VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Commentaries

HTML

353

Total

133

Share

The compensation system for military officers and soldiers wounded or falling in battle during the reign of King Tự Đức (1847-1883)






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The reign of King Tự Đúc (1847-1883) coincided with one of the most tumultuous periods in the nation's history. Not only did King Tự Đức have to suppress internal rebellions, but he also had to orchestrate a resistance against French colonial invasion. In this context, the strength of the military was of paramount importance for the national stability and independence. The establishment and maintenance of a robust army, along with the promulgation and enforcement of post-war policies, including various welfare ones for military officers and soldiers wounded or falling in battle, directly impacted these military officers and soldiers’ material and spiritual lives. The compensation system for military officers and soldiers wounded and falling in battle during the reign of King Tự Đúc was implemented in the two distinct scenarios: before and during wartime. To boost the morale of the soldiers wounded or killed in battles, significant compensation adjustments were made, particularly after 1858, when the resistance against the French colonialists ignited. It was not just an expansion in the beneficiaries of the compensation, but also an increase in the amount provided compared to the previous period. In addition to the soldiers directly involved in combat, their family members (parents, spouses, and children) were also granted monetary support, especially military officers with great contributions in the resistance against the French.

MỞ ĐẦU

Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập sau thắng lợi quân sự trước Tây Sơn. Lần lượt các vua từ Gia Long (1802-1820), Minh Mệnh (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xây dựng và củng cố vương quyền. Tuy nhiên, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc trong xã hội là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ kéo dài, liên tục của nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở khắp các vùng trong cả nước chống lại triều đình. Năm 1847, vua Tự Đức lên ngôi. Sau một thập kỷ cầm quyền, năm 1858, Đại Nam bị thực dân Pháp xâm lược. Bối cảnh lịch sử nêu trên cho thấy vai trò của quân đội triều Nguyễn trong việc thiết lập vương triều, ổn định nội trị và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nhận thấy tầm quan trọng đó, các vua triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách đối với võ quan và binh lính trong đó có trợ cấp cho binh lính trận thương, trận vong.

Khác với các vua đầu triều, nhiệm vụ của quân đội dưới triều vua Tự Đức không chỉ dẹp yên các cuộc nổi dậy mà còn phải kháng chiến chống ngoại xâm. Trong bối cảnh đó, chế độ trợ cấp của triều đình vua Tự Đức đối với võ quan và binh lính trận thương, trận vong như thế nào, có những thay đổi gì so với các vua triều trước? Bài viết hướng tới làm rõ chế độ trợ cấp của triều đình vua Tự Đức đối với võ quan và binh lính trận thương, trận vong; những ưu cấp của triều đình cho các đối tượng này so với các triều vua trước cũng như sự khác nhau của chế độ trợ cấp trong hai giai đoạn trước và sau năm 1858; từ đó cung cấp một cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá về quân đội triều Nguyễn nói chung, chính sách của triều Nguyễn trong xây dựng quân đội nói riêng, nhất là trong bối cảnh Đại Nam bị thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

NỘI DUNG CHÍNH

Bối cảnh lịch sử, nhiệm vụ và tổ chức quân đội của triều Nguyễn dưới triều vua Tự Đức (1847-1883)

Kế tục vua Thiệu Trị, năm 1847, vua Tự Đức lên ngôi. Trong 37 năm cầm quyền (1847-1883), vua Tự Đức phải chống đỡ với những khó khăn cực kì to lớn, đáng kể nhất là những cuộc nổi dậy chống đối triều đình của các lực lượng trong nước và cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp.

Trước và trong khi Pháp xâm lược, các cuộc nổi dậy chống triều đình vẫn liên tiếp nổ ra. Theo ghi chép của sử triều Nguyễn, từ năm 1847 đến 1862, có 40 cuộc nổi dậy. Bên cạnh việc đối diện với các cuộc khởi nghĩa của nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi như các triều vua trước, ở giai đoạn này triều Nguyễn còn phải dẹp yên các khởi nghĩa của binh lính. Trong số đó phải kể tới cuộc khởi nghĩa Lê Duy Phụng, sự cướp phá của tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở miền thượng du mà tiêu biểu là khởi nghĩa Tam Đường ở Thái Nguyên, khởi nghĩa Ngô Côn ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Triều đình vua Tự Đức phải huy động một lực lượng quân lớn đánh dẹp để giữ vững nội trị.

Từ tháng 9 năm 1858, triều Nguyễn phải tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sau khi đánh Đà Nẵng, Pháp lần lượt mở rộng đánh chiếm các địa điểm quan trọng trên lãnh thổ nước Đại Nam: Gia Định, các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ và sau đó là kinh đô Huế. Đây là một thế lực ngoại xâm chưa từng có trong tiền lệ, với phương tiện chiến tranh hiện đại, cách đánh khác biệt. Để chống đỡ lại hỏa lực, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Pháp, triều Nguyễn đã điều động một lực lượng quan binh lớn tham gia chiến trận.

Hệ quả để lại là thương vong cho võ quan và binh lính tham trận. Do vậy, việc ban hành và thực thi chế độ trợ cấp cho võ quan và binh lính trận thương, trận vong là vấn đề thiết thực hậu chiến của triều đình vua Tự Đức, không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có giá trị tinh thần đối với những người trực tiếp tham chiến và cả thân nhân của họ.

Về tổ chức, quân đội dưới triều vua Tự Đức cơ bản vẫn duy trì hệ thống võ quan, phiên chế và ngạch binh đã thiết lập dưới các triều vua trước, đặc biệt là triều vua Minh Mệnh.

Tổ chức quân đội trung ương bao gồm 5 cấp theo thứ tự: Doanh, Vệ, Đội, Thập, Ngũ. Chỉ huy các đơn vị quân Trung ương gồm các võ quan hàm từ Chánh nhị phẩm đến Tòng ngũ phẩm, riêng 2 cấp Thập và Ngũ chỉ huy các đơn vị quân này chưa được xếp vào ngạch võ quan. Cụ thể như Table 1 .

Table 1 Tổ chức một Doanh và phẩm hàm của võ quan trong quân đội triều Nguyễn (Nguồn [ 1 , tr. 18, 23-24])

Quân đội các địa phương được tổ chức thành 5 cấp tương đương với quân ở kinh thành gồm: Liên cơ, Cơ, Đội, Thập, Ngũ. Trong đó Liên cơ chỉ có ở những tỉnh lớn. Cấp Vệ tương đương với cấp Cơ ở kinh thành được tổ chức ở các tỉnh vừa và nhỏ. Võ quan chỉ huy các địa phương gồm: Đề đốc (đứng đầu một Liên cơ), Lãnh binh (đứng đầu một Cơ/ Vệ), Cai đội (đứng đầu một Đội), Suất thập (đứng đầu một Thập), Ngũ trưởng (đứng đầu một Ngũ).

Phẩm trật của võ quan ở trung ương và địa phương có sự chênh lệch trong cùng một hàm (chức vụ). Theo đó, cấp Doanh ở kinh đô, võ quan chỉ huy phẩm trật là Chánh nhị phẩm, trong khi đó cấp tương đương là Liên cơ ở địa phương thấp hơn 2 bậc là Chánh tam phẩm, ở cấp thứ 2 (Vệ/ Cơ) và cấp thứ 3 (Đội) võ quan chỉ huy ở địa phương kém ở trung ương 1 bậc. Điều đó cho thấy triều đình coi trọng vai trò của võ quan cũng như lực lượng quân của nhà nước ở kinh thành. Đây chính là lực lượng tin cậy nhất của nhà vua trong việc xây dựng, củng cố và phát triển vương triều.

Về số lượng quân lính, quân đội dưới triều Tự Đức cũng bao gồm vệ binh (quân thường trực đóng ở kinh thành) và cơ binh (quân đóng giữ ở các phủ huyện). Ngoài ra, dưới thời Tự Đức còn đặt thêm ngạch Hương dũng, Dân dũng và các Thổ dũng ở các xã huyện miền núi [ 2 , tr. 471]. Theo thống kê từ Đại Nam nhất thống chí 3 , dân số cả nước ta đầu thời Tự Đức có 878.077 dân đinh. Dựa vào phép tuyển lính giữa các vùng, số quân lính thường trực lúc đó là 177.588 người . Số binh lính thời gian cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo Đại Nam thực lục , năm 1881, lực lượng biền binh các hạng do triều đình quản lí là hơn 16.600 người [ 4 ; tr.454]. Còn theo tướng Pháp de Courcy, năm 1885 (sau khi thất bại trong cuộc chiến chống Pháp 1 năm), quân đội chính quy của triều Nguyễn có khoảng 70.000 người, trong đó 12.000 là lính tuyển mộ từ vùng quanh kinh thành Huế [ 5 ; tr. 133]. Các số liệu trên cho thấy tổng số quân lính dưới triều Tự Đức giảm đôi chút so với các triều vua trước 6 , 7 song vẫn là con số đáng kể so với dân đinh lúc đó (chiếm khoảng 20%). Đây là lực lượng quan trọng quyết định đến kết quả của mỗi trận chiến, đặc biệt trong bối cảnh kháng chiến chống ngoại xâm.

Chế độ trợ cấp đối với võ quan và binh lính trận thương

Đối với võ quan, trước năm 1858, chế độ trợ cấp của triều đình vua Tự Đức đối với võ quan trận thương duy trì định chế đã được ban hành dưới thời vua Minh Mệnh. Ngoài việc được chăm sóc bởi các sinh y trong các sở Dưỡng tế được đặt trong kinh thành và các địa phương, họ còn được triều đình trợ cấp thêm tiền bạc.

Võ quan bị thương khi làm nhiệm vụ được triều đình trợ cấp tiền với định mức khác nhau dựa trên chức vụ trong quân ngũ, trong đó quy định: Vệ uý được cấp 70 quan; Phó vệ uý, Quản cơ 50 quan; Phó quản cơ, Cai cơ 30 quan; Suất đội 20 quan; Suất thập 10 quan [ 8 ; tr. 573] .

Võ quan phẩm hàm thấp bị trận thương khi đi đánh trận ở Nam Kỳ trợ cấp dựa theo chức vụ và mức độ nặng nhẹ của thương tật, cao nhất là 10 quan thấp nhất là 3 quan. Cụ thể: Suất đội, bị thương nhẹ được trợ cấp tiền 5 quan, bị thương nặng 10 quan. Đội trưởng, bị thương nhẹ trợ cấp tiền 3 quan, bị thương nặng 6 quan [ 9 ; tr. 642-643].

Ngoài ra, triều đình còn thực hiện ban cấp cho võ quan thuộc các cơ hương dũng (quân đội ở địa phương) tham gia chiến trận bị thương với định mức trợ cấp thấp hơn võ quan ở kinh đô 1 bậc. Trong đó, Ngoại ủy Chánh phó Suất cơ ở địa phương bằng định mức với Suất đội ở kinh thành (bị thương nhẹ được trợ cấp 5 quan tiền, bị thương nặng 10 quan tiền); Ngoại ủy Chánh phó Suất đội ở địa phương được triều đình trợ cấp bằng với mức của Đội trưởng ở kinh thành (bị thương nhẹ được trợ cấp 3 quan tiền, bị thương nặng thì 6 quan tiền) [ 1 ; tr. 576].

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, chế độ trợ cấp cho võ quan trận thương của vua Tự Đức dựa trên mức độ của thương tật, trong đó đặc biệt ưu cấp đối với võ quan trận thương khi tham gia đánh Pháp. Đối tượng được nhận trợ cấp bao gồm cả người bị thương và người dưỡng thương.

Đối với võ quan trận thương, năm Tự Ðức thứ 12 (1859), triều đình quy định quan viên bị trọng thương được cấp 10 quan tiền, quan viên bị thương nhẹ cấp 6 quan.

Đối với võ quan trận thương khi đánh Pháp, năm Tự Ðức thứ 19 (1866), triều Nguyễn ban cấp cho võ quan dựa trên chức quan và mức độ của thương tật như giai đoạn trước, tuy nhiên định mức trợ cấp cao hơn.

Trường hợp bị thương nặng: “Chánh, Phó đề đốc được cấp 20 quan tiền; Chánh, Phó lãnh binh được 18 quan; Ðốc binh được 16 quan; Suất đội được 12 quan; Ðội trưởng được 10 quan”.

Trường hợp bị thương nhẹ: “Chánh, Phó đề đốc được cấp 18 quan; Chánh, Phó lãnh binh được cấp 16 quan; Ðốc binh được 14 quan; Suất đội được 10 quan và Ðội trưởng được 8 quan” [ 10 ; tr. 82].

Trong thời gian điều trị, võ quan còn được triều đình trợ cấp tiền để dưỡng thương. Chế độ này được thực thi từ năm Tự Đức thứ 24 (1871) đối với 2 trường hợp: dưỡng thương tại nơi làm nhiệm vụ và dưỡng thương ở quê nhà.

Với trường hợp ở lại quân ngũ để điều dưỡng, triều đình ban cấp tiền tùy theo mức độ nặng nhẹ và chức vụ của võ quan. Cụ thể, người bị thương nặng: Chánh, Phó lãnh binh được cấp tiền 20 quan, Đốc binh được cấp 15 quan; Quản cơ 10 quan; Suất đội 8 quan; người bị thương nhẹ: Chánh, Phó lãnh binh được cấp 15 quan; Đốc binh 10 quan; Quản cơ 6 quan; Suất đội 5 quan.

Trường hợp về quê điều dưỡng, triều đình dựa trên phẩm trật và mức độ của thương tật để ban cấp. Định mức cụ thể như sau: “Người nào bị thương nặng thành tật trở về: Chánh Tòng tam phẩm, cấp 50 quan; Chánh Tòng tứ phẩm cấp 40 quan; người nào bị thương nhẹ trở về: Chánh Tòng tam phẩm 40 quan; Chánh Tòng tứ phẩm 35 quan; Chánh Tòng ngũ phẩm 25 quan; Chánh Tòng lục phẩm 20 quan; Chánh Tòng thất phẩm 15 quan” [ 11 ; tr. 1290].

Tuy vậy, trong một số trường hợp, võ quan bị thương nhận được số tiền trợ cấp cao hơn định mức triều đình ban hành: ví dụ, tháng 3 năm Tự Đức thứ 34 (1881), triều đình cấp cho Phó đề đốc quân thứ Hưng Hoá là Hoàng Tuyên bị thương khi dẹp giặc 100 quan tiền (định mức là 20 quan).

Đối với b inh lính, chế độ trợ cấp trận thương của triều đình vua Tự Đức trước năm 1866 dựa trên định lệ ban cấp dưới triều Minh Mệnh. Binh lính kinh thành bị trận thương, nhà nước ban cấp với 3 trường hợp: đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy của nông dân , đi dẹp các cuộc khởi nghĩa ở của đồng bào dân tộc thiểu số và đánh dẹp ở Nam kỳ. Định mức trợ cấp là 5 quan. Riêng những người lính đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy của nông dân, nhà nước quy định: lính 5 quan.

Binh lính bị thương đi đánh giặc ở Nam Kỳ: bị thương nhẹ 2 quan, bị thương nặng 5 quan .

Ngoài ra, binh lính trong các cơ hương dũng khi tham gia chiến trận bị thương cũng nhận được chế độ trợ cấp của triều đình, dựa trên định mức của quân lính trong kinh, nhưng thấp hơn, bằng với thủ hạ (3 quan) [ 12 ; tr. 601].

Từ năm Tự Ðức thứ 19 (1866), binh lính trận thương được triều đình ban cấp tùy theo mức độ bị thương nặng hay nhẹ. Trong đó, nặng được trợ cấp 5 quan; nhẹ được 3 quan. Với định mức này, binh lính bị thương nặng vẫn được trợ cấp như giai đoạn trước nhưng bị thương nhẹ được trợ cấp tăng lên 1 quan.

Chế độ trợ cấp với võ quan và binh lính trận vong

goài chế độ trợ cấp đối với võ quan và binh lính trận vong trong khi làm nhiệm vụ, triều đình vua Tự Đức còn thực thi nhiều chính sách trợ cấp đối với thân nhân của họ. Đối tượng bao gồm: bố mẹ, vợ con.

Chế độ trợ cấp với võ quan và binh lính trận vong

goài chế độ trợ cấp đối với võ quan và binh lính trận vong trong khi làm nhiệm vụ, triều đình vua Tự Đức còn thực thi nhiều chính sách trợ cấp đối với thân nhân của họ. Đối tượng bao gồm: bố mẹ, vợ con.

Chế độ trợ cấp với võ quan và binh lính trận vong

goài chế độ trợ cấp đối với võ quan và binh lính trận vong trong khi làm nhiệm vụ, triều đình vua Tự Đức còn thực thi nhiều chính sách trợ cấp đối với thân nhân của họ. Đối tượng bao gồm: bố mẹ, vợ con.

Chế độ trợ cấp với võ quan và binh lính trận vong

goài chế độ trợ cấp đối với võ quan và binh lính trận vong trong khi làm nhiệm vụ, triều đình vua Tự Đức còn thực thi nhiều chính sách trợ cấp đối với thân nhân của họ. Đối tượng bao gồm: bố mẹ, vợ con.

KẾT LUẬN

Từ những chính sách trợ cấp đối với võ quan và binh lính trận thương, trận vong dưới triều Tự Đức như đã trình bày trên đây, xin rút ra một vài nhận xét như sau:

Một là : Chính sách trợ cấp đối với võ quan và binh lính trận thương, trận vong của triều Tự Đức có sự khác biệt giữa hai giai đoạn trước và sau kháng chiến chống Pháp. Trước năm 1858, chế độ trợ cấp cho võ quan và binh lính trận thương hầu như kế thừa những chế định đã được ban hành dưới các triều vua trước, đặc biệt là triều Minh Mệnh. Sau năm 1858, khi Pháp xâm lược, bên cạnh duy trì những chế độ trợ cấp trước đó, vua Tự Đức thi hành nhiều chế độ trợ cấp ưu hậu hơn nhằm động viên tinh thần võ quan và binh lính, nhất là đối với những võ quan và binh lính trực tiếp tham gia chiến trường chống Pháp.

Chế độ trợ cấp đối với võ quan và binh lính giai đoạn này ngày càng hoàn thiện, tăng lên về định mức và mở rộng về đối tượng. Mộ số chính sách được triều đình đặt thành định lệ, cụ thể hóa về đối tượng và định mức ban cấp cũng như vật phẩm kèm theo, trong đó tiêu chí dựa trên công trạng được đề cao có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với binh lính trực tiếp tham gia chiến trường. Trong đó, cấp tuất được coi là chế độ trợ cấp quan trọng nhất. Dưới triều Tự Đức, nhất là sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, định mức ban cấp được tăng lên đáng kể so với triều vua Gia Long và các vua kế tiếp. Đối tượng nhận được trợ cấp không chỉ có những binh sĩ trực tiếp tham gia chiến trường mà còn đối với cả thân nhân của họ, đặc biệt là những gia đình có mẹ già và con nhỏ.

Hai là: Chế độ trợ cấp của triều Nguyễn đối với binh sĩ tham gia trận mạc, những người có công với vương triều như bệnh binh, tử sĩ, cùng vợ góa, con côi của binh lính trận vong thực sự có ý nghĩa tích cực, phần nào đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho binh lính, từ đóxoa dịu nỗi đau, mất mát khi tham gia chiến trận, và thể hiện sự quan tâm của triều đình, đúng như lời Thượng dụ: “Các bậc đế vương dùng binh vốn là điều bất đắc dĩ, những người vâng mệnh triều đình ra sức chiến đấu ở chốn biên cương thật đáng thương” 21 . Theo Phan Huy Lê (2012) trong nghiên cứu Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn , tác giả dẫn lời của Piere Pasquier cho biết dưới triều Nguyễn, 1 phương bằng ½ hộc bằng 13 thăng, mà 1 thăng bằng 2,932 lít, và hộc bằng 76,226 lít. Tác giả cân 1 lít gạo mùa nặng 880gr, từ đó kết luận, 1 phương gạo bằng 38,113 lít gạo nặng khoảng 32,783 kg [ 22 ; tr. 61]. Đồng thời, theo Nguyễn Phan Quang và Đặng Huy Vận (1965), đương thời “một quan tiền cho ngang một phương gạo” [ 23 ; tr. 21]. Với định lượng này, cùng số tiền tuất được ban cấp theo định lệ, võ quan trận vong (nhất là võ quan phẩm hàm cao) nhận được số gạo (quy ra từ tiền) tương đối lớn, trong khi đó tiền tuất của binh lính (năm 1874) được cấp có thể mua được hơn 2,6 tạ gạo (8 quan x 32,783kg). Đối với võ quan và binh lính trận thương, võ quan được trợ cấp thấp nhất là 6 quan, tương đương 1,9 tạ gạo; trong khi binh lính thấp nhất là 2 quan, tương đương 65kg gạo. Con số này cho thấy về cơ bản đã giải quyết được lương thực trước mắt cho võ quan và binh lính trận thương, trận vong.

Ba là: Chế độ trợ cấp dành cho võ quan và binh lính trận thương, trận vong của vua Tự Đức thể hiện sự ưu cấp cho võ quan, đặc biệt là võ quan có phẩm hàm cao trong bộ máy quan lại. Những chính sách này có giá trị động viên tinh thần đối với người được ban cấp, đồng thời củng cố sự cầm quyền của nhà nước quân chủ.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề tài mã số T2023-08.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Nội dung bài viết là kết quả nghiên cứu của tác giả về một trong những chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn trong quân đội với đối tượng cụ thể là võ quan và lính bị thương và hi sinh trong chiến trận. Bài viết nhằm cung cấp cho người đọc một phương diện tìm hiểu, đánh giá cụ thể về quân đội triều Nguyễn nói chung, những chính sách dành cho quân đội nói riêng trong thời gian cầm quyền của vua Tự Đức, đặc biệt là trong bối cảnh nước Đại Nam đối mặt với sự xâm lược của thực dân Pháp.

References

  1. Nội các triều Nguyễn. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa; 2005. Tập V. . ;:. Google Scholar
  2. Phan Huy Lê. Lịch sử chế độ phong kiến. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 1960. Tập 3. . ;:. Google Scholar
  3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Hoàng Văn Lâu, dịch. Đại Nam nhất thống chí. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động; 2012. Tập 1, 2. . ;:. Google Scholar
  4. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2007. Tập VIII. . ;:. Google Scholar
  5. Hack K, Rettig T. Colonial Armies in Southeast Asia. New York: Routledge; 2006. . ;:. Google Scholar
  6. Nguyễn Quang Ngọc. Lịch sử Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2005. Tập 3. . ;:. Google Scholar
  7. Nguyễn Minh Tường. Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam từ năm 938 đến năm 1884. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội; 2015. . ;:. Google Scholar
  8. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2007. Tập II. . ;:. Google Scholar
  9. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2007. Tập III. . ;:. Google Scholar
  10. Nội các triều Nguyễn. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội; 2009. Tập VII. . ;:. Google Scholar
  11. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2004. Tập VII. . ;:. Google Scholar
  12. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2004. Tập IV. . ;:. Google Scholar
  13. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2007. Tập I. . ;:. Google Scholar
  14. Nội các triều Nguyễn. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa; 2005. Tập III. . ;:. Google Scholar
  15. Nội các triều Nguyễn. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục; 2005. Tập III. . ;:. Google Scholar
  16. Tờ 192, tập 111, Tự Đức. Châu bản triều Nguyễn. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. . ;:. Google Scholar
  17. Tờ 122, tập 246, Tự Đức. Châu bản triều Nguyễn. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. . ;:. Google Scholar
  18. Tờ 264, tập 216, Tự Đức. Châu bản triều Nguyễn. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. . ;:. Google Scholar
  19. Võ Hương An. Từ điển nhà Nguyễn. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM; 2020. . ;:. Google Scholar
  20. Tờ 34, tập 1, Tự Đức. Châu bản triều Nguyễn. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. . ;:. Google Scholar
  21. Tờ 111, tập 218, Tự Đức. Châu bản triều Nguyễn. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. . ;:. Google Scholar
  22. Phan Huy Lê. Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn. Nghiên cứu lịch sử. 1963;53. . ;:. Google Scholar
  23. Nguyễn Phan Quang, Đặng Huy Vận. Tìm hiểu chế độ lao dịch và binh dịch dưới triều vua Gia Long. Nghiên cứu lịch sử. 1965;80. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 2501-2510
Published: Sep 30, 2024
Section: Commentaries
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.954

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Vũ, N. (2024). The compensation system for military officers and soldiers wounded or falling in battle during the reign of King Tự Đức (1847-1883). VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(3), 2501-2510. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.954

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 353 times
PDF   = 133 times
XML   = 0 times
Total   = 133 times