VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Reviews - Science Sciences

HTML

384

Total

462

Share

Investigating the organizational struture and human resources participating in composing the legal documents of the Second Republic of Vietnam (1967-1975)






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Building and completing the legal documents is an important mission of all of the authorities to administer and manage the countries. The first thing to do is to shape an organizational structure and human resources which can carry out the mission. Recognizing that problem, there was much attention paid to the mission under the regime of the  Second Republic of South Vietnam. The government of the Socialist Republic of Vietnam (RVN) took many actions to strengthen and consolidate the system of the professional bodies relating to building the system of regulations. Moreover, in order to improve the quality of the personnel involved in the mission’s implementation, the government also set out specific methods to train and foster their professional skills and qualification. Therefore, it lead to the step-by-step changes, which went towards making it more effective and professional, in organizational system and the quality of human resources who drafted and promulgated the legal documents of the Second Republic of South Vietnam. Although the RVN regime collapsed, it provided historical experience from which we can learn and then utilize in constructing the better legal documents nowadays. The article aims to analyze and clarify the struture of professional organization and the training courses provided for the civil servant participating in building the legal documents during the regime of the Second Republic of South Viet Nam (1967-1975).

Đặt vấn đề

Sự can thiệp của Mỹ vào đời sống chính trị miền Nam Việt Nam ngày càng sâu rộng và trực tiếp. Nền hành chính và hành pháp của chính thể Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cũng vì thế mà chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhân tố Mỹ. Do đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cũng chịu tác động của xu hướng “Mỹ hóa” đang diễn ra nhanh trong đời sống xã hội Miền Nam Việt Nam.

Chính quyền VNCH sau những biến cố và đỗ vỡ liên tục đã bước vào giai đoạn ổn định tương đối về mặt chính thể cũng như hoạt động cầm quyền. Hệ thống VBQPPL không còn chịu tác động mang tính hệ thống từ những biến đổi liên tục của bộ máy cầm quyền như trong giai đoạn 1963-1967. Điều đó đã tạo những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL trong thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa về cả quy mô lẫn tính chất nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng điều hành và quản lý xã hội của nhà nước.

Trong giai đoạn Đệ nhị Cộng hòa, diễn tiến cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn với sự tham chiến trực tiếp của Mỹ. Miền Nam Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến. Điều đó đã đưa đến những biến động to lớn đến đời sống xã hội đương thời. Tính chất chiến tranh đã trở thành nhân tố chủ đạo, hoạt động điều hành và quản lý nhà nước của chính thể VNCH cũng chuyển biến theo hướng phục vụ yêu cầu của chiến tranh. Hệ thống VBQPPL cũng vì thế mà chịu những tác động và chi phối bởi yếu tố chiến tranh, phục vụ cho yêu cầu điều hành và quản lý đất nước trong thời chiến.

Tổ chức công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Đệ nhị cộng hòa (1967-1975)

Về cơ bản, các cơ quan thực hiện công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL của chính quyền VNCH đều có sự kế thừa giai đoạn 1955-1967. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan như: Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Thống thống, Bộ tư pháp, Nha pháp chế, Sở pháp chế vẫn tiếp tục được thực hiện ở giai đoạn 1967-1975. Cụ thể là:

Văn phòng Quốc hội

Đây cơ quan sẽ tiếp nhận những dự thảo luật và dự án luật từ của Tổng thống và dân biểu đề xuất. Các dự án và dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận sẽ chuyển đến Tổng thống để ban hành.

Văn phòng Tổng thống

Là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Tổng thống trong việc ban hành các chính sách quốc gia và ban ban hành những văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng thống. Trước khi văn bản được ban hành, quá trình thẩm tra về thể thức sẽ do Chánh Sự vụ Sở Văn thư và lưu trữ công văn thuộc Văn phòng Phủ Tổng thống đảm trách và Viện Bảo an và Tòa Thư ký phủ Tổng thống sẽ thẩm tra về nội dung văn bản trước khi trình cho Tổng thống xem xét và ký ban hành.

Bộ Tư pháp

Là cơ quan chuyên trách, giúp Nội các soạn thảo những dự thảo luật mới, nhất là khi nội dung luật liên quan đến các vấn đề khó khăn, sau đó trình các dự luật cho Tổng thống xem xét và ban hành.

Nha pháp chế

Là cơ quan trực tiếp tham mưu cho các bộ trong việc ban hành các VBQPPL thuộc thẩm quyền của mỗi bộ. Đây cũng là cơ quan phụ trách thẩm tra văn bản do các nha khác thuộc bộ đề xuất trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.

Sở pháp chế

Là cơ quan tham mưu trực tiếp cho các Đô Thành và các Tỉnh ban hành các văn bản lập quy để thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành các vấn đề trên địa hạt Đô Thành hay Tỉnh quản lý” [ 1 , tr.15].

Trong hệ thống cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan có sự chuyển biến mạnh nhất từ nhất viện thành lưỡng viện. Vì vậy, tổ chức thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Cơ quan thực hiện công việc này chính là Văn phòng Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Đây là hai cơ quan sẽ tiếp nhận những dự thảo luật và dự án luật từ của Tổng thống và dân biểu đề xuất. Để những dự thảo này có thể thành Luật chính thức thì Văn phòng Thượng nghị viện và Hạ nghị viện phải thông qua sự thẩm tra của Hội đồng liên bộ, bản thân các nghị sĩ, dân biểu và tổng thống.

Bên cạnh đó, năm 1969 Trung tâm nghiên cứu luật pháp trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập. Trung tâm nghiên cứu luật pháp hoạt động với mục đích: “ phổ biến sâu rộng luật pháp trong dân chúng; tổ chức những khóa hội thảo, tu nghiệp cho các chuyên viên luật pháp để có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và bổ túc kiến thức chuyên nghiệp; góp ý chuyên môn về những bản văn luật pháp do các cơ quan hiến định soạn thảo; cung cấp với tính cách hữu thường hoặc vô thường cho các cơ quan đoàn thể các giới những tài liệu, ấn phẩm liên quan đến vấn đề luật pháp, do trung tâm dịch thuật, khảo cứu, soạn thảo, ấn hành và xuất bản; nghiên cứu trao đổi tài liệu luật pháp và quan điểm pháp lý với các luật gia và trung tâm luật pháp ngoại quốc ” [ 1 , tr. 34-35]. Cơ quan này đã hoạt động rất hiệu quả trong góp ý chuyên môn cho 5 bộ luật căn bản đã được ban hành bằng sắc luật của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong khuôn khổ luật ủy quyền.

Như vậy, sự hoạt động của các cơ quan chuyên trách soạn thảo và ban hành văn bản đã làm cho quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL có sự chuyên môn hóa và ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, với sự ra đời và hoạt động của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện cũng như vai trò của hai viện này trong xây dựng luật đã làm cho hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH có cơ hội được tham chiếu trên nhiều góc độ và đặc biệt nguồn dự luật cũng phong phú hơn giai đoạn 1955-1967. Đây là nhân tố đảm bảo tính dân chủ và chuyên nghiệp trong công tác làm luật của chính quyền Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975).

Nhân sự thực hiện hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Đệ nhị cộng hòa (1967-1975)

Sự chuyển biến về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân sự thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa

Số lượng và chất lượng cán bộ công chức của chính quyền VNCH đã có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng tăng về số lượng và tinh thông về nghiệp vụ. Điều này thể hiện cách nhìn nhận, quản lý nhân sự phục vụ hoạt động quản lý điều hành đất nước nói chung và quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL nói riêng của chính quyền VNCH có những tiến bộ nhất định.

Sự chuyển biến về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân sự thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa

Số lượng và chất lượng cán bộ công chức của chính quyền VNCH đã có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng tăng về số lượng và tinh thông về nghiệp vụ. Điều này thể hiện cách nhìn nhận, quản lý nhân sự phục vụ hoạt động quản lý điều hành đất nước nói chung và quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL nói riêng của chính quyền VNCH có những tiến bộ nhất định.

Sự chuyển biến về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân sự thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa

Số lượng và chất lượng cán bộ công chức của chính quyền VNCH đã có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng tăng về số lượng và tinh thông về nghiệp vụ. Điều này thể hiện cách nhìn nhận, quản lý nhân sự phục vụ hoạt động quản lý điều hành đất nước nói chung và quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL nói riêng của chính quyền VNCH có những tiến bộ nhất định.

Hoàn thiện thể chế, môi trường làm việc cho công chức

Môi trường làm việc khá cởi mở có tính tiếp cận và trao đổi với bên ngoài cao. Đặc điểm này thể hiện rõ thông qua hoạt động tu nghiệp, sự phân nhiệm gắn với phân quyền và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm.

Quá trình tu nghiệp và học hỏi tại một số nước có nền hành chính phát triển trên thế giới cũng được chính quyền VNCH quan tâm và có những điều chỉnh nhất định trong chính sách quản lý điều hành quốc gia. Chẳng hạn, quá trình học hỏi kinh nghiệm của Nghiêm Bằng, Trần Văn Đinh, Nguyễn Tấn Thành, Vương Văn Bắc tại Mỹ... “Các giáo sư này công tác tại Học viện Quốc gia hành chính và được cử đi theo chương trình hợp tác với Đại học Michigan trong 6 tháng. Trong khoảng thời gian này các giáo sư đã được khảo sát và nghiên cứu nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, hành chính, xã hội học và phương pháp làm việc cũng như phương pháp giảng dạy ở những trường đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học Chicago, Đại học California, Đại học Michigan, các công sở tại tiểu bang Michigan, Washington, New York như: Tổng thống phủ Hoa Kỳ và các nha trực thuộc (Hội đồng an ninh quốc gia, ủy ban công tác, nha động viên phòng thủ) Bộ Tài chính và các cơ quan thuế vụ; Hội đồng công vụ liên bang; Bộ thương mại và Nha kiểm tra; Các hiệp hội và cơ quan khảo cứu hành chính; Thư viện Quốc hội… và có những trao đổi về nền công vụ ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau chuyến công tác nước ngoài, các chuyên gia và giáo sư sẽ có những buổi thuyết giảng và có những điều chỉnh nhất định trong chương trình và phương pháp giảng dạy đối với các sinh viên và học viên” [ 11 , tr.7]. Đây là những cơ hội nâng cao trình độ người dạy cũng như công chức theo học tại các Trung tâm và học viện đào tạo công chức phục vụ cho chính quyền VNCH. Những tri thức được chia sẻ trong các giờ lên lớp đã có những tác động tích cực về chất lượng nhận thức và nghiệp vụ của các bộ công chức trong bộ máy công quyền VNCH.

Mặt khác, sự xuất hiện trong bộ máy công quyền không ít các chuyên gia, các nhà quản lý được đào tạo và tu nghiệp từ các quốc gia phát triển mà chủ yếu là Hoa Kỳ nên đã góp phần không nhỏ trong công tác cố vấn và phản biện chính sách khi xây dựng hệ thống VBQPPL. Từ đây đã xuất hiện một số chính sách có tác động tích cực đối với quần chúng và người lao động trên cơ sở tham chiếu kinh nghiệm của nước ngoài như: Luật mua nhà trả góp, học thi cuốn chiếu, thi trắc nghiệm, học chế tín chỉ, có bộ phận cố vấn học tập cho sinh viên trước khi chọn ngành nghề theo học…

Những đề xuất cải thiện trong quy trình thủ tục hành chính cũng như hoạch định chính sách cũng đã được đề xuất. Có thể lấy ví dụ như trong chuyến khảo sát, giáo sư Vương Bắc đã nghiên cứu rất chi tiết về hoạt động của Tổng thống phủ tại Hoa Kỳ và đã đưa ra những nhận định rất xác đáng và khách quan, cụ thể như sau:

Các nha sở tại Phủ tổng thống không đông đảo nhân viên nhưng rất giàu kinh nghiện và tài năng chuyên môn. Cấp chỉ huy phần lớn những nhân vật xuất sắc của đại học giới và doanh giới. Còn nhân viên là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nền hành chính và hoàn toàn thông hiểu những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của họ. Sự phân bổ và sắp xếp như vậy rất phù hợp đối với phủ Tổng thống nói chung và các cơ quan trung ương nói riêng. Đây là những đơn vị hoạch định và điều khiển hơn là những đơn vị thừa hành. Nội dung này đã được triển khai trong công cuộc hành chính ở những năm 70 của chính quyền VNCH. Theo đó, “chính quyền đã tiến hành tinh giảm biên chế ở các cơ quan trung ương và có sự phân chia quyền lực hài hòa xuống cho các địa phương để địa phương thực sự là những đơn vị thừa hành và các cơ quan trung ương có nhiều thời gian giành cho công tác hoạch định và điều khiển nhằm khai thông những “ối đọng hành chính” [ 12 , tr.12]. Chính quyền đã thúc đẩy hơn nữa việc cải thiện trình độ cán bộ công chức và tác phong lề lối làm việc bằng nhiều hình thức quyết liệt như: Mở rộng các hình thức đào tạo để cán bộ công chức nâng cao về trình độ và nghiệp vụ; quyết liệt chống tham nhũng để chấn chỉnh lại tác phong làm việc của công chức.

Sự phân quyền được áp dụng cho các chức vụ với nhiều cấp bậc khác nhau. Riêng đối với chức vụ Tổng thống, đạo luật Mac Cormack và hơn 60 chỉ thị chấp hành áp dụng đạo luật ấy đã ủy nhiệm hàng trăm nhiệm vụ thứ yếu của Tổng thống cho các nhân viên trực thuộc dưới quyền. Nhờ sự phân quyền mà các vị thượng cấp dành nhiều thời gian cho sự chỉ huy và kiểm soát tổng quát. Mặc dù có sự phân quyền song vẫn đảm bảo sự liên lạc mật thiết với Tổng thống về việc điều khiển các cơ quan trực thuộc và cấp dưới. Ví dụ: Hàng tuần, vị Giám đốc ngân sách được tiếp xúc với Tổng thống để trình bày về tiến triển của ngân sách, nhất là khi thiết lập ngân sách, sau khi tiếp thu ý kiến của hội đồng tư vấn kinh tế giám đốc sẽ trình bày trước Tổng thống và Tổng thống sẽ quyết định chính sách. Trong công cuộc cải cách của chính quyền Đệ nhị cộng hòa thì một điểm sáng cũng nằm trong xóa bỏ tập quyền bằng hình thức phân nhiệm và phân quyền từ trung ương đến địa phương và nội bộ các cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương… Ngay cả cơ quan trung ương cũng có những điều chỉnh về trách nhiệm và quyền hạn của các định chế, bộ máy hành chính công vụ đã hoạt động nhịp nhành hơn. Điển hình là việc thành lập Chính phủ kèm theo những quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan này trong hệ thống bộ máy nhà nước nhằm hài hòa giữa lập pháp và hành pháp trong thực thi công vụ khi có những bất đồng phát sinh.

Ở cả trung ương và địa phương, người đứng đầu các cơ quan tổ chức đã giao nhiệm và giao quyền cho cấp phó của mình để công việc hành chính được thông suốt và công tác hoạch định, điều khiển sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.

Từ những ví dụ nêu trên cho thấy một sự nỗ lực rất lớn của chính quyền Đệ nhị cộng hòa trong việc kiến thiết môi trường làm việc hiệu quả, động viên được sự đóng góp, cống hiến của đội ngũ công chức và các chuyên gia. Nhờ đó, một bộ phận nhân sự làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến xây dựng hệ thống VBQPPL luôn có điều kiện học hỏi và trao đổi, tiếp cận với những tiến bộ, tinh hoa về chuyên môn từ những đất nước phát triển về quản lý. Nhờ đó, trình độ xây dựng hệ thống VBQPPL được nâng lên rõ rệt. Một số văn bản mang tính chất kiến thiết được ban hành và sự phân quyền diễn ra mạnh mẽ từ trung ương xuống địa phương thông qua hệ thống văn bản đã được triển khai, vấn đề chống tham nhũng được đề cập và là mục tiêu số một của công cuộc cải tổ trong những năm 1973-1974 cũng đem lại những hiệu quả nhất định. Hành động quản lý nhà nước bằng luật pháp thông qua hệ thống VBQPPL được quy củ, bài bản, chuyên nghiệp và ngày càng hiệu quả.

Kết luận

Trong giai đoạn 1967-1975, hệ thống các cơ chuyên trách soạn thảo và ban hành VBQPPL dần được củng cố và kiện toàn, được phân tách nhiệm vụ rõ ràng, có tính tổ chức và phối hợp thống nhất cao. Điều đó đã giúp quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL trong giai đoạn này có sự chuyên môn hóa và ngày càng hoàn thiện. Một trong những đặc điểm nổi bật của giai đoạn 1967-1975 là sự chuyển biến về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân sự thực hiện công tác xây dựng và triển khai hệ thống VBQPPL. Chất lượng đội ngũ nhân sự được nâng tầm, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Đội ngũ công chức nói chung và công chức thực hiện công tác xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền Đệ nhị Cộng hòa có sự gia tăng về số lượng và được trang bị thông qua các hình thức đào tạo phong phú, chuyên nghiệp và cởi mở. Trong hệ thống bộ máy công quyền có một bộ phận là các chuyên gia, các nhà quản lý được đào tạo và tu nghiệp từ các quốc gia phát triển mà chủ yếu là Hoa Kỳ nên đã góp phần không nhỏ trong công tác cố vấn và phản biện chính sách khi xây dựng hệ thống VBQPPL. Kết quả học tập, tu nghiệp và trải nghiệm về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính và hành chính đã giúp cho các chuyên gia đầu ngành cố vấn hiệu quả và thay đổi các chính sách thông qua hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH. Một số hình thức đào tạo mới ra đời, một số văn bản mang tính chất kiến thiết được ban hành và sự phân quyền diễn ra mạnh mẽ từ trung ương xuống địa phương thông qua hệ thống văn bản đã được triển khai. Sự chuyển biến mạnh mẽ của đội ngũ nhân sự đã làm cho quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL được phát triển và đã có những tác động tích cực nhất định trong hoạt động quản lý điều hành quốc gia của chính quyền Đệ nhị Cộng hòa.

Danh mục từ viết tắt

VNCH : Việt Nam cộng hòa.

VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả không có xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Nhiệm vụ của tác giả trong bài viết: Sưu tầm, đọc và xử lý các tài liệu có liên quan đến chủ đề và viết bài.

References

  1. Phông Phủ Thủ tướng (1954 -1975), Hồ sơ số 10144. Tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II. . ;:. Google Scholar
  2. Phông Phủ Thủ tướng (1954 -1975), Hồ sơ số 10094. Tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II. . ;:. Google Scholar
  3. Trung tâm lưu trữ quốc gia II. Sách Bổ trợ Vv 2515. . ;:. Google Scholar
  4. Phủ Tổng ủy công vụ. Một năm cải tổ nền hành chính và công vụ từ 10.7.1973 đến 10.7.1974. Sào Gòn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 1974;:. Google Scholar
  5. Hà P.T.H.. Kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ. Hà Nội: Công an nhân dân. 2017;:. Google Scholar
  6. Phông Học viện Quốc gia Hành chánh (1953 - 1974), Hồ sơ số 267. Tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II. . ;:. Google Scholar
  7. Phông Học viện Quốc gia Hành chánh (1953 - 1974), Hồ sơ số 226. Tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II. . ;:. Google Scholar
  8. Phông phủ Thủ tướng (1954 -1975), Hồ sơ số 8534. Tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II. . ;:. Google Scholar
  9. Phông Học viện Quốc gia hành chính, Kỷ yếu cựu sinh viên trường Học viện Quốc gia hành chính (1974). Sài Gòn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 1974;:. Google Scholar
  10. Phông Học viện Quốc gia hành chính (1953 - 1974), Hồ sơ số 31. Tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II. . ;:. Google Scholar
  11. Phước T.H.. Vấn đề tu nghiệp công chức Việt Nam (luận văn cao học). Đà Lạt, Học viện Quốc gia Hành chính. 1973;:. Google Scholar
  12. Phông phủ Thủ tướng (1954 -1975), Hồ sơ số 3046. Tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 2 (2020)
Page No.: 387-394
Published: Jun 30, 2020
Section: Reviews - Science Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v4i2.555

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Ly, N. (2020). Investigating the organizational struture and human resources participating in composing the legal documents of the Second Republic of Vietnam (1967-1975). VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 4(2), 387-394. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v4i2.555

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 384 times
Download PDF   = 462 times
View Article   = 0 times
Total   = 462 times