Sáng kiến Văn hóa toàn cầu". Theo đó, Hoa Kỳ sẽ lựa chọn giáo viên, các nhà quản lý cao cấp về giáo dục, đại diện các cơ quan văn hóa và giáo dục của các nước sang Hoa Kỳ tham dự khóa học mùa hè để tăng cường hiểu biết về văn hoá và lịch sử của Hoa Kỳ. Bộ ngoại giao và Cơ quan viện trợ Hoa Kỳ đặt ra 5 mục tiêu. Trong đó, trong đó có việc tăng cường các chương trình trao đổi chuyên môn và giáo dục quốc tế”[ 13 , tr. 137]. Tăng cường hiệu quả của chính sách ngoại giao nhân dân. Bằng việc tăng cường ngân sách và nguồn lực cho các chương trình dạy tiếng Anh. Đây được xem là công cụ hỗ trợ các chương trình mở rộng, giáo dục và cơ hội nghề nghiệp. Đồng thời, Hoa Kỳ nhanh chóng mở rộng phạm vi chương trình Góc Hoa Kỳ ở các cơ sở giáo dục địa phương, đặc biệt tăng cường sự tiếp cận với các cơ sở của Hoa Kỳ 12 .

Tài chính: Để đạt được mục tiêu trên, Tổng thống G.W. Bush đưa ra bản Kế hoạch chiến lược tài chính trong giai đoạn (2004 - 2009). Kinh phí hoạt động ngoại giao văn hóa tăng 25% kể từ sau sự kiện kể từ sau sự kiện 11/9 14 . Tăng ngân sách tài trợ cho quỹ tín dụng lên 3, 608 tỷ USD/ năm và Chính phủ thực hiện sáng kiến Nâng cao tính cạnh tranh - ACI (American Competitiveness Initiative) vào tháng 2/ 2006. Sáng kiến ACI cam kết chỉ 5,9 tỷ USD trong năm 2007 để tăng cường đầu tư, nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh giáo dục, khuyến khích kinh doanh. Trong vòng 10 năm, Sáng kiến ACI cam kết chi 50 tỷ USD để tăng kinh phí cho nghiên cứu. Ngoài ra, Chính quyền G.W. Bush cam kết chi 380 triệu USD trong năm 2007 và 136 tỉ USD trong vòng 10 năm để cho các nhà lãnh đạo giáo dục chuẩn bị tốt cho học sinh, sinh viên Hoa Kỳ [ 15 , tr. 35]. Hoa Kỳ đã phối hợp với 1500 tổ chức trên thế giới thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo dục. Hoa Kỳ dành 15 triệu USD cho các chương trình trao đổi văn hóa - giáo dục (2002 - 2005) 14 . Riêng năm 2006, Tổng thống G.W. Bush chi cho các chương trình trao đổi văn hóa giáo dục là 5 triệu USD và Quốc Hội Hoa Kỳ duyệt chi cho chương trình Fulbright 184,6 triệu USD để hổ trợ cho hoạt động đẩy mạnh việc trao đổi giáo dục ở các nước khác. Chính phủ các nước nằm trong nhóm hoạt động của quỹ Fulbright sẽ thông qua các Ủy ban song phương hỗ trợ khoản kinh phí 50,4 triệu USD 16 .

Như vậy, trong bối cảnh bị khủng bố tấn công, Hoa Kỳ đã sử dụng sức mạnh quân sự để phát động của chiến tranh với Iraq (năm 2003), việc này khiến cho công chúng thế giới chán ghét Hoa Kỳ. Song song với việc sử dụng mạnh cứng, Tổng thống G.W. Bush tiếp tục duy trì triển khai sức mạnh mềm và ngoại giao văn hoá trong đó có giáo dục trong chính sách đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu.

Từ 2009 đến 2016

Chính những chính sách đối ngoại, đơn phương và lạm dụng sức mạnh quân sự đã đẩy Hoa Kỳ vào thế cô lập và bị chống đối trên khắp các châu lục. Vì thế, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (2009 - 2016) sau khi lên cầm quyền đã cho rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống G.W. Bush quá cứng rắn. Theo Barack Obama thì Hoa Kỳ nên lựa chọn cơ chế đa phương thay vì đơn phương như G.W. Bush đã thực hiện. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cần tránh việc chiến tranh mà thúc đẩy hòa bình. Cần xây dựng môi trường dân chủ ở Mỹ và toàn cầu [ 11 , tr. 326]. Khi lên nắm quyền, Tổng thống Barack Obama đã điều chính chính sách đối ngoại. Hoa Kỳ sẽ sử dung “sức mạnh thông minh” (smart power) để triển khai trong chính sách đối ngoại. Theo đó, "sức mạnh thông minh” được triển khai dựa trên bố mục tiêu trụ cột 1. Củng cố vị thế lãnh đạo toàn cầu. 2. Tăng cường an ninh. 3. Thúc đẩy các lợi ích 4. Phổ biến các giá trị của Hoa Kỳ. Để đạt được mục tiêu thúc đẩy các lợi ích và phổ biến các giá trị của Hoa Kỳ, ngoài việc sửu dụng các sức mạnh cứng (kinh tế, quân sự) thì Hoa Kỳ tiếp tục triên khai các sức mạnh mềm. Trong đó, giáo dục đại học được xem là nhân tố không thể bỏ qua.

Đối với giáo dục đại học trong nước: Tổng thống Barack Obama xem giáo dục đại học là một việc quan trọng đối với Hoa Kỳ, nhất là, hệ thống các trường đại học và cao đẳng. Theo ông, hệ thống giáo dục đại học là chìa khoá quan trọng cho sự thịnh vượng, phát triển của Hoa Kỳ. Mỗi năm hơn 1.100 các trường đại học, cao đẳng cung cấp hàng nghìn sinh viên và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. Thế nên, năm 2010, Tổng thống Barack Obama đã triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh các trường đại học đầu tiên nhằm tập trung vào các mục tiêu để tăng chất lượng giáo dục đại học, sinh viên tốt nghiệp và nguồn nhân lực toàn cầu 17 . Phát biểu trước Quốc hội, ông nhấn mạnh vai trò của các trường đại học, việc nâng cấp giáo dục nhằm tạo nên các giá trị của Hoa Kỳ và chuẩn bị cho sinh viên thành công với nghề nghiệp 17 .

Về tài chính : Chính quyền Barack Obama tăng đầu tư cho giáo dục với việc viện trợ hàng năm cho Liên bang lên đến 10 tỷ đô la. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ thực hiện chiến lược sáng kiến chạy đua vào vị trí hàng đầu thế giới, với tên gọi “The race to the Top”. Ngoài ra, Tổng thống Barack Obama đề xuất một khoản đầu tư lên đến 55 triệu USD cho việc giành lại vị trí hàng đầu các trường đại học trên thế giới. Phát triển hệ thống các tổ chức phi lợi nhuận nhằm phát triển và thử nghiệm các chiến lược đột phá giáo dục và thúc đẩy giáo dục 17 .

Đối với giáo dục quốc tế : Chính quyền Barack Obama thực hiện viện trợ giáo dục và đầu tư phát triển giáo dục quốc tế. Ông cho rằng:"nguồn gốc của sự thịnh vượng của Hoa Kỳ chưa bao giờ được chỉ đơn thuần là tích lũy của cải, mà còn lại việc người dân được giáo dục tốt. Tương lai là toàn cầu, đa văn hoá và ngôn ngữ hoá và kết nối kỹ thuật. Nếu Hoa Kỳ đặt thế giới trong đẳng cấp giáo dục thì Hoa Kỳ không chỉ thành công hơn và sáng tạo trong nền kinh tế toàn cầu mà Hoa Kỳ cũng sẽ đặt nền tảng quan trọng cho hoà bình và cho tương lai toàn cầu 18 . Nên việc đầu tư để khôi phục lại giá trị của giáo dục đại học là việc quan trọng.

Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu dân chủ, điều quan trọng nhất là thay đổi quan điểm của các nước đối với các vấn đề dân chủ. Điều có thể làm để đạt được hiệu quả nhất chính là việc đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai [ 2 , tr. 14]. Nên Tổng thống Barack Obama đã thành lập quỹ học bổng dành cho các nhà lãnh đạo tương lại. Ở khu vực Đông Nam Á, ông đã sáng lập học bổng YSEALI vào năm 2009 ở Philipines. Đến nay, học bổng này đã mở rộng ra các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mục đích của học bổng này là tăng cường năng lực lãnh đạo và kết nối trong ASEAN, làm sâu sắc thêm sự kết nối các thủ lĩnh trẻ trước thách thức then chốt của khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á với Hoa Kỳ.

Như vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Barack Obama đã cho thấy sức mạnh thông minh là trọng tâm. Sức mạnh mềm không bị lãng quên, thôn qua các chính sách tập trung đầu tư cho hệ thống giáo dục đại học, gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ đến với các nước bên ngoài thông qua việc cấp học bổng, thành lập các quỹ học bổng mới hướng đến các nhà lãnh đạo tương lai.

Kết quả chung

Từ chính sách trên, Hoa Kỳ đã đạt được một số kết quả nhất định.

- Tổ chức giáo dục quốc tế: Nhiều tổ chức giáo dục quốc tế, tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận của Hoa Kỳ lần lượt ra đời, hổ trợ và phát triển lĩnh vực giáo dục quốc tế. Hiện nay, Hoa Kỳ đã mở hơn 425 văn phòng giáo dục Hoa Kỳ tại 175 quốc gia. Phạm vi mạng lưới các tổ chức giáo dục quốc tế và hợp tác quốc tế với các quốc gia khác thông qua các văn phòng, tổ chức như: American Council of Education (ACE), the American Association of Collegiate Registras and Admission Officers (AACRAO); the American Association of State Colleges and Universities (AASCU); the American Association of Community Colleges (AACC); the National Association for College Admission Counseling (NACAC); NAFSA: Association of International Educators; the National Association of Graduate Admissions Professionals (NAGAP); and the Overseas Association for College Admission Counseling (OACAC) 19 . Chính các tổ chức quốc tế giáo dục góp phần cung cấp thông tin cho dân chúng thế giới về hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ, triết lý giáo dục, mô hình giáo dục, các chương trình dạy học cũng như được giải đáp các thắc mắc có liên quan đến văn hoá, chính sách văn hoá của Hoa Kỳ nhằm thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ trên thế giới cũng như góp phần lan toả cho hình ảnh tích cực của đất nước Hoa Kỳ.

- Lựa chọn của giới trẻ đối với giáo dục đại học Hoa Kỳ : Sự hấp dẫn từ các chính sách thu hút, cấp học bổng và những thành tựu khoa học, công nghệ, giải thưởng khoa học quốc tế đều do Hoa Kỳ chiếm lĩnh đã tạo nên giá trị văn hoá thu hút sự quan tâm của dân chúng thế giới. Số lượng du học sinh từ khắp các châu lục đến Hoa Kỳ tăng dần đều qua các giai đoạn. Theo Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE), niên khóa (1949 - 1950), số sinh viên quốc tế ở Hoa Kỳ chỉ có vài chục nghìn du học sinh thì đến năm học (2016 - 2017) là trên 1.000.000 du học sinh. Về học bổng dành cho các nhà lãnh đạo tương lai nhằm thay đổi nhận thức, suy nghĩ về Hoa Kỳ đạt được kết quả nhất định. Tính đến năm 2011, đã có khoảng 700.000 người, trong đó có 200 lãnh đạo của các Chính phủ các nước đã tham gia vào các chương trình trao đổi học thuật và văn hóa với Hoa Kỳ [ 20 , tr. 188].

Figure 1 . Du học sinh quốc tế tại Hoa Kỳ (1949 - 2017) 21

Figure 1 
<a class=21" width="300" height="200">

[Download figure]

- Hình ảnh Hoa Kỳ được yêu mến hơn : Nếu như trước đây, Hoa Kỳ gắn với hình ảnh gây nên các cuộc chiến, tấn công đối với Hồi giáo cực đoan, làm cho thế giới sống trong lo sợ khiến cho công chúng không yêu mến Hoa Kỳ. Đến năm 2016, Hoa Kỳ đã có những thay đổi, điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, nhất là dưới thời cầm quyền của Tổng thống Barack Obama với sức mạnh mềm và sức mạnh thông minh đã mang nhiều thiện cảm và công chúng yêu mến hơn. Theo khảo sát của Pew Research (2014), kết quả khảo sát ở 44 quốc gia cho thấy công chúng thế giới có cảm tình với Hoa Kỳ ở khu vực châu Phi, Á, châu Âu và Mỹ la tinh. Điều đáng quan tâm là phần lớn những người tham gia khảo sát đều là những bạn trẻ 22 . Đặc biệt, tổng thống Barack Obama với chính sách đối ngoại vận dụng "sức mạnh mềm và sức mạnh mạnh thông minh" đã khiến công chúng thế giới yêu mến và bầu chọn là Tổng thống Hoa Kỳ được yêu mến nhất 23 .

Kết luận

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia có sức mạnh tổng hợp, chiếm ưu thế hơn hẳn các quốc gia khác trong việc cạnh tranh vị trí lãnh đạo thế giới. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tuy cứng - mềm tuỳ thuộc vào mỗi thời kỳ cầm quyền của các Tổng thống, song, điểm chung và nhất quán trong chính sách đối ngoại là vẫn tiếp tục duy trì và sử dụng giáo dục đại học như là một nhân tố của sức mạnh mềm. Cả ba Tổng thống Bill Clinton, G.W. Bush và Barack Obama đều triển khai chiến lược toàn cầu với việc thúc đẩy tư do, dân chủ và các giá trị của Hoa Kỳ. Để được mục tiêu này, Hoa Kỳ đã không bỏ qua việc phát triển hệ thống giáo dục đại học trong và ngoài nước. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì việc cấp ngân sách để thực hiên mục tiêu nâng cấp chất lượng hệ thống giáo dục đại học, năng lực của sinh viên và các hoạt động ngoại giao văn hoá như cấp học bổng, phát triển hệ thống tổ chức quốc tế, các chương trình giao lưu, trao đổi giáo dục với các nước bên ngoài. Tạo điều kiện cho nhiều sinh viên, các học giả, nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo tương lai trên toàn thế giới đến Hoa Kỳ học tập và nghiên cứu. Điều này đã góp phần cải thiện suy nghĩ, nhận thức và tình cảm đối với đất nước Hoa Kỳ. Có thể nói, từ sau chiến tranh lạnh đến 2016, Hoa Kỳ vẫn sử dụng giáo dục đai học như là nhân tố của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại.

xung đột lợi ích

Tôi không có xung đột lợi ích với bất kỳ ai.

Đóng góp của tác giả

Bài báo do tôi nghiên cứu và viết. Tôi cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bài báo là hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam. Hiện nay, quan điểm xem giáo dục đại học là nhân tố của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn chưa được thừa nhận với tư cách là chủ thể của một công trình nghiên cứu. Mặc dù quan điểm này được các nước Phương Tây thừa nhận từ những năm 90 của thế kỉ XX.

References

  1. Joseph S.N.J.. Soft power the means to success in world politics. New York: Public Affairs. 2004;:. Google Scholar
  2. Joseph N.. Soft power and Higher Education, Harvard University, truy cập ngày 13/4/2020. . 2005;:. Google Scholar
  3. Cetkova N.A.. Diskurs "kul' turnyj imperialism" trong sách Cutural imperialism: chính sách giáo dục quốc tế". Dịch sang Tiếng Việt Nguyễn Thị Huệ. Tài liệu phục vụ nghiên cứu TN 2009 - 18. Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh lạnh.. Sankt - Peterburg, NXB ĐH SPb. 2007;:41-49. Google Scholar
  4. Edward M.. Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam. Hà Nội: NXBCTQG. 2016;:. Google Scholar
  5. Major P., Mitter R.. East is East and West is West? Towards a Comparative Social Cultural History of the Cold War// Cold War History. . 2003;4(1):. Google Scholar
  6. Thủy N.T.T.. Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc Gia. 2010;:. Google Scholar
  7. Iriye Culture and Power: International relations and intercultural relation, Dilopmatic History, Vol. 10. Culture, Journal of American History. 1990;77:. Google Scholar
  8. Học Viện quan hệ quốc tế. Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Hà Nội: NBX CTQG. 2003;:. Google Scholar
  9. Clinton W.J.. Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng 1995 - 1996. NXBCTQG, Hà Nội. 1997;:36-42. Google Scholar
  10. Whitehouse. . 2019a;:. Google Scholar
  11. Obama B.. Hy vọng táo bạo suy nghĩ về tìm lại giấc mở Mỹ. Hà Nội: NXB Trẻ. 2008;:. Google Scholar
  12. Exchange.State.gov. . 2019a;:. Google Scholar
  13. Eugene R.W.. American Foreign Policy: Patter and Process, Thomson Higher Education. Californa: Belmont. 2008;:. Google Scholar
  14. Uscpublicdiplopmacy.org. . 2019;:. Google Scholar
  15. Ngọc D.T.D.. Hoa Kỳ: giáo dục và sáng kiến nâng cao tính cạnh tranh quốc gia. Châu Mỹ ngày nay. 2007;(5):. Google Scholar
  16. Exchanges.State.gov. . 2019b;:. Google Scholar
  17. Whitehouse. . 2019b;:. Google Scholar
  18. Asiasociety.org. Truy cập ngày 15/4/2019. . 2019;:. Google Scholar
  19. Educationusa.state. . 2019;:. Google Scholar
  20. Joseph S.N.J.. Tương lai của quyền lực. Hà Nội: NXBLĐ. 2018;:. Google Scholar
  21. IIE.org. . 2019;:. Google Scholar
  22. Pewresearch. . 2014;:. Google Scholar
  23. Pewresearch. . 2018;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 3 (2020)
Page No.: 505-512
Published: Oct 1, 2020
Section: Commentaries
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v4i3.578

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Thao, N. (2020). Higher education – the factor of soft power in U.S. foreign policy from the post-cold war to 2016. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 4(3), 505-512. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v4i3.578

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 457 times
Download PDF   = 269 times
View Article   = 0 times
Total   = 269 times