Abstract
Asia is the place where the most persistent and dramatic religious conflicts take place because of the complex interweaving of religious beliefs under the cover of a multi-identity network of ethnic-religious discrimination. At the heart of interreligious dialogue in this context is the challenge of mutual recognition - the ability to see and honor the intrinsic value of different religions. Catholic theologian A.Pieris has contributed to resolving this challenge with his own unique and creative perspectives. The journey to explore the essential perspectives that shape the dialogue between Catholicism and Buddhism from the main works of A. Pieris: Love Meets Wisdom: The Buddhist Experience of Christians (1988), Asian Liberation Theology (1988), Fire and Water: Fundamental Issues in Asian Buddhism and Christianity (1996), Prophetic Humor in Buddhism and Christianity: Conducting Interreligious Studies in the Mode of Reverence (2005). The scope of the research is expanded from the content of the works compared with the spirit of the Second Vatican Council, Christian anthropology and Discourse Ethics using intertextual, phenomenological and hermeneutic methods. The research results have established Pieris's viewpoint on several dimensions: the path of liberation in Buddhism; on an absolute future in Buddhism and Catholicism; on reincarnation in Buddhism and resurrection in Christianity and the dialogue between Catholic and Buddhist traditions in social reality. The focus of A. Pieris's approach to interreligious dialogue is to overcome language barriers, self-esteem and social configurations, respect differences while seeking common ground, and know how to stop before issues of the doctrinal foundation of the Sacred of each religion. In A. Pieris's vision, the path of salvation in Christianity and the liberation in Buddhism are not opposites but are a beautiful intersection of wisdom and love for humanity. A. Pieris's spirit of respect and tolerance in dialogue with the principles of Discourse Ethics has laid the foundation for the Code of Conduct in interreligious dialogue in contemporary society.
DẪN NHẬP
Sự đa nguyên tôn giáo ở nhiều quốc gia đã dẫn đến sự tương tác ngày càng nhiều giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Sự kiện này thường thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo, nhưng cũng dẫn đến căng thẳng khi có sự xung đột giữa các giá trị tôn giáo với các chuẩn mực thế tục trên các vấn đề như tự do ngôn luận, biểu tượng tôn giáo ở nơi công cộng và vai trò của tôn giáo trong giáo dục và chính trị. Ở các nước châu Âu, sự xung đột còn được cổ vũ bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo do những bất bình về chính trị và kinh tế xã hội trước việc người nhập cư với số lượng lớn đã dấy lên các cuộc tranh luận về sự hòa nhập văn hóa và tôn giáo.
Châu Á là khu vực có sự đa dạng về tôn giáo, bao gồm Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo, đạo Sikh và nhiều tôn giáo bản địa. Sự đa dạng này vừa dẫn đến những cuộc giao lưu văn hóa phong phú vừa dẫn đến những xung đột triền miên do sự khác biệt bản sắc tôn giáo cùng bản sắc dân tộc.
Đánh giá tổng quan thì vấn đề liên tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu nói chung và châu Á nói riêng đều có sự phát triển trong sự đa dạng về hình thức lẫn nội dung cùng với những nỗ lực nhằm thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và hợp tác giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Kết quả của những tương tác này có thể sẽ tiếp tục định hình tương lai của các mối quan hệ liên tôn trong những năm tới. Với tinh thần cẩn trọng, thấu hiểu và khoan dung – cơ sở cho đối thoại liên tôn giáo thì vấn đề không phải ở chân lý của mỗi tôn giáo mà ở cách nhìn nhận giá trị của một tôn giáo. A.Pieris – nhà thần học Công giáo, thông qua các tác phẩm nghiên cứu về Phật giáo của mình đã thể hiện rất rõ điều này.
NỘI DUNG
Tiểu sử và tác phẩm
Tiểu sử và tác phẩm
Tiểu sử và tác phẩm
Hệ quan điểm chủ yếu trong các tác phẩm của Alosyus Pieris
Hệ quan điểm chủ yếu trong các tác phẩm của Alosyus Pieris
Hệ quan điểm chủ yếu trong các tác phẩm của Alosyus Pieris
Hệ quan điểm chủ yếu trong các tác phẩm của Alosyus Pieris
Hệ quan điểm chủ yếu trong các tác phẩm của Alosyus Pieris
Ý nghĩa 4 tác phẩm của A.Pieris đối với vấn đề đối thoại liên tôn giáo
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI được đánh dấu bằng các sự kiện toàn cầu quan trọng, bao gồm các xung đột và căng thẳng nảy sinh từ sự khác biệt tôn giáo. Công việc của A.Pieris đã chịu ảnh hưởng bởi những sự kiện này khi tìm cách thúc đẩy đối thoại và hòa giải trong một thế giới được khắc họa bằng sự đa dạng tôn giáo. Các tác phẩm của A.Pieris như là sự cam kết liên tục của ông trong đối thoại liên tôn giáo với những kiến giải sâu sắc trong sự am hiểu Phật giáo và Công giáo. Năng lực khám phá bằng sự hài hước trong các truyền thống tiên tri của Phật giáo và Công giáo, cùng với những kiến giải về Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu và bối cảnh châu Á đã định hình cho những diễn ngôn của A.Pieris trong đối thoại liên tôn giáo.
Dưới nhãn quan của A.Pieris, việc đối thoại liên tôn giáo có những thách đố nhất định cho các bên trong cuộc đối thoại.
Thứ nhất A.Pieris nhấn mạnh về sự diễn ngôn trong đối thoại và miêu tả điều đó là sự “rào cản ngôn ngữ” trong đối thoại. Ngôn ngữ trong phong cách diễn đạt của A.Pieris không phải chỉ là ngôn từ mà còn là sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo. A.Pieris xem các tôn giáo như là một “ngôn ngữ” nhất định và tách biệt nhau. Đây là một thách thức lớn trong đối thoại.
“Ngôn ngữ không được thực hiện ở đây theo nghĩa danh nghĩa. Nó không phải là một phương tiện đơn thuần để truyền đạt một sự kiện chưa được tiết lộ. Thay vào đó, nó là tính đặc thù của một sự kiện tự giao tiếp – giả định tất cả các sự kiện là tự giao tiếp. Ngôn ngữ sau đó là tính đặc thù không thể tách rời khỏi sự kiện (tự giao tiếp) đó. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương thức cụ thể của việc “trải nghiệm” thực tại – trong trường hợp này là giải thoát – và do đó, cũng là phương thức cụ thể để “thể hiện” nó. Theo nghĩa này, mỗi đức tin là một ngôn ngữ của sự giải thoát, nghĩa là một cách cụ thể trong đó Chúa Thánh Thần nói và thực hiện ý định cứu chuộc của nó trong một bối cảnh vũ trụ và con người nhất định.” [ 8 , tr. 100]
Thứ hai là tính tự tôn trong tôn giáo. Đây là thách thức thứ hai trong các cuộc đối thoại liên tôn giáo. Theo quan điểm của A.Pieris, cuộc đối thoại liên tôn giáo giữa Công giáo và Phật giáo là cuộc gặp gỡ của “kinh nghiệm tôn giáo” đôi bên theo ba cấp độ.
“Cuộc gặp gỡ Công giáo với kinh nghiệm cốt lõi của Phật tử (phần một), chỉ có thể thực hiện được thông qua việc dựa vào ký ức tập thể về kinh nghiệm đó (phần hai), bây giờ cần phải được kiểm tra ở cấp độ của ý thức tôn giáo (phần ba) - cụ thể là mức độ giải thích.” [ 7 , tr. 124]
Tính tự tôn tôn giáo trong đối thoại nằm ở cấp độ thứ ba là ý thức tôn giáo, tổng hợp giữa việc hiểu và làm, từ đó kiến thức được mở rộng và có tính cách diễn đạt được. Nếu theo tinh thần của Thông diễn học, đó là sự “hiểu” và sự “lý giải” cái “hiểu” tôn giáo trong đối thoại.
“Trọng tâm của cuộc đối thoại ở cấp độ thứ ba này là nhân vật lịch sử của những người sáng lập hai tôn giáo này, những người được cho là đóng một vai trò thần tính trong cuộc sống của các tín đồ của họ. Tuyên bố này không được đưa ra bởi các tín đồ của các tôn giáo khác. Đây là những gì làm cho cuộc đối thoại Phật giáo - Công giáo trở thành một nỗ lực nguy hiểm. Không phải là một cuộc trò chuyện tôn giáo về Chúa Giêsu và Gautama, hoặc một nghiên cứu so sánh về bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau của họ, nó có thể dễ dàng bùng nổ thành một cuộc đối đầu lời truyền giảng giữa Chúa Giêsu được giải thích là Chúa Kitô và Gautama được giải thích là Đức Phật.” [ 7 , tr. 124]
Đối với A.Pieris, cuộc đối thoại ngoài yêu cầu không chỉ phải có kiến thức tôn giáo giữa đôi bên còn phải giảm tính tự tôn trong tôn giáo. Nếu không sẽ biến cuộc gặp đối thoại liên tôn giáo thành cuộc đối đầu về những lời giảng dạy tôn giáo giữa Công giáo và Phật giáo, lúc này ý nghĩa việc đối thoại liên tôn giáo xem như là vô nghĩa.
Thứ ba , là bối cảnh cấu hình xã hội. Việc đối thoại liên tôn giáo tại châu Á như cuộc đối thoại với ba thực tại đang tồn tại là tôn giáo, văn hóa và sự nghèo đói.
“Rằng các Kitô hữu không thể giải quyết vấn đề nghèo đói ở Châu Á một cách thỏa đáng trừ khi họ thực hiện điều ấy trong sự đối thoại với các tôn giáo ở Châu Á, cũng thế họ cũng không thể thực hiện thành công một cuộc đối thoại liên tôn giáo đích thực trừ khi cuộc đối thoại đó đặt nền tảng trên mối bận tâm đến người nghèo. Thần học giải phóng Châu Á sẽ hình thành từ cuộc đối thoại Công giáo và các tôn giáo Châu Á. Đối thoại và giải phóng kêu gọi nhau.” [ 11 , tr. xi]
Tôn giáo, văn hóa và sự nghèo đói là cấu hình xã hội của Châu Á. Sự cần thiết để đạt đến sự đối thoại với Tương lai tuyệt đối, được A.Pieris thể hiện như thần học giải phóng trong bối cảnh Châu Á.
Ngoài ra, yếu tố thứ yếu, đặc biệt đối với Kitô hữu tham dự đối thoại là phẩm chất. Đây là một cách thức giúp cuộc đối thoại giảm được tính tự tôn tôn giáo của người tham dự.
“Phật giáo và Công giáo đều sôi động với sức sống vì mỗi bên đều đã phát triển hệ thống tôn giáo riêng của mình (về giáo lý, nghi thức và thể chế) có thể làm cho trải nghiệm ban đầu có sẵn cho xã hội đương đại. Do đó, kết luận là không thể bác bỏ: một Kitô hữu muốn tham gia vào một cuộc đối thoại cốt lõi với Phật giáo phải có hai phẩm chất: (1) một sự hiểu biết sơ bộ về bản chất thực sự của kinh nghiệm cốt lõi của tôn giáo khác như tôi đã trình bày trong phần đầu của chương này; và (2) sự sẵn sàng không bị ngăn cản để sử dụng hệ thống tôn giáo mà Phật tử cung cấp cho Kitô hữu như là phương tiện duy nhất để tiếp cận với kinh nghiệm cốt lõi đó. Nói cách khác, một sự sẵn sàng tham gia vào một cuộc giao tiếp trong nghi lễ với Phật tử.” [ 7 tr.120]
Diễn ngôn trong đối thoại liên tôn giáo
Để đi đến được một cuộc đối thoại liên tôn giáo hoàn hảo cũng cần có những nguyên tắc diễn ngôn trọn vẹn. Thông qua các tác phẩm, A.Pieris đã thể hiện được tinh thần Đạo đức học diễn ngôn và tinh thần thông diễn học.
Thứ nhất là tinh thần Đạo đức học diễn ngôn. Đây là một hệ hình đạo đức học đương đại được hình thành, phát triển bởi Jürgen Habermas và người cộng sự Karl Otto Apel. Được đặt trên cơ sở bước ngoặt ngôn ngữ và yếu tố đối thoại, tính liên-chủ thể, là sự chuyển đổi hệ hình thứ tư trong lịch sử đạo đức học nhân loại.
Đối với J.Habermas, công bằng được hiểu là sự đồng thuận trong tranh luận, trong đối thoại, là sự hiện thực hóa nó trong lời nói và trong việc làm. Đối với A.Pieris, theo phong cách diễn đạt mà ông gọi đó là “vượt qua rào cản ngôn ngữ” trong đối thoại liên tôn giáo.
Trong tinh thần Đạo đức học diễn ngôn của J.Habermas, sự diễn ngôn chỉ được diễn ra hoàn hảo khi hội tụ một “hoàn cảnh nói lý tưởng” (ideale Sprechsituation), giả định bốn tính chất trong diễn ngôn là sự bình đẳng, cởi mở, chân thật và tử tế. Từ đó mới đạt được năm điều kiện gọi là “điều kiện nói lý tưởng” là quyền tham gia vào diễn ngôn; quyền đặt nghi vấn bất kỳ vấn đề; quyền đưa ra luận cứ hay luận điểm của mình; quyền bày tỏ mong muốn và nguyện vọng và không bị ngăn cản trong việc thực hiện quyền.
Khi một cuộc đối thoại diễn ra và hội tụ đủ năm điều kiện trên là một hoàn cảnh lý tưởng nhưng có những vấn đề không bao giờ đạt được sự đồng thuận như giữa ý thức hệ hữu thần và ý thức hệ vô thần, những định kiến đối lập về sắc tộc, về nữ quyền, về bản chất của thể chế chính trị… Các bên tham gia vào đối thoại cần phải tự ý thức điều này. Những điều kiện, quy định và sự tự ý thức như trên là những nguyên tác, những yêu cầu cần phải tuân thủ trong đối thoại 13 .
So sánh quan điểm của A.Pieris và J.Habermas, có thể đưa ra một kết luận chung nhất là để đạt được sự đồng thuận trong diễn ngôn, trong đối thoại thì cần đáp ứng được quyền bình đẳng và ý thức tôn giáo giữa các bên trong đối thoại, điều này là quan trọng nhưng cũng cần phải có sự tự ý thức về những định kiến đối lập, những yêu cầu cần phải tuân thủ trong diễn ngôn.
Thứ hai là tinh thần thông diễn học được thể hiện xuyên suốt trong nghiên cứu về Phật giáo của A.Pieris. Tinh thần thông diễn học là sử dụng sự “hiểu” và sự “lý giải” song song với nhau trong nghiên cứu. Trên thực tế, sự hiểu cũng là sự lý giải ý nghĩa của những điều đã được hiểu, nghĩa là không đơn giản chấp nhận nội dung có sẵn. Theo sự diễn giải này, “hiểu” và “lý giải” là hai từ tương đương với nhau, nhưng trong thông diễn học, “hiểu” là tiến trình của thông diễn học và “lý giải” là kết quả của thông diễn học. Nói cách khác, thông diễn học là học thuyết về việc “hiểu” và sự thực hành cái “hiểu”.
Các tác phẩm của A.Pieris đã làm sáng tỏ trong tinh thần thông diễn học giữa cách hiểu và lý giải sự “hiểu” thông qua kinh nghiệm nghiên cứu Phật giáo và lý giải kinh nghiệm đó theo phong cách văn bản. Nghĩa là trong thực hành nguyên lý thông diễn học phải xem đối tượng nghiên cứu như một văn bản để lý giải cộng với cách hiểu của mình về đối tượng nghiên cứu.
Bộ quy tắc trong đối thoại liên tôn giáo
Để các cuộc đối thoại liên tôn giáo thực hiện thành công, ngoài sự phải vượt qua được những thách thức được đặt ra, cần phải có một bộ khung vững chắc nhằm hướng dẫn đối thoại liên tôn giáo đi đến một sự đồng thuận cao nhất. Hội tụ đủ cả ba yếu tố là thách thức trong đối thoại liên tôn giáo của A.Pieris. Với những nguyên tắc diễn ngôn của J.Habermas và tinh thần thông diễn học phải có được bộ quy tắc hướng dẫn đối thoại liên tôn giáo đối với người tham dự đối thoại như sau:
Thứ nhất , xét về mặt kiến thức của người tham dự đối thoại liên tôn giáo cần phải hiểu được những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tôn giáo của bên đối diện trong đối thoại. Theo tinh thần thông diễn học, việc hiểu là điều quan trọng trước khi lý giải sự hiểu của mình trong diễn ngôn. Vì thế theo quan điểm của A.Pieris là phải vượt qua “rào cản ngôn ngữ” trong đối thoại.
Thứ hai , xét về mặt tinh thần tôn giáo của người tham dự đối thoại, trong quan điểm của A.Pieris thì cần phải loại bỏ tính tự tôn tôn giáo của người tham dự đối thoại. Vì tính tự tôn tôn giáo sẽ làm cho cuộc đối thoại trở nên vô nghĩa vì sẽ không khác gì một cuộc đối thoại giữa các lời giảng dạy tôn giáo với nhau.
Thứ ba , xét về mặt tư cách tham dự của người tham dự đối thoại. Bất kỳ ai đều có thể tham dự vào đối thoại, được tự do trình bày các luận điểm của bản thân, được đặt các nghi vấn, câu hỏi trong các vấn đề, được tự do bày tỏ ước muốn, nguyện vọng của bản thân trong đối thoại. Nghĩa là không bị hạn chế trong việc thực hiện các quyền này. Tất nhiên, phải thỏa mãn được hai nguyên tắc trên.
Thứ tư , là sự nắm bắt của người tham dự đối thoại. Việc đối thoại liên tôn giáo tại châu Á như là cuộc đối thoại với ba thực tại đang tồn tại là tôn giáo, văn hóa và sự nghèo đói. Ba thực tại này tạo nên cấu hình xã hội của châu Á. Chính vì vậy, người tham dự đối thoại cần phải nắm bắt được cấu hình xã hội tại nơi thực hiện cuộc đối thoại liên tôn giáo, hiểu được cấu hình bối cảnh xã hội sẽ dẫn đến việc diễn ngôn được trọn vẹn hơn, ít bị vấp phải những vấn đề nhạy cảm trong diễn ngôn.
Thứ năm, đối với người tham dự đối thoại liên tôn giáo phải thỏa mãn được bốn tính chất giả định của “hoàn cảnh nói lý tưởng” là sự bình đẳng, sự cởi mở, sự chân thực và sự tử tế. Ngoài ra, cần phải có sự tự ý thức của bản thân, ý thức về những định kiến đối lập có thể gặp phải trong đối thoại như các vấn đề về bình đẳng sắc tộc, về nữ quyền, chính trị…
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về Phật giáo dưới nhãn quan thần học Công giáo, cụ thể dưới góc nhìn của nhà thần học A.Pieris là nhằm đi sâu vào sự giao thoa giữa Công giáo và Phật giáo. Được khởi đi từ vấn đề giáo lý, giáo luật cho đến đối thoại với niềm tin Phật giáo. A.Pieris đã thực sự đóng góp một góc nhìn mới trong nghiên cứu Phật giáo trên nền tảng thần học Công giáo của Công đồng Vaticanô II
Với tinh thần cẩn trọng, thấu hiểu và khoan dung, những nghiên cứu về Phật giáo của A.Pieris là sự học hỏi chân thành để có thể áp dụng vào cuộc đối thoại liên tôn giáo giữa Công giáo và Phật giáo. Không xem nhẹ yếu tính của “hành trình cứu độ” của Chúa Jesus đối với một tín hữu nhưng vẫn khẳng định sự bình đẳng tôn giáo bằng sự tôn trọng bản sắc riêng của Phật giáo. Nhờ vậy A.Pieris tránh được những thành kiến, ác cảm như lời khuyên của học giả nổi tiếng về Phật giáo Étienne Lamotte (1903-1983), được A.Pieris kể đến trong bài viết “Editorial”, trong tạp chí Dialogue: “Điều đầu tiên là (anh) hãy đắm mình vào truyền thống Phật giáo, đừng với bất kỳ định kiến nào; hãy nắm vững thuật ngữ của riêng nó, nếm cảm hương vị của nó và đưa ra lượng giá học thuật (của anh) từ trong truyền thống của chính nó.” 14 [tr.3].
A.Pieris đã thực sự “đắm mình” nhưng không đánh mất mình với tư cách là Kitô hữu, là người có Thần Khí Đức Kito khi thực hiện một nghĩa vụ vinh quang “vì Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại để họ cư ngụ trên khắp mặt địa cầu, [x. Cv17,26] có chung một cùng đích tối hậu là chính Thiên Chúa, Đấng vẫn hằng trải rộng sự quan phòng, chứng tích của lòng nhân hậu và ý định cứu độ trên tất cả mọi người” 3 [x. Kn 8,1;Cv 14,17: Rm 2,6-7;1 Tm 2,4 tr.[740-741]
Đối thoại liên tôn giáo không chỉ trên phương diện giải quyết các vấn đề về xã hội mà còn về niềm tin vào Cái Thiêng của tôn giáo. Đặt trên nền tảng Đạo đức học diễn ngôn của J.Habermas, cùng với tinh thần thông diễn học và quan điểm về đối thoại liên tôn giáo của A.Pieris, một bộ quy tắc trong đối thoại liên tôn giáo là yêu cầu đầu tiên và thật sự cần thiết. Bộ quy tắc tập trung chính yếu vào người tham dự đối thoại liên tôn giáo trong sự thấu hiểu, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để cho các cuộc đối thoại thực sự có hiệu quả.
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM TÁC GIẢ
Bài viết đã phát hiện những diễn giải về Phật giáo của nhà thần học Kito giáo Aloysius Pieris như là cách vượt qua rào cản ngôn ngữ, thoát ra khỏi sự tự tôn tôn giáo và sự ràng buộc bởi cấu hình xã hội (đặc biệt là xã hội châu Á) để có sự thấu hiểu, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau trong đối thoại liên tôn giáo.
Tác giả Phạm Hoàng Minh Đức viết phần: Nội dung và Ý nghĩa 4 tác phẩm của A.Pieris đối với vấn đề đối thoại liên tôn giáo
Tác giả Trần Kỳ Đồng viết phần: Dẫn nhập, phần Nội dung, phần Ý nghĩa 4 tác phẩm của A.Pieris đối với vấn đề đối thoại liên tôn giáo, phần Tóm tắt và Kết luận
Huỳnh Thị Kim Hoa và Hồ Thanh Việt thu thập tài liệu.
References
- Kaiser RB. East meets West: The journey of A. Pieris. Cathol New Times. 2001;25(12). . ;:. Google Scholar
- Francis George ĐHY. The significance of Vatican II. Communio. 2012;(Spring-Summer):14-32. (in Vietnamese). . ;:. Google Scholar
- Hội đồng giám mục Việt Nam. Ủy ban giáo lý đức tin. Công đồng Vaticanô. Hà Nội: Tôn giáo; 2012. . ;:. Google Scholar
- Rahner K. Theological investigations, Volume 6: Concerning Vatican Council II. Helicon Press; 1969. . ;:. Google Scholar
- Pieris A. An Asian theology of liberation. T&T Clark International; 1988. . ;:. Google Scholar
- Pieris A. Prophetic humour in Buddhism and Christianity: Doing inter-religious studies in the reverential mode. Colombo: Ecumenical Institute for Study and Dialogue; 2005. . ;:. Google Scholar
- Pieris A. Love meets wisdom: A Christian experience of Buddhism. Orbis Books; 1988. . ;:. Google Scholar
- Pieris A. Fire and water: Basic issues in Asian Buddhism and Christianity. Orbis Books; 1996. . ;:. Google Scholar
- Rahner K. Về ý nghĩa cứu độ của các tôn giáo ngoài Công giáo. Schriften zur Theologie. 1964;13. . ;:. Google Scholar
- Amalorpavadass DS, editor. Evangelization of the modern world. . ;:. Google Scholar
- Pieris A. An Asian theology of liberation. Orbis Books; 1988. . ;:. Google Scholar
- Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu. FABC V. Orbis Books; 2012. p. 4.1-4.6. . ;:. Google Scholar
- Habermas J. Discourse ethics: Notes on a program of philosophical justification. In: Lehardt C, Nicholson S, editors. Moral consciousness and communicative action. Cambridge: MIT Press; 1990. p. 43-115. . ;:. Google Scholar
- Pieris A. Editorial. Dialogue. 1983;(10). . ;:. Google Scholar