VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Article - Arts & Humanities

HTML

811

Total

605

Share

The existence of Confucianism in spousal relationship nowadays






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Confucianism promotes "Fuchangfusui (Phu xướng phụ tùy)" which means "A wive must obey everything her husband says''. In Vietnam, the concept of husband and wife relationship is not exactly the same as "Fuchangfusui" initiated by Confucius. Culturally, Vietnam belongs to the group of countries influenced by Confucianism. However, since the feudal period, Vietnamese Confucianists have had many progressive views to affirm the position of wife towards her husband and towards her family. Husband and wife relationship in Vietnam has gained focus on obligations and responsibilities of both husband and wife with the notion that "Women handle household chores, men take care of work outside". This article examines the existence of the Confucianism in husband and wife relationship in Vietnam today. The authors made a comparison between the husband's and the wife's rights of making decisions related to economy and other decision-making rights as well, using descriptive statistical analysis, Exploratory Factor Analysis (EFA) and Generalized Method of Moments (GMM); for this, the authors set up a system of equations and at the same time, to evaluate the extent to which Confucianism elements exist in husband and wife relationship in Vietnam today. The analysis results show that Confucianism still influences and affects family relationship, but its impacts and influences in the era of integration are blurred, not as profound as in feudal times or in the first half of the twentieth century. In other words, the existence of Confucianism still exerts its impacts on a majority of Vietnamese families in terms of husband and wife relationship. However, the perception of family members' standards of behaviors has changed due to the influences of modern industrial society.

GIỚI THIỆU

Về mặt văn hóa, Việt Nam thuộc nhóm các nước có truyền thống chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam thông qua việc Trung Quốc chiếm đóng (khoảng năm 111 Trước công nguyên đến năm 938 sau công nguyên), được chính thức chấp nhận và chiếm ưu thế vào thời kỳ khoảng giữa thế kỷ XI và đầu thế kỷ XX 1 .

NHO: theo Hán tự, do chữ Nhân và chữ Nhu ghép lại. Nhân là người, Nhu là cần dùng. Nho là hạng người luôn luôn được cần dùng đến để giúp ích cho nhân quần xã hội biết cách ăn ở sao cho hợp với lòng người và lẽ Trời. Chữ Nhu còn có nghĩa là chờ đợi, tức là người trí thức chờ đợi người ta cần dùng gọi đến thì đem tài sức ra giúp đời.

Như vậy, Nho là những hạng người học thông đạo lý của Thánh Hiền, biết được lẽ Trời Đất và Người, để hướng dẫn người phải ăn ở và cư xử thế nào cho hợp với Đạo Trời, hợp với lòng người.

GIÁO: ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý, là lời dạy của thầy dạy học..

NHO GIÁO là một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội.

Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, Nho giáo ban đầu chưa phải là một hệ thống tư tưởng triết học , vì chỉ trình bày nhân sinh quan (tức Hình nhi hạ) mà chưa đề cập đến vũ trụ quan; đến đời Tống, các ông Chu Đôn Di, Trình Di, Trình Hạo, và nhất là Chu Hy mới tiếp thu một ít của Phật, của Lão -Trang để bổ sung thành vũ trụ luận (tức Hình nhi thượng) của Nho giáo, tạo nên Tống Nho; và càng không phải là một tôn giáo , mà là một hệ thống tư tưởng, đạo đức nhằm bình ổn trật tự xã hội, bắt nguồn từ các tác phẩm của Khổng Tử và các môn đệ 1 .

Nho giáo đề ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Nho giáo cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình. Tam cương là ba mối quan hệ: Quân thần (vua-tôi), phụ tử (cha-con), phu phụ (vợ-chồng). Trong mối quan hệ phu-phụ, Nho giáo đề xướng "phu xướng phụ tùy" nghĩa là: Chồng nói ra, vợ phải theo.

Bài nghiên cứu này đo lường mức độ hiện diện của Nho giáo trong mối quan hệ chồng vợ ở Việt Nam ngày nay.

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Nho giáo vào Việt Nam bằng hai con đường (1) theo quy luật truyền phát văn hóa tự nhiên; (2) theo chân các quan lại thời Bắc thuộc, được sự bảo trợ của chính quyền đô hộ. Cho đến khi nước nhà giành lại độc lập tự chủ năm 938, rồi trải qua các triều đại Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (981-1009), đầu nhà Lý thì Nho giáo và giáo dục Nho học vẫn chưa được phổ biến, mãi đến năm 1070 với sự kiện vua Lý Thánh Tông cho thành lập Văn Miếu, rồi vua Lý Nhân Tông cho thành lập Quốc Tử Giám năm 1076, thì Nho giáo mới bắt đầu được chấp nhận và phổ biến rộng rãi. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam và được chính thức được chấp nhận phổ biến giữa khoảng giữa thế kỷ thứ XI và đầu thế kỷ XX 1 .

Về mặt văn hóa, Việt Nam thuộc nhóm các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo 1 . Tuy nhiên, quan niệm về mối quan hệ phu-phụ ở Việt Nam không hoàn toàn như quan niệm “phu xướng phụ tùy” mà Nho giáo đã đề ra. Theo nghiên cứu của Bá Cường (2013) cho thấy từ thời phong kiến, các nhà nho Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Ngô Thì Nhậm, đã có nhiều quan điểm tiến bộ khẳng định vị thế của người vợ đối với người chồng và đối với gia đình.

Trong bài viết của tác giả Bá Cường, xuất bản 2013, đề cập đến tình cảm, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa chồng và vợ, vai trò của người chồng và vai trò của người vợ trong gia đình, đạo thủy chung và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Quan niệm đó ăn sâu vào trong suy nghĩ không chỉ của các nhà Nho thời xưa mà đến nay, nhiều người vẫn quan niệm như vậy 2 .

Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng các giá trị Nho giáo tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể ở Việt Nam 1 . Các giá trị đó có thể nhận thấy qua tương quan quyền lực giữa vợ-chồng trong gia đình.

Quyền lực trong gia đình đã được xác định và đo lường theo nhiều cách khác nhau 3 . Các định nghĩa đầu tiên và phổ biến nhất của quyền lực là khả năng của người chồng/vợ thuyết phục được người kia để được làm những điều mà mình muốn, ngay cả khi người kia có phản đối 3 .

Aafke Komter 4 định nghĩa quyền lực như "khả năng ảnh hưởng có ý thức hay vô thức lên cảm xúc, thái độ, sự tri nhận, hoặc hành vi của người khác".

Lý thuyết nguồn lực của Blood và Wolfe 5 cho rằng quyền quyết định trong gia đình là kết quả từ sự đóng góp của các nguồn lực, đặc biệt là giáo dục, thu nhập, và tình trạng nghề nghiệp đến các mối quan hệ.

Trong nghiên cứu gần đây nhất của Vũ Mạnh Lợi và đồng sự 6 cho thấy quyền quyết định của phụ nữ ngày càng tăng lên, hai vợ-chồng cùng bàn bạc ra quyết định là hình thức phổ biến nhất đối với hầu hết các khía cạnh của đời sống gia đình. Tuy nhiên, vợ là người quyết định nhiều hơn chồng đối với công việc sản xuất của gia đình. Tỷ lệ phụ nữ là người ra quyết định chính hay là người đồng ra quyết định chính cũng ngang bằng với nam giới ở những việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho các thành viên và những hoạt động xã hội chung của cả hai vợ-chồng. Trong một nghiên cứu, Vũ Thị Cúc 7 kết luận “mô hình quyền quyết định trong gia đình hiện nay đã có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng bình đẳng hơn thể hiện ở tỷ lệ vợ-chồng cùng bàn bạc đi đến quyết là tương đối cao trong hầu hết các việc. Quyền quyết định nhiều hơn thuộc về người nào làm thường xuyên công việc đó 7 , 8 .

Trong mối quan hệ liên quan đến kinh tế, Mai Kim Châu 9 cho rằng đối với những công việc và chi tiêu hàng ngày đều do phụ nữ quyết định, và những công việc lớn như đầu tư sản xuất, mua thêm đất đai, nhà cửa, mua sắm các thứ đắt tiền do người chồng quyết định. Người đàn ông cũng thường đứng tên các loại tài sản lớn, có giá trị của gia đình. Chẳng hạn, theo số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006, tỷ lệ người chồng ở thành thị đứng tên các loại tài sản “Nhà/đất ở”, “đất canh tác/đất đồi, rừng”, “ô tô”, “xe máy” dao động từ 61,1% đến 76,9%, và ở nông thôn từ 77,7% đến 88,6%. Với những “việc lớn” của gia đình, vai trò ra quyết định của người đàn ông, người chủ gia đình vẫn là một chuẩn mực ít thay đổi 10 .

Điều tra cơ bản về bình đẳng giới 2005 cho thấy 92,5% người vợ có đóng góp thu nhập bằng tiền cho gia đình, người chồng là 98,1% 11 .

Điều tra cơ bản gia đình Việt Nam 2000 cho thấy tỷ lệ có đóng góp cho kinh tế gia đình của người vợ là 64,5% so với người chồng là 30,8%. Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp tiền cho gia đình của người chồng cao gấp đôi người vợ với số liệu tương ứng là 58,8 so với 32,3%. Điều tra quan hệ vợ-chồng 2011 cho thấy số liệu tỷ lệ đóng góp thu nhập cho gia đình cũng tương tự với tỷ lệ của người chồng 47% so với người vợ 15,9% 11 .

Về Quyền sở hữu tài sản, Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy tỷ lệ từ 52,1% đến 91,7% người chồng đứng tên các tài sản của gia đình như cơ sở kinh doanh, nhà, đất, ô tô, xe máy, ghe thuyền; Trong khi đó chỉ có từ 2,8% đến 41,4% người vợ đứng tên các tài sản này 11 .

Trong mối quan hệ quyền lực vợ-chồng, theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư 2004, tỷ lệ nam là chủ hộ chiếm 74,34%, nữ là chủ hộ chiếm 25,66%. Đối với việc quyết định các công việc kinh doanh của gia đình, người quyết định chính là người chồng chiếm tỷ lệ 67,7% so với tỷ lệ người quyết định chính là người vợ 29,5% 11 .

Như vậy, các nghiên cứu trước và kết quả các cuộc điều tra cho thấy trong mối quan hệ giữa vợ-chồng, quyền lực trong gia đình của cả hai bên tương đương nhau. Trong khi đó, riêng về mặt kinh tế quyền, quyền lực của người chồng có vẻ lớn hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên kết quả tổng hợp nghiên cứu tài liệu, nhằm mục đích nghiên cứu sự hiện hữu của Nho giáo trong mối quan hệ vợ - chồng ngày nay, kế thừa nghiên cứu của Lê Ngọc Văn (2012) 11 và Trần Hạnh Minh Phương (2017) 3 , nhóm tác giả dựa trên hai thang đo là Quyền quyết định liên quan đến kinh tế và Quyền quyết định các vấn đề khác vợ-chồng.

Trong thang đo Quyền quyết định liên quan đến kinh tế, nhóm tác giả xác định các yếu tố gồm: Ai có đóng góp cho kinh tế gia đình nhiều hơn; Ai đứng tên trên giấy tờ sở hữu các tài sản lớn của gia đình như đất ở, nhà ở, cơ sở kinh doanh; Ai là người có quyết định nhiều hơn trong công việc kinh doanh của gia đình; Ai có quyền quyết định lơn hơn trong việc đầu tư, mua sắm các tài sản lớn của gia đình như nhà ở, đất ở, xe ô tô; Ai là người có quyền quyết định lớn hơn khi gia đình cần vay nợ một khoản tiền lớn (ví dụ như vay nợ ngân hàng để mua nhà).

Trong thang đo Quyền quyết định các vấn đề khác, nhóm tác giả xác định các yếu tố gồm: Ai đứng tên chủ hộ; Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc chọn bệnh viện, cách thức điều trị cho người ốm; Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc chọn trường cho con; Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc chi tiêu hàng ngày; Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc mua đồ đạc đắt tiền; Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc học hành của con cái. Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc liên quan đến mối quan hệ họ hàng, cộng đồng.

Các yếu tố sẽ được chuyển thành các câu hỏi với thang đo 5 mức độ. Mức 1 - người vợ có quyền quyết định gần như hoàn toàn, mức 2 - người vợ có quyền quyết định lớn hơn người chồng một chút, mức 3 – hai vợ-chồng có quyền quyết định như nhau, mức 4 – người chồng có quyền quyết định hơn vợ một chút, mức 5 - người chồng quyết định gần như hoàn toàn. Các câu hỏi sẽ được tập hợp thành bảng hỏi và tiến hành khảo sát trong khoảng thời gian từ đầu tháng 09 đến tháng 11 năm 2019.

Địa điểm khảo sát được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp lấy mẫu được các tác giả sử dụng là phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Số lượng quan sát trong mẫu dự kiến là 220.

Mẫu thu thập sẽ được làm sạch để loại bỏ những quan sát không phù hợp như thiếu thông tin, trả lời không đầy đủ hay trả lời cùng một mức với tất cả câu hỏi. Mẫu nghiên cứu sau khi làm sạch còn lại 195 quan sát đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích.

Mẫu sau khi làm sạch sẽ được mã hóa thành các biến như trong Table 1 .

Table 1 Mã hóa các yếu tố
Số TT Tên yếu tố Mã hóa
Thang đo Quyền quyết định liên quan đến kinh tế
1 Ai có đóng góp cho kinh tế gia đình nhiều hơn KT1
2 Ai đứng tên trên giấy tờ sở hữu các tài sản lớn của gia đình như đất ở, nhà ở, cơ sở kinh doanh; KT2
3 Ai là người có quyết định nhiều hơn trong công việc kinh doanh của gia đình KT3
4 Ai có quyền quyết định lơn hơn trong việc đầu tư, mua sắm các tài sản lớn của gia đình như nhà ở, đất ở, xe ô tô KT4
5 Ai là người có quyền quyết định lớn hơn khi gia đình cần vay nợ một khoản tiền lớn (ví dụ như vay nợ ngân hàng để mua nhà). KT5
6 Mức trung bình Thang đo Quyền quyết định liên quan đến kinh tế TBKT
Thang đo Quyền quyết định các vấn đề khác
7 Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc chọn bệnh viện, cách thức điều trị cho người ốm; QDK1
8 Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc học hành của con cái. QDK2
9 Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc chi tiêu hàng ngày QDK3
10 Ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc mua đồ đạt đắt tiền; QDK4
11 Mức trung bình Thang đo Quyền quyết định các vấn đề khác TBQDK
12 Mức trung bình Quyền quyết định nói chung TBQDC

Mẫu nghiên cứu sau khi mã hóa sẽ được phân tích qua 4 bước:

Bước 1: Phân tích thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Quyền quyết định liên quan đến kinh tế và mức trung bình của thang đo này.

Bước 2: Phân tích thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Quyền quyết định các vấn đề khác và mức trung bình của các thang đo này.

Bước 3: Phân tích thống kê mô tả các yếu tố Trung bình Quyền quyết định nói chung của tất cả các yếu tố.

Bước 4: Xây dựng hệ phương trình giữa hai nhóm yếu tố.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích thống kê mô tả các yếu tố Quyền quyết định liên quan đến kinh tế

Phân tích thống kê mô tả các yếu tố Quyền quyết định liên quan đến kinh tế (xem Table 2 ) cho thấy mức độ đánh giá của các yếu tố trong thang đo Quyền quyết định liên quan đến kinh tế trải rộng từ mức nhỏ nhất 1 đến mức cao nhất 5. Mức đánh giá trung bình nhỏ nhất 3.33 (yếu tố KT5), lớn nhất 3.62 (yếu tố KT4), trong đó tất cả các yếu tố đều được đánh giá trên mức 3. Trung bình mức đánh giá chung về Quyền quyết định liên quan đến kinh tế khoảng 3.41. Từ đó cho thấy, đối với các yếu tố trong thang đo Quyền quyết định liên quan đến kinh tế đưa ra trong nghiên cứu, nhìn chung cho thấy có phần nghiêng về người chồng.

Table 2 Phân tích thống kê mô tả các yếu tố Quyền quyết định về kinh tế
Tên Yếu tố KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 TBKT
Trung bình 3.35 3.39 3.36 3.62 3.33 3.41
Trung vị 4 4 4 4 4 4
Giá trị lớn nhất 5 5 5 5 5 5
Giá trị nhỏ nhất 1 1 1 1 1 1.2
Độ lệch chuẩn 1.24 1.27 1.20 1.27 1.26 1.05
Số quan sát 195 195 195 195 195 195

Phân tích thống kê mô tả các yếu tố Quyền quyết định các vấn đề khác

Phân tích thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Quyền quyết định các vấn đề khác (xem Table 3 ) cho thấy mức độ đánh giá của các yếu tố trong thang đo trải rộng từ mức nhỏ nhất 1 đến mức cao nhất 5. Mức đánh giá trung bình nhỏ nhất 2.89 (yếu tố QDK3), lớn nhất 3.21 (yếu tố QDK1). Có 3/4 yếu tố có mức đánh giá trung bình dưới 3, 1/4 yếu tố có mức đánh giá trung bình trên 3. Trung bình mức đánh giá chung về Quyền quyết định về kinh tế khoảng 3.00. Từ kết quả phân tích cho thấy trong thang đo Quyền quyết định các vấn đề khác có nhiều yếu tố nghiêng về người vợ. Nhưng kết quả tổng hợp được đánh giá quyền quyết định của hai vợ-chồng là như nhau.

Table 3 Phân tích thống kê mô tả các yếu tố Quyền quyết định các vấn đề khác
Tên yếu tố QDK1 QDK2 QDK3 QDK4 TBQDK
Trung bình 3.21 2.94 2.89 2.98 3.00
Trung vị 3 3 3 3 3.00
Giá trị lớn nhất 5. 5. 5. 5. 4.75
Giá trị nhỏ nhất 1 1 1 1 1.00
Độ lệch chuẩn 0.72 0.86 0.84 0.73 0.57
Số quan sát 195 195 195 195 195

Phân tích thống kê mô tả yếu tố Trung bình Quyền quyết định chung

Phân tích thống kê mô tả các yếu tố Trung bình mức đánh giá chung của các yếu tố là 3.21 (xem Table 4 ). Như vậy, nếu gộp chung các yếu tố sẽ có mức đánh giá trung bình lớn bằng 3. Từ kết quả phân tích cho thấy tổng hợp các Quyền quyết định trong gia đình nói chung có phần nghiêng về người chồng, kết quả này giống với các nghiên cứu được đề cập bên trên.

Table 4 Phân tích thống kê mô tả yếu tố Trung bình Quyền quyết định chung của các yếu tố
Tên yếu tố TBQDC
Trung bình 3.21
Trung vị 3.35
Giá trị lớn nhất 4.48
Giá trị nhỏ nhất 1.93
Độ lệch chuẩn 0.58
Số quan sát 195

Phân tích mức độ tác động qua lại giữa hai loại quyền quyết định

Giữa Quyền quyết định liên quan đến kinh tế và Quyền quyết định các vấn đề khác có mối tương tác lẫn nhau. Ví dụ khi người chồng có nhiều Quyền quyết định liên quan đến kinh tế, thì có thể sẽ phải giành nhiều thời gian hơn cho các vấn đề về kinh tế và sẽ có ít thời gian hơn để quan tâm đến chuyện học hành của con cái, dẫn đến sẽ có ít hơn đối với loại Quyền lực các vấn đề khác. Ngược lại, người vợ có nhiều thời gian giành cho việc chăm sóc gia đình, lo cho con cái… thì sẽ ít thời gian hơn để lo về kinh tế và do đó Quyền quyết định liên quan đến kinh tế sẽ giảm.

Để đánh giá tương quan giữa hai loại quyền lực, nhóm tác giả sẽ xây dựng hệ phương trình hồi quy đồng thời. Các biến trong thang đo Quyền lực liên quan đến kinh tế sẽ được nhóm thành một nhân tố được đặt tên là Nhóm kinh tế và mã hóa là NKT, trong đó nếu yếu tố nào có hệ số tải nhỏ hơn 0.6 sẽ bị loại. Kết quả nhóm các yếu tố để hình thành nhân tố NKT như Table 5 .

Table 5 Nhân tố nhóm Quyền quyết định về kinh tế
Factor Method: Maximum Likelihood
Number of factors: Minimum eigenvalue = 1
Loadings
F1
KT1 0.735924
KT2 0.765117
KT3 0.930647
KT4 0.837531
KT5 0.677986
Factor Variance
F1 3.154214
Total 3.154214

Kết quả phân tích các yếu tố đều dạt yêu cầu và được giữ lại trong nhân tố mới NKT.

Tương tự, các yếu tố về Quyền quyết định các vấn đề khác cũng được nhóm thành một nhân tố được đặt tên là Nhóm quyền lực khác và được mã hóa là, các yếu tố có hệ số tại nhỏ hơn 0.6 sẽ bị loại. Kết quả nhóm các yếu tố để hình thành nhân tố NQDK như Table 6 .

Table 6 Nhân tố nhóm Quyền quyết định khác
Factor Method: Maximum Likelihood
Number of factors: Minimum eigenvalue = 1
Loadings
F1
QDK1 0.549662
QDK2 0.905876
QDK3 0.502779
QDK4 0.492286
Factor Variance
F1 1.617871
Total 1.617871

Kết quả phân tích các yếu tố đều đạt yêu cầu và được giữ lại trong nhân tố mới NQDK.

Để đánh giá tác động qua lại giữa hai nhóm quyền lực, nhóm tác giả sẽ thực hiện hồi quy hệ phương trình đồng thời với phương pháp ước lượng Moment tổng quát (GMM). Kết quả hồi quy như Table 7 .

Table 7 Kết quả hồi quy giữa hai nhóm quyền quyết định
System: UNTITLED
Estimation Method: Generalized Method of Moments
Included observations: 195
White Covariance
Coefficient
C(1) -2.02E-16
C(2) -1.002502
Equation: NKT = C(1) + C(2)*NQDK
Equation: NQDK = C(1) + C(2)*NKT

Do hệ số chặn rất nhỏ nên khi sẽ bị loại khi xây dựng hệ phương trình hồi quy. Từ kết quả hồi quy, hệ phương trình đồng thời được viết như sau.

Nhìn vào hệ phương trình hồi quy cho thấy khi một người có quyền lực trong Nhóm quyền quyết định liên quan đến kinh tế tăng lên một bậc thì quyền lực thuộc Nhóm quyền lực các vấn đề khác khác sẽ giảm một bậc và ngược lại. Kết quả hồi quy giống như nhóm tác giả đã nhận định ở trên (đoạn đầu mục 4.4).

KẾT LUẬN

Nho giáo đã đề ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ-chồng). Trong mối quan hệ phu phụ. Nho giáo đề xướng "phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo.

Về mặt văn hóa, Việt Nam thuộc nhóm các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Tuy nhiên, quan niệm về mối quan hệ phu phụ ở Việt Nam không hoàn toàn như quan niệm “phu xướng phụ tùy” mà Nho giáo đã đề ra. Từ thời phong kiến, các nhà nho Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Ngô Thì Nhậm, đã có nhiều quan điểm tiến bộ khẳng định vị thế của người vợ đối với người chồng và đối với gia đình.

Trong các nghiên cứu trước, các tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa vợ - chồng, chủ yếu tập trung vào mối quan hệ quyền lực thể hiện ở Quyền quyết định liên quan đến kinh tế và các Quyền quyết định khác.

Các nghiên cứu cho thấy đối với các yếu tố liên quan đến Quyền quyết định liên quan đến kinh tế, người chồng có ưu thế hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu này hầu hết đã không tính tới giá trị công việc của người vợ đã đóng góp cho gia đình đã không được thể hiện bằng tiền. Nếu như các công việc chăm sóc gia đình, con cái…cũng được tính ra bằng tiền thì tương quan quyền lực giữa người vợ và người chồng có lẽ sẽ khác.

Đối với các yếu tố liên quan đến Quyền quyết định khác, các nghiên cứu cho thấy tương quan quyền lực giữa người vợ và người chồng là ngang nhau, thậm chí có nghiên cứu còn cho thấy người vợ có quyền quyết định lớn hơn người chồng.

Kết quả nghiên cứu này chỉ ra đối với Quyền quyết định liên quan đến kinh tế, người chồng có quyền quyết định lớn hơn. Đối với các Quyền quyết định khác, nhìn chung thì hai người có quyền quyết định ngang nhau, nhưng trong đó về số loại quyền lực thì người vợ chiếm ưu thế nhiều hơn.

Tổng hợp chung các quyền quyết định cho thấy kết quả người chồng trong gia đình có quyền quyết định lớn hơn, tuy mức độ khác biệt rất ít.

Kết quả này một lần nữa khẳng định lại kết luận cho rằng Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng đặc điểm mối quan hệ phu-phụ không giống như Nho giáo đã đề ra. Ngay từ thời phong kiến sự hiện diện của tư tưởng của nho giáo trong mối quan hệ này đã khá mờ nhạt. Ngày nay, với sự tiến bộ xã hội, sự bình đẳng giới và đặc điểm văn hóa của Việt Nam, vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngày nay, Nho giáo vẫn còn tác động và ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình, nhưng sự tác động và ảnh hưởng của Nho giáo trong thời đại hội nhập ngày nay mờ nhạt hơn, không sâu đậm như thời phong kiến hay nửa đầu thế kỷ XX. Hay nói cách khác về sự hiện hữu của Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng trong một số lớn các gia đình Việt Nam về mối quan hệ vợ chồng, nhưng cách nhận định về chuẩn mực cư xử của các thành viên trong gia đình đã bị thay đổi do ảnh hưởng của xã hội công nghiệp hiện đại.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, với không gian nghiên cứu chỉ giới hạn ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, các tài liệu tham khảo chưa nhiều, số biến chưa đại diện đầy đủ cho mối quan hệ vợ-chồng ngày nay, do vậy kết quả còn hạn chế.

Những hạn chế này cũng giúp các tác giả nhận thấy cần có những nghiên cứu tiếp theo để có kết quả đáng tin cậy hơn.

TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bài viết không có xung đột lợi ích

TUYÊN BỐ ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Bài báo nghiên cứu về sự hiện hữu của Nho giáo trong mối quan hệ vợ - chồng ngày nay ở Việt Nam. Thông qua phân tích tương quan quyền lực giữa vợ và chồng trong quyền quyết định liên quan đến kinh tế và các quyền quyết định khác. Nhiệm vụ của các tác giả trong nhóm như sau:

Hồ Ngọc Minh thực hiện sưu tầm tài liệu;

Trần Quang cảnh thực hiện thống kê phân tích;

Vũ Trực Phúc thực hiện viết bài.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EFA: Phương pháp Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

GMM: Phương pháp Ước lượng Moment tổng quát (Generalized Method of Moments)

KT1: Yếu tố ai có đóng góp cho kinh tế gia đình nhiều hơn

KT2: Yếu tố ai đứng tên trên giấy tờ sở hữu các tài sản lớn của gia đình như đất ở, nhà ở, cơ sở kinh doanh

KT3: Yếu tố ai là người có quyết định nhiều hơn trong công việc kinh doanh của gia đình

KT4: Yếu tố ai có quyền quyết định lơn hơn trong việc đầu tư, mua sắm các tài sản lớn của gia đình như nhà ở, đất ở, xe ô tô

KT5: Yếu tố ai là người có quyền quyết định lớn hơn khi gia đình cần vay nợ một khoản tiền lớn (ví dụ như vay nợ ngân hàng để mua nhà).

TBKT: Mức trung bình Thang đo Quyền quyết định liên quan đến kinh tế

QDK1: Yếu tố ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc chọn bệnh viện, cách thức điều trị cho người ốm;

QDK2: Yếu tố ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc học hành của con cái.

QDK3: Yếu tố ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc chi tiêu hàng ngày

QDK4: Yếu tố ai có quyền quyết định lớn hơn trong việc mua đồ đạt đắt tiền;

TBQDK: Mức trung bình Thang đo Quyền quyết định các vấn đề khác

TBQDC: Mức trung bình Quyền quyết định nói chung

References

  1. Grosse I.. Gender values in Vietnam—Between confucianism, communism, and modernization. . 2015;:. Google Scholar
  2. Cường N.B.. Tư tưởng của một số nhà nho việt nam về trách nhiệm trong quan hệ gia đình. Khoa học xã hội Việt Nam. 2013;(10):73. Google Scholar
  3. Phương T.H.M.. Việc ra quyết định các vấn đề của gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mối quan hệ giới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2017;:96-107. Google Scholar
  4. Komter A.. Hidden power in marriage. Gender & society. 1989;3(2):187-216. Google Scholar
  5. Wolfe D.M.. Husbands & Wives: the Dynamics of Married Living. New York: Free Press; London: Collier-MacMillan. 1960;:. Google Scholar
  6. Lợi V.M.. Phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình & Giới. 2013;(1):3-16. Google Scholar
  7. Cúc V.T.. Vấn đề thu nhập và quyền quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay – Nghiên cứu trường hợp tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới. 2007;6:41-52. Google Scholar
  8. Thanh V.T.. Bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay – Qua khảo sát tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới. 2009;(1):35-46. Google Scholar
  9. Châu M.K.. Phụ nữ Việt Nam trong gia đình nông thôn. Tạp chí Xã hội học. 1986;(2):28-34. Google Scholar
  10. Minh N.H.. Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm. Tạp chí Xã hội học số. 2012;4(120):. Google Scholar
  11. Văn L.N.. Một số khía cạnh về mối quan hệ vợ-chồng qua các cuộc điều tra xã hội học gần đây ở Việt Nam. Nghiên cứu Gia đình và Giới. 2012;(2):45-58. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 3 (2020)
Page No.: 453-460
Published: Sep 20, 2020
Section: Article - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v4i3.569

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Phuc, V., Minh, H., & Canh, T. (2020). The existence of Confucianism in spousal relationship nowadays. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 4(3), 453-460. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v4i3.569

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 811 times
Download PDF   = 605 times
View Article   = 0 times
Total   = 605 times