Abstract
Developing science, technology and innovation is a top national policy, playing a strategic breakthrough role in national development. For the field of social sciences and humanities, the Strategy for developing science, technology and innovation until 2030 promulgated together with Decision 569/QD-TTg dated May 11, 2022 of the Government of Vietnam has pointed out important directions showing that the role of social sciences and humanities in the current context of science, technology and innovation development is becoming increasingly important with heavy responsibilities not only directly serving the creation of scientific knowledge but also contributing to social orientation, building Vietnamese culture and people, finding solutions that ensure economic development while still ensuring harmony with the environment among others. As the leading training and research facility in the Southern region in the field of social sciences and humanities, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ho Chi Minh City has made efforts to innovate research work, training and serving the community. Based on reference to science, technology, and innovation models in countries/territories in North America, Europe and Asia, the article emphasizes the rapid changes of science, technology and innovation and social sciences and humanities should not excluded. Out of such consideration, the article presents and discusses the “3-i initiative” as a proposed model with potential to to innovate science, technology and innovation activities at University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ho Chi Minh City in particular and social sciences and humanities training and research in Vietnam in general.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Chiến lược PT KHCN&ĐMST) đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ 1 đề ra quan điểm: 1) Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; 2) Phát triển đồng bộ, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm các lĩnh vực KHCN, các hệ thống ĐMST và các chủ thể nghiên cứu gồm viện nghiên cứu và trường đại học; 3) Kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển năng lực nội sinh với tận dụng tối đa cơ hội, nguồn lực bên ngoài, vừa hấp thu vừa nghiên cứu cơ bản tiến đến sáng tạo và làm chủ KHCN.
Đối với lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Chiến lược PT KHCN&ĐMST 1 đề ra định hướng bao gồm: 1) Nghiên cứu và dự báo các xu hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2030 và những thập niên tiếp theo; 2) Tiếp tục tổng kết thực hiện quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước phục vụ hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn; 3) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng và phát huy tối đa sức mạnh của hệ thống chính trị, pháp luật; 4) Nghiên cứu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới; 5) Nghiên cứu xác định điều kiện, giải pháp, lộ trình đổi mới, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế dựa vào KHCN&ĐMST, kinh tế số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và của nền kinh tế; 6) Nghiên cứu đặc điểm, cơ cấu và xu thế phát triển của xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, bối cảnh hội nhập quốc tế và các thách thức an ninh phi truyền thống; 7) Nghiên cứu các vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, và các yêu cầu phát triển ở các vùng khác nhau của đất nước; 8) Nghiên cứu giáo dục, đào tạo, hình thành con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời đại mới đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; 9) Nghiên cứu chính sách đổi mới xanh, tập trung về các khía cạnh môi trường kết hợp với sinh thái, xã hội phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa. Như vậy có thể thấy, vai trò của các ngành KHXH&NV trong bối cảnh phát triển KHCN&ĐMST hiện nay ngày càng trở nên quan trọng với trách nhiệm nặng nề không chỉ phục vụ trực tiếp kiến tạo tri thức khoa học mà còn góp phần định hướng xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, tìm ra giải pháp vừa đảm bảo phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với môi trường,…
Vai trò và trách nhiệm này được gánh vác phần lớn bởi các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) có đào tạo và nghiên cứu các ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV do không giống như những viện nghiên cứu, vốn chỉ tập trung vào nghiên cứu và nhiệm vụ đào tạo chỉ chiếm vai trò nhất định, trường đại học ngày càng được kỳ vọng đảm nhiệm ngày càng nhiều hơn hai vai trò ngang nhau là nghiên cứu và đào tạo. Điều này cũng thể hiện qua hệ thống nhiệm vụ - giải pháp đề ra trong Chiến lược PT KHCN&ĐMST 1 . Theo đó, các CSGDĐH cần phải: 1) Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý KHCN&ĐMST (Nhiệm vụ - giải pháp 1); 2) Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN&ĐMST theo các chuẩn mực quốc tế (Nhiệm vụ - giải pháp 1); 3) Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia liên kết quốc tế chặt chẽ với khu vực và trên thế giới, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo (Nhiệm vụ - giải pháp 2); 4) Phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhằm hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo (Nhiệm vụ - giải pháp 2); 5) Triển khai các chính sách, giải pháp để đại học thực sự trở thành trung tâm NCKH, phát triển công nghệ, là nguồn cung tri thức cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Đại hoc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) và một số trường đại học công nghệ trở thành hạt nhân, nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đạt trình độ tiên tiến, thuộc nhóm đầu châu Á về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH&ĐMST (Nhiệm vụ - giải pháp 4); 6) Tăng cường hợp tác quốc tế trong NCKH, phát triển và ứng dụng công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm KH&CN, triển khai các mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo, bảo hộ và phát triển sản phẩm trí tuệ (Nhiệm vụ - giải pháp 8); 7) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, chuyển giao các mô hình quản lý về KHCN&ĐMST tiên tiến phục vụ nâng cao năng lực bộ máy quản lý các cấp (Nhiệm vụ - giải pháp 8).
Như vậy, trong bối cảnh phát triển KHCN&ĐMST hiện nay, CSGDĐH vừa là một thành tố trong hệ thống KHCN&ĐMST quốc gia vừa là nơi đào tạo nhân lực KHCN&ĐMST. Cùng với các viện nghiên cứu, trường đại học là chủ thể nghiên cứu được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp, được xem là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Với vai trò và nhiệm vụ của các ngành KHXH&NV trong các hoạt động KHCN&ĐMST, các CSGDĐH đào tạo các ngành KHXH&NV cần xác định các chiến lược và mô hình phù hợp để thực hiện bộ ba nhiệm vụ vừa kiến tạo tri thức, vừa đào tạo nhân tài, vừa đóng góp vào sự phát triển văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
Để thực hiện điều này việc tham khảo các thực hành và kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, từ đó xây dựng các sáng kiến đổi mới hoạt động KHCN&ĐMST, đặc biệt trong lĩnh vực KHXH&NV. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm của một số quốc gia Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á bằng phương pháp tổng quan tài liệu, trên cơ sở đó trình bày sáng kiến và mô hình đề xuất kết hợp KHCN&ĐMST trong các lĩnh vực KHXH&NV dự kiến sẽ triển khai tại Nhà trường. Sự lựa chọn trường hợp tham khảo được thực hiện dựa trên hai cân nhắc, đó là: 1) sự bao quát các khu vực địa lý khác nhau nhằm đảm bảo góc nhìn đa chiều từ các quốc gia tiên phong ở Bắc Mỹ và châu Âu nhưng lại khác biệt với Việt Nam về bối cảnh văn hóa - kinh tế xã hội lẫn những nước châu Á gần gũi hơn về mức độ phát triển và các yếu tố bối cảnh; 2) mức độ sẵn có về tài liệu cũng như khả năng tiếp cận của người viết. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên sự đa dạng về khu vực địa lý trong các trường hợp tham khảo cũng phần nào cung cấp những kinh nghiệm quốc tế phong phú để Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM) tham khảo, từ đó thiết kế mô hình KHCN&ĐMST cho riêng mình.
NỘI DUNG CHÍNH
Kinh nghiệm thế giới trong lĩnh vực KHCN&ĐMST
Kinh nghiệm thế giới trong lĩnh vực KHCN&ĐMST
Kinh nghiệm thế giới trong lĩnh vực KHCN&ĐMST
Sáng kiến và mô hình đề xuất cho hoạt động KHCN&ĐMST trong KHXH&NV
Sáng kiến và mô hình đề xuất cho hoạt động KHCN&ĐMST trong KHXH&NV
Sáng kiến và mô hình đề xuất cho hoạt động KHCN&ĐMST trong KHXH&NV
Sáng kiến và mô hình đề xuất cho hoạt động KHCN&ĐMST trong KHXH&NV
KẾT LUẬN
KHCN&ĐMST là quốc sách hàng đầu, là động lực để đột phá, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của đất nước trong thời kỳ mới với mục tiêu trở thành quốc gia đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Trong hệ thống KHCN&ĐMST quốc gia, các CSGDĐH có vai trò ngày càng quan trọng, không chỉ nghiên cứu KHCN&ĐMST mà còn đào tạo nhân tài phục vụ KHCN&ĐMST, và nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước. Các trường đại học nghiên cứu và đào tạo KHXH&NV lại càng có nhiệm vụ nặng nề hơn khi vừa nghiên cứu, vừa đào tạo nhân tài, vừa phải góp phần trọng yếu xây dựng xã hội - con người - văn hóa - giáo dục - chính trị trong thời kỳ mới. Để có thể thực hiện được bộ ba nhiệm vụ tầm cỡ quốc gia này, các CSGDĐH nghiên cứu và đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV cần có những sáng kiến và mô hình phù hợp phát triển KHCN&ĐMST trong KHXH&NV.
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và vận dụng thực tiễn hoạt động KHCN tại Nhà trường, đã đề ra sáng kiến “3-i” với ba trụ cột chính là Intellectuality (Trí tuệ) - Innovation (đổi mới sáng tạo) - Integration (Kết nối), từ đó hình thành mô hình KHCN&ĐMST trong KHXH&NV, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu khoa học xuất sắc, ĐMST và phục vụ cộng đồng. Ba trụ cột này được mô hình với các định danh lần lượt là i-RES, i-HUB , và i-SHE với cơ chế điều phối i-CORE. Nếu có thể triển khai hoạt động, mô hình này cũng là sự thể hiện mạnh mẽ bộ ba giá trị cốt lõi: Sáng tạo - Dẫn dắt - Trách nhiệm của Nhà trường với hàm nghĩa lớn nhất đó là: khoa học vị nhân sinh.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM trong khuôn khổ đề tài mã số T2021-10.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT: chính trị
Chiến lược PT KHCN&ĐMST: Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
CSGDĐH: cơ sở giáo dục đại học
ĐHQG-HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
KHCL: kế hoạch chiến lược
KHCN: khoa học công nghệ
KHXH&NV: khoa học xã hội và nhân văn
KT: kinh tế
XH: xã hội
TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Bản thảo này không có xung đột lợi ích.
TUYÊN BỐ ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ
Châu Huy Ngọc: lên ý tưởng; thu thập, xử lý, phân tích tài liệu; viết và rà soát bản thảo.
References
- Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. 2022. (in Vietnamese). . ;:. Google Scholar
- Siegel DS, Waldman DA, Atwater LE, Link AN. Commercial knowledge transfers from universities to firms: improving effectiveness of university-industry collaboration. J High Technol Manage Res. 2003;14:111-33. . ;:. Google Scholar
- Prager DJ, Omenn GS. Research, innovation, and university-industry linkages. Science. 1980;207(4429):379-84. . ;:. Google Scholar
- Rothwell R. Technology policy and collaborative research in Europe. In: Link AN, Tassey G, editors. Cooperative research and development: The industry-university-government relationship. Norwell: Kluwer Academic Publishers; 1989. p. 85-103. . ;:. Google Scholar
- Cunningham JA, Link AN. Fostering university-industry R&D collaborations in European Union countries. Int Entrep Manage J. 2015;11:849-60. . ;:. Google Scholar
- Shin JC, Kehm BM. The world-class university in different systems and contexts. In: Shin JC, Kehm BM, editors. Institutionalization of world-class university in global competition. New York: Springer; 2013. p. 1-16. . ;:. Google Scholar
- Gu S. China's industrial technology: Market reform and organisational change. London: Routledge; 1999. . ;:. Google Scholar
- Zhu H, Lou S. Development and reform of higher education in China. Chandos Publishing; 2011. . ;:. Google Scholar
- Yudkevich M, Altbach PG, Rumbley LE. Global university rankings as the ‘Olympic Games’ of higher education: Citius, altius, fortius? In: Yudkevich M, Altbach P, Rumbley LE, editors. The global academic rankings game: Changing institutional policy, practice, and academic life. Routledge; 2016. p. 1-11. . ;:. Google Scholar
- Dunrong B. Global rankings and world-class university aspirations in China. In: The global academic rankings game: Changing institutional policy, practice, and academic life. Routledge; 2016. p. 57-78. . ;:. Google Scholar
- Hemmert M. The Korean innovation system: From industrial catch-up to technological leadership. In: Innovation and technology in Korea: Challenges of a newly advanced economy. Duisburg: Physica-Verlag; 2007. p. 11-32. . ;:. Google Scholar
- Kwon K-S. Evolution of universities and government policy: the case of South Korea. Asian J Innov Policy. 2015;4(1):103-27. . ;:. Google Scholar
- Shin JC, Lee SJ. Evolution of research universities as a national research system in Korea: accomplishments and challenges. High Educ. 2015;70:187-202. . ;:. Google Scholar
- Sohn D-w, Kenney M. Universities, clusters, and innovation system: the case of Seoul, Korea. World Dev. 2007;35(6):991-1004. . ;:. Google Scholar
- Lee K-R. University-industry R&D collaboration in Korea's national innovation system. Sci Technol Soc. 2014;19(1). . ;:. Google Scholar
- Bothwell E. South Korean campuses lead world on innovation and industry ties. Times Higher Education News. 2019. . ;:. Google Scholar
- Mok KH. The quest for global competitiveness: Promotion of innovation and entrepreneurial universities in Singapore. High Educ Policy. 2015;28:91-106. . ;:. Google Scholar
- Tan J. Recent developments in higher education in Singapore. Int High Educ. 1999;15-17. . ;:. Google Scholar
- Lee MH, Gopinathan S. University restructuring in Singapore: amazing or a maze? Policy Futures Educ. 2008;6(5). . ;:. Google Scholar
- Xavier CA, Alsagoff L. Constructing "world-class" as "global": a case study of the National University of Singapore. Educ Res Policy Pract. 2013;12:225-38. . ;:. Google Scholar
- Lee MH, Gopinathan S. Reforming university education in Hong Kong and Singapore. High Educ Res Dev. 2003;22(2):167-82. . ;:. Google Scholar
- Wong P-K, Ho Y-P, Singh A. Towards an "entrepreneurial university" model to support knowledge-based economic development: The case of National University of Singapore. World Dev. 2007;35(6):941-58. . ;:. Google Scholar
- Wong P-K, Ho Y-P, Singh A. Toward a "global knowledge enterprise": The entrepreneurial university model of the National University of Singapore. In: Allen TJ, O'Shea RP, editors. Building technology transfer within research universities: An entrepreneurial approach. Cambridge University Press; 2014. p. 281-306. . ;:. Google Scholar
- Ho Y-P, Low P-C, Wong P-K. Do university entrepreneurship programs influence students' entrepreneurial behavior? An empirical analysis of university students in Singapore. In: Innovative pathways for university entrepreneurship in 21st century. Bingley: Emerald Group Publishing Limited; 2014. p. 65-88. . ;:. Google Scholar
- Kaloudis A, Aspelund A, Koch PM, Lauvås TA, Mathisen MT, Strand Ø, et al. How universities contribute to innovation: A literature review-based analysis. Norwegian University of Science and Technology; 2019. . ;:. Google Scholar
- Harkavy I, Birch E, Alperovitz G, Cantor N, Clancy G. Chapter 8: Anchor institutions as partners in building successful communities and local economies. In: Retooling HUD for a catalytic federal government: A report to Secretary Shaun Donovan. Philadelphia: Penn Institute for Urban Research; 2009. p. 147-68. . ;:. Google Scholar