Downloads
Abstract
Ngày nay, khi nhắc đến Hàn Quốc, người ta thường liên tưởng đến một quốc gia nổi tiếng với những hình ảnh về “phim truyền hình”, “K-Pop”, “mỹ phẩm”, “công nghệ”, ... Làn sóng văn hóa Hàn Quốc ngày càng thu hút được sự chú ý của công chúng không chỉ ở lĩnh vực nghệ thuật mà còn cả ở văn hóa, ẩm thực, thẩm mỹ, sản phẩm công nghệ, ... Những điều đó không phải tự nhiên được hình thành mà nó là kết quả của những kế hoạch và đầu tư có chiến lược từ chính phủ đến các doanh nghiệp. Từ sau Thế vận hội mùa hè 1988, Hàn Quốc bắt đầu đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia, cho thế giới thấy được hình ảnh của một đất nước năng động, phát triển và phồn vinh đã được xây dựng thay cho những hình ảnh đổ nát, nghèo đói trong Chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Bắt đầu từ thập niên 1990, làn sóng văn hóa Hàn Quốc, đầu tiên là các bộ phim như “Giày thủy tinh”, “Hoa cúc vàng”, rồi “Bản tình ca mùa đông”, “Nàng Dae Jang-geum”, các sản phẩm K-Pop, ... đã vươn ra thế giới và nhận được sự yêu thích cuồng nhiệt của giới trẻ ở Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và sang cả Châu Âu, Châu Mỹ, ...
Issue: Vol 9 No 1 (2025)
Page No.:
Published: May 7, 2025
Section: Article - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v9i1.1003
Online first = 0 times
Total = 0 times