VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

118

Total

75

Share

The current status of the quality of preschool teachers in An Giang province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Preschool teachers are one of the important factors that determine the educational quality of a unit. Currently, according to the statistics from the education sector of An Giang province, the whole province has 197 public and private preschools, nurseries, and kindergartens with 4,637 managers, facility owners, along with teachers and staff. The professional qualifications of preschool teachers meet the standard of 99.0%, of which 72.6% are above the standard. The mainly used research methods are questionnaire surveys and in-depth interviews. The research results of 502 preschool teachers on the quality of preschool teachers at both public and private schools show that the majority of preschool teachers are quite young: 62.8% of them are under 35 years old; 29.5% are between the ages of 36 and 45; and 7.8% are over 45 years old. Especially, 93.8% of them affirm that they have good capacity and qualities, love their jobs, and are attached to their schools. Only 5.4% of them are still hesitant and 0.8% of them do not think that they have enough capacity, qualities, and love for their profession as well as stick their schools. However, now, preschool teachers have some limitations and inadequacies in the face of innovation and integration requirements. They still lack foreign language proficiency, testing and evaluation competencies, and information technology application skills. Along with the above shortcomings, a local shortage of teachers still exists in some localities in the province. In addition, the results of in-depth interviews with the 36 managers and 36 preschool teachers also showed that some preschool teachers need to be trained in some skills related to their profession. The article proposes the solutions: (1) ensuring a sufficient number of preschool teachers; (2) improving their professional qualifications and professional management methods; (3) organizing good training and self-training for teachers; (4) reforming the salary regime, enhancing care for their life, and improving working conditions; and (5) the education sector needs to have appropriate policies and incentive activities to motivate preschool teachers in their career.

GIỚI THIỆU

Trong bất kỳ giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt giáo dục là vị trí hàng đầu của quốc gia. Do vậy, việc xây dựng nền giáo dục chất lượng phù hợp với sự phát triển của thời đại là yếu tố then chốt trong đổi mới giáo dục của Việt Nam. Điều này thể hiện rõ trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng và các nghị quyết.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam, thông qua hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Đồng thời, giáo dục mầm non còn giúp trẻ phát triển về mọi mặt để trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 1 . Để đạt được mục tiêu của từng cấp học, bậc học, ngành giáo dục không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua các chương trình bồi dưỡng, chính sách dành cho giáo viên, bởi vì họ chính là người quyết định chất lượng giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã chỉ ra mục tiêu cần làm là củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ, từng bước thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập với sự phát triển của quốc tế. Ngành giáo dục An Giang tiếp tục củng cố và duy trì chất lượng giáo dục mầm non, hoàn thành và nâng cao chất lượng phổ cập cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Ngoài ra, thông tư số 51/2020/TT/BGDĐT cũng đã bổ sung, chỉnh sửa yêu cầu về cán bộ quản lý, giáo viên trong giáo dục mầm non là phải có trình độ được đào tạo đạt chuẩn trở lên; giáo viên được xếp loại đạt trở lên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; cán bộ quản lý được xếp loại đạt trở lên theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non 2 .

Ngành giáo dục tỉnh An Giang nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đã có những thay đổi tích cực về mặt số lượng và chất lượng. Việc thực hiện mục tiêu, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo trong các nhà trường mầm non được thực hiện khá tốt 3 . Hệ thống trường lớp, cả công lập và tư thục đều phát triển rộng khắp tỉnh, tỷ lệ bình quân giáo viên mầm non ngày càng được cải thiện và chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ngày càng được nâng cao, trong 90% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp thì đạt mức tốt là 62,6%; khá là 34,2%; đạt là 2,8%; chưa đạt là 0,4% 3 .

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại ở đó một số hạn chế như: tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ; mẫu giáo 3, 4 tuổi ra lớp và trẻ mẫu giáo học bán trú còn thấp. Còn 99 phòng học mượn, nhờ các trường tiểu học, trung học cơ sở, thiếu bếp ăn tổ chức hoạt động bán trú. Tỷ lệ giáo viên mầm non/ nhóm, lớp chưa đáp ứng được mức tối đa theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015) về việc quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Các điểm lẻ ghép trường tiểu học có diện tích chật hẹp, thiếu cây xanh, khó bố trí các góc chơi đáp ứng yêu cầu nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Các lớp ghép 2-3 độ tuổi, lớp có đa số trẻ dân tộc… khiến giáo viên gặp khá nhiều khó khăn trong tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu, khả năng cho trẻ theo lứa tuổi. Công tác xã hội hóa huy động nguồn lực tại các vùng nông thôn, miền núi còn gặp nhiều khó khăn 3 . Công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp cũng bộc lộ nhiều hạn chế 4 .

Thời gian qua, tỉnh An Giang cũng đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng giáo viên mầm non cũng như chất lượng giáo dục - chăm sóc trẻ. Cụ thể như kế hoạch 85/KH-UBND 2019 về đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân An Giang và các hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non theo từng năm học. Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ cấp học mầm non năm học 2022-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang đã chỉ ra những phương diện đã đạt được như “Hệ thống trường mầm non được quy hoạch hợp lý, đáp ứng cơ bản nhu cầu trẻ mẫu giáo ra lớp, thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ” 3 . Trước tình trạng trên, chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” tiếp tục được triển khai, trong đó ưu tiên cho việc trang bị các cơ sở vật chất cho các trường học, đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện một cách hiệu quả chương trình giáo dục mầm non.

Chính vì vậy, bài viết này đề cập đến thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh An Giang hiện nay, kết quả nghiên cứu là cơ sở để chúng tôi hiểu rõ hơn hiện trạng đội ngũ giáo viên mầm non của tỉnh, từ đó giúp cho người làm công tác giáo dục có cái nhìn khách quan và hoạch định các chương trình, chính sách nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh An Giang trong thời gian tới. Với mục đích trên, bài viết lần lượt trả lời các câu hỏi: (1) Số lượng và cơ cấu của giáo viên mầm non tỉnh An Giang hiện nay như thế nào?; (2) Phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non tỉnh An Giang đạt được như thế nào so với quy định chuẩn nghề nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một số khái niệm

Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập 5 .

Giáo viên được hiểu là “nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên” 1 . Đội ngũ giáo viên bao gồm những giáo viên được hợp thành một lực lượng lao động sư phạm, có chung lý tưởng đào tạo, mục đích, nhiệm vụ nhằm đào tạo ra sản phẩm lao động sư phạm đó là “nhân cách người được giáo dục”. Họ thực hiện một cách thống nhất các quy định liên quan đến hoạt động nghề nghiệp 1 .

Trong nghiên cứu này, đội ngũ giáo viên mầm non bao gồm những giáo viên được hợp thành một lực lượng lao động sư phạm trong các cơ sở giáo dục mầm non. Họ có chung lý tưởng và mục đích chính là giúp trẻ từ 3 tháng cho đến 5 tuổi phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mĩ, phát triển tâm lý và hình thành nhân cách cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, phong cách làm việc của giáo viên trong thực hiện công việc, nhiệm vụ 5 . Năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên 5 .

Chất lượng của giáo viên mầm non được đánh giá thông qua việc họ là những cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục như trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, và lớp mẫu giáo. Để đảm bảo chất lượng, họ cần phải có những phẩm chất và năng lực cần thiết. Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non được thể hiện ở nhiều yếu tố, trong đó có các tiêu chuẩn chính như năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm (lập kế hoạch dạy học, phương pháp dạy), ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ, năng lực phát triển nghề nghiệp và phẩm chất.

Một số yêu cầu về giáo viên mầm non

Một số yêu cầu về giáo viên mầm non

Một số yêu cầu về giáo viên mầm non

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Nghiên cứu sử dụng các phiếu hỏi để thu thập ý kiến thực tế từ 502 giáo viên mầm non ở 06 huyện/ thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang. Cỡ mẫu được lấy theo nguyên tắc không lặp lại và được tính theo bảng tính cỡ mẫu khi lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với độ tin cậy 99% và mức ý nghĩa 0,05 của Krejcie & Morgan 7 . Những người tham gia khảo sát được mời trả lời một bảng hỏi bán cấu trúc. Bảng hỏi này bao gồm hai phần chính: phần 1 là thông tin của người trả lời và phần 2 là nội dung nghiên cứu. Trong phần 2, các câu hỏi về chất lượng giáo viên được đưa vào bảng hỏi theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo 5 và được đo lường theo thang đo 5 mức độ: Không đồng ý, Ít đồng ý, Phân vân/trung bình, Đồng ý, Rất đồng ý. Sau khi xử lý thống kê, các nội dung về chất lượng giáo viên được quy ước đánh giá theo 4 mức độ sau: Không đồng ý, Ít đồng ý = Còn hạn chế; Phân vân/trung bình = Đạt, Đồng ý = Khá, Rất đồng ý = Tốt.

Dữ liệu định lượng từ các phiếu điều tra, khảo sát được làm sạch, loại bỏ phiếu không hợp lệ, nhập, thống kê và phân tích trên phần mềm SPSS 20. Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê mô tả (descriptive analysis of all data) theo tỷ lệ % được thực hiện để tìm hiểu những đánh giá về chất lượng giáo viên mầm non. Tất cả các phân tích và kiểm định được xác lập ở mức ý nghĩa p < 0.05.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn sâu 36 lãnh đạo/quản lý và 36 giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non để làm rõ vấn đề nghiên cứu, trong đó những người được phỏng vấn sâu không trùng lắp với những người đã tham gia khảo sát bằng bảng câu hỏi. Nội dung phỏng vấn là các thông tin liên quan đến đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non, bao gồm năng lực, phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, thái độ, khó khăn, thuận lợi, kết quả, kiến nghị. Dữ liệu định tính từ các cuộc phỏng vấn sâu được tổng hợp thành dạng văn bản theo nội dung từng chủ đề phân tích và mã hóa theo CBQLTT/ TC và GVMN TT/ TC. Các mã này được gắn liền với số thứ tự phỏng vấn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Số lượng và cơ cấu giáo viên mầm non tại tỉnh An Giang

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang năm 2023, trên địa bàn tỉnh An Giang có 197 trường mầm non, trong đó có 179 trường công lập và 18 trường tư thục. Ngoài ra, tỉnh còn có 157 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập 4 .

Theo số liệu thống kê tại Table 1 , tỉnh An Giang có tổng cộng 4.637 cán bộ quản lý, chủ cơ sở, giáo viên và nhân viên mầm non, trong đó có 460 cán bộ quản lý; 153 chủ cơ sở; 2.970 giáo viên và 1.054 người lao động. Hiện tại, tỷ lệ giáo viên mầm non trên một nhóm, lớp ở tỉnh An Giang là 2.962 giáo viên/1.886 nhóm và lớp, tương đương với 1,57 giáo viên/một nhóm và lớp (xếp theo chỉ tiêu lớp bán trú là 2.0 giáo viên; 2 buổi/ngày là 1,5 giáo viên và 1 buổi là 1,0 giáo viên/lớp), bình quân tỷ lệ giáo viên tăng 10-15% mỗi năm. Mặc dù đã quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, song tỉnh An Giang vẫn xảy ra tình trạng thừa - thiếu giáo viên mầm non cục bộ so với định mức ở các địa phương. Cụ thể là năm học 2022- 2023, toàn tỉnh An Giang thừa 26 giáo viên và thiếu đến 952 giáo viên 4 .

Table 1 Đội ngũ quản lý và giáo viên mầm non tỉnh An Giang năm 2022 4

Hầu hết giáo viên mầm non là nữ và có trình độ chuyên môn đạt chuẩn là 99,0%, trong đó trên chuẩn là 72,6%. Toàn tỉnh có 97,67% (2.893/2.962) giáo viên mầm non được đánh giá ở mức độ “Tốt” và “Khá tốt”; 5,98% (177/2.962) giáo viên được đánh giá ở mức “Đạt” và 0,51% (15/2.962) giáo viên bị đánh giá ở mức “Không đạt”. 100% giáo viên mầm non được hỗ trợ đầy đủ, kịp thời các chính sách theo quy định của pháp luật như lương, phụ cấp chức vụ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách ưu đãi đối với giáo viên làm việc ở những môi trường có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số 4 .

Số liệu trên cho thấy hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tại tỉnh An Giang đều đạt chuẩn và vượt chuẩn so với yêu cầu của đơn vị quản lý giáo dục mầm non. Tuy nhiên, tỉnh cũng ghi nhận một số hạn chế về đội ngũ giáo viên như tỷ lệ giáo viên mầm non trong mỗi tổ, lớp chưa đạt mức tối đa theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Đồng thời, nguồn tuyển dụng giáo viên mầm non chưa đảm bảo; nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhưng không có người nộp hồ sơ, trong khi đó nhiều trường khác lại có rất nhiều người đăng ký dự tuyển vì gần nhà hoặc có chế độ chính sách tốt (thừa - thiếu giáo viên cục bộ). Mặt khác, hầu hết giáo viên trong các cơ sở mầm non tư thục là giáo viên làm việc tạm thời, ký hợp đồng và chế độ tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Vì vậy tình hình giáo viên không ổn định, thay đổi thường xuyên, khiến chất lượng chăm sóc, giáo dục của cơ sở bị ảnh hưởng 4 .

Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Kết quả tự đánh giá của 502 giáo viên mầm non, bao gồm cả trường công lập, trường và cơ sở tư thục cho thấy đa số giáo viên mầm non có độ tuổi còn khá trẻ, từ 35 tuổi trở xuống, chiếm đến 62,8%; riêng ở độ tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ 29,5% và trên 45 tuổi là 7,8%. Hầu hết họ tự nhận định rằng bản thân có năng lực, phẩm chất tốt, yêu nghề gắn bó với nhà trường, chiếm tỷ lệ 93,8%; chỉ có 5,4% giáo viên còn phân vân và 0,8% giáo viên tự cho rằng họ chưa có đủ năng lực, phẩm chất, sự yêu nghề và khả năng gắn bó với nhà trường. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của cán bộ quản lý khi cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, tương tác tốt với học sinh và có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các nhà quản lý và chính giáo viên cũng cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non cần phải chủ động đầu tư về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ hơn nữa, cụ thể:

- Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu tốt nghiệp từ Đại học An Giang. Họ là những người trẻ, năng động yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, khơi gợi được sự tương tác của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh; thái độ của giáo viên thì dễ chịu, niềm nở, vui vẻ, nhưng cần bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng về giáo dục chăm sóc tâm lý và một số vấn đề đặc biệt như tự kỷ (CBQLTT 01).

- Giáo viên chưa tận dụng hết những kiến thức và kỹ năng vào thực tế ví dụ như phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm nên ban quản lý nhà trường thường phải theo sát để nhắc nhở kiểm tra (CBQLTT 02).

- Năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non còn hạn chế: năng khiếu múa hát, kể chuyện và đọc thơ (CBQLTT 03).

- Giáo viên trong trường có khả năng đáp ứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục vì đảm bảo được năng lực theo chuẩn của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó giáo viên chủ động tự học hỏi và ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non (GVMNTC 01).

- Tôi có khả năng đáp ứng tốt trước những yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo mầm non vì có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt nên thích nghi được với sự thay đổi. Đồng thời tôi cũng thường xuyên được nhà trường bồi dưỡng tập huấn và được tham gia các lớp bồi dưỡng của phòng giáo dục (GVMNTT 02).

[Nguồn: Nhóm tác giả]

Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Kết quả tự đánh giá của 502 giáo viên mầm non, bao gồm cả trường công lập, trường và cơ sở tư thục cho thấy đa số giáo viên mầm non có độ tuổi còn khá trẻ, từ 35 tuổi trở xuống, chiếm đến 62,8%; riêng ở độ tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ 29,5% và trên 45 tuổi là 7,8%. Hầu hết họ tự nhận định rằng bản thân có năng lực, phẩm chất tốt, yêu nghề gắn bó với nhà trường, chiếm tỷ lệ 93,8%; chỉ có 5,4% giáo viên còn phân vân và 0,8% giáo viên tự cho rằng họ chưa có đủ năng lực, phẩm chất, sự yêu nghề và khả năng gắn bó với nhà trường. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của cán bộ quản lý khi cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, tương tác tốt với học sinh và có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các nhà quản lý và chính giáo viên cũng cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non cần phải chủ động đầu tư về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ hơn nữa, cụ thể:

- Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu tốt nghiệp từ Đại học An Giang. Họ là những người trẻ, năng động yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, khơi gợi được sự tương tác của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh; thái độ của giáo viên thì dễ chịu, niềm nở, vui vẻ, nhưng cần bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng về giáo dục chăm sóc tâm lý và một số vấn đề đặc biệt như tự kỷ (CBQLTT 01).

- Giáo viên chưa tận dụng hết những kiến thức và kỹ năng vào thực tế ví dụ như phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm nên ban quản lý nhà trường thường phải theo sát để nhắc nhở kiểm tra (CBQLTT 02).

- Năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non còn hạn chế: năng khiếu múa hát, kể chuyện và đọc thơ (CBQLTT 03).

- Giáo viên trong trường có khả năng đáp ứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục vì đảm bảo được năng lực theo chuẩn của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó giáo viên chủ động tự học hỏi và ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non (GVMNTC 01).

- Tôi có khả năng đáp ứng tốt trước những yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo mầm non vì có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt nên thích nghi được với sự thay đổi. Đồng thời tôi cũng thường xuyên được nhà trường bồi dưỡng tập huấn và được tham gia các lớp bồi dưỡng của phòng giáo dục (GVMNTT 02).

[Nguồn: Nhóm tác giả]

Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Kết quả tự đánh giá của 502 giáo viên mầm non, bao gồm cả trường công lập, trường và cơ sở tư thục cho thấy đa số giáo viên mầm non có độ tuổi còn khá trẻ, từ 35 tuổi trở xuống, chiếm đến 62,8%; riêng ở độ tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ 29,5% và trên 45 tuổi là 7,8%. Hầu hết họ tự nhận định rằng bản thân có năng lực, phẩm chất tốt, yêu nghề gắn bó với nhà trường, chiếm tỷ lệ 93,8%; chỉ có 5,4% giáo viên còn phân vân và 0,8% giáo viên tự cho rằng họ chưa có đủ năng lực, phẩm chất, sự yêu nghề và khả năng gắn bó với nhà trường. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của cán bộ quản lý khi cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, tương tác tốt với học sinh và có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các nhà quản lý và chính giáo viên cũng cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non cần phải chủ động đầu tư về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ hơn nữa, cụ thể:

- Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu tốt nghiệp từ Đại học An Giang. Họ là những người trẻ, năng động yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, khơi gợi được sự tương tác của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh; thái độ của giáo viên thì dễ chịu, niềm nở, vui vẻ, nhưng cần bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng về giáo dục chăm sóc tâm lý và một số vấn đề đặc biệt như tự kỷ (CBQLTT 01).

- Giáo viên chưa tận dụng hết những kiến thức và kỹ năng vào thực tế ví dụ như phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm nên ban quản lý nhà trường thường phải theo sát để nhắc nhở kiểm tra (CBQLTT 02).

- Năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non còn hạn chế: năng khiếu múa hát, kể chuyện và đọc thơ (CBQLTT 03).

- Giáo viên trong trường có khả năng đáp ứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục vì đảm bảo được năng lực theo chuẩn của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó giáo viên chủ động tự học hỏi và ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non (GVMNTC 01).

- Tôi có khả năng đáp ứng tốt trước những yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo mầm non vì có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt nên thích nghi được với sự thay đổi. Đồng thời tôi cũng thường xuyên được nhà trường bồi dưỡng tập huấn và được tham gia các lớp bồi dưỡng của phòng giáo dục (GVMNTT 02).

[Nguồn: Nhóm tác giả]

Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Kết quả tự đánh giá của 502 giáo viên mầm non, bao gồm cả trường công lập, trường và cơ sở tư thục cho thấy đa số giáo viên mầm non có độ tuổi còn khá trẻ, từ 35 tuổi trở xuống, chiếm đến 62,8%; riêng ở độ tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ 29,5% và trên 45 tuổi là 7,8%. Hầu hết họ tự nhận định rằng bản thân có năng lực, phẩm chất tốt, yêu nghề gắn bó với nhà trường, chiếm tỷ lệ 93,8%; chỉ có 5,4% giáo viên còn phân vân và 0,8% giáo viên tự cho rằng họ chưa có đủ năng lực, phẩm chất, sự yêu nghề và khả năng gắn bó với nhà trường. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của cán bộ quản lý khi cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, tương tác tốt với học sinh và có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các nhà quản lý và chính giáo viên cũng cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non cần phải chủ động đầu tư về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ hơn nữa, cụ thể:

- Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu tốt nghiệp từ Đại học An Giang. Họ là những người trẻ, năng động yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, khơi gợi được sự tương tác của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh; thái độ của giáo viên thì dễ chịu, niềm nở, vui vẻ, nhưng cần bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng về giáo dục chăm sóc tâm lý và một số vấn đề đặc biệt như tự kỷ (CBQLTT 01).

- Giáo viên chưa tận dụng hết những kiến thức và kỹ năng vào thực tế ví dụ như phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm nên ban quản lý nhà trường thường phải theo sát để nhắc nhở kiểm tra (CBQLTT 02).

- Năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non còn hạn chế: năng khiếu múa hát, kể chuyện và đọc thơ (CBQLTT 03).

- Giáo viên trong trường có khả năng đáp ứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục vì đảm bảo được năng lực theo chuẩn của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó giáo viên chủ động tự học hỏi và ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non (GVMNTC 01).

- Tôi có khả năng đáp ứng tốt trước những yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo mầm non vì có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt nên thích nghi được với sự thay đổi. Đồng thời tôi cũng thường xuyên được nhà trường bồi dưỡng tập huấn và được tham gia các lớp bồi dưỡng của phòng giáo dục (GVMNTT 02).

[Nguồn: Nhóm tác giả]

Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Kết quả tự đánh giá của 502 giáo viên mầm non, bao gồm cả trường công lập, trường và cơ sở tư thục cho thấy đa số giáo viên mầm non có độ tuổi còn khá trẻ, từ 35 tuổi trở xuống, chiếm đến 62,8%; riêng ở độ tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ 29,5% và trên 45 tuổi là 7,8%. Hầu hết họ tự nhận định rằng bản thân có năng lực, phẩm chất tốt, yêu nghề gắn bó với nhà trường, chiếm tỷ lệ 93,8%; chỉ có 5,4% giáo viên còn phân vân và 0,8% giáo viên tự cho rằng họ chưa có đủ năng lực, phẩm chất, sự yêu nghề và khả năng gắn bó với nhà trường. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của cán bộ quản lý khi cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, tương tác tốt với học sinh và có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các nhà quản lý và chính giáo viên cũng cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non cần phải chủ động đầu tư về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ hơn nữa, cụ thể:

- Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu tốt nghiệp từ Đại học An Giang. Họ là những người trẻ, năng động yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, khơi gợi được sự tương tác của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh; thái độ của giáo viên thì dễ chịu, niềm nở, vui vẻ, nhưng cần bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng về giáo dục chăm sóc tâm lý và một số vấn đề đặc biệt như tự kỷ (CBQLTT 01).

- Giáo viên chưa tận dụng hết những kiến thức và kỹ năng vào thực tế ví dụ như phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm nên ban quản lý nhà trường thường phải theo sát để nhắc nhở kiểm tra (CBQLTT 02).

- Năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non còn hạn chế: năng khiếu múa hát, kể chuyện và đọc thơ (CBQLTT 03).

- Giáo viên trong trường có khả năng đáp ứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục vì đảm bảo được năng lực theo chuẩn của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó giáo viên chủ động tự học hỏi và ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non (GVMNTC 01).

- Tôi có khả năng đáp ứng tốt trước những yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo mầm non vì có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt nên thích nghi được với sự thay đổi. Đồng thời tôi cũng thường xuyên được nhà trường bồi dưỡng tập huấn và được tham gia các lớp bồi dưỡng của phòng giáo dục (GVMNTT 02).

[Nguồn: Nhóm tác giả]

Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Kết quả tự đánh giá của 502 giáo viên mầm non, bao gồm cả trường công lập, trường và cơ sở tư thục cho thấy đa số giáo viên mầm non có độ tuổi còn khá trẻ, từ 35 tuổi trở xuống, chiếm đến 62,8%; riêng ở độ tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ 29,5% và trên 45 tuổi là 7,8%. Hầu hết họ tự nhận định rằng bản thân có năng lực, phẩm chất tốt, yêu nghề gắn bó với nhà trường, chiếm tỷ lệ 93,8%; chỉ có 5,4% giáo viên còn phân vân và 0,8% giáo viên tự cho rằng họ chưa có đủ năng lực, phẩm chất, sự yêu nghề và khả năng gắn bó với nhà trường. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của cán bộ quản lý khi cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, tương tác tốt với học sinh và có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các nhà quản lý và chính giáo viên cũng cho rằng đội ngũ giáo viên mầm non cần phải chủ động đầu tư về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ hơn nữa, cụ thể:

- Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu tốt nghiệp từ Đại học An Giang. Họ là những người trẻ, năng động yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Năng lực chuyên môn khá tốt, kiến thức vững, khơi gợi được sự tương tác của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh; thái độ của giáo viên thì dễ chịu, niềm nở, vui vẻ, nhưng cần bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng về giáo dục chăm sóc tâm lý và một số vấn đề đặc biệt như tự kỷ (CBQLTT 01).

- Giáo viên chưa tận dụng hết những kiến thức và kỹ năng vào thực tế ví dụ như phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm nên ban quản lý nhà trường thường phải theo sát để nhắc nhở kiểm tra (CBQLTT 02).

- Năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non còn hạn chế: năng khiếu múa hát, kể chuyện và đọc thơ (CBQLTT 03).

- Giáo viên trong trường có khả năng đáp ứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục vì đảm bảo được năng lực theo chuẩn của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó giáo viên chủ động tự học hỏi và ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non (GVMNTC 01).

- Tôi có khả năng đáp ứng tốt trước những yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo mầm non vì có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt nên thích nghi được với sự thay đổi. Đồng thời tôi cũng thường xuyên được nhà trường bồi dưỡng tập huấn và được tham gia các lớp bồi dưỡng của phòng giáo dục (GVMNTT 02).

[Nguồn: Nhóm tác giả]

THẢO LUẬN

Về cơ bản, đội ngũ giáo viên mầm non tại tỉnh An Giang đã đảm bảo về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Hầu hết giáo viên mầm non có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có năng lực chuyên môn; năng lực nghiệp vụ sư phạm; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngoại ngữ. Kết quả này là tương đồng với kết quả đánh giá giáo viên của ngành giáo dục tỉnh An Giang khi cho rằng 90% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp, số lượng ở mức tốt là 62,6%; khá là 34,2%; đạt là 2,8%; và chưa đạt chỉ chiếm 0,4% 3 .

Mặc dù, hầu hết giáo viên mầm non tỉnh An Giang đã đạt chuẩn và đa số được đánh giá chất lượng ở mức khá và tốt nhưng một số giáo viên còn hạn chế về kiến thức giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hòa nhập trẻ tàn tật, khuyết tật và kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non cũng như kiến thức, kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt là tỷ lệ giáo viên mầm non trong mỗi tổ, lớp chưa đạt mức tối đa theo quy định; đội ngũ giáo viên mầm non cho đến nay còn thiếu nhiều về số lượng. Điều này đã khiến nhiều giáo viên mầm non phải làm việc trong nhiều giờ, có ít thời gian để tham gia học tập, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, họ còn gặp áp lực trong công việc, quá tải, kiệt sức và không thể tập trung vào từng trẻ, dẫn đến chất lượng giảng dạy bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành giáo dục tỉnh An Giang cần tiếp tục quan tâm đảm bảo số lượng giáo viên mần non/ nhóm, lớp và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên mầm non để tăng chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Điều này cũng phần nào được nhấn mạnh trong báo cáo của ngành giáo dục tỉnh An Giang 3 . Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng khá tương đồng với phát hiện của các nhà nghiên cứu trước đó. Cụ thể là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng 8 đã cho thấy: “Việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo trong nhà trường được đánh giá thực hiện khá tốt ở các thứ bậc khác nhau”. Đồng thời, nghiên cứu của Trần Thị Lan Hương 9 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cũng đã chỉ ra: “Chất lượng giáo dục mầm non đã có sự phát triển theo chiều sâu về chất lượng. Đội ngũ giáo viên mầm non được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non vẫn còn nhiều bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên… ”, từ đó tác giả đề xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tại tỉnh An Giang để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non trong thời gian tới. Cụ thể các giải pháp như sau: (1) Đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nếu không thể bố trí đủ giáo viên theo quy định thì cần giảm số học sinh trên lớp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình giảng dạy và chăm sóc trẻ em, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; (2) Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, nâng cao hoạt động mạng lưới kiểm tra và mạng lưới chuyên môn, cải tiến cách quản lý theo hướng trao quyền tự chủ cho giáo viên trong những quyết định chuyên môn cũng như tạo điều kiện cho giáo viên được quyền tham gia vào quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách của nhà trường; (3) Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, tạo điều kiện để giáo viên mầm non dành thời gian cho việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của mình; (4) Cải cách chế độ tiền lương của giáo viên cũng như cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên (phòng ốc, thiết bị, thông tin,…); đồng thời, (5) Ngành giáo dục cần xem xét tăng cường chăm lo đời sống của giáo viên, giảm giờ dạy, giảm áp lực công việc, có chế độ khuyến khích trong công việc cũng như để giáo viên được đưa ra ý kiến về các chính sách liên quan đến họ.

KẾT LUẬN

Giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng trong bậc học đầu tiên của trẻ em. Họ là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngoài việc truyền đạt kiến thức, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, giáo viên mầm non hiện nay còn cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp; có kỹ năng sư phạm, có trình độ tiếng Anh và tin học đủ để đáp ứng yêu cầu công việc theo chuẩn nghề nghiệp.

Trong thời gian qua, nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh An Giang đã không ngừng được nâng cao. Hầu hết đội ngũ giáo viên đều có năng lực dạy học, năng lực giáo dục, có tinh thần phát triển nghề nghiệp và phẩm chất ở mức khá, tốt. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập trước các yêu cầu đổi mới và hội nhập. Mặc dù tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cao, nhưng năng lực ứng dụng những phương pháp dạy học và giáo dục mới, năng lực thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá mới, năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn kém. Đồng thời, tỷ lệ giáo viên/lớp chỉ đáp ứng mức tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chưa đạt mức tối đa theo quy định; tay nghề và sự tâm huyết của một số giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; ở một số trường mầm non vẫn xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu giáo viên. Do đó, việc áp dụng đồng bộ các giải pháp đề xuất sẽ góp phần cải thiện những hạn chế, bất cập trong đội ngũ giáo viên mầm non cũng như góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tại tỉnh An Giang trong thời gian tới.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBQLTT/TC: Cán bộ quản lý trường tư/trường công

GVMNTT/TC: Giáo viên mầm non trường tư/trường công

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số B2023-16-04.

References

  1. Quốc Hội. Luật Giáo dục 2019. Số 43/2019/QH14. Hà Nội; 2019, tr.8. . ;:. Google Scholar
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo.Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình Giáo dục mầm non. 2019. . ;:. Google Scholar
  3. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ cấp học mầm non năm học 2022-2023. 2023, tr.5. . ;:. Google Scholar
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 13/4/2022 thực hiện Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn II 2021-2025, định hướng đến năm 2030" theo Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ". 2022. . ;:. Google Scholar
  5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. . ;:. Google Scholar
  6. Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nội Vụ. (2015). Thông tư liên tịch Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. . ;:. Google Scholar
  7. Morgan, K. Determining Sample Size For Research Activities Educational and Psychological Measurement. Vol. # 30. 1970. . ;:. Google Scholar
  8. Nguyễn Mạnh Hùng. Thực trạng đào tạo giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng sư phạm Trung Ương. Tạp chí Giáo dục 2018 (434 (Kì 2 - 7/2018)): tr.13-7. . ;:. Google Scholar
  9. Trần Thị Lan Hương. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Giáo chức Việt Nam; 2023. Số 195, tr.27-29, ISSN 1859-2902. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 2518-2528
Published: Sep 30, 2024
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.970

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, T., Lê, H., Trần, H., Huỳnh, T., & Châu, S. (2024). The current status of the quality of preschool teachers in An Giang province. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(3), 2518-2528. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.970

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 118 times
PDF   = 75 times
XML   = 0 times
Total   = 75 times