VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

119

Total

78

Share

The coping strategies of diverse labor groups in Ho Chi Minh City in the context of the Covid-19 pandemic






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This study aims to understand the impact of the Covid-19 pandemic on various labor groups in Ho Chi Minh City through a sociological lens. This study focuses on analyzing disparities between labor groups in following up and resolving operational issues of the pandemic. The study used quantitative and qualitative research methods, including secondary analysis with 350 sample units and in-depth interviews for 16 participants. The results show that government practices have significant effects on individuals' response mechanisms. The study also highlights the role of studying the importance of social capital and social networks in overcoming difficulties caused by the pandemic. The study also highlights socio-economic research activities in deeply vulnerable labor groups, especially the strengthening of social inequality. Differential support factors in access to health services, loss of employment and income, and access to information and support have contributed to this inequality. This highlights the importance of policy support, especially for groups of workers with small social networks. By providing insights into the uneven impact of the Covid-19 pandemic on various labor groups in Ho Chi Minh City, the article aims to suggest policy solutions that can be adopted, more appropriate and effective in reducing inequality and bringing about socio-economic benefits. Based on the research results, several recommendations are proposed, including designing policies tailored to each demographic group, creating more accessible and inclusive policy frameworks, and harnessing social capital and social support networks to strengthen worker resilience and ensure access to tools for both formal and informal workers with government support.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Covid-19 là đại dịch toàn cầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, đã tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Ảnh hưởng này đặc biệt sâu rộng tại các trung tâm đô thị lớn, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm năng động và là trái tim của nền kinh tế Việt Nam.

Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 qua bốn làn sóng bắt đầu từ tháng 1/2020 đến hết tháng 12/2021, đã gây tác động không nhỏ đến doanh thu, lao động và việc làm. Điều này dẫn đến việc sụt giảm GDP, giảm quy mô sản xuất, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Do, TT và cộng sự 1 ; Hanh, PT và cộng sự 2 . Thị trường lao động đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng Trinh, NT 3 ; Quy, NT và Dung, NT 4 . Đại dịch cũng ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, làm giảm thời gian làm việc và thu nhập hằng tháng của người lao động Dang, HH và Nguyen, CV 5 . Dưới những tác động tiêu cực này, chính phủ Việt Nam đã triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, nhưng thị trường lao động vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức Nguyen Van, H và cộng sự 6 .

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng lao động đa dạng, bao gồm những người lao động làm việc trong nhiều ngành khác nhau như du lịch, sản xuất và dịch vụ, đã phải đối mặt với những thách thức lớn do đại dịch gây ra. Các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm kiểm soát sự lây lan của vi-rút, như phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại, đã tạo ra hậu quả rộng rãi đối với hoạt động kinh tế và lực lượng lao động của thành phố Nguyen HTT và cộng sự 7 . Năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng kiến sự giảm mạnh mẽ trong tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), với mức giảm 6,78%. Mức giảm đáng chú ý nhất là trong quý thứ ba, khi GRDP giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự gián đoạn kinh tế do đại dịch gây ra GSO 8 . Điều này cho thấy mức độ phức tạp của tình hình đại dịch, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, lao động phổ thông, người di cư và những người tham gia làm việc phi chính thức, đã phải chịu đựng và ứng phó với sự suy thoái này Huynh, DV và cộng sự 9 , VNAT 10 .

Trước đại dịch Covid-19 căng thẳng và đầy thách thức, Việt Nam đã có những ứng phó mạnh mẽ, được thể hiện thông qua các hành động nhanh chóng và chủ động, bao gồm phong tỏa có mục tiêu, cấm đi lại, đóng cửa kinh doanh, cách ly hàng loạt và xét nghiệm diện rộng Dinh, L và cộng sự 11 . Các chiến lược của chính phủ Việt Nam đã phát huy hiệu quả, bao gồm việc kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy tinh thần hợp tác và đoàn kết toàn dân, thực hiện truyền thông, kết hợp phòng dịch và thích ứng Hartley, K và cộng sự 12 . Các biện pháp kiểm soát chính bao gồm các hành động sớm và mạnh mẽ, sàng lọc và xét nghiệm trên toàn quốc, truy tìm dấu vết tiếp xúc nghiêm ngặt, cách ly 14 ngày và các biện pháp phòng ngừa Anh, N.T., và Hoa D.T 13 . Các chính sách y tế công cộng của chính phủ, bao gồm phong tỏa sớm, tăng tính lan truyền của thông tin y tế, khuyến khích khai báo y tế và quy định đeo khẩu trang, cũng đã có hiệu quả Huynh, T.L 14 . Bên cạnh việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam cũng đã đưa ra các chính sách bảo trợ xã hội để hỗ trợ các nhóm bị ảnh hưởng Nguyen, L và Bui, M 15 . Hệ thống chính sách đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng phó với sự kết hợp hài hòa của các yếu tố góp phần tạo nên thành công trong hoạt động chống dịch tại Việt Nam Hartley, K và cộng sự 16 .

Nền kinh tế Việt Nam cũng cho thấy khả năng phục hồi sau đại dịch, với trọng tâm là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp. Một loạt chiến lược đã được đề xuất nhằm phục hồi và phát triển bền vững của Việt Nam sau đại dịch bao gồm sự cần thiết của sự hỗ trợ của chính phủ và phát triển doanh nghiệp Anh, N.T 17 , và đẩy mạnh tiềm năng du lịch nội địa Tung, L.T và Duc, L.A 18 . Ngoài ra, các nghiên cứu khác đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp chính sách, trong đó trước đây tập trung vào các chương trình hỗ trợ và kích thích kinh doanh, sau đó là về phòng chống và kiểm soát đại dịch Thắng, V.C 19 ; Van Tam, N 20 . Bên cạnh đó, Tran, D.T và cộng sự 21 ; P.M, và Buyanova, M.E 22 cũng có những thảo luận về nhu cầu phát triển đô thị và khả năng cạnh tranh kinh tế, trong đó Tran, D.T và cộng sự 21 đặc biệt đề cập đến không gian công cộng và Tung, L.T và Duc, L.A 18 tập trung vào cải cách cơ cấu. Cuối cùng Anh, N.T 23 cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình phục hồi kinh tế hiện nay và đề xuất các giải pháp phát triển tiếp theo.

Như vậy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và thị trường lao động tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như những nghiên cứu về phản ứng của chính phủ và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, nhưng, có một khoảng trống trong việc đánh giá cách thức mà người lao động, đặc biệt là những người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã ứng phó với những thách thức do đại dịch gây ra. Đặc biệt, việc hiểu rõ hơn về mối liên kết giữa các chiến lược ứng phó của người lao động và các yếu tố như tình trạng công việc, trình độ học vấn, đặc điểm nhân khẩu xã hội và cách tiếp cận chính sách hỗ trợ của họ vẫn còn là một kẽ hở trong nghiên cứu hiện tại. Để hiểu rõ hơn về tác động phức tạp của đại dịch Covid-19 đối với người lao động ở thành thị, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nền kinh tế linh hoạt, dân số đông đúc và tỷ lệ di cư cao, nghiên cứu đã sử dụng kết hợp hai lý thuyết chính: lý thuyết ứng phó xã hội Gerhardt, U 24 và lý thuyết vốn xã hội Bourdieu, P 25 ; Coleman, James 26 ; Putnam, R 27 để làm sáng tỏ các chiến lược ứng phó của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cụ thể, lý thuyết ứng phó xã hội mở rộng khái niệm ứng phó lên mức độ xã hội, nhấn mạnh cách thức cộng đồng tập thể ứng phó với các yếu tố căng thẳng, được ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như văn hóa, sự hỗ trợ xã hội và quy tắc. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của hành động xã hội trong việc điều chỉnh các yếu tố căng thẳng hoặc thay đổi phản ứng đối với các yếu tố gây căng thẳng, đồng thời làm sáng tỏ cách các nhóm xã hội đối mặt với những khó khăn như phân biệt đối xử, khó khăn kinh tế, hoặc khủng hoảng sức khỏe, phản ứng và thích nghi. Bên cạnh đó, lý thuyết vốn xã hội cho rằng các nguồn lực xã hội gắn kết trong mối quan hệ giữa các cá nhân và nhóm có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu cá nhân hoặc tập thể, giúp làm sáng tỏ cách người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào mạng lưới xã hội của họ để nhận sự hỗ trợ trong đại dịch. Như vậy, bằng cách kết hợp cả hai lý thuyết trên, nghiên cứu mong muốn tìm kiếm mối liên quan giữa các chiến lược ứng phó mà người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng trong thời kỳ đại dịch bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

1. Người lao động đã tìm kiếm cơ hội và vượt qua thách thức như thế nào trong đại dịch Covid-19?

2. Có mối tương quan nào giữa chiến lược ứng phó của người lao động với tình trạng công việc, trình độ học vấn và đặc điểm nhân khẩu xã hội của họ?

3. Cách tiếp cận chính sách hỗ trợ giữa lao động chính thức và lao động phi chính thức khác nhau như thế nào?

4. Các chính sách hỗ trợ và phòng chống dịch bệnh của chính phủ trong đại dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược ứng phó của người lao động?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết này áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp cả định lượng và định tính. Đối với phần định lượng, nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm 350 đơn vị mẫu tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đề tài B2022-18B-06/-KHCN. Về phương pháp chọn mẫu, nghiên cứu này tuân thủ các hướng dẫn về kích thước mẫu lý tưởng được đề xuất bởi Hair, J.F 28 . Xét với số biến độc lập (13 biến) và tỷ lệ kích thước mẫu tối thiểu được đề xuất bởi Hair, J.F 28 là 5:1, với tỷ lệ ưu tiên là 10:1 hoặc 15:1. Dựa trên các tham số này, kích thước mẫu tối thiểu sẽ nằm trong khoảng từ 65 đến 195. Đối với kích thước mẫu được lựa chọn trong nghiên cứu này là 350, tương đương với tỷ lệ 27:1, được xem là cỡ mẫu hợp lý, do đó, giải quyết được vấn đề lượng và chất của mẫu nghiên cứu, đặc biệt là xét đến việc tổng thể số lao động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh khó xác định. Dữ liệu khảo sát sau khi thu thập, đã được phân tích dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính bội, nhằm mục tiêu khám phá mối tương quan giữa các biện pháp ứng phó của người lao động trong đại dịch Covid-19 với tình trạng công việc, trình độ học vấn và đặc điểm nhân khẩu xã hội của họ. Bài viết cũng tìm hiểu sự chênh lệch trong cách tiếp cận chính sách hỗ trợ giữa người lao động chính thức và phi chính thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm hiểu các ảnh hưởng của biện pháp phòng chống dịch bệnh của chính phủ và các chính sách hỗ trợ trong đại dịch Covid-19 đối với chiến lược ứng phó của người lao động.

Để cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về chiến lược ứng phó của người lao động du lịch trong đại dịch, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá các khía cạnh mà nghiên cứu định lượng không thể tiếp cận được, nhằm bổ sung thông tin cho phần kết quả của các phân tích định lượng. Nghiên cứu tường thuật được thực hiện thông qua cuộc phỏng vấn sâu sơ cấp với 16 người tham gia, bao gồm cả lao động chính thức và phi chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thu thập dữ liệu kéo dài từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành bằng phương pháp bán cấu trúc để linh hoạt nhưng vẫn giữ được sự tập trung vào trọng tâm nội dung. Cuộc phỏng vấn được chia thành hai phần: phần đầu tiên tập trung vào thông tin cơ bản về người tham gia, trong khi phần thứ hai tìm hiểu về trải nghiệm cá nhân và gia đình của họ trong đại dịch Covid-19. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành gỡ băng (transcript), sau đó, dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn này được mã hóa thủ công (code) nhằm tìm ra các phạm trù (category), các chủ đề (themes) bằng phương pháp phân tích diễn ngôn (narrative analysis) kết hợp với phân tích chủ đề (thematic analysis).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích định lượng

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp với kích thước mẫu bao gồm 350 người lao động. Trong đó, người lao động nhập cư là 179 người, chiếm 51,1% và người lao động thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh là 171 người, chiếm 48,9%. Trong số người tham gia, lao động chính thức có 214 người, chiếm 61,1% và lao động phi chính thức có 136 người, chiếm 38,9%. Phân phối giới tính có tổng cộng 189 nam (chiếm 54%) và 161 nữ (chiếm 46%). Tình trạng hôn nhân được chia làm ba nhóm: với 165 người độc thân (chiếm 47,1%), 179 người đã kết hôn (chiếm 51,1%) và 6 người đã ly hôn (chiếm 1,7%).

Dữ liệu định lượng sau đó đã được phân tích bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội, với mô hình được xác định như Table 1 .

Table 1 Mô hình hồi quy tuyến tính bội (Nguồn: Nhóm tác giả)

Mô hình tóm tắt (Mô hình t b ) ( Table 2 ) thể hiện giá trị R bình phương là 0,821, cho thấy rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích 82,1% sự biến đổi trong chiến lược ứng phó. Tính đến điểm này, các biến độc lập trong mô hình không giải thích toàn bộ sự biến đổi trong chiến lược ứng phó, tuy nhiên, chúng vẫn đóng vai trò quan trọng bằng cách cung cấp một cơ sở khởi đầu hữu ích để hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược ứng phó. Giá trị Sig <= 0,01 cho thấy mô hình có giá trị thống kê, chẳng hạn có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược ứng phó của người lao động. Ngoài ra, Durbin Watson = 1,745 nằm trong khoảng từ 0 đến 4 ​​và giá trị Tolerance > 0,10 và các giá trị VIF < 2 ( Table 4 ) cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Điều này làm tăng cường sự quan trọng của việc kiểm tra mối quan hệ giữa các biến này và chiến lược ứng phó, làm nổi bật sự cần thiết của việc tiến hành thêm nghiên cứu định tính để hiểu đầy đủ về mối quan hệ này.

Table 2 Tóm tắt mô hình b

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Table 3 ANOVA a

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Bảng ANOVA a ( ảng 3) với giá trị Sig. = 0,000 chỉ ra rằng ít nhất một trong các yếu tố dự đoán có mối quan hệ đáng kể với chiến lược ứng phó. Đồng thời, giá trị F là 118,284 cho thấy, mô hình hồi quy giải thích một tỷ lệ đáng kể của sự biến đổi trong biến phụ thuộc, đó chính là chiến lược ứng phó. Các con số này không chỉ là bằng chứng cho tính phù hợp cao của mô hình hồi quy với dữ liệu, mà còn chứng minh rằng các yếu tố dự đoán được bao gồm trong mô hình đóng góp một cách đáng kể vào việc hiểu chiến lược ứng phó của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Table 4 Hệ số hồi quy Coefficients a

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Kết quả phân tích hồi quy cho biết rằng Tình trạng di cư (β = -0,453, p = 0,000) và Tình trạng hôn nhân (β = -0,369, p = 0,000) đều có khả năng dự đoán một cách đáng kể chiến lược ứng phó của người lao động trước đại dịch Covid-19. Thông tin chỉ ra rằng những người lao động không di cư và đã kết hôn có xu hướng sử dụng chiến lược ứng phó hiệu quả hơn so với nhóm người di cư và người độc thân, điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó. Ví dụ, Goh và cộng sự 29 đã phát hiện ra rằng người lao động thường trú đánh giá cao các mạng lưới an toàn về sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như cho công việc và thu nhập cơ bản của họ. Tương tự, Htay và cộng sự 30 ghi nhận rằng người lao động trong ngành y tế, chủ yếu là người thường trú, đã sử dụng các chiến lược ứng phó như hỗ trợ gia đình, suy nghĩ tích cực và thực hành tôn giáo. Ogueji và cộng sự 31 phát hiện những người thất nghiệp, thường là cư dân thường trú, đã áp dụng nhiều chiến lược ứng phó tích cực hơn.

Ngoài ra, Mức sống trước dịch (β = -0,714, p = 0,000) và Mức độ ảnh hưởng thu nhập (β = -0,550, p = 0,000) đều dự đoán một cách đáng kể hiệu quả chiến lược ứng phó của người lao động trong đại dịch Covid-19. Giá trị β âm của Mức sống trước dịch cho thấy mỗi đơn vị tăng của Mức sống trước đại dịch sẽ làm giảm 0,714 đơn vị chiến lược ứng phó đối với đại dịch. Điều này có thể được giải thích là do đại dịch đã làm tăng đáng kể việc sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, đặc biệt là ở những người có thu nhập cao hơn và những cá nhân am hiểu công nghệ Unnikrishnan, A., và Figliozzi, M.A 32 , do đó, mặc dù đối mặt với dịch bệnh nhưng những người ít bị ảnh hưởng thu nhập và có mức sống cao hơn vẫn đảm bảo duy trì được cuộc sống của họ. Mặt khác, những người có thu nhập thấp hơn phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong đại dịch, bao gồm khó tuân thủ các biện pháp can thiệp trên toàn cộng đồng, tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng Fang, D và cộng sự 33 và những thay đổi trong mô hình tiêu thụ thực phẩm Tao, L và cộng sự 34 . Tuy nhiên, việc thay đổi hành vi tiêu dùng này không thể giải thích được cho các nhu cầu thiết yếu khác, chẳng hạn khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội.

Thêm vào đó, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ đã được xác định là ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược ứng phó (β = 0,394, p = 0,000). Người lao động không có khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ thường phát triển nhiều chiến lược ứng phó hơn so với những người có quyền tiếp cận, chủ yếu các chiến lược ứng phó này được phát triển thông qua các mạng lưới xã hội phi chính thức như gia đình, bạn bè,... làm nổi bật tầm quan trọng của chính sách hỗ trợ trong việc hỗ trợ người lao động đối với những nhóm lao động có mạng lưới xã hội nhỏ, đặc biệt là các nhóm lao động nhập cư.

Tuy nhiên, không có mối tương quan đáng kể nào được tìm thấy giữa Chiến lược ứng phó và các biến Nguồn hỗ trợ (β = 0,001, p = 0,966) và Mức độ hỗ trợ nhận được (β = -0,025, p = 0,314). Điều này cho thấy số lượng và mức độ hỗ trợ nhận được không ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược ứng phó của người lao động trong đại dịch Covid-19.

Tóm lại, phân tích này đặt ra sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm lao động khác nhau và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung chính sách để cung cấp nguồn lực cho nhóm dễ tổn thương, duy trì sự cân đối trong hỗ trợ và tạo ra chính sách dễ tiếp cận hơn. Những kết quả này mang lại thông điệp quan trọng để hướng dẫn phát triển chính sách và can thiệp có hiệu quả nhằm hỗ trợ người lao động trong đại dịch Covid-19.

Phân tích định tính

Tổng cộng, chúng tôi đã thực hiện 16 cuộc phỏng vấn chi tiết với những lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh ( Table 5 ). Mục tiêu chính của các cuộc phỏng vấn này là khám phá cách mà những người tham gia đã sử dụng các chiến lược ứng phó và làm thế nào việc tiếp cận các nguồn lực bên ngoài đã ảnh hưởng đến chiến lược ứng phó của họ. Thông qua việc này, chúng tôi hy vọng có thể đáp ứng câu hỏi nghiên cứu “Trong đại dịch Covid-19, làm thế nào người lao động tìm kiếm cơ hội và vượt qua những thách thức?”, đồng thời thu thập thêm thông tin để bổ sung cho kết quả của các phân tích định lượng.

Table 5 Thông tin người tham gia phỏng vấn

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Áp dụng phương pháp phân tích chủ đề kết hợp với phân tích tường thuật, các chủ đề chính sau đây đã được tìm ra:

● Chủ đề #1: Tác động của đại dịch đến an ninh việc làm, thu nhập và sức khỏe tâm thần của người lao động.

● Chủ đề #2: Sự chênh lệch trong việc tiếp cận và nhận viện trợ, hỗ trợ và tiêm chủng từ chính phủ.

● Chủ đề #3: Vai trò của vốn xã hội và mạng lưới xã hội đối với chiến lược ứng phó của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Phân tích định tính

Tổng cộng, chúng tôi đã thực hiện 16 cuộc phỏng vấn chi tiết với những lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh ( Table 5 ). Mục tiêu chính của các cuộc phỏng vấn này là khám phá cách mà những người tham gia đã sử dụng các chiến lược ứng phó và làm thế nào việc tiếp cận các nguồn lực bên ngoài đã ảnh hưởng đến chiến lược ứng phó của họ. Thông qua việc này, chúng tôi hy vọng có thể đáp ứng câu hỏi nghiên cứu “Trong đại dịch Covid-19, làm thế nào người lao động tìm kiếm cơ hội và vượt qua những thách thức?”, đồng thời thu thập thêm thông tin để bổ sung cho kết quả của các phân tích định lượng.

Table 5 Thông tin người tham gia phỏng vấn

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Áp dụng phương pháp phân tích chủ đề kết hợp với phân tích tường thuật, các chủ đề chính sau đây đã được tìm ra:

● Chủ đề #1: Tác động của đại dịch đến an ninh việc làm, thu nhập và sức khỏe tâm thần của người lao động.

● Chủ đề #2: Sự chênh lệch trong việc tiếp cận và nhận viện trợ, hỗ trợ và tiêm chủng từ chính phủ.

● Chủ đề #3: Vai trò của vốn xã hội và mạng lưới xã hội đối với chiến lược ứng phó của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Phân tích định tính

Tổng cộng, chúng tôi đã thực hiện 16 cuộc phỏng vấn chi tiết với những lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh ( Table 5 ). Mục tiêu chính của các cuộc phỏng vấn này là khám phá cách mà những người tham gia đã sử dụng các chiến lược ứng phó và làm thế nào việc tiếp cận các nguồn lực bên ngoài đã ảnh hưởng đến chiến lược ứng phó của họ. Thông qua việc này, chúng tôi hy vọng có thể đáp ứng câu hỏi nghiên cứu “Trong đại dịch Covid-19, làm thế nào người lao động tìm kiếm cơ hội và vượt qua những thách thức?”, đồng thời thu thập thêm thông tin để bổ sung cho kết quả của các phân tích định lượng.

Table 5 Thông tin người tham gia phỏng vấn

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Áp dụng phương pháp phân tích chủ đề kết hợp với phân tích tường thuật, các chủ đề chính sau đây đã được tìm ra:

● Chủ đề #1: Tác động của đại dịch đến an ninh việc làm, thu nhập và sức khỏe tâm thần của người lao động.

● Chủ đề #2: Sự chênh lệch trong việc tiếp cận và nhận viện trợ, hỗ trợ và tiêm chủng từ chính phủ.

● Chủ đề #3: Vai trò của vốn xã hội và mạng lưới xã hội đối với chiến lược ứng phó của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Phân tích định tính

Tổng cộng, chúng tôi đã thực hiện 16 cuộc phỏng vấn chi tiết với những lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh ( Table 5 ). Mục tiêu chính của các cuộc phỏng vấn này là khám phá cách mà những người tham gia đã sử dụng các chiến lược ứng phó và làm thế nào việc tiếp cận các nguồn lực bên ngoài đã ảnh hưởng đến chiến lược ứng phó của họ. Thông qua việc này, chúng tôi hy vọng có thể đáp ứng câu hỏi nghiên cứu “Trong đại dịch Covid-19, làm thế nào người lao động tìm kiếm cơ hội và vượt qua những thách thức?”, đồng thời thu thập thêm thông tin để bổ sung cho kết quả của các phân tích định lượng.

Table 5 Thông tin người tham gia phỏng vấn

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Áp dụng phương pháp phân tích chủ đề kết hợp với phân tích tường thuật, các chủ đề chính sau đây đã được tìm ra:

● Chủ đề #1: Tác động của đại dịch đến an ninh việc làm, thu nhập và sức khỏe tâm thần của người lao động.

● Chủ đề #2: Sự chênh lệch trong việc tiếp cận và nhận viện trợ, hỗ trợ và tiêm chủng từ chính phủ.

● Chủ đề #3: Vai trò của vốn xã hội và mạng lưới xã hội đối với chiến lược ứng phó của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

THẢO LUẬN

Nghiên cứu này cũng còn có một số hạn chế cần được thừa nhận. Trước hết, đó là dung lượng mẫu 350 người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, những kết quả thu được có thể không đại diện hoàn toàn cho toàn bộ lực lượng lao động ở Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu không thể bắt kịp đầy đủ các trải nghiệm và thách thức mà lực lượng lao động phải đối mặt trong giai đoạn cực kỳ khó khăn của đại dịch Covid-19. Cuộc phỏng vấn được tiến hành sau khi đợt phong tỏa đã kết thúc, có thể dẫn đến sai số do người tham gia có thể đã quên đi những trải nghiệm cụ thể mà họ trải qua trong những thời điểm ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.

Với những hạn chế này, nghiên cứu tương lai có thể tận dụng một số cơ hội để cải thiện. Thứ nhất, việc thực hiện nghiên cứu với quy mô mẫu lớn hơn và đa dạng hóa đối tượng nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về tác động của đại dịch. Nghiên cứu trong tương lai cũng có thể chi tiết hóa hơn về trải nghiệm cụ thể của các ngành nghề khác nhau, chẳng hạn ngành dịch vụ và sản xuất, để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm và chiến lược ứng phó của những người mất việc hoặc chuyển sang ngành nghề khác do đại dịch.

Vì tầm quan trọng của vốn xã hội và mạng lưới trong chiến lược ứng phó, nghiên cứu cũng nên tập trung sâu hơn vào lĩnh vực này. Việc khám phá vai trò của vốn xã hội trong quá trình phục hồi và xác định cách sử dụng hiệu quả vốn xã hội để hỗ trợ người lao động trong thời kỳ hậu đại dịch sẽ mang lại những thông tin quan trọng.

Cuối cùng, nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào đánh giá các can thiệp chính sách và hiệu quả của chúng trong việc hỗ trợ lực lượng lao động trong thời kỳ đại dịch. Bằng cách xem xét tác động của các chính sách khác nhau, có thể thu được những hiểu biết có giá trị để cung cấp thông tin cho việc phát triển các chính sách toàn diện và công bằng cho tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tổng kết lại, đại dịch Covid-19 đã gây ra biến động sâu sắc trong cơ cấu lực lượng lao động ở Việt Nam, tạo ra sự không ổn định trong việc làm, thu nhập và đối mặt với những thách thức về sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu này làm rõ sự chênh lệch trong cách tiếp cận và giải quyết tác động của đại dịch giữa các nhóm lao động, bao gồm lao động chính thức, lao động phi chính thức và lao động nhập cư.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng di cư và hôn nhân đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả của các chiến lược ứng phó. Việc tiếp cận được nhiều nguồn hỗ trợ hơn có thể nâng cao các chiến lược ứng phó. Người lao động không có khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ thường phát triển nhiều chiến lược ứng phó hơn so với những người có quyền tiếp cận. Ngoài ra, những người không tiếp cận được hỗ trợ từ các nguồn chính thức, thường phát triển các chiến lược ứng phó thông qua các mạng lưới xã hội phi chính thức như gia đình, bạn bè. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính sách hỗ trợ trong việc hỗ trợ người lao động đối với những nhóm lao động có mạng lưới xã hội nhỏ, đặc biệt là các nhóm lao động nhập cư.

Vốn xã hội và mạng lưới xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với đại dịch, cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn cung cấp thiết yếu, hỗ trợ tinh thần, cơ hội việc làm và giải quyết vấn đề tập thể. Những phát hiện này củng cố lý thuyết về vốn xã hội và lý thuyết hỗ trợ xã hội, cho rằng mạng lưới xã hội là một nguồn tài nguyên quý giá trong thời kỳ khó khăn, nhấn mạnh cách thức cộng đồng tập thể ứng phó với các yếu tố căng thẳng thông qua việc trợ giúp từ mạng lưới xã hội của họ.

Dựa trên những kết quả trên, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị, bao gồm thiết kế chính sách phù hợp với từng nhóm nhân khẩu xã hội; tiếp cận cân bằng trong việc cung cấp hỗ trợ; tạo ra khuôn khổ chính sách dễ tiếp cận và toàn diện hơn; khai thác, sử dụng vốn xã hội và mạng lưới xã hội để tăng cường khả năng phục hồi của người lao động; xây dựng các chính sách đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng với sự hỗ trợ từ chính phủ cho cả người lao động chính thức và phi chính thức, và nâng cao nhận thức về bảo hiểm xã hội cũng như phúc lợi của người lao động.

Tóm lại, nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng về ảnh hưởng của Covid-19 đối với lực lượng lao động ở Việt Nam và các chiến lược ứng phó có thể hỗ trợ nhà quy hoạch chính sách trong tương lai.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM, trong khuôn khổ đề tài loại B của Đại học Quốc gia Tp HCM mã số B2022-18b/HĐ-KHCN với nội dung "Ứng phó và phục hồi kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững tại các thành phố lớn Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 - Điển cứu Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng" do PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan làm chủ nhiệm.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐH KHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQG-HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

WHO: Tổ chức Y tế Thế giới

GSO: Tổng Cục thống kê

LD: Mã số người trả lời phỏng vấn sâu

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

- Tác giả Phạm Thị Thùy Trang: viết nội dung định lượng, thảo luận và duyệt bản thảo.

- Tác giả Nguyễn Thủy Nguyên: xử lý thông tin định lượng và định tính, thảo luận.

References

  1. Do TT, Pham VH. Influence of the Covid-19 Pandemic on Reducing the Income of Workers. Corporate Governance and Organizational Behavior Review. 2023. . ;:. Google Scholar
  2. Hanh PT, Nguyen NT, Quy NT, Linh VT. The Impact of Covid-19 Pandemic on Vietnamese Enterprises. Eur J Dev Stud. 2022. . ;:. Google Scholar
  3. Trinh NT. Impact of the Covid-19 on the Labor Market in Vietnam. Int J Health Sci. 2022. . ;:. Google Scholar
  4. Quy NT, Dung NT. Vietnamese Labor Market Situation After the Covid-19 Pandemic. Eur J Dev Stud. 2023. . ;:. Google Scholar
  5. Dang HH, Nguyen CV. Did a Successful Fight Against the Covid-19 Pandemic Come at a Cost? Impacts of the Outbreak on Employment Outcomes in Vietnam. SSRN Electron J. 2020. . ;:. Google Scholar
  6. Nguyen Van H, Nam LH, Giang PM, Hoan TN, Thang DV. The Impact of the Covid-19 Pandemic on the Labor Market in Vietnam. Int J Innov Manag Technol. 2022. . ;:. Google Scholar
  7. Nguyen HTT, Nguyen TT, Dam VAT, Nguyen LH, Vu GT, Nguyen HLT, et al. Covid-19 Employment Crisis in Vietnam: Global Issue, National Solutions. Front Public Health. 2020;8:590074. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. General Statistics Office (GSO). Report on Impact of Covid-19 Pandemic on Labour and Employment of the Second Quarter. GSO Publishing; 2021. . ;:. Google Scholar
  9. Huynh DV, Truong TTK, Duong LH, Nguyen NT, Dao GVH, Dao CN. The Covid-19 Pandemic and Its Impacts on Tourism Business in a Developing City: Insight from Vietnam. Economies. 2021;9:172. . ;:. Google Scholar
  10. Vietnam National Administration of Tourism (VNAT). Thứ trưởng Đoàn Văn Việt: Phục hồi du lịch là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh bình thường mới hiện nay. VNAT Publishing; 2021. . ;:. Google Scholar
  11. Dinh L, Dinh PV, Nguyen P, Nguyen DH, Hoang TC. Vietnam's Response to COVID-19: Prompt and Proactive Actions. J Travel Med. 2020. . ;:. PubMed Google Scholar
  12. Hartley K, Bales S, Bali AS. Covid-19 Response in A Unitary State: Emerging Lessons from Vietnam. Policy Des Pract. 2021;4:152-68. . ;:. Google Scholar
  13. Anh NT, Hoa DT. Vietnam Economic Outlook During the COVID-19 Pandemic: A Review. World J Adv Res Rev. 2021. . ;:. Google Scholar
  14. Huynh TL. The Covid-19 Containment in Vietnam: What Are We Doing? J Glob Health. 2020;10. . ;:. PubMed Google Scholar
  15. Nguyen L, Bui M. Social Protection Response to Covid-19: Experiences and Lessons from Vietnam. Asia Pac J Soc Work Dev. 2022;32:278-93. . ;:. Google Scholar
  16. Hartley K, Bales S, Bali AS. Covid-19 Response in A Unitary State: Emerging Lessons from Vietnam. Policy Des Pract. 2021;4:152-68. . ;:. Google Scholar
  17. Anh NT. Solutions to Recover Vietnam's Economy After the nCOV-19 Pandemic. World J Adv Res Rev. 2022. . ;:. Google Scholar
  18. Tung LT, Duc LA. Can Domestic Tourism Demand Play a Main Driver for the Post-pandemic Recovery Strategy? Evidence from Vietnam. Proc Int Conf Bus Excell. 2023;17:660-9. . ;:. Google Scholar
  19. Thắng VC. Policy Measures for Vietnam Tourism in Response to Impacts of Covid-19. VNU J Foreign Stud. 2020. . ;:. Google Scholar
  20. Van Tam N. Towards Achieving "Two Parallel Objectives" During the Covid-19 Pandemic in Vietnam: A Response Strategies Analysis. Public Adm Issues. 2022. . ;:. Google Scholar
  21. Tran DT, White ML, Vo TT. Development Strategies for Public Space Post-Pandemic: A Case Study of Saigon-Ho Chi Minh City in the Global Context. IOP Conf Ser Earth Environ Sci. 2022;1015. . ;:. Google Scholar
  22. Quang PM, Buyanova ME. Ways to Improve Vietnam's Competitiveness and Economic Recovery in the Context of a Pandemic. Vestn Volgogr Gos Univ Ekon. 2021. . ;:. Google Scholar
  23. Anh NT. Solutions to Recover Vietnam's Economy After the nCOV-19 Pandemic. World J Adv Res Rev. 2022. . ;:. Google Scholar
  24. Gerhardt U. Coping and Social Action: Theoretical Reconstruction of the Life‐Event Approach. Sociol Health Illn. 1979;1(2):195-225. . ;:. PubMed Google Scholar
  25. Bourdieu P. The Forms of Capital. In: Halsey A, Lauder H, Brown P, Wells S, editors. Education: Culture, Economy, Society. Oxford: Oxford University Press; 1997. p. 46-58. . ;:. Google Scholar
  26. Coleman J. Social Capital in the Creation of Human Capital. Am J Sociol. 1988;94(Suppl). . ;:. Google Scholar
  27. Putnam R. Bowling Alone: America's Declining Social Capital. J Democracy. 1995;6(1):65-78. . ;:. Google Scholar
  28. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE. Multivariate Data Analysis. 7th ed. Upper Saddle River: Pearson Education; 2014. . ;:. Google Scholar
  29. Goh XR, Ishraq F, Alawdeen FMBN, Chua G, Yeo DEH, Rotgans JI, et al. Migrant Workers and Their Concerns During the Covid-19 Pandemic. SSRN Electron J. 2021. . ;:. Google Scholar
  30. Htay MNN, Marzo RR, Bahari R, AlRifai A, Kamberi F, El-Abasiri RA, et al. How Healthcare Workers are Coping with Mental Health Challenges During Covid-19 Pandemic? Clin Epidemiol Glob Health. 2021;11:100759. . ;:. Google Scholar
  31. Ogueji IA, Agberotimi SF, Adesanya BJ, Gidado TN. Mental Health and Coping Strategies During the Covid‐19 Pandemic: A Qualitative Study of Unemployed and Employed People in Nigeria. Anal Soc Issues Public Policy. 2021;21(1):941-59. . ;:. Google Scholar
  32. Unnikrishnan A, Figliozzi MA. A Study of the Impact of Covid-19 on Home Delivery Purchases and Expenditures. 2020. . ;:. Google Scholar
  33. Fang D, Thomsen MR, Nayga RM, Yang W. Food Insecurity During the Covid-19 Pandemic: Evidence from A Survey of Low-Income Americans. Food Secur. 2021;14(1):165-83. . ;:. Google Scholar
  34. ao L, Haq SU, Shahbaz P, Zhao L, Nadeem M, Aziz B. Changing Food Patterns During the Pandemic: Exploring the Role of Household Dynamics and Income Stabilization Strategies. Sustainability. 2022;15(1):123. . ;:. Google Scholar
  35. Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh. Về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 09/2021/NQ-HĐND; 2021a. . ;:. Google Scholar
  36. Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh. Về chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Đợt 3). 97/NQ-HDND; 2021b. . ;:. Google Scholar
  37. Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị số 15/CT-TTg: Về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. 15/CT-TTg; 2020a. . ;:. Google Scholar
  38. Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị số 16/CT-TTg: Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. 16/CT-TTg; 2020b. . ;:. Google Scholar
  39. Chính phủ. Nghị quyết số 116/NQ-CP: Về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp. NQ 116/NQ-CP; 2021. . ;:. Google Scholar
  40. Chính phủ. Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg: Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. QĐ 23/2021/QĐ-TTg; 2021. . ;:. Google Scholar
  41. General Statistics Office (GSO). Statistical Yearbook 2019. GSO Publishing; 2019. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 2547-2562
Published: Sep 30, 2024
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.977

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Pham, T., & Nguyễn, N. (2024). The coping strategies of diverse labor groups in Ho Chi Minh City in the context of the Covid-19 pandemic. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(3), 2547-2562. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.977

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 119 times
PDF   = 78 times
XML   = 0 times
Total   = 78 times