Abstract
The research examines the denominative characteristics in professional jargon of lantern making in Hoi An, Quang Nam province, from the perspective of structural linguistics. The method used in the study involves descriptive statistical analysis and data modeling. The research findings indicate the following: 1) In terms of structural model, the professional jargon in lantern making primarily has a complex denomination structure model (basic element + 1-level denominative element). This demonstrates a greater need for distinguishing between objects rather than detailing the objects involved in lantern making. 2) In terms of denominative method, the professional jargon in lantern making primarily uses direct denomination methods with characteristics inherent to the objects that appear in the profession (characteristics of shape and size have the greatest number). This reflects the visual thinking of lantern craftsmen when they use attributes that can be recognized through sight to denominate objects in the craft. There are not many terms that use indirect denomination methods, which are formed using metaphors or metonymies related to characteristics of humans' body parts and objects associated with the local agricultural culture. In summary, this research has found structural models and denominative methods in professional jargons of lantern making in Hoi An city, Quang Nam province. On the one hand, these research findings demonstrated the visual thinking and the egocentric thinking of lantern craftsmen. On the other hand, these research findings also demonstrated that the local agricultural culture influenced the way of denomination in professional jargons of lantern craftsmen here.
MỞ ĐẦU
Mỗi cộng đồng khác nhau có những kinh nghiệm, nhận thức khác nhau về các đối tượng xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất của mình. Những kinh nghiệm, nhận thức khác nhau đó được phản ánh vào ngôn ngữ và hình thành nên lớp từ ngữ nghề nghiệp (TNNN). Lớp từ ngữ này được sử dụng hạn chế và mang đậm đặc trưng văn hóa của mỗi cộng đồng làm nghề 1 . Vì thế, nghiên cứu về định danh (gọi tên) (TNNN) nói chung, đặc biệt là định danh từ ngữ được sử dụng trong các nghề truyền thống nói riêng, có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa, tư duy của cộng đồng làm nghề đó.
Định danh trong TNNN cụ thể chưa được nghiên cứu nhiều, có thể kể đến một số công trình như: Từ ngữ nghề nghiệp nghề gốm Quế 2 , Nghiên cứu từ ngữ và văn hóa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh 3 , Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa) 4 , Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng Đồng Tháp Mười 5 , Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng 1 ... Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về định danh từ ngữ nghề làm lồng đèn ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là từ ngữ nghề làm lồng đèn) trong khi đây là một trong những nghề vừa có bề dày truyền thống cũng như vừa có đặc trưng văn hóa của cư dân sở tại 6 .
Do đó, nghiên cứu này tìm hiểu cách thức định danh của các từ ngữ nghề làm lồng đèn ở Hội An, tỉnh Quảng Nam để thấy được văn hóa của người lao động nơi đây trong việc gọi tên các đối tượng xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất. Qua đó, nghiên cứu hướng đến việc phục vụ công tác bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa của các nghề truyền thống nói chung, nghề truyền thống ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nói riêng - một trong những điểm đến du lịch văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng làm nghề này.
NỘI DUNG CHÍNH
Một số khái niệm và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
Một số khái niệm và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
Một số khái niệm và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
KẾT LUẬN
Tóm lại, nghiên cứu cấu trúc định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn cho thấy, TNNN chủ yếu có cấu trúc định danh phức hợp gồm: yếu tố cơ sở kết hợp với yếu tố định danh 1 bậc. Các TNNN có cấu trúc khác không nhiều. Điều này cho thấy người làm lồng đèn có nhu cầu phân biệt loại đối tượng xuất hiện trong nghề nhiều hơn nhu cầu chi tiết hóa những đối tượng đó. Mặt khác, nghiên cứu phương thức định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn cũng cho thấy, TNNN chủ yếu có phương định danh trực tiếp với các đặc điểm thuộc bản thể của đối tượng định danh. Điều này cho thấy “tư duy trực quan” của người làm nghề lồng đèn ở Hội An. Trong khi đó, những TNNN được cấu tạo theo phương thức định danh gián tiếp tuy không nhiều nhưng thể hiện “tư duy dĩ nhân vi trung” của những người làm nghề lồng đèn. Kết quả của việc nghiên cứu phương thức định danh này cũng cho thấy ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp địa phương đến việc gọi tên đối tượng xuất hiện trong nghề. Như vậy, có thể thấy TNNN nghề làm lồng đèn tuy có cách thức định danh giống như TNNN một số ngành nghề khác nhưng cũng mang những dấu ấn văn hóa riêng. Do đó, các nhà giáo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu,… cần lưu ý đến những yếu tố văn hóa này trong việc giảng dạy, phổ biến, biên soạn từ điển,… nhằm bảo vệ và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các nghề truyền thống nói chung, nghề làm lồng đèn ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ ngữ nghề làm lồng đèn ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam viết tắt là từ ngữ nghề làm lồng đèn.
Từ ngữ nghề nghiệp viết tắt là TNNN
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Bản thảo này không có xung đột lợi ích.
ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ
Tác giả tiến hành khảo sát từ ngữ nghề làm lồng đèn tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Sau đó tác giả phân tích tư liệu điều tra, khảo sát và viết bài nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học cấu trúc. Những kết luận được rút ra của bài nghiên cứu góp phần khẳng định mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của con người.
References
- Ngô Thị Thu Hương. Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng [Luận án Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học]. Học viện Khoa học Xã hội; 2019. . ;:. Google Scholar
- Lê Văn Trường. Từ ngữ nghề nghiệp nghề gốm Quế. In: Phương ngữ học tiếng Việt (phương ngữ Bắc Bộ). Tài liệu của Viện Ngôn ngữ học. Hà Nội. . 2002;:. Google Scholar
- Hoàng Trọng Canh. Nghiên cứu từ ngữ và văn hóa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh. Đề tài được tài trợ bởi Quỹ NAFOSTED, đã nghiệm thu; 2014. . ;:. Google Scholar
- Nguyễn Văn Dũng. Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa) [Luận án Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học]. Đại học Vinh; 2016. . ;:. Google Scholar
- Trần Hoàng Anh. Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng Đồng Tháp Mười. [cited 2017 May 2]. . ;:. Google Scholar
- Võ Văn Hòe, Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng. Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin; 2012. . ;:. Google Scholar
- Nguyễn Đức Tồn. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội; 2008. . ;:. Google Scholar
- Ngô Thị Thu Hương. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá Non Nước. Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. 2023;1. . ;:. Google Scholar
- Hoàng Phê, chủ biên. Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng; 2006. . ;:. Google Scholar