Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

262

Total

160

Share

Social values that ASEAN’s children can be encouraged today: A descriptive study based on six countries






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Nowadays, many studies indicate that parents play a crucial role in transmitting social values to their children, shaping certain standards for decision-making in their offspring. Drawing on the secondary data from the World Values Survery conducted from 2017 to 2022, this article extracts data from several countries in Southeast Asia (including Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thailand, Singapore, and Vietnam) regarding the social values, which children should be encouraged to learn from their families. The processed data reveals the top 5 values selected by respondents are: 1) good manners, 2) responsibility, 3) tolerance and respect for others people, 4) independence, and 5) hard work. Furthermore, by using the Chi-Square technique, this study compares evaluations based on several socio-demographic characteristics. The results show that national factors differ statistically significantly across all 11 measured aspects, while living area and marital status only respond to 8 out of 11 items, and the number of children in the family shows the least difference in distribution. The findings from this article provide a robust foundation for developing population development policies, particularly targeting children in Southeast Asia in general and Vietnam in particular. Additionally, the article suggests avenues for Vietnamese’s researches major in family and gender to explore leveraging data from the World Values Survey organization to analyze social value issues at the national and regional levels.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các giá trị giáo dục trong gia đình ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và xã hội hóa trẻ em, thanh thiếu niên. Cách thức nào để nuôi dưỡng trẻ trong gia đình hay những đức tính, giá trị nào trẻ nên được khuyến khích học hỏi là những câu hỏi muôn thuở không dễ trả lời 1 . Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ưu tiên các mục tiêu nội tại của cuộc sống có liên quan đến việc gia tăng hạnh phúc của thanh thiếu niên, vì vậy cha mẹ nên khuyến khích các mục tiêu nội tại trong cuộc sống của trẻ em bằng cách ủng hộ quyền tự chủ của con cái 2 . Ngược lại, nếu như trẻ em ngay khi từ nhỏ đã tiếp nhận các giá trị xã hội lệch lạc thì có thể trở thành gánh nặng về sau cho xã hội. chẳng hạn như nếu cha mẹ thất bại trong việc truyền đạt những hiểu biết về tầm quan trọng của việc cần có các giá trị tốt đẹp từ gia đình, tôn giáo, giáo dục và công việc cho con cái thì sẽ dẫn đến việc trẻ em khi trưởng thành có nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện 3 . Bhatia, S., Hendricks, S., và Bhatia, S. (1993) nhấn mạnh rằng nếu muốn giới trẻ giảm tải việc hút thuốc thì chúng phải được khuyến khích học hỏi nhiều giá trị xã hội tốt đẹp hơn thay vì chỉ cung cấp thông tin tiêu cực về mối nguy hiểm sức khỏe do hút thuốc gây nên 4 . Các kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị xã hội tích cực mà trẻ em hay thanh thiếu niên cần có, ví dụ như đức tính như khoan dung, sẵn sàng chấp nhận cảm xúc và niềm tin của người khác (những người không giống với chúng ta), một trong những đức tính quan trọng của con người và là tài sản quý giá của thế hệ trẻ 5 .

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các yếu tố bên trong của thanh thiếu niên Gen Z bao gồm yếu tố gia đình, thành tích học tập và các giá trị văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định của cuộc đời, chẳng hạn việc lựa chọn chuyên ngành đại học, trong khi yếu tố bên ngoài như chất lượng giáo dục lại có tác động không đáng kể 6 . Rabušicová, M., và Rabušic, L., (2001) khẳng định rằng, đối với những gia đình mà cha mẹ có những tư duy khác nhau thì thông qua quá trình xã hội hóa, con cái của họ sẽ dần phát triển khác nhau 1 . Hoặc như El Moussaoui, N., và Braster, S. (2011) đã phát hiện rằng đánh giá của cha mẹ về sự phát triển nhận thức của trẻ em cao hay thấp sẽ phụ thuộc trình độ học vấn của họ 7 . Việc xã hội hóa các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và các hành vi ủng hộ xã hội được cho rằng có tác động thuận chiều từ cha mẹ xuống con cái, nghĩa là các mô hình, các giá trị văn hóa truyền thống của cha mẹ ảnh hưởng đến việc thực hành xã hội hóa, tiếp nhận giá trị văn hóa và các hành vi thân thiện với xã hội của con cái 8 . Vì lẽ này, nhiều thế hệ cha mẹ đã phải đối mặt với các thách thức từ con cái của họ vì vốn không có công thức chung cho việc làm ‘cha mẹ’ cũng như không dễ dàng để học hỏi việc dạy con từ người khác. Các giá trị giáo dục nào nên được ưu tiên là một vấn đề riêng của mỗi gia đình, tuy nhiên rõ ràng là môi trường giáo dục của gia đình sẽ bị ảnh hưởng bởi những quan niệm chung về những gì trẻ em nên được dạy và được nuôi dưỡng 1 .

Ở cấp độ cao hơn là tầm quốc gia và khu vực, nghiên cứu của Pinquart, M., và Kauser, R. (2018) khi điều tra mối liên hệ giữa cách thức nuôi dạy con cái với các vấn đề nội tâm hóa, vấn đề hướng ngoại và thành tích học tập của trẻ vị thành niên đã phát hiện nhiều điểm tương đồng về dân tộc và khu vực hơn là giữa các quốc gia cụ thể 9 . Bất kể các chuẩn mực nuôi dạy con cái như thế nào hay ở quốc gia/khu vực nào, sự phát triển của đứa trẻ sẽ được thúc đẩy hay bị kìm hãm phụ thuộc rất lớn vào sự ấm áp hay thù địch mà cha mẹ mang lại là những điều mà Teerawichitchainan, B., và Pothisiri, W. (2021) đúc kết khi nghiên cứu dựa trên 09 quốc gia 10 . Tại khu vực Đông Nam Á, Wongboonsin, K., và Ruffolo, V. P. (1995) phát hiện có một hiện tượng tâm lý tương đồng giữa Malaysia, Singapore và Việt Nam là ưa thích con trai trong khi điều này hoàn toàn gần như không xuất hiện đối với Indonesia, Thái Lan hay Philippines 11 . Ngoại trừ các công trình trên hầu như không có công trình nào khác bàn về sự khác biệt trong việc nuôi dạy con cái giữa các quốc gia tại khu vực. Từ những dữ liệu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu (1) Tìm hiểu những giá trị xã hội hay phẩm chất nào mà trẻ em thuộc Đông Nam Á được khuyến khích nên học hỏi; (2) Xem xét sự khác biệt giữa các quốc gia tại Đông Nam Á và (3) Sự khác biệt giữa một số yếu tố như thành thị/nông thôn, tình trạng hôn nhân, số con trong gia đình đối với việc khoanh vùng những giá trị mà khuyến khích trẻ em nên có.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Về nguồn dữ liệu

​ Nghiên cứu này tiếp cận nguồn dữ liệu thứ cấp công bố gần đây của cuộc khảo sát toàn cầu: Khảo sát Giá trị Thế giới (WVS). Đây là cuộc khảo sát dựa trên phương pháp phỏng vấn sâu ở nhiều quốc gia nhằm điều tra niềm tin và giá trị của con người liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, bao gồm các giá trị mà trẻ em nên được khuyến khích học ở nhà. WVS là một chương trình nghiên cứu quốc tế dành cho nghiên cứu khoa học và học thuật về các giá trị xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo và văn hóa của con người trên thế giới. Mục tiêu của dự án là đánh giá sự ổn định hoặc thay đổi theo thời gian đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia và xã hội. Dữ liệu khảo sát và kết quả của dự án sau xử lý được cung cấp miễn phí cho cộng đồng và điều này đã biến WVS trở thành một trong những cuộc khảo sát xuyên quốc gia có thẩm quyền và được sử dụng rộng rãi nhất trong khoa học xã hội. Hiện tại, WVS là cuộc điều tra chuỗi thời gian thực nghiệm xuyên quốc gia phi thương mại lớn nhất về niềm tin và giá trị của con người từng được thực hiện 12 .

Khảo sát WVS được thực hiện lần đầu vào năm 1981, tính đến hết năm 2020 đã trải qua 07 làn sóng (wave) và kể từ đó đã hoạt động ở hơn 120 quốc gia. Công cụ nghiên cứu chính của dự án là một cuộc khảo sát xã hội so sánh mang tính đại diện được thực hiện trên toàn cầu 5 năm một lần. Dữ liệu trên hệ thống Scopus cho biết từ năm 1989 đến hết năm 2023 đã có hơn 1.700 bài báo khoa học (Article) viết bằng tiếng Anh thừa nhận sử dụng dữ liệu từ WVS để khám phá và phân tích các vấn đề như Giá trị xã hội, thái độ và các khuôn mẫu; Quan điểm về hạnh phúc; Đánh giá về tài nguyên con người, niềm tin và quan hệ trong tổ chức; Các giá trị kinh tế; Chính trị; Di cư; An ninh; Chỉ số năng lực quốc gia; Khoa học và Công nghệ; Giá trị tôn giáo; Giá trị đạo đức và Lối sống của các quốc gia và xuyên quốc gia. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong xu hướng công bố dữ liệu từ WVS lần lượt là Hoa Kỳ; Vương quốc Anh; Đức; Trung Quốc; Canada; Hà Lan; Tây Ban Nha; Úc; Ý và Hồng Kông. Mặc dù WVS nhận một số phê phán cho rằng một số khía cạnh văn hóa và xã hội của WVS hiện tại không thể phân biệt rõ ràng nhưng nhìn chung nhóm tác giả này đồng thuận kết luận WVS không chỉ là nguồn dữ liệu có tính đại diện cao mà còn là một công cụ hữu ích để mô hình hóa sự khác biệt giữa các quốc gia, giúp chúng ta hiểu được tác động của các ưu tiên và giá trị xã hội đối với các biến số chính trị, kinh tế và phát triển khác nhau 13 . Gần đây trong lĩnh vực gia đình và giới, WVS có giá trị khi giúp các học giả khám phá nhiều chủ đề hẹp như định kiến giới về đồng tính luyến ái 14 , phụ nữ và tín ngưỡng tôn giáo và đạo đức 15 , sự suy giảm mức sinh và yếu tố khuyến khích có con của phụ nữ ở tuổi sinh sản 16 , ảnh hưởng của trình độ học vấn, gia đình mẫu phụ, giới tính, thế hệ và quốc gia đối với đánh giá tầm quan trọng của các giá trị cốt lõi 17 và các chuẩn mực giới ảnh hưởng như thế nào đến khả năng lao động toàn thời gian của phụ nữ 18 . Nhìn chung, với sự phong phú của dữ liệu từ WVS với hàng trăm nghìn người được chọn tham gia theo phương pháp chọn mẫu đại diện trên hơn 20 quốc gia, không có gì ngạc nhiên khi có nhiều nghiên cứu được công bố từ việc sử dụng nguồn dữ liệu này mặc dù nó rất phức tạp 19 .

Dựa trên việc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp theo cụm đối với người lớn từ 18 tuổi trở lên đối với cuộc khảo sát thứ 7 (Wave 7) 20 , bài viết khai thác phản hồi của 10.425 cá nhân đại diện thuộc sáu quốc gia Đông Nam Á đã được sử dụng trong phân tích này bao gồm Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Dữ liệu trong nghiên cứu này chiếm 89% toàn bộ khách thể thuộc Đông Nam Á tham gia khảo sát, việc khảo sát 6/11 các quốc gia trong khu vực và kết luận mở rộng toàn khu hoàn toàn được ủng hộ cũng như được thực hiện trong một cuộc nghiên cứu trước đó về chủ đề tình dục đồng giới ở ASEAN 21 .

Tiêu chí đo lường “Những giá trị khuyến khích trẻ cần có”

Dựa theo bộ câu hỏi của WVS, khái niệm này trong bài viết được hiểu là những giá trị, phẩm chất mà người tham gia cuộc khảo sát nhận định có hay không sự quan trọng đối với một số chiều kích đo lường được kết hợp trong một câu hỏi “Dưới đây là những phẩm chất mà trẻ nhỏ nên được khích lệ học hỏi. Theo anh/chị, những phẩm chất nào là quan trọng nhất?” với 11 chiều kích đưa ra đo lường bao gồm:

(1) Hành xử tốt

(2) Độc lập

(3) Làm việc chăm chỉ

(4) Có trách nhiệm

(5) Trí tưởng tượng

(6) Khoan dung và biết tôn trọng người khác

(7) Tiết kiệm, biết dành dụm tiền và nhiều thứ khác

(8) Có lòng quyết tâm, kiên trì

(9) Có tín ngưỡng tôn giáo

(10) Không ích kỷ

(11) Biết nghe lời

Mỗi khách thể khi tham gia khảo sát chỉ được trả lời tối đa 05 chiều kích bằng việc đánh vào ô “Có” và đánh vào ô “Không” đối với các chiều kích còn lại. Đối với tất cả các khảo sát của WVS tại Việt Nam, bản câu hỏi được sử dụng bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh, vì việc này giúp các câu hỏi sau khi đã dịch được đảm bảo tính tương đương về mặt khái niệm 21 .

Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành chuyển mã một số biến như biến “Tình trạng hôn nhân” thành ba phân tổ “Độc thân”, “Đã kết hôn/Sống thử”, “Đã ly hôn/ly thân/Góa”, biến “Có con hay chưa” thành năm phân tổ “Không có con”, “Có 1 con”, “Có 2 con”, “Có 3 con” và “Có 4 con trở lên” và biến “Khu vực khảo sát” với hai phân tổ “Thành thị” và “Nông thôn”. Mô tả về đặc trưng nhân khẩu học xã hội được trình bày ở bảng 1.

Table 1 Đặc trưng nhân khẩu học xã hội

Thông qua dữ liệu ở Table 1 , có thể thấy Indonesia là quốc gia có khách thể tham gia nhiều nhất khi chiếm gần 1/3 số lượng với 3200 người (30,7%), tiếp theo là Singapore với 2012 cá nhân chiếm 19,3%, 14,4% bao gồm 1500 người đến từ Thái Lan, Malaysia chiếm 12,6% khi có 1313 người tham gia khảo sát, cuối cùng là Myanmar và Việt Nam có đồng số nhân sự tham gia với 1200 người/quốc gia chiếm 11,5%. Tỉ lệ tham gia khảo sát ở thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt mặc dù không quá đáng kể, 5021 cá nhân được khảo sát ở khu vực thành thị chiếm 48,2% trong khi 51,8% còn lại là 5400 người ở nông thôn, có 4 người không đồng ý trả lời khu vực sống của họ. Về tình trạng hôn nhân, phần lớn khách thể khảo sát là người đã kết hôn hoặc trong tình trạng sống thử (71,4%) với 7447 người, 20,6% thuộc nhóm độc thân (2151 người) và chưa đến 8% bao gồm 827 người thuộc nhóm ly dị, ly thân và góa. Cuối cùng, những giá trị mà trẻ em khuyến khích nên học cũng được quan tâm. Hơn ¼ số người được khảo sát chưa có con (2741 người với 26,3%), đối với nhóm đã có con, phần lớn là gia đình có 2 con (2995 người với 28,7%), tiếp theo gia đình có 1 con (1755 người với 16,8%), 26% còn lại là gia đình có 3 con trở lên, trong đó nhóm có từ 4 con trở lên chiếm 11,2% với 1165 người.

Xử lý dữ liệu

Sau khi tiếp cận nguồn dữ liệu từ WVS, nhóm tác giả tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0. Dựa trên bộ dữ liệu gốc, chúng tôi trích xuất dữ liệu được giới hạn trong phạm vi các quốc gia ở Đông Nam Á với mốc thời gian khảo sát là 2018 và 2020 bao gồm 06 quốc gia nói trên. Dữ liệu sau khi trích xuất về lần lượt được sử dụng bằng các bước:

1. Xoá bớt các biến số không dùng đến

2. Mã hoá lại (Recode) lại biến “Số con trong gia đình”

3. Thực hiện thống kê mô tả

4. Thực hiện kiểm định Chi-Square

Sau khi xử lý dữ liệu, bài viết sử dụng các kết quả được báo cáo từ các nghiên cứu đi trước thuộc cơ sở dữ liệu Scopus để đối chiếu cũng như biện luận thêm cho các phát hiện.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Những khuyến khích về giá trị xã hội cần có đối với trẻ em

Không thể bàn cãi rằng cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc truyền tải các giá trị xã hội cho con cái. Tuy nhiên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa việc tiếp thu giá trị và cách thức nuôi dạy con cái được đánh giá là một hướng nghiên cứu ít được quan tâm trong khoa học xã hội và nghiên cứu giáo dục 22 . Các quan điểm trước đây cho rằng, khi cha mẹ đưa ra các quyết định với con cái, họ đã bị một chuẩn mực có sẵn chỉ rõ sẽ phải quyết định như thế nào, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn của trẻ nhỏ 23 . Những lập luận trên cho thấy nếu người lớn đánh giá những giá trị nào quan trọng đối với con họ, họ sẽ có xu hướng xã hội hóa con cái theo những giá trị xã hội mà họ đã đề cao.

Figure 1 . Những giá trị mà trẻ em Đông Nam Á khuyến khích nên có thông qua khảo sát 6/11 quốc gia (Nguồn: Tác giả xử lý dựa nguồn dữ liệu WVS (Wave 7) năm 2024)

Đối với trẻ em khu vực Đông Nam Á, dữ liệu ở Figure 1 cho thấy những trẻ em ‘Hành xử tốt’, ‘Có trách nhiệm’, ‘Khoan dung, biết tôn trọng người khác’, ‘Độc lập’ và ‘Làm việc chăm chỉ’ sẽ là những trẻ phù hợp với giá trị chung của xã hội tại ngày nay vì đây là 05 lý do được người tham gia khảo sát lựa chọn cao nhất. Lý giải cho luận điểm trên, có thể thấy trẻ em được kỳ vọng nhiều nhất là sẽ có những cư xử, hành xử tốt khi có đến 79,4% khách thể nhấn mạnh chủ đề này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc trẻ em có lối hành xử tốt trong cuộc sống sẽ dẫn đến những thành công và tuân thủ các chuẩn mực xã hội 24 cũng như những giá trị đạo đức của cả một dân tộc 25 . Thêm vào đó, nghiên cứu đi trước cũng khuyến khích trẻ em nên được giáo dục có sự giao tiếp, hành xử tốt vì điều này làm cơ sở cho việc xây dựng xã hội tốt đẹp 26 .

Xã hội với công nghệ hiện đại mở ra những cơ hội nhưng cũng đi kèm theo những rủi rokhông thể tránh khỏi. Thay vì đặt niềm tin vào thế hệ tương lai, đặc biệt là khả năng vượt trội của họ trong việc ứng phó với những hậu quả có thể xảy ra do hành động của thế hệ trước gây ra, trẻ em ngày nay được tin rằng cần được giáo dục theo hướng phải nhận thức được những kịch bản tồi tệ nhất xuất phát từ chính hành vi của mình và phải có chiến lược cư xử làm sao cho sự tồn tại trong tương lai của các cá nhân khác, cộng đồng hay thậm chí nhân loại không bị đe dọa 27 . Vì lẽ đó, trẻ em cũng cần được khuyến khích nên sống có trách nhiệm, trách nhiệm ở đây bao gồm đối với bản thân lẫn cộng đồng, một số học giả tin rằng trẻ em thường phải chịu một số trách nhiệm đối với phúc lợi của cha mẹ - người đã nuôi dưỡng chúng 28 . Các lập luận này nhằm cho việc giải thích có 69,1% đánh giá đây là giá trị quan trọng thứ hai. Đại dịch Covid-19 đã gây ra tổn thương toàn diện cho xã hội và cũng chính vì vậy, trách nhiệm cá nhân đã được đặt lên hàng đầu 29 . Sự tập trung vào việc khuyến khích trách nhiệm cá nhân và lòng vị tha được nhiều học giả tin rằng sẽ góp phần phòng chống các dịch bệnh thông qua truyền nhiễm 30 . Ngoài ra, nếu mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có tinh thần trách nhiệm can thiệp khi thấy bạn bè bị bắt nạn, điều này sẽ góp phần to lớn trong việc đẩy lùi nạn bạo lực học đường 31 .

Không thể phủ nhận trẻ em cần phải hình thành đạo đức, tôn trọng người khác, bao dung. Ở giai đoạn đầu đời, độ tuổi mầm non được xem là độ tuổi nhạy cảm nhất với việc hình thành tính khoan dung của trẻ em 32 . Dữ liệu từ hình 1 cho thấy việc trẻ em nên ‘Khoan dung và biết cách tôn trọng người khác’ xếp quan trọng thứ 3 khi 54,3% khách thể đánh giá. Các nghiên cứu về lòng khoan dung đã chỉ ra rằng các xã hội có tinh thần khoan dung thường hoạt động tốt hơn so với những xã hội thiếu lòng khoan dung, cả về mặt kinh tế và xã hội 33 . Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã mạnh mẽ ủng hộ những kết quả tích cực của lòng khoan dung. Chẳng hạn như lòng khoan dung mang lại hạnh phúc cho người dân (dẫn theo 5 ) và cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua sự đổi mới và năng suất của nhóm dân tộc thiểu số bằng cách phân bổ lao động và nhân tài trong nước (dẫn theo 5 ). Khoan dung hay tôn trọng người khác cũng được định nghĩa là sự cởi mở, toàn diện và đa dạng đối với mọi sắc tộc, chủng tộc và tầng lớp xã hội 34 . Trong thời đại chủ nghĩa dân túy đang bành trướng ở phần lớn thế giới, sự khoan dung đượcđề cao. Sự khoan dung được cho là tài sản có giá trị trong bất kỳ xã hội nào vì nó dường như làm cho nền kinh tế hoạt động tốt hơn bằng cách cho phép sử dụng đầy đủ hơn tài năng con người. Ngoài ra, lòng khoan dung còn trang bị cho trẻ khả năng chịu đựng sự đa dạng, tương tác linh hoạt với những người khác biệt và có cơ hội thành công trong thế giới hội nhập này 5 . Lập luận của Sieben, I. (2017) thông qua nghiên cứu về di động xã hội cho thấy chỉ những trẻ em vốn có sự bất an, cô lập xã hội, căng thẳng và thất vọng thường sẽ ít ưa thích những phẩm chất hướng đến cộng đồng như lòng khoan dung và tôn trọng người khác 35 . Ngoài ra, nếu muốn trẻ em xác định rõ và xây dựng bản thân thành một chủ thể dựa trên nhu cầu chung xã hội, các bậc cha mẹ nên chú ý cho con khi tham gia các hoạt động chung không chỉ tập trung vào việc trẻ có cơ hội vui chơi với tư cách cá nhân mà còn nên học cách tự lập và tôn trọng người khác 36 . Thêm vào đó, đề cao sự đa dạng và biết cách tôn trọng người khác là giá trị mà trẻ nên được xã hội hoá khi còn ở trường vì đây là một trong sáu tiêu chí đo lường của quan điểm giáo dục vì sự phát triển bền vững 37 .

Cách đây gần 40 năm, các nghiên cứu cho rằng nếu ý thức về bản sắc được coi là những thay đổi đáng chú ý của tuổi thiếu niên thì khi bước vào độ tuổi thanh niên, thay vì tập trung ngay vào việc xác định mình là ai, mình tin tưởng vào điều gì và sẽ làm gì trong tương lai, các cá nhân chính thức tham gia vào việc thích ứng với những thay đổi về thể chất và nhận thức, trở thành những cá thể tự tin, học cách tự lập, phát triển mối quan hệ mới với những người cùng giới cũng như khám phá tình yêu và tình dục 38 . Nhiều năm trở lại đây, đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức về mặt trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái đã trưởng thành cũng như những thay đổi trong sự hỗ trợ của cha mẹ, một trong số đó xu hướng nổi bật là để trẻ em phải tự lập về kinh tế khi rời khỏi nhà và cha mẹ không có nghĩa vụ phải giúp đỡ 39 . Tại Đông Nam Á, thông qua cuộc khảo sát, nghiên cứu nhận được hơn 50% sự đồng tình của người tham gia khảo sát cho rằng trẻ em thời đại ngày nay cần xây dựng tính độc lập và đây cũng là tiêu chí quan trọng thứ tư sau những khuyến khích cư xử tốt, có trách nhiệm, khoan dung – tôn trọng người khác. Mặc dù sự phát triển của trẻ nhỏ phụ thuộc rất lớn vào mức độ ấm áp, nhiệt tình, hữu ích từ môi trường mà cha mẹ tạo ra và hạnh phúc của trẻ thường được tối đa hóa khi cha mẹ hỗ trợ con cái hết mình song song với việc tránh những hình phạt khắc nghiệt 40 nhưng nhìn chung trẻ em ở độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi - giữa thời thơ ấu và đầu tuổi thiếu niên nên được khuyến khích trở nên có năng lực, độc lập, tự nhận thức vì đây là thời kỳ có những tiến bộ phát triển quan trọng giúp hình thành nhận thức về bản sắc của trẻ 41 . Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo sự khuyến khích độc lập giữa cha mẹ và con nếu không duy trì đủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗi sợ và ức chế xã hội của trẻ trong những năm đầu đời 42 . Nhìn về hướng tích cực, thúc đẩy tính độc lập đối với trẻ em cũng là một hình thức cha mẹ hỗ trợ quyền tự chủ cho con cái mình 43 .

Yếu tố cuối cùng được người khảo sát đánh giá cao (47% mẫu đánh giá), nằm trong tốp những giá trị trẻ em được khuyến khích cần có đó chính là sự làm việc chăm chỉ. Xu hướng gần đây cho thấy có sự gia tăng về niềm tin vào nhân tài ví dụ như làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp ở người trưởng thành, nếu một người làm việc với tất cả sự chăm chỉ thì điều này có liên hệ chặt chẽ với việc họ sẽ nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được những mục tiêu và vươn lên một địa vị cao hơn 44 . Bàn về những lợi ích của chăm chỉ, nghiên cứu tìm được sự ủng hộ khi công bố gần đây cho biết tỷ lệ trượt trong kỳ thi tổng kết cuối kỳ của các chuyên gia y tế ở Úc dù là ở bất kỳ chuyên ngành nào đều sẽ cải thiện nếu mọi ứng viên hiểu được chân lý ‘Không có gì thay thế được sự chăm chỉ’, điều này khuyến khích mọi cá nhân nên dành thời gian học tập chuyên sâu từ 1-1,5 năm để có sự chuẩn bị cho các kỳ thi 45 . Một số học giả từ phương Đông cho rằng làm việc chăm chỉ là chưa đủ, nên khuyến khích trẻ vị thành niên làm việc chăm chỉ phải đi kèm với việc có mục tiêu rõ ràng, vì đây cũng là một trong các giá trị mà xã hội phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia ám chỉ ý chí mạnh mẽ, lòng dũng cảm và sự can đảm cần có để vượt qua nghịch cảnh để gặt hái những mục tiêu quan trọng 46 . Làm việc chăm chỉ theo định hướng mục tiêu còn được xem là tư duy, khả năng vượt qua thử thách và chịu trách nhiệm để đạt được mục tiêu đó. Nhiều bậc cha mẹ, thầy cô, thậm chí là trẻ em đang độ tuổi đến trường coi đây là yếu tố thúc đẩy chính cho sự phát triển tích cực của thanh thiếu niên 47 . Ngoài ra, làm việc chăm chỉ, kiên trì, trách nhiệm đi kèm với khả năng giải quyết các khó khăn cũng được xem là một trong các thành tố xác định thanh thiếu niên ngày nay có năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp hay không 48 . Một khía cạnh khác, quyền tự quyết còn được xem là một khía cạnh quan trọng của tư duy phát triển của trẻ nhỏ và điều này sẽ bị hạn chế đáng kể nếu như trẻ em không được khuyến khích làm việc chăm chỉ 49 . Không chỉ đối với trẻ em, người trưởng thành đã lập gia đình cũng được khuyên nhủ nên làm việc chăm chỉ vì điều này cùng với sự cam kết là hai tác động chính giúp các cặp vợ chồng đã có hôn nhân lâu dài quay trở lại cân bằng sau những thời điểm khó khăn vì lý do ngoại tình, áp lực con cái, sức khoẻ, tài chính và tổn tương trong cuộc hôn nhân của họ 50 .

Mặc dù, yêu cầu từ WVS đối với khách thể tham gia khảo sát chỉ giới hạn 05 yếu tố mà họ cho rằng quan trọng nhất, tuy nhiên chúng tôi cũng tiến hành xem xét một yếu tố có phần tương đối mới đối với Việt Nam đó chính là chiều kích khuyến khích trẻ em nên ‘có tín ngưỡng tôn giáo’. Acevedo, G. A. cùng cộng sự (2015) chỉ ra rằng các các tín ngưỡng tôn giáo sẽ là các yếu tố dự báo tích cực mạnh mẽ vào sự tuân thủ quyền lực và cách cư xử tốt, nhưng có tương quan nghịch với trí tuệ, sự độc lập và trí tưởng tượng của trẻ vị thành niên 51 . Không nằm trong tốp 5, tuy nhiên cũng vẫn có hơn 4700 người (tỉ lệ 45,2%, kém liền kề yếu tố trên hạng chỉ 1,8%) cho rằng trẻ em nên có ‘tín ngưỡng tôn giáo’. Đào sâu hơn, chúng tôi phát hiện ‘tín ngưỡng tôn giáo’ thường được khuyến khích đối với các gia đình di cư hay tị nạn ở phương Tây do việc này được cho là có tác động đến việc nuôi dạy con cái của cha mẹ nhập cư 52 và là thế mạnh cũng như nguồn lực được trẻ em và gia đình tị nạn sử dụng để vượt qua tình trạng tái định cư, các yếu tố gây căng thẳng do tiếp biến văn hóa và tái định cư khi họ tự kiếm sống 53 .

Sự khác biệt dựa trên Nhân khẩu học xã hội

Sự khác biệt dựa trên Nhân khẩu học xã hội

Sự khác biệt dựa trên Nhân khẩu học xã hội

KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua một khảo sát đối với sáu quốc gia, bài viết đã chỉ ra các giá trị mà trẻ em Đông Nam Á được khuyến khích nên có để thích nghi với bối cảnh ngày nay. Các giá trị được đánh giá lần lượt từ cao xuống thấp bao gồm: Hành xử tốt – Có trách nhiệm – Độc lập – Khoan dung, biết tôn trọng người khác và cuối cùng là Làm việc chăm chỉ. Các kết quả này bổ sung cho một nghiên cứu đi trước (dựa trên 37 quốc gia) khi cho thấy rằng cha mẹ châu Á thường hướng con mình đến việc hành xử tốt trong gia đình và nên có trách nhiệm 64 . Ngoài ra, yếu tố ‘có tín ngưỡng tôn giáo’, ‘biết vâng lời’, ‘trí tưởng tượng’ cũng nên được xem xét ở một số bối cảnh cụ thể như là quốc gia, khu vực sống. Yếu tố hầu như ít được quan tâm và khuyến khích trẻ em đó là ‘tiết kiệm, biết dành dụm tiền và nhiều thứ khác’.

Bàn về sự khác biệt giữa các quốc gia, chúng tôi ghi nhận hầu như chỉ có Singapore là không có sự khác biệt đối với xu hướng chung của Đông Nam Á, trong khi các quốc gia khác phần nào có sự khác biệt. Ví dụ như Indonesia, Malaysia và Myanmar hướng đến việc khuyến khích trẻ em có tôn giáo, vì điều này có liên quan đến các địa vị trong xã hội 54 , 55 , 56 cũng như đặc điểm chung của khu vực được đánh giá là nơi có sự đa dạng về tôn giáo 65 Bên cạnh đó, Thái Lan, Việt Nam lại muốn trẻ em nên có sự kiên trì và quyết tâm và Myanmar, Việt Nam lại mong muốn trẻ biết vâng lời vì điều này có liên đới đến việc chăm sóc ông bà cao tuổi 59 , 60 , 61 . Nhìn chung các quốc gia đều có sự đồng thuận ở các nhóm yếu tố ‘hành xử tốt’ và ‘khoan dung, tôn trọng người khác’, sự lựa chọn phổ biến của các quốc gia tham gia khảo sát.

Song song đó, nghiên cứu tiến hành xem xét một số yếu tố còn lại như khu vực sinh sống của người được khảo sát, tình trạng hôn nhân, số con trong gia đình và nhận thấy có sự khác nhau mạnh mẽ giữa thành thị và nông thôn. Có hơn 50% người tham gia khảo sát ở nông thôn nhận định con em nên có ‘tín ngưỡng tôn giáo’, trong khi người dân được khảo sát ở thành thị lại muốn con em mình nên học cách ‘khoan dung và biết tôn trọng người khác’. Tình trạng hôn nhân là biến số mặc dù ghi nhận sự khác biệt về ý nghĩa thống kê nhưng đây được xem là yếu tố ít phát hiện sự khác biệt nhất. Cuối cùng, chúng tôi cũng phát hiện rằng gia đình càng đông con càng có xu hướng khuyến khích con em nên ‘làm việc chăm chỉ’, trong khi đó lại có xu hướng giảm sự yêu cầu đối với các giá trị hướng đến cộng đồng như ‘khoan dung và biết tôn trọng người khác’, ‘có lòng quyết tâm, kiên trì’ và ‘không ích kỷ’.

Mặt khác, nghiên cứu này cũng còn tồn tại một số hạn chế về cơ sở dữ liệu và cách tiếp cận. Mặc dù WVS là một nguồn tài nguyên quý giá cho nghiên cứu về giá trị và niềm tin của con người trên toàn thế giới 12 , 19 , tuy nhiên WVS gặp một số rào cản vì đôi khi mẫu không đại diện đầy đủ và khoa học ở một số quốc gia cũng như sự không đồng nhất trong cách hiểu và trả lời câu hỏi của người tham gia khảo sát. Thêm vào đó, việc khảo sát ở các quốc gia ở những thời điểm khác nhau cũng làm cho các phát hiện bị thiếu đồng nhất về thời gian. Ngoài ra, các phát hiện trong bài cũng gặp nhiều rào cản khi chỉ là một nghiên cứu mô tả dựa vào dữ liệu thứ cấp từ một cuộc nghiên cứu quy mô lớn kết hợp với nguồn tài liệu thứ cấp từ cơ sở dữ liệu Scopus. Điều này đặt ra cho sự khuyến khích cho các nghiên cứu chuyên sâu và có sự thực nghiệm để đưa ra những kết luận có tính thuyết phục hơn.

Bài viết này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách phát triển dân số, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho đối tượng trẻ em ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc khai thác và phân tích dữ liệu từ nghiên cứu toàn cầu về giá trị xã hội nên được gia đình chú ý trong việc nuôi dạy trẻ em, mang lại một cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các chính sách phát triển dân số, đặc biệt là đối với đối tượng trẻ em ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các kết quả được trình bày ở trên không chỉ chỉ ra những giá trị xã hội mà cha mẹ cần khuyến khích con cái học hỏi, mà còn làm nổi bật sự đa dạng và sự khác biệt về quan điểm giữa các quốc gia trong khu vực. Sự nhận thức về những yếu tố này là quan trọng để tạo ra các chính sách phù hợp với văn hóa và ngữ cảnh địa phương, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ em.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WVS: World Values Survey

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Nguyễn Hữu Bình: Lên ý tưởng, viết phần đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, kết luận và một phần kết quả và bàn luận, chỉnh sửa format.

Tác giả Trịnh Minh Thiện: Xử lý số liệu, thiết kế bảng và biểu, viết một phần kết quả và bàn luận.

References

  1. Rabušicová M, Rabušic L. Which qualities should children be encouraged to learn at home? Czech Sociological Review. 2001;123-142. . ;:. Google Scholar
  2. Lekes N, Gingras I, Philippe FL, Koestner R, Fang J. Parental autonomy-support, intrinsic life goals, and well-being among adolescents in China and North America. J Youth Adolesc. 2010;39:858-869. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Harbach RL, Jones WP. Family beliefs among adolescents at risk for substance abuse. J Drug Educ. 1995;25(1):1-9. . ;:. PubMed Google Scholar
  4. Bhatia S, Hendricks S, Bhatia S. Attitudes toward and beliefs about smoking in grade school children. Int J Addict. 1993;28(3):271-280. . ;:. PubMed Google Scholar
  5. Majeed MT. Quality of institutions and transmission of social traits: The case of tolerance. Int J Community Well-Being. 2020;3(1):1-19. . ;:. Google Scholar
  6. Aryani F, Umar N. Factors affecting Z generation on selecting majors in the university: An Indonesian case. J Soc Stud Educ Res. 2020;11(3):109-133. . ;:. Google Scholar
  7. El Moussaoui N, Braster S. Perceptions and practices of stimulating children's cognitive development among Moroccan immigrant mothers. J Child Fam Stud. 2011;20:370-383. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. Knight GP, Carlo G, Mahrer NE, Davis AN. The socialization of culturally related values and prosocial tendencies among Mexican‐American adolescents. Child Dev. 2016;87(6):1758-1771. . ;:. Google Scholar
  9. Pinquart M, Kauser R. Do the associations of parenting styles with behavior problems and academic achievement vary by culture? Results from a meta-analysis. Cultural Divers Ethnic Minor Psychol. 2018;24(1):75. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Teerawichitchainan B, Pothisiri W. Expansion of Thailand's social pension policy and its implications for family support for older persons. Int J Soc Welf. 2021;30(4):428-442. . ;:. Google Scholar
  11. Wongboonsin K, Ruffolo VP. Sex preference for children in Thailand and some other South-East Asian countries. Asia Pac Popul J. 1995;10:43-62. . ;:. PubMed Google Scholar
  12. World Values Survey. Accessed February 11, 2024. . ;:. Google Scholar
  13. Allison L, Wang C, Kaminsky J. Religiosity, neutrality, fairness, skepticism, and societal tranquility: A data science analysis of the World Values Survey. PLoS One. 2021;16(1). . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Lin Z, Lee J. Changing attitudes toward homosexuality in South Korea, 1996-2018. Soc Sci Res. 2024;118:102972. . ;:. PubMed Google Scholar
  15. Bond MH, Lou X. Unpackaging gender differences in justifying morally debatable behaviors around the world: The role of personal religiosity and society's socialization priorities for its children. Arch Psychol Relig. 2023;45(3):269-284. . ;:. Google Scholar
  16. Voicu M, Papuc RM. Fertility in Romania: The delay of the second gender revolution. Transylvanian Rev Adm Sci. 2023;19(69):133-149. . ;:. Google Scholar
  17. Koshy P, Cabalu H, Valencia V. Higher education and the importance of values: Evidence from the World Values Survey. Higher Educ. 2023;85(6):1401-1426. . ;:. Google Scholar
  18. Cislaghi B, Bhatia A, Hallgren EST, Horanieh N, Weber AM, Darmstadt GL. Gender norms and gender equality in full-time employment and health: A 97-country analysis of the world values survey. Front Psychol. 2022;13:689815. . ;:. PubMed Google Scholar
  19. Ludeke SG, Larsen EG. Problems with the big five assessment in the World Values Survey. Pers Individ Differ. 2017;112:103-105. . ;:. Google Scholar
  20. Haerpfer C, Inglehart R, Moreno A, Welzel C, Kizilova K, Diez-Medrano J, Lagos M, Norris P, Ponarin E, Puranen B, editors. World Values Survey: Round Seven - Country-Pooled Datafile Version 5.0. Madrid, Spain & Vienna, Austria: JD Systems Institute & WVSA Secretariat; 2022. . ;:. Google Scholar
  21. Manalastas EJ, Ojanen TT, Torre BA, Ratanashevorn R, Hong BCC, Kumaresan V, Veeramuthu V. Homonegativity in Southeast Asia: Attitudes toward lesbians and gay men in Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand, and Vietnam. Asia Pac Soc Sci Rev. 2017;17(1):25-33. . ;:. Google Scholar
  22. Dore RA, Stone ER, Buchanan CM. A social values analysis of parental decision making. J Psychol. 2014;148(4):477-504. . ;:. PubMed Google Scholar
  23. Ulu E, Erdentuğ G. The relationship between 5-year-old children's social value acquisition and parenting styles. Qual Quant. 2018;52(Suppl 2):1137-1149. . ;:. Google Scholar
  24. Palm C, Ganuza N, Hedman C. Language use and investment among children and adolescents of Somali heritage in Sweden. J Multiling Multicult Dev. 2019;40(1):64-75. . ;:. Google Scholar
  25. Chan K, Zhang H, Wang I. Materialism among adolescents in urban China. Young Consum. 2006;7(2):64-77. . ;:. Google Scholar
  26. Hurley JJ, Wehby JH, Feurer ID. The social validity assessment of social competence intervention behavior goals. Top Early Child Spec Educ. 2010;30(2):112-124. . ;:. Google Scholar
  27. De Zwart JG. A responsibility diptych: Two workshops on philosophical ethics. In: Proceedings of the 40th SEFI Annual Conference 2012 - Engineering Education 2020: Meet the Future. 2012. . ;:. Google Scholar
  28. Allan G. Kinship, responsibility and care for elderly people. Ageing Soc. 1988;8(3):249-268. . ;:. Google Scholar
  29. King R, Lifshay J, Nakayiwa S, Katuntu D, Lindkvist P, Bunnell R. The virus stops with me: HIV-infected Ugandans' motivations in preventing HIV transmission. Soc Sci Med. 2009;68(4):749-757. . ;:. PubMed Google Scholar
  30. Gilliam A, Schwartz DB, Godoy R, Boduroglu A, Gutchess A. Does state tightness-looseness predict behavior and attitudes early in the COVID-19 pandemic in the USA? J Cross Cult Psychol. 2022;53(5):522-542. . ;:. Google Scholar
  31. Garandeau CF, Turunen T, Saarento-Zaprudin S, Salmivalli C. Effects of the KiVa anti-bullying program on defending behavior: Investigating individual-level mechanisms of change. J Sch Psychol. 2023;99:101226. . ;:. PubMed Google Scholar
  32. Sannikova ES. Game role in formation of tolerance of preschool children to persons with disabilities. Perspektivy Nauki i Obrazovania. 2018;31(1):241-4. . ;:. Google Scholar
  33. Berggren N, Nilsson T. Market institutions bring tolerance, especially where there is social trust. Appl Econ Lett. 2014;21(17):1234-7. . ;:. Google Scholar
  34. Florida R. Cities and the creative class. City Community. 2003;2(1):3-19. . ;:. Google Scholar
  35. Sieben I. Child-rearing values: The impact of intergenerational class mobility. Int Sociol. 2017;32(3):369-90. . ;:. PubMed Google Scholar
  36. Einarsdóttir J. Icelandic parents' views on the national policy on early childhood education. Early Years. 2010;30(3):229-42. . ;:. Google Scholar
  37. Lukk K, Veisson M, Ots L. Characteristics of sustainable changes for schools. J Teach Educ Sustain. 2008;9:35-44. . ;:. Google Scholar
  38. Kimmel DC, Weiner IB. Adolescence: A Development Transition. USA: Joney Wiley Sons Inc.; 1985. . ;:. Google Scholar
  39. Hellevik T. Parents' support of young adult children: A shift from duty to voluntariness? Tidsskr Samfunnsforskning. 2007;48(1):33-61. . ;:. Google Scholar
  40. Henninger WR IV, Gross PE. Maternal warmth: A re-examination of the role race and socioeconomic status play. J Ethn Cult Divers Soc Work. 2016;25(1):36-49. . ;:. Google Scholar
  41. Eccles JS. The development of children ages 6 to 14. Futur Child. 1999;9(2):30-44. . ;:. Google Scholar
  42. Rubin KH, Nelson LJ, Hastings P, Asendorpf JB. The transaction between parents' perceptions of their children's shyness and their parenting styles. Int J Behav Dev. 1999;23(4):937-57. . ;:. Google Scholar
  43. Soenens B, Vansteenkiste M, Lens W, Luyckx K, Goossens L, Beyers W, et al. Conceptualizing parental autonomy support: Adolescent perceptions of promotion of independence versus promotion of volitional functioning. Dev Psychol. 2007;43(3):633-46. . ;:. PubMed Google Scholar
  44. Kwon HW, Erola J. The limited role of personal goal striving in status attainment. Soc Sci Res. 2023;112:102797. . ;:. PubMed Google Scholar
  45. Allen P, Jessup B, Kirschbaum M, Khanal S, Baker-Smith V, Graham B, et al. Preparing for success in final summative medical specialist examinations: The case for RACE. BMC Med Educ. 2023;23(1):918. . ;:. PubMed Google Scholar
  46. Zheng J, Huang X. On self-strengthening personality in Confucianism and its cultivation. Adv Psychol Sci. 2007;15(2):230-3. . ;:. Google Scholar
  47. Wang Y, Li X, Bronk KC, Lin D. Factors that promote positive Chinese youth development: A qualitative study. Appl Dev Sci. 2023;27(3):251-68. . ;:. Google Scholar
  48. Shen CC, Lien HY. Development and validation of an adolescent resilience scale. Bull Educ Psychol. 2022;54(1):127-50. . ;:. Google Scholar
  49. Hargreaves E, Quick L, Buchanan D. Systemic threats to the growth mindset: Classroom experiences of agency among children designated as 'lower-attaining'. Camb J Educ. 2021;51(3):283-99. . ;:. Google Scholar
  50. Stahnke B. To be or not to be: Advice from long-term spouses in a mixed methods study. Fam J. 2023;31(2):262-8. . ;:. Google Scholar
  51. Acevedo GA, Ellison CG, Yilmaz M. Religion and child-rearing values in Turkey. J Fam Issues. 2015;36(12):1595-622. . ;:. Google Scholar
  52. Choi KM, Kim C, Jones B. Korean immigrant fathers' perceptions and attitudes toward their parenting involvement. J Fam Issues. 2023;44(5):1151-72. . ;:. Google Scholar
  53. Betancourt TS, Abdi S, Ito BS, Lilienthal GM, Agalab N, Ellis H. We left one war and came to another: Resource loss, acculturative stress, and caregiver-child relationships in Somali refugee families. Cult Divers Ethn Minor Psychol. 2015;21(1):114-25. . ;:. PubMed Google Scholar
  54. Schissler M, Walton MJ, Thi PP. Reconciling contradictions: Buddhist-Muslim violence, narrative making and memory in Myanmar. J Contemp Asia. 2017;47(3):376-94. . ;:. Google Scholar
  55. Nilan P, Parker L, Bennett L, Robinson K. Indonesian youth looking towards the future. J Youth Stud. 2011;14(6):709-28. . ;:. Google Scholar
  56. Collin J. The complexity of Malay Muslim identity in Dina Zaman's I Am Muslim. Gema Online J Lang Stud. 2013;13(2). . ;:. Google Scholar
  57. Murnane RJ, Willett JB, Braatz MJ, Duhaldeborde Y. Do different dimensions of male high school students' skills predict labor market success a decade later? Evidence from the NLSY. Econ Educ Rev. 2001;20(4):311-20. . ;:. Google Scholar
  58. Smokowski PR, Reynolds AJ, Bezruczko N. Resilience and protective factors in adolescence: An autobiographical perspective from disadvantaged youth. J Sch Psychol. 1999;37(4):425-48. . ;:. Google Scholar
  59. Dong X, Zhang M, Simon MA. The expectation and perceived receipt of filial piety among Chinese older adults in the Greater Chicago area. J Aging Health. 2014;26(7):1225-49. . ;:. PubMed Google Scholar
  60. Teerawichitchainan B, Pothisiri W, Long GT. How do living arrangements and intergenerational support matter for psychological health of elderly parents? Evidence from Myanmar, Vietnam, and Thailand. Soc Sci Med. 2015;136:106-16. . ;:. PubMed Google Scholar
  61. Knodel J, Nguyen MD. Grandparents and grandchildren: Care and support in Myanmar, Thailand and Vietnam. Ageing Soc. 2015;35(9):1960-88. . ;:. Google Scholar
  62. Lin CYC, Fu VR. A comparison of child‐rearing practices among Chinese, immigrant Chinese, and Caucasian‐American parents. Child Dev. 1990;61(2):429-33. . ;:. Google Scholar
  63. Cheung HS, Lim E. A scoping review of Singapore parenting: Culture‐general and culture‐specific functions of parenting styles and practices. Infant Child Dev. 2022;31(4). . ;:. Google Scholar
  64. Lin GX, Mikolajczak M, Keller H, Akgun E, Arikan G, Aunola K, et al. Parenting culture(s): Ideal-parent beliefs across 37 countries. J Cross-Cult Psychol. 2023;54(1):4-24. . ;:. Google Scholar
  65. Somasundram S, Habibullah MS, Sambasivan M, Rasiah R. Antecedents of religious tolerance in Southeast Asia. Soc Cap Subj Well-Being Cross-Cult Stud. 2021;137-55. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 2598-2609
Published: Sep 30, 2024
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.987

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, B., & Trinh, T. (2024). Social values that ASEAN’s children can be encouraged today: A descriptive study based on six countries. Journal of Social Sciences and Humanities, 8(3), 2598-2609. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.987

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 262 times
PDF   = 160 times
XML   = 0 times
Total   = 160 times