Abstract
With efforts to promote communication value for postage stamp publications, Macau is a famous land for producing stamps with unique and creative forms and designs. This article focuses on studying the political and ideological guidelines discourses of the Macau government, conveyed through Macau postage stamps issued between 1998 and 2002. This article applies structural-functional theory, social semiotics, qualitative methods, and discourse analysis. The messages about the direction of social construction and develpment, and the culture of the land are specifically explored and analyzed through major topics (such as architecture, East - West cultural exchange, traditional cultural quintessence), along with the textures, images, and colors of stamps. To clarify the content and meaning of the messages, and the profound implications of the discourses, the article briefly discusses the history of the land's stamps as well as the special historical destiny of this area in the pre-modern period. From the analysis, value identification, and profound humanistic meaning of the political and ideological discourses conveyed, the article emphasizes improving the effectiveness and mission of stamp publications in the political leadership of the Macau government in the years 1998 to 2002.
GIỚI THIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài chức năng giúp lưu chuyển bưu phẩm (thư từ, bưu kiện), những con tem bưu chính (postage stamps) với kích cỡ nhỏ nhắn từ khi mới xuất hiện đã thu hút sự đầu tư, thiết kế, trang trí công phu với hình ảnh, màu sắc đa dạng, có tính mỹ thuật cao. Chúng ta thường thấy và sử dụng tem, nhưng hiếm khi dừng lại để suy nghĩ thấu đáo về hình ảnh phong phú và thông điệp của chúng. Và ngay cả khi làm như vậy, chúng ta có xu hướng nhìn chúng từ một vài góc độ riêng đơn giản của bản thân. Cách nhìn cá nhân của chúng ta cũng thường chưa tiếp cận đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa của một hình ảnh “trực quan chính thức và là tài liệu được sản xuất, ủy quyền bởi nhà nước” [ 1 , tr.145]. Chức năng của tem thư được khẳng định để chỉ ra nơi xuất xứ và xác nhận việc thanh toán chi phí bưu chính tại điểm gửi, được gọi là tem thông thường. Đây là loại tem tiêu chuẩn, được phát hành liên tục với số lượng lớn. Đặc biệt, theo giới chuyên môn, tem thư còn có các chức năng khác như: (1) Chức năng đại diện : Sử dụng hình ảnh đặc trưng hoặc tên gọi của đất nước, thường xuất hiện dưới những biểu tượng dễ nhận biết như chân dung lãnh đạo quốc gia, huy hiệu hoặc một đặc điểm địa lý, kiến trúc; (2) Chức năng kỷ niệm: Để kỷ niệm một sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, thường có hình ảnh chi tiết và chỉ được bán trong một khoảng thời gian ngắn 2 . Được độc quyền phát hành bởi nhà nước, tem còn là phương tiện vun trồng, bồi đắp và “bảo vệ các giá trị, truyền thống, tranh luận, ý thức với cái mà quốc gia muốn định hình trong mối quan hệ với văn hóa xã hội, và hơn hết để quảng bá hình ảnh đến khán giả bên trong (quốc gia) và bên ngoài (quốc tế)” [ 3 , tr.492].
Tem bưu chính cung cấp bằng chứng trực quan về lịch sử của quốc gia vì loại ấn phẩm này được sản xuất và phát hành liên tục. Hình ảnh sống động trên tem mô tả những sự kiện, kỷ niệm, phản ánh lý tưởng, khát vọng của cộng đồng, ghi nhận những biến đổi chính trị, xã hội, văn hóa, và cả gu thẩm mỹ. Con tem truyền tải thông điệp về cách các chính phủ muốn định hình quốc gia mà họ điều hành [ 4 , tr.14-15]. Tem mang nhiều thông điệp vừa công khai vừa “ẩn” về những lĩnh vực quan trọng của đời sống quốc gia và những thông điệp này được gửi gắm có chủ ý nhằm truyền tải hình ảnh một quốc gia. Các quốc gia in tem vì nhiều lý do, chúng được xem như “đại sứ” bằng giấy, dùng để truyền đạt những thông điệp nhất định 5 . Do đó, việc lựa chọn đặc điểm và hình ảnh trên tem được thực hiện một cách chọn lọc và khắt khe 6 . Chúng ta biết rằng việc phát hành tem bao giờ cũng được đảm nhận bởi một cơ quan bưu chính của nhà nước, ở đó các đề xuất thiết kế được thu thập và lựa chọn kỹ lưỡng. Theo giới nghiên cứu, việc in tem cũng giống như in tiền được chính phủ giữ bí mật và kiểm soát chặt chẽ. Tem giữ vai trò và giá trị của chúng cho đến khi bị cơ quan bưu chính loại bỏ hoặc thay thế bằng tem mới, chẳng hạn khi có thay đổi chính trị xảy ra. Tem bưu chính có thể được phân loại theo mô-típ hình ảnh trực quan (địa điểm, động vật, thực vật, con người, phương tiện làm việc) và chủ đề (công nghệ, kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hóa) 7 . Các mô-típ và chủ đề mang tính chất đại diện cho quốc gia - nhà nước được thiết kế trên tem thể hiện ý định truyền bá tư tưởng và tinh thần dân tộc, do đó những bộ tem được nhà nước phát hành đều tham gia vào quá trình hình thành bản sắc [ 8 , tr.71]. Tem thư có sức hấp dẫn riêng và một trong những đặc điểm nổi bật là nó chứa đựng hình ảnh, tranh vẽ về một chủ đề nào đó của quốc gia hoặc quốc tế nhằm truyền tải những thông điệp về chính trị, xã hội và văn hóa. Xuất phát từ những đặc điểm như trên, tem bưu chính là tài liệu thú vị, phục vụ nghiên cứu những vấn đề về chủ trương, đường lối chính trị, văn hóa của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Tem bưu chính Ma Cao (Macau) với lịch sử phát triển hàng trăm năm, từ những con tem đầu tiên của chính quyền thuộc địa Bồ Đào Nha cho đến những con tem Trung Hoa Đại lục, tất cả đều truyền tải những thông điệp hàng thế hệ và cả những biến cố, đổi thay của lịch sử. Bài viết này chỉ tiếp cận, tìm hiểu những thông điệp về đường lối chính trị - tư tưởng qua tem bưu chính Ma Cao những năm 1998-2002.
Là một loại ấn phẩm có phạm vi phát hành rộng rãi, một phương tiện truyền thông đặc biệt, tem bưu chính rõ ràng cần được nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc với những phương pháp khoa học.
Xuất phát từ khía cạnh tiêu biểu và nhất quán về chức năng truyền thông nhà nước của tem nói chung và tem Ma Cao nói riêng, phương pháp nghiên cứu căn bản của bài viết là phương pháp định tính. Từ việc khảo sát khối tư liệu về tem Ma Cao giai đoạn 1998-2002, chúng tôi thấy rằng nội dung các ấn phẩm này thực sự tập trung, truyền tải những vấn đề lớn về đường lối chính trị - tư tưởng của chính quyền Ma Cao. Phương pháp định tính được sử dụng trong bài viết nhằm đào sâu, phân tích để chỉ ra những đặc điểm và tính chất của đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp định lượng nhằm chỉ ra số lượng ấn phẩm tem bưu chính được phát hành trong giai đoạn này (khoảng 60 bộ tem). Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung vào những bộ tem với chủ đề lớn, thường xuyên được sử dụng.
Căn cứ vào đặc điểm đối tượng nghiên cứu, bài viết nhìn nhận tem bưu chính dưới góc độ một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên lý thuyết cấu trúc chức năng bao gồm: Chức năng giám sát, truyền tải thông tin cho công chúng; Chức năng liên hệ, giải thích, “dịch” nghĩa và hàm ý của thông tin thô cho người tiếp nhận; Chức năng truyền tải giá trị xã hội, làm nổi bật các giá trị bản sắc văn hóa.
Lý thuyết khung biểu tượng xã hội 9 , 10 , 11 , 12 , 13 : Tem bưu chính có thể xem là một phương tiện cung cấp các dấu hiệu (chỉ dấu, bằng chứng, chứng cứ) về lịch sử ở ba cấp độ: Tem là đồ vật được tạo thành từ giấy, mực in và keo dán, quy trình in ấn,... Tem cung cấp bằng chứng về dịch vụ bưu chính ở quốc gia phát hành vì nó được dán trên thư hoặc bưu kiện để xác định thời điểm gửi. Tem là vật mang biểu tượng, là một phần quan trọng của hệ thống thông tin liên lạc. Lý thuyết khung biểu tượng xã hội còn tập trung vào việc nghiên cứu cấu trúc hình ảnh, ý nghĩa văn hóa và bối cảnh lịch sử, suy đoán về xu hướng xã hội liên quan và tác động chính trị của chúng. Các cấu trúc hình ảnh không đơn giản là “tái sản xuất” các cấu trúc thực tế, chúng chứa đựng những thông điệp liên quan đến lợi ích của các tổ chức xã hội trong đó các hình ảnh được tạo ra, lưu thông, truyền tải đến người xem và đề cao ý thức hệ, chúng không bao giờ chỉ đơn thuần mang tính hình thức mà có một chiều ngữ nghĩa rất quan trọng. Ba cấu trúc trong khung biểu tượng xã hội của Kress và van Leeuwen được sử dụng làm cơ sở phân tích các bộ tem, đồng thời truyền đạt ý nghĩa đa lớp trong tem bưu chính Ma Cao từ 1998-2002. Nền tảng lịch sử của sự thay đổi chủ quyền vào thời điểm 12/1999 cùng sự thay đổi, biến chuyển về chính trị và bản sắc văn hóa xã hội Ma Cao là trọng tâm của nghiên cứu.
Đặc biệt, thông qua các bộ tem chủ đề được lựa chọn, bài viết phân tích các tầng ý nghĩa được gửi gắm dựa trên quan điểm, luận lý phân tích diễn ngôn của M. Foucault. Theo nhà nghiên cứu này, “trong bất cứ xã hội nào, việc sản xuất ra diễn ngôn đều phải kinh qua kiểm soát, lựa chọn, tổ chức, và phải được cân nhắc qua trình tự nhiều lần nhằm trung lập hóa sự toàn trị của quyền lực và các mối nguy hiểm gắn liền với nó, thức tỉnh những điều chưa dự kiến trước về sự kiện phát ngôn, nhằm tránh tính vật chất của quyền lực ấy và sự uy hiếp ấy” 14 . Khung phân tích này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh tem bưu chính tại Ma Cao, một phần của cơ chế diễn ngôn do nhà nước tạo nên và sử dụng, được lồng ghép trong chương trình truyền thông đến đại chúng.
CÁC KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tem bưu chính Ma Cao và những định hướng xây dựng, phát triển vùng lãnh thổ những năm 1998-2002
Ma Cao là một vùng lãnh thổ có vận mệnh lịch sử đặc biệt với những thay đổi lớn kể từ khi bị thực dân Bồ Đào Nha xâm chiếm. Là loại ấn phẩm in dấu sâu sắc những biến đổi trong đời sống chính trị vùng đất, có thể chia lịch sử tem Ma Cao thành hai thời kỳ.
Thời kỳ thứ nhất kéo dài từ năm 1884 cho đến 1998 ( Figure 1 ) với hai giai đoạn: Giai đoạn một gắn liền với sự cai trị của Vương quốc Bồ Đào Nha (1139-1910), tem bưu chính in hình vương miện hoàng gia, chân dung các vị vua như Luis I (1838-1889) và Carlos I (1863-1908) kèm các dòng chữ như CORREIO (bưu điện), PROVINCIA (lãnh thổ), PORTEADO (cảng), RECEBER (nhận). Giai đoạn hai (1910-1999) ( Figure 2 ), sự thành lập nền Cộng hòa Bồ Đào Nha vào năm 1910 đã tác động sâu sắc đến đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Ma Cao. Phản ánh tình hình mới, tem bưu chính in hình nữ thần Ceres, Vasco da Gama, pháo đài trên núi, quảng trường Leal Senado,... Điểm đáng chú ý là trên các con tem cùng các hình ảnh là quốc hiệu REPUBLICA (Cộng hòa).
Figure 1 . Tem hình vương miện, vua Luis I, Carlos I với các dòng chữ CORREIO, PROVINCIA, PORTEADO, RECEBER 15
Figure 2 . Tem in đè chữ REPUBLICA (Cộng hòa), nữ thần Ceres, Vasco da Gama, pháo đài trên núi và Quảng trường Leal Senado 15
Thời kỳ thứ hai , từ 1998 đến nay, với sự kiện lịch sử Ma Cao trở thành đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 20/12/1999, các bộ tem từ đó trở về sau xuất hiện dòng chữ MACAU, CHINA (Ma Cao, Trung Quốc).
Theo Bưu chính Ma Cao, tem là tác phẩm nghệ thuật truyền bá tri thức, chứa đựng thông tin khoa học và văn hóa phong phú. Đó là lý do nhiều bộ tem Ma Cao chú trọng khai thác, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời hết sức đề cao những phong tục, tập quán tốt đẹp của vùng lãnh thổ. Bám sát sự phát triển, hiện đại hóa của vùng đất là các đề tài về thành tựu xây dựng các công trình lớn, về khoa học công nghệ, môi trường, thể thao, giao lưu và tiếp nhận văn hóa. Những năm từ 1998 đến 2002, tem Ma Cao với nhiều bộ tem và chủ đề lớn đã có một khởi đầu ấn tượng, thể hiện là một phương tiện truyền thông đắc lực trước những biến chuyển mới của đời sống chính trị, xã hội, văn hóa. Lịch sử tem bưu chính Ma Cao cho thấy định hướng chính trị và phát triển văn hóa vùng đất cơ bản được phản ánh thông qua thiết kế mỹ thuật, hình ảnh điển hình và có tính biểu tượng sâu sắc.
Tem bưu chính Ma Cao và những định hướng xây dựng, phát triển vùng lãnh thổ những năm 1998-2002
Ma Cao là một vùng lãnh thổ có vận mệnh lịch sử đặc biệt với những thay đổi lớn kể từ khi bị thực dân Bồ Đào Nha xâm chiếm. Là loại ấn phẩm in dấu sâu sắc những biến đổi trong đời sống chính trị vùng đất, có thể chia lịch sử tem Ma Cao thành hai thời kỳ.
Thời kỳ thứ nhất kéo dài từ năm 1884 cho đến 1998 ( Figure 1 ) với hai giai đoạn: Giai đoạn một gắn liền với sự cai trị của Vương quốc Bồ Đào Nha (1139-1910), tem bưu chính in hình vương miện hoàng gia, chân dung các vị vua như Luis I (1838-1889) và Carlos I (1863-1908) kèm các dòng chữ như CORREIO (bưu điện), PROVINCIA (lãnh thổ), PORTEADO (cảng), RECEBER (nhận). Giai đoạn hai (1910-1999) ( Figure 2 ), sự thành lập nền Cộng hòa Bồ Đào Nha vào năm 1910 đã tác động sâu sắc đến đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Ma Cao. Phản ánh tình hình mới, tem bưu chính in hình nữ thần Ceres, Vasco da Gama, pháo đài trên núi, quảng trường Leal Senado,... Điểm đáng chú ý là trên các con tem cùng các hình ảnh là quốc hiệu REPUBLICA (Cộng hòa).
Figure 1 . Tem hình vương miện, vua Luis I, Carlos I với các dòng chữ CORREIO, PROVINCIA, PORTEADO, RECEBER 15
Figure 2 . Tem in đè chữ REPUBLICA (Cộng hòa), nữ thần Ceres, Vasco da Gama, pháo đài trên núi và Quảng trường Leal Senado 15
Thời kỳ thứ hai , từ 1998 đến nay, với sự kiện lịch sử Ma Cao trở thành đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 20/12/1999, các bộ tem từ đó trở về sau xuất hiện dòng chữ MACAU, CHINA (Ma Cao, Trung Quốc).
Theo Bưu chính Ma Cao, tem là tác phẩm nghệ thuật truyền bá tri thức, chứa đựng thông tin khoa học và văn hóa phong phú. Đó là lý do nhiều bộ tem Ma Cao chú trọng khai thác, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời hết sức đề cao những phong tục, tập quán tốt đẹp của vùng lãnh thổ. Bám sát sự phát triển, hiện đại hóa của vùng đất là các đề tài về thành tựu xây dựng các công trình lớn, về khoa học công nghệ, môi trường, thể thao, giao lưu và tiếp nhận văn hóa. Những năm từ 1998 đến 2002, tem Ma Cao với nhiều bộ tem và chủ đề lớn đã có một khởi đầu ấn tượng, thể hiện là một phương tiện truyền thông đắc lực trước những biến chuyển mới của đời sống chính trị, xã hội, văn hóa. Lịch sử tem bưu chính Ma Cao cho thấy định hướng chính trị và phát triển văn hóa vùng đất cơ bản được phản ánh thông qua thiết kế mỹ thuật, hình ảnh điển hình và có tính biểu tượng sâu sắc.
Một số bàn luận về giá trị, ý nghĩa truyền thông của các bộ tem những năm 1998-2002
Một số bàn luận về giá trị, ý nghĩa truyền thông của các bộ tem những năm 1998-2002
Một số bàn luận về giá trị, ý nghĩa truyền thông của các bộ tem những năm 1998-2002
KẾT LUẬN
Nghiên cứu tem Ma Cao những năm 1998-2002 với tính chất là một phương tiện truyền thông, một loại ấn phẩm đặc biệt, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Với việc tập trung khai thác các đề tài, chủ đề về thành tựu kiến trúc, xây dựng; giao lưu và tiếp nhận văn hóa Đông - Tây; tinh hoa văn hóa truyền thống,... tem Ma Cao là sự “hình tượng hóa”, là những diễn ngôn đầy tính nhân văn về đường lối chính trị, quan điểm quản lý và điều hành xã hội. Chủ trương và tinh thần tiếp nhận cái mới, kế thừa truyền thống, tôn trọng, duy trì và nâng cao sự hòa hợp văn hóa là những thông điệp mà các con tem Ma Cao “nhỏ bé” muốn truyền đạt “đến mọi nhà”. Tem là một ấn phẩm lồng ghép các chức năng dường như rất khác nhau, song cũng hài hòa, gắn bó. Những bộ tem Ma Cao với ý nghĩa như thế chính là một ứng xử chính trị, xã hội mang tính văn hóa sâu sắc. Tất cả những điều này đem đến cho chúng ta ý tưởng về một thứ quyền lực mềm (soft power) mà văn hóa nói chung có thể mang lại.
Tem Ma Cao những năm 1998-2002 là những mẩu “văn kiện” chính trị tinh tế, nghệ thuật, tác động lòng người một cách nhẹ nhàng song cũng vô cùng mạnh mẽ, thuyết phục. Dù thời đại hoàng kim của tem bưu chính có thể đã qua đi, nhưng việc sử dụng và phát huy tác dụng xã hội, văn hóa của nó sẽ mãi là một kinh nghiệm tốt của các nhà nước và chính thể.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Đà Lạt trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Bản thảo này không có xung đột lợi ích.
ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ
Bài báo là kết quả nghiên cứu, tổng hợp và phân tích của hai tác giả. Qua bài viết, những thông điệp về định hướng xây dựng, phát triển xã hội, văn hóa đã được nhóm tác giả tìm hiểu, phân tích cụ thể qua kết cấu, hình ảnh, màu sắc và các chủ đề lớn của tem bưu chính Ma Cao (kiến trúc, giao lưu văn hóa Đông – Tây, tinh hoa văn hóa truyền thống). Tem bưu chính nói chung và tem Ma Cao nói riêng thực sự là một loại hình tư liệu lịch sử có giá trị cho giới nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong tình hình hiện nay.
Tác giả Nông Phan Đăng: tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu; thực hiện, chỉnh sửa bản thảo.
Tác giả Ngũ Chánh Hào: thu thập, xử lý tư liệu; góp ý bản thảo.
References
- Raento P, Stanley DB. Visualizing Finland: Postage Stamps as Political Messengers. Geografiska Annaler: Series B, Human Geography. 2005;87(2):145-64. . ;:. Google Scholar
- Scott D. European Stamp Design: A Semiotic Approach to Designing Messages. London: Academy Editions; 1995. . ;:. Google Scholar
- Yehiel L, Ilan T. The Neglected Medium: Postage Stamps as Mass Media. Communication Theory. 2021;31:491-505. . ;:. Google Scholar
- Katz K. Jordanian Jerusalem: Postage Stamps and Identity Construction. Arab Studies J. 2006;14(2):14-26. . ;:. Google Scholar
- Altman D. Paper Ambassadors: The Politics of Stamps. North Ryde: Angus and Robertson; 1991. . ;:. Google Scholar
- Navarro G, Medina FX. Stamps, Tourism and Gastronomy: The Role of Gastronomy in Promoting Tourism in Spain through the Postage Stamp. In: Food, Gastronomy and Tourism: Social and Cultural Perspectives. Guadalajara: Guadalajara University; 2018. p. 15-30. . ;:. Google Scholar
- Turk I. Vzgojno izobrazevalni, psiholoski in ekonomski vidiki filatelije [Educational, psychological and economic perspectives on philately]. Filatelistični zbornik I. 1983;6-12. . ;:. Google Scholar
- Zei V. Stamps and the Politics of National Representation. Javnost - The Public. 1997;4(1):65-84. . ;:. Google Scholar
- Hodge R, Kress G. Social Semiotics. Cambridge: Polity Press; 1988. . ;:. Google Scholar
- Kress G, van Leeuwen T. Multimodal Discourse: The Modes and Media of Contemporary Communication. London: Edward Arnold; 2001. . ;:. Google Scholar
- Kress G, van Leeuwen T. Reading Images: The Grammar of Visual Design. London, New York: Routledge; 2006. . ;:. Google Scholar
- van Leeuwen T. Genre and Field in Critical Discourse Analysis. In: Toolan M, editor. Critical Discourse Analysis: Critical Concepts in Linguistics. London, New York: Routledge; 2002. . ;:. Google Scholar
- van Leeuwen T. Introducing Social Semiotics. London, New York: Routledge; 2005. . ;:. Google Scholar
- Foucault M. The Archaeology of Knowledge and The Discourse on Language. New York: Pantheon; 1972. . ;:. Google Scholar
- Scott Standard Postage Stamp Catalogue. Scott Publishing Co.; 2006. . ;:. Google Scholar
- Wong M. Postage Stamps as Windows on Social Changes and Identity in Postcolonial Hong Kong. Multimodal Communication. 2019. . ;:. Google Scholar
- Hao Z. Macau: History and Society. Hong Kong: Hong Kong University Press; 2020. . ;:. Google Scholar
- Lam W. Promoting Hybridity: The Politics of the New Macau Identity. China Q. 2010;203:656-74. . ;:. Google Scholar
- Friedman J. Cultural Identity and Global Process. London: Sage Publications; 1994. . ;:. Google Scholar
- Cheng CMB. Macau: A Cultural Janus. Hong Kong: Hong Kong University Press; 1999. . ;:. Google Scholar