VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology Development since 2017

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Article - Arts & Humanities

HTML

369

Total

253

Share

Polymotivated compound nouns in Russian language






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This article presents the results of the survey of polymotivation in word-formation of compound nouns in the modern Russian language. Polymotivation as well as homonymous, synonymous, and antonymous in the formation of compound nouns is a kind of formal-semantic relations between the components of compound nouns. A polymotivated word has different direct derivation relations with different words with the same root because of being the result of different motivations, i. e. different word-formation ways or methods. Therefore, they have different word-formation structures and corresponding different word-formation meanings. Polymotivated words take up about 2,5% of compound nouns in the modern Russian language. Most of them are two-motivated and only some are three-motivated. Polymotivated compound nouns are classified according to their motivations, i. e. their word-formation ways: there are 12 types of two-motivated words and 3 typed three-motivated words. Two-motivated compound nouns can be formed in the same word-formation way, which is pure compounding with different components, or in two different word-formation ways, mainly pure compounding and suffixation, or rarely pure compounding combined with suffixation and suffixation. Three-motivated compound nouns are formed in three different ways: pure compounding, compounding combined with suffixation and suffixation or pure compounding/compounding combined with suffixation and suffixation with different suffixes. The polymotivation of Russian compound nouns shows diversity and complication in the mutual relation between the form and meaning of the word-formation system in Russian language.

MỞ ĐẦU

Các từ phái sinh thường chỉ có một mối quan hệ (được) tạo nguyên do với từ sản sinh ra chúng và tương ứng – chỉ có một cấu trúc cấu tạo. Tuy nhiên, trong tiếng Nga, có không ít từ phái sinh có hai hay thậm chí ba kiểu tạo nguyên do và tương ứng có hai, ba cấu trúc cấu tạo. Những từ phái sinh này được gọi là từ đa nguyên do (polymotivated wods).

Vấn đề đa nguyên do (polymotivation) có nền tảng lý thuyết trong các công trình của các nhà ngôn ngữ Nga như G.O. Vinokur (1959), E.A. Zemskaya (1964), V.V. Vinogradov (1970), V.V. Lopatin (1977), I.S. Ulukhanov (1977), N.M. Shanski (1981), V.I. Nemchenko (1984), A.N. Tikhonov (1985)...

Thuật ngữ “đa nguyên do” được V.V. Lopatin (1977), I.S. Ulukhanov (1977) đưa ra nhằm chỉ khả năng của từ phái sinh có hơn một (hai hoặc ba) từ tạo nguyên do hay có quan hệ phái sinh với các từ sản sinh khác nhau 1 , 2 , 3 . Khái niệm “đa cấu trúc cấu tạo” gắn liền với khả năng của từ phái sinh có hai hay nhiều hơn cấu trúc cấu tạo từ 4 .

Cấu trúc và ngữ nghĩa của từ đa nguyên do gắn liền không thể tách rời nhau. Hiện tượng đa nguyên do phản ánh sự tác động tương hỗ và tính cạnh tranh của các kiểu loại cấu tạo từ khác nhau, cũng như phản ánh mối quan hệ hình thức – ngữ nghĩa giữa các từ cùng căn tố (cùng gốc từ) và tính đa nghĩa của từ phái sinh.

Việc nghiên cứu những hiện tượng này thúc đẩy tư duy biện chứng: hình thức và nội dung (ở đây là ngữ nghĩa cấu tạo từ) gắn liền không thể tách rời nhau, có quan hệ tương hỗ, bởi việc phân tích cấu tạo đa nguyên do cho phép phân chia từ phái sinh theo thành phần hình vị cấu tạo (tức cấu trúc cấu tạo từ) khác nhau, cũng như cho thấy vai trò khác nhau của các hình vị cấu tạo từ trong thành phần từ phái sinh. Phân tích hiện tượng đa nguyên do cũng giúp ta hiểu được ý nghĩa trong cách giải thích cấu trúc đôi hay ba của từ.

Hiện tượng đa nguyên do có thể gặp trong cả cấu tạo từ đơn và từ ghép. Bài viết này sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi cấu tạo từ ghép, lĩnh vực phức tạp hơn và cũng ít được chú ý hơn do với cấu tạo từ đơn.

NỘI DUNG CHÍNH

Trong lĩnh vực cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga, đa nguyên do và đa cấu trúc cấu tạo không quá hiếm gặp: theo số liệu thống kê, trong số khoảng 10000 danh từ ghép tiếng Nga trong “Từ điển cấu tạo từ tiếng Nga” của A.N. Tikhonov (1985), có 250 từ loại này và phần lớn là loại nhị nguyên do.

Danh từ ghép nhị nguyên do

Danh từ ghép nhị nguyên do có thể được chia thành hai nhóm: từ được cấu tạo theo các phương thức giống nhau và từ được cấu tạo theo các phương thức khác nhau.

Danh từ ghép nhị nguyên do được cấu tạo theo các phương thức giống nhau bao gồm 3 kiểu loại sau:

Kiểu loại 1

Từ = (a) D/Thrb + D = (b) T + D

путеобходчик = (a) путь + обходчик = (b) путевой + обходчик

Từ ghép nhị nguyên do kiểu loại 1 được cấu tạo theo cùng một phương thức ghép thuần nhưng có quan hệ phái sinh với hai cặp từ sản sinh khác nhau và do đó có hai cấu trúc cấu tạo khác nhau: cả hai cấu trúc chứa cùng một thành tố chính (trụ) là danh từ nhưng lại có thành tố phụ (thành tố đầu) khác nhau (thành tố phụ trong cấu trúc (a) là từ sản sinh của thành tố phụ trong cấu trúc (b). Thành tố đầu trong cấu trúc (a) là thân từ của danh từ hoặc thân từ ràng buộc, còn trong cấu trúc (b) là thân từ bị cắt ngắn của tính từ). Ví dụ: từ ghép путеобходчик có hai cấu trúc cấu tạo là: (1) пут-е-обходчик = путь + е + обходчик và (2) пут(евой) + e + обходчик, trong đó путь là từ sản sinh của пут(евой). Từ nhị nguyên kiểu loại 1 có hai nghĩa cấu tạo từ sau: (1) ‘sự vật được biểu thị bởi thành tố chính có quan hệ với sự vật biểu thị bởi thành tố phụ’ và (2) ‘sự vật được biểu thị bởi thành tố chính có dấu hiệu đặc trưng được biểu thị bởi thành tố phụ’. Ví dụ: từ путеобходчик có hai nghĩa cấu tạo là ‘обходчик пути’ và ‘путевой обходчик’.

Thuộc kiểu loại 1 có các danh từ ghép sau: трудодень, трудозарплаты, зерносклад, правонарушение, путеобходчик, лесополоса, нефтекокс, энергоснабжение, бензопила, микроинъектор, микроинъекция, кардиодиспансер (12 từ) .

Kiểu loại 2

Từ = (a) Tht1 + Tht2 + Tht3 = (b) Tht1+ Tht2 (=2+3)

кинофотоплёнка = (a) кино + фото + плeнка = (b) кино + фотоплёнка

Kiểu loại 2 gồm ba từ кинофотоплeнка, электрогазосварщик và гипcошлакобетон được cấu tạo theo phương thức ghép thuần với hai cơ sở sản sinh khác nhau và có các nghĩa cấu tạo khác nhau sau: (1) ‘sự vật có quan hệ đồng thời với hai sự vật khác do hai thành tố phụ biểu thị’ và (2) ‘sự vật do thành tố chính là một danh từ ghép biểu thị có quan hệ với sự vật do được thành tố phụ biểu thị’. Về cấu trúc cấu tạo, các từ này chứa ba căn từ và có ba thành tố tương ứng trong cấu trúc (a), nhưng chỉ có hai thành tố trong cấu trúc (b), trong đó thành tố chính trong cấu trúc (b) là danh từ ghép, do đó từ kiểu loại này xét theo cấu trúc (b) là từ siêu ghép.

Kiểu loại 3

Từ = (a) Tht1 + Tht 2 (=2+3) = (b) Tht1 (=1+2) + Tht2

макроспорофилл = (a) макро + спорофилл = (b) макроспора + - филл

Từ ghép nhị nguyên do kiểu loại 3 (3 từ) là các từ siêu ghép cũng được cấu tạo theo phương thức ghép thuần: макроспорофилл, микроспорофилл, агролесомелиорация . Các từ này chứa ba căn từ hay thân từ nhưng trong mỗi cấu trúc chỉ có hai thành tố; trong cấu trúc (a) thành tố chính là danh từ ghép, còn trong cấu trúc (b) thành tố phụ là thân từ của danh từ ghép và thành tố chính là có thể là thân từ ràng buộc. Từ ghép nhị nguyên do kiểu loại này có hai nghĩa cấu tạo là: (1) sự vật được biểu thị bằng danh từ ghép có quan hệ với sự vật do thành tố phụ biểu thị’ và (2) sự vật có quan hệ với một sự vật khác được biểu thị bởi thành tố phụ là thân từ của một danh từ ghép’. Ví dụ: từ макроспорофилл có nghĩa: ‘lá bào tử lớn’ (‘большой спорофилл’) và ‘lá có đại bào tử’ (‘лист, на котором развивается макроспора’).

Từ nhị nguyên do được cấu tạo theo các phương thức khác nhau

Nhóm từ nhị nguyên do này bao gồm 3 tiểu nhóm: 1) từ được cấu tạo bằng phương thức ghép thuần và ghép kết hợp gia tiếp tố; 2) từ được cấu tạo bằng phương thức ghép thuần và gia tiếp tố; 3) từ được cấu tạo bằng phương thức ghép kết hợp gia tiếp tố và gia tiếp tố.

Từ ghép nhị nguyên do được cấu tạo bằng phương thức ghép thuần và ghép kết hợp gia tiếp tố

Từ thuộc tiểu nhóm 1.2.1. là từ phái sinh theo phương thức khác nhau ở hai cấu trúc cấu tạo: ghép thuần ở cấu trúc (a) và ghép kết hợp gia tiếp tố ở cấu trúc (b).

Tiểu nhóm này bao gồm ba kiểu loại danh từ ghép nhị nguyên do sau:

Kiểu loại 4

Từ = (a) D + D = (b) D + [Đ + tt]

огнепоклонник = (a) огонь + поклонник = (b) огонь + [ поклониться + - ник ]

Từ kiểu loại 4 gồm 6 từ: идолопоклонник, огнепоклонник, солнцепоклонник, костоломка, самосброска, головокружение được cấu tạo theo hai phương thức ghép thuần và ghép kết hợp gia tiếp tố.

Các danh từ này chứa thành tố phụ giống nhau là thân từ của danh từ ở cả hai cấu trúc. Thành tố chính trong cấu trúc (a) là danh từ chứa tiếp tố được cấu tạo từ động từ, còn trong cấu trúc (b) là thân từ của động từ: огнепоклонник = (a) огонь + поклонник (ghép thuần) và (b) огонь + [поклониться + -ник] (ghép kết hợp gia tiếp tố).

Về nghĩa cấu tạo, kiểu loại từ này có hai nghĩa sau: (1) ‘người có mối quan hệ vói sự vật được biểu thị bởi thành tố phụ’ và (2) ‘người có nét đặc trưng là hành động hướng đến sự vật (đối tượng) được biểu thị bằng thành tố phụ. Ví dụ: từ огнепоклонник (người tôn thờ thần lửa) có hai cách giải thích nghĩa: ‘поклонник огню’ và ‘тот, кто поклоняется огню’.

Kiểu loại 5

Từ = (a) D/T + D = (b) D + [D + tt]

вышкомонтажник = (a) вышка + монтажник = (b) вышка + [ монтаж + - ник ]

Kiểu loại 5 gồm các từ có thành tố phụ như nhau (là thân từ của danh từ, tính từ hay đại từ) ở hai cấu trúc. Trong cấu trúc (a) thành tố chính là danh từ chỉ người hoặc máy móc và là từ phái sinh của danh từ có thân từ là thành tố phụ ở cấu trúc (b): вышкомонтажник (thợ lắp đặt tháp/giàn khoan) = (a) вышк(а)+ монтажник (ghép thuần) và (b) вышк(а)+ монтаж + -ник (ghép kết hợp gia tiếp tố). Từ kiểu loại này có hai nghĩa cấu tạo là: (1) ‘sự vật (đa số là người) có đặc trưng bởi mối quan hệ với sự vật hay tính chất do thành tố phụ biểu thị’ và (2) ‘sự vật (đa số là người) có mối quan hệ với sự vật do thành tố chính là thân từ biểu thị và được cụ thể hóa bởi thành tố phụ’. Ví dụ: вышкомонтажник có nghĩa: ‘монтажник вышек’ (thợ lắp đặt tháp/giàn khoan) và ‘лицо, имеющее отношение к монтажу вышек’ (tạm dịch: người có mối quan hệ với sự lắp đặt tháp/giàn khoan). Các từ ghép thuộc nhóm này: сталелитейщик, кормораздатчик, ракетопланeр, монеторазменник; меднолитейщик, чугунолитейщик, горнозаводчик, левоцентризм; односельчанин (9 từ).

Kiểu loại 6

Từ = (a) D/Thrb + D = (b) D + Đ + tt

паротеплоход = (a) пар + теплоход = (b) паротепло + [ ходить + tt rỗng ]

Từ nhị nguyên do kiểu loại 6 (5 từ) là các từ siêu ghép chứa ba căn từ nhưng chỉ có hai thân từ sản sinh trong cả hai cấu trúc. Trong cấu trúc (a) thành tố phụ là thân từ của danh từ hay yếu tố ràng buộc, thành tố chính là một danh từ ghép. Cấu trúc (b) có thành tố phụ là thân từ của một danh từ ghép và thành tố chính là thân từ của động từ. Tiếp tố cấu tạo từ trong cấu trúc (b) có thể là hình vị rỗng (tức không được biểu thị bằng chữ viết, âm thanh nhưng vẫn có nghĩa suy ra từ hệ thống). Từ thuộc nhóm này bao gồm гидротурбостроение, газотурбоход, паротеплоход, паротурбовоз, радиоволновод có nghĩa cấu tạo là (1) sự vật (đồ vật, hành động) được biểu thị bằng một danh từ ghép có mối quan hệ với những gì do thành tố phụ biểu thị’ và (2) ‘sự vật (đồ vật, hành động) có nét đặc trưng là hành động được biểu thị bằng thành tố chính (thân từ của động từ) và được cụ thể hóa bởi thành tố phụ’. Ví dụ: từ газотурбоход có hai nghĩa: ‘турбоход, движущийся при помощи газа’ (máy/tàu tuốc-bin chạy khí/ga’)và ‘судно, движущееся средством газотурбины’ (‘tàu chạy bằng tuốc-bin khí/ga’).

Từ nhị nguyên do được cấu tạo bằng phương thức ghép thuần và gia tiếp tố

Xét về phương thức cấu tạo, từ nhị nguyên do nhóm này vừa là từ ghép, vừa là từ đơn: землечерпалка = (a) земл(я) + черпалка (phương thức ghép thuần) và (b) землечерпальный + -к(а) (phương thức gia tiếp tố). Trong cấu trúc (b) từ sản sinh là một tính từ ghép.

Tiểu nhóm này bao gồm các kiểu loại sau:

Kiểu loại 7

Từ = (a) Th + D = (b) Tg + tt

землечерпалка = (a) земля + черпалка = (b) землечерпальный + -к(а)

Từ kiểu loại 7 (29 từ) có hai cách giải nghĩa sau: (1) sự vật (phần lớn là đồ vật: dụng cụ, máy móc) có mối quan hệ với một sự vật khác (thường là đối tượng chịu tác động của dụng cụ, máy móc) do thành tố phụ biểu thị’ và (2) ‘sự vật mang dấu hiệu chỉ mối quan hệ do tính từ siêu ghép biểu thị’: льнотеребилка (máy nhổ lanh) có các nghĩa: ‘теребилка для льна’ (máy dùng để nhổ/kéo lanh) và ‘льнотеребильное орудие’ (dụng cụ nhổ lanh).

Cấu trúc cấu tạo (a) của từ kiểu loại 7 chứa thành tố chính là một danh từ và thành tố phụ là thân từ của danh từ (đa số) hoặc thân từ ràng buộc. Cấu trúc (b) của loại từ này là thân từ của một tính từ ghép tận cùng bằng -ный/-ной (-н- có thể bị cắt ngắn) hoặc bằng -вый, -кий và tiếp tố tạo từ (chủ yếu là - к(а), -ик ):

  • từ tận cùng bằng -ка (12 từ) chứa thân từ của danh từ trong cấu trúc (a) và thân từ của tính từ tận cùng bằng -ный/-ной bị cắt ngắn trong cấu trúc (b): водочерпалка, землечерпалка, льнотеребилка, льночесалка, шерсточесалка, тестомесилка, шерстомойка, дровосушка, краскотёрка, льнотеребилка, льнотрепалка турбовоздуходувка;

  • từ tận cùng bằng -ик (9 từ) có cấu trúc (a) chứa thành tố chính là danh từ và thân từ của danh từ hoặc tính từ và cấu trúc (b) là thân từ của một tính từ ghép tận cùng bằng -ный và tiếp tố tạo từ -ик: авторемонтник, паровозоремонтник, шиноремонтник, карчеподъёмник, углеподъёмник, водоприёмник; автотранспортник, скороподъёмник, староцерковник

  • các từ khác (8 từ): полудикарь, полукочевник, полутемнота, полусырьё; автокрановщщик, одновалентность, поливалентность, триединство .

Kiểu loại 8

Từ = (a) Đại/D + D = (b) D + tt

самоуправление = (a) сам + управление = (b) самоуправляться + -ениj(э)

Từ nhị nguyên do kiểu loại 8 có: cấu trúc (a) chứa thành tố chính là danh từ chỉ hành động (được cấu tạo từ động từ) thành tố phụ là thân từ của đại từ сам hoặc thân từ của danh từ; cấu trúc (b) chứa thân từ của động từ ghép (phần lớn có hậu tố -ся ) và tiếp tố tạo từ - ениj( э )/ -ниj( э ) (chiếm đa số), -емость, -яци j(а), -ств(о): самовоспламенение, самозакаливание, самоизолирование, самообольщение, самоопыление, самоочищение, саморазоблачение, самоснабжение, самосовершенствование, самоуплотнение, самоуправление, самоусовершенствование, самоустранение, самоутешение, миропомазание, злоумышление; самовозгораемость, самоизоляция, трудоустройство (19 từ).

Nghĩa cấu tạo của từ kiểu loại 8 là: (1) ‘hành động có đặc trưng được biểu thị bằng thành tố phụ’, (2) ‘hành động có tên gọi từ động từ tạo nguyên do’. Ví dụ: từ самосовершенствование có hai cách giải nghĩa: (a) ‘совершенствование себя самим собой’ (sự hoàn thiện bản thân bằng chính mình) và ‘действие от глагола самосовершенствовать’ (hành động của động từ tự hoàn thiện).

Kiểu loại 9

Từ = (a) Th + D/Thrb = (b) D + tt

кинопрокатчик = (a) кино + прокатчик = (b) кинопрокат + -чик

Từ kiểu loại 9 ở cấu trúc (a) là từ ghép có thành tố phụ là thân từ của danh từ, tính từ, số từ hoặc thân từ ràng buộc và thành tố chính là danh từ. Ở cấu trúc (b) các từ kiểu loại này là một từ đơn có thân từ (có thể bị cắt ngắn) của danh từ ghép và tiếp tố tạo từ. Có 76 từ nhị nguyên thuộc kiểu loại này và có thể phân thành các tiểu kiểu loại sau:

  • từ tận cùng là -щик/-чик (25 từ) với thành tố chính là danh từ và thành tố phụ là thân từ của danh từ hoặc tính từ ở cấu trúc (a), thân từ rút ngắn của danh từ tận cùng là -ка hay thân từ không rút ngắn của các danh từ khác và tiếp tố -щик/-чик ở cấu trúc (b). Từ tiểu kiểu loại này lại có thể phân ra: (1) từ có thành tố phụ là thân từ không rút ngắn của danh từ ở cấu trúc (a): болторезчик, космолeтчик, радиопередатчик, кинопрокатчик, рельсопрокатчик; hoặc thân từ rút ngắn của danh từ ở cấu trúc (b): бензорезчик, газорезчик, корьерезчик, соломорезчик, стопорезчик, бетоно­укладчик, путеукладчик, бензозаправщик, корообдирщик, навалоотбойщик, газосварщик, льнотеребильщик, льнотрепальщик; (2) từ chứa thành tố phụ ở cấu trúc (a) là thân từ của tính từ và ở cấu trúc (b) là thân từ nguyên vẹn: телепередатчик, электропильщик; hoặc rút ngắn: автогонщик, велогонщик, автомотогонщик, электрорезчик, электросварщик;

  • từ tận cùng là -атор (8 từ) chứa thành tố phụ là thân từ của danh từ hoặc thân từ ràng buộc trong cấu trúc (a) và thân từ rút ngắn của danh từ ghép tận cùng bằng -ация trong cấu trúc (b): лесомелиоратор, агролесомелиоратор, лугомелиоратор, радиолокатор, эхолокатор, радионавигатор; гидролокатор, гидромелиоратор;

  • từ chứa tiếp tố -ист (6 từ) có thành tố phụ là thân từ của danh từ hoặc tính từ và thành tố chính là danh từ tận cùng là -ист trong cấu trúc (a) và thân từ nguyên vẹn hoặc rút ngắn của danh từ ghép với tiếp tố tạo từ -ист trong cấu trúc (b): тележурналист; кинодокументалист, киносценарист, автотурист; автораллист, телесценарист;

  • từ tận cùng là -ёр (6 từ) có thành tố phụ là thân từ của danh từ hoặc tính từ và thành tố chính là danh từ trong cấu trúc (a) và thân từ của danh từ ghép với tiếp tố tạo từ -ёр trong cấu trúc (b): кинорепортeр, телерепортeр, фоторепортeр, кинохроникeр, фотохроникeр, стратопланeр;

  • từ chứa tiếp tố -ств(о)/-еств(о) (5 từ) với thành tố phụ là thân từ của danh từ và thành tố chính là danh từ chứa tiếp tố -ств(о)/-еств(о) trong cấu trúc (a) và thân từ của danh từ ghép ở cấu trúc (b): женоненавистничество, человеконенавистничество, мужененавистничество, членовредительство, радиохулиганство;

  • từ chứa tiếp tố rỗng (5 từ) có thành tố phụ là thân từ của danh từ hoặc thân từ ràng buộc trong cấu trúc (a) và thân từ rút ngắn của danh từ ghép tận cùng bằng -ия hay yếu tố ràng buộc trong cấu trúc (b): масс-спектрограф, масс-спектрометр, патологоанатом; кататермометр; работоман;

  • từ chứa các tiếp tố khác như -ур(а), -ник, -ик, -ок... (27 từ) : киноаппаратура, радиоаппаратура, фотоаппаратура, электроаппаратура; водосборник, радиопри e мник, стекломозаичник, старорежимник; кинокритика, авиатехник, неоплатоник; полушажок, электрокот e лок, микрогородок; авиаспортсмен, радиоспортсмен; сурдопедагогика, тифлопедагогика; электроплитка, электролампочка; полупролетариат, гомотрансплантат; виноторговец, мотокосарь, кинопроектор, ура-патриотизм, цитрованинилин.

Từ nhị nguyên do kiểu loại 9 có hai nghĩa cấu tạo (hai cách giải nghĩa) sau: (1) ‘sự vật có quan hệ với một sự vật khác do thành tố phụ biểu thị hoặc có nét đặc trưng được biểu thị bằng thành tố phụ’ và (2) ‘người hay vật có quan hệ với một sự vật khác được biểu thị bằng thân từ của danh từ’. Ví dụ: từ кинопрокатчик có các cách giải nghĩa sau: (1) ‘прокатчик кино’ (người mướn phim) và (2) ‘лицо, имеющее отношение к кинопрокату’ (tạm dịch: người có quan hệ với sự mướn phim).

Từ nhị nguyên do được cấu tạo bằng phương thức ghép kết hợp gia tiếp tố và phương thức gia tiếp tố

Từ nhị nguyên do tiểu nhóm này có thể chia thành các kiểu loại sau:

Kiểu loại 10

Từ = (a) D/T + [Đ + tt] = (b) D + tt

рыболовство = (a) рыб(а) + [лов(ить) + -ств(о)] = (b) рыболов + ств(о)

Kiểu loại 10 gồm 15 từ: звероловство, китоловство, рыболовство, птицеловство, сахароварство, душегубство; душегубка, зерновозка, самоходка; волкобойник, дальневосточник; скорописчик, скорописец, воскобойня, косогорье. Các từ này có cấu trúc (a) chứa thành tố đầu là thân từ của danh từ, tính từ hay đại từ và thành tố chính là thân từ của động từ рыболовство = рыб(а) + [лов(ить) + -ств(о)]; và cấu trúc (b) chứa thân từ của danh từ ghép và tiếp tố tạo từ: рыболов + ств(о).

Nghĩa cấu tạo của từ kiểu loại 10: (1) ‘sự vật có nét đặc trưng là hành động do thành tố chính là thân từ của động từ biểu thị và được thành tố phụ cụ thể hóa’, (2) sự vật có mối quan hệ với một sự vật khác do danh từ ghép biểu thị hoặc có nét đặc trưng được biểu thị bằng danh từ ghép’. Ví dụ từ рыболовство (nghề đánh cá) được giải nghĩa là ‘то, что связано с действием от глагола ловить, направленным на рыбу ’ (tạm dịch: sự vật gắn với hành động của động từ đánh bắt tác động lên đối tượng ) và ‘то, что связано с рыболовом’ (sự vật gắn với người đánh bắt cá).

Kiểu loại 11

Từ = (a) D/Đại/T + [Đ + tt] = (b) T + tt

правдолюбец = (a) правд(а) + [люб(ить) + -ец] = (b) правдолюб(ивый) + -ец

Từ kiểu loại 11 (16 từ) có cấu trúc (a) chứa thành tố phụ là thân từ của danh từ (đa số), tính từ hay đại từ và thành tố chính là thân từ của động từ với tiếp tố -ец ; và cấu trúc (b) chứa thân từ rút ngắn của tính từ ghép tận cùng bằng -любивый hay -ный với tiếp tố -ец: корыстолюбец, миролюбец, народолюбец, правдолюбец, свободолюбец, славолюбец, сластолюбец, сребролюбец, страннолюбец, трудолюбец, человеколюбец, честолюбец, самолюбец, себялюбец, празднолюбец; самочинец.

Từ kiểu loại này có hai nghĩa cấu tạo là: (1) ‘sự vật (chủ yếu là người) có hành động đặc trưng do thành tố chính là thân từ của động từ biểu thị và được thành tố phụ cụ thể hóa’ và (2) ‘sự vật (chủ yếu là người) mang dấu hiệu loại quan hệ do thân từ của tính từ siêu ghép tạo nguyên do biểu thị’. Ví dụ: правдолюбец (người yêu chuộng sự thật/lẽ phải) có hai nghĩa cấu tạo là: (1) ‘лицо, характеризующееся действием от глагола любить, направленным на правду’ (tạm dịch: người có hành động đặc trưng của động từ yêu chuộng tác động lên đối tượng sự thật/lẽ phải và (2) ‘лицо – носитель признака правдолюбивый’ (tạm dịch: người như một chủ thể của dấu hiệu đặc trưng là yêu chuộng sự thật/lẽ phải).

Kiểu loại 12

Từ = (a) D/T/S + [D + tt] = (b) T + tt

пятитомник = (a) пять + [том + -ник] = (b) пятитомный + -ник

Từ kiểu loại 12 (50 từ) có cấu trúc (a) chứa thành tố phụ là thân từ của danh từ, tính từ hoặc số từ và thành tố chính là thân từ của danh từ với tiếp tố -ник (40 từ), -и j( э) (5 từ) hay các tiếp tố khác (5 từ): воднолыжник, железнодорожник, малолетник, мелколепестник, остроконечник, сильноточник, суховершинник, толстолистник, однотомник, четырехполюсник, двадцатиугольник, многолемешник... глубокомыслие, легкомыслие, праздномыслие, двоемыслие, полнолуние краснознаменец, дубоноска, пустозерница, коротковолновик, троеженство.

Nghĩa cấu tạo của loại từ này là: (1) sự vật có mối quan hệ với những gì được biểu thị bởi thành tố chính là thân từ của danh từ và được thành tố phụ cụ thể hóa’ và (2) ‘sự vật mang dấu hiệu chỉ quan hệ do tính từ siêu ghép tạo nguyên do biểu thị’. Ví dụ: từ пятитомник (bộ sách năm tập) có các cách giải nghĩa sau: (1) ‘сборник сочинений, состоящий из пяти томов’ (bộ sách bao gồm năm tập) và ‘ носитель признака пятитомный ’ (tạm dịch: sự vật (bộ sách) mang dấu hiệu (có đặc trưng) năm tập [sách] ).

Danh từ ghép tam nguyên do

Có thể chia từ tam nguyên do thành các kiểu loại sau:

Kiểu loại 13

Từ = (a) D + D = (b) D + tt = (c) T + tt

водоподъемник = (a) вод(а) + подъемник = (b) водоподъем + -ник = (c) водоподъемн(ый) + -ик

Kiểu loại này gồm ba từ водоподъ е мник, рыбоподъeмник, судоподъ емник gồm các từ được cấu tạo theo phương thức ghép thuần, gia tiếp tố với hai tiếp tố tạo từ khác nhau và có ba cấu trúc cấu tạo và ba cách giải nghĩa tương ứng. Ví dụ, từ судоподъемник (thiết bị nâng tàu) theo phương thức ghép thuần có cấu trúc: (a) судн(о) + подъемник (thân từ đầu rút ngắn), theo phương thức gia tiếp tố - ник: (b) судоподъ е м + -ник gia tiếp tố -ик: (c) судо подъемн(ый) + -ик với ba cách giải nghĩa tương ứng: (1) ‘подъемник судов’ (‘máy/thiết bị nâng tàu’), (2) ‘приспособление для судоподъема’ (thiết bị dùng để nâng tàu’) và (3) ‘судоподъемное орудие’ (‘[loại] công cụ, thiết bị nâng tàu’).

Kiểu loại 14

Từ = (a) T + [D + tt] = (b) Đ + tt = (c) T + tt

разномыслие = (a) разн(ый) + [мысль + -и(э)] = (b) разномыслить + -иj(э) = (c) разномысленн(ый) + -иj(э)

Kiểu loại này chỉ có một từ разномыслие được cấu tạo theo phương thức ghép gia tiếp tố: (a) разн(ый) + мысль + -иj(э), (b) và (c) gia tiếp tố với các thân từ sản sinh khác nhau разномыслить + -иj(э) разномысленн(ый) + -иj(э) và ba nghĩa cấu tạo tương ứng: (1) ‘понятие, связанное с субстанцией мысль , характеризуемой признаком разный ’ (‘khái niệm gắn với sự vật мысль có nét đặc trưng của tính từ разный ’), (2) ‘действие от глагола разномыслить ’ (‘hành động của động từ разномыслить ’) и (3) ‘носитель признака разномысленный ’ (sự vật [khái niệm] mang dấu hiệu разномысленный ’).

Kiểu loại 15 : gồm các từ được cấu tạo theo ba phương thức: ghép thuần, ghép kết hợp gia tiếp tố và gia tiếp tố

Từ = (a) D + D = (b) D + [D + tt] = (c) D + tt

сеносдатчик = (a) сен(о) + сдатчик = (b) сен(о) + [сдач(а) + -чик] = (c) сеносдач(а) + -чик

Kiểu loại 15 chỉ bao gồm ba từ сеносдатчик, хлебосдатчик, водоснабженец có ba cấu trúc cấu tạo và ba cách giải nghĩa tương ứng với ba phương thức tạo nguyên do: хлебосдатчик (người giao lúa mì) (a) хлеб + сдатчик (ghép thuần) với nghĩa (1) ‘сдатчик хлеба’ (‘người giao lúa mì’), (b) хлеб + сдач(а) + -чик (ghép kết hợp gia tiếp tố) với nghĩa (2) ‘лицо (учреждение), выполняющее сдачу хлеба’ (‘người/cơ sở thực hiện việc giao lúa mì’) và (c) хлеб осдач(а) + -чик (gia tiếp tố) với nghĩa (3) ‘лицо (учреждение), имеющее отношение к хлебосдаче’ (‘người/cơ sở có liên quan đến việc giao lúa mì’)

KẾT LUẬN

Tóm lại, hiện tượng đa nguyên do là một dạng quan hệ hình thức – ngữ nghĩa giữa các thành tố của danh từ ghép tiếng Nga bao gồm các kiểu loại từ nhị nguyên do và tam nguyên do, trong đó từ nhị nguyên do chiếm đại đa số. Từ ghép đa nguyên do được tạo nguyên do theo hai hay ba cách và tương ứng có hai hay ba cấu trúc và nghĩa cấu tạo từ. Từ ghép nhị nguyên do có thể được cấu tạo theo cùng một loại phương thức cấu tạo là ghép thuần (ba kiểu loại) với các thành tố khác nhau hoặc theo hai phương thức cấu tạo khác nhau (chín kiểu loại), chủ yếu là ghép thuần và gia tiếp tố (kiểu loại 7 và 9) hay ghép kết hợp gia tiếp tố và gia tiếp tố (kiểu loại 12). Từ tam nguyên do (ba kiểu loại: 13 – 15) rất hiếm gặp được cấu tạo theo các phương thức ghép thuần, ghép kết hợp gia tiếp tố và gia tiếp tố.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

D: danh từ

Dg: danh từ ghép

Đ: động từ

Đg: động từ ghép

Đại: đại từ

T: tính từ

Tg: Tính từ ghép

Th: thân từ

Thrb: thân từ ràng buộc

Tht: thành tố

tt: tiếp tố

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Thu thập ngữ liệu 250 từ đa nguyên do trong “Từ điển cấu tạo từ” của A.N. Tikhonov, phân loại chúng theo các phương thức tạo nguyên do và phương thức cấu tạo.

References

  1. Лопатин ВВ, Улуханов ИС. Словообразовательный тип и способы словообразования. Русский язык в национальной школе. Москва.- № 6. . 1969;:. Google Scholar
  2. Лопатин ВВ. Русская словообразовательная морфемика. Москва. . 1977;:. Google Scholar
  3. Улуханов ИС. Словообразовательная семантика в русском языке и принципы ее описания. Москва: наука. . 1977;:. Google Scholar
  4. Тихонов НА. Словообразовательный словарь русского языка. В2-х т. Москва: русский язык. . 1985;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 2 (2023)
Page No.: 2043-2050
Published: Jun 30, 2023
Section: Article - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i2.857

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Bui, H. (2023). Polymotivated compound nouns in Russian language. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 7(2), 2043-2050. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v7i2.857

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 369 times
PDF   = 253 times
XML   = 0 times
Total   = 253 times