VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Reviews - Science Sciences

HTML

307

Total

162

Share

The overview of the reality and the factors affecting university dropouts






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

University dropout is a process in which students fall further and further behind their peers and gradually lose all connections with the education system. This article synthesizes 35 previous studies to give a general picture of the problem of university dropouts worldwide and in Vietnam. The rate of university dropouts fluctuates around 20% of the course or of the university. This phenomenon is particularly prevalent among male students and first-year ones. The dropout rate tends to decrease in subsequent academic years. The dropout rate is related to curriculum and students’ grade point of average in the first academic year. There are many groups of factors that influence dropping out of university: firstly, the groups of personal factors including physical and mental health, learning motivation and goals, ability to fit in at university, learning ability, academic outcomes, school discipline, and time managing ability; secondly, the group of factors in regard to educational institutions, such as lack of career guidance in streams, poor-quality teachers, less innovative curriculum, lack of social support at school, tuition fees pressure, and lack of coordination in student management; thirdly, the group of factors concerning the family, parents' level of education and expectations, and family finances.

GIỚI THIỆU

Bỏ học là hành vi thuộc mức độ cao nhất của “Thất bại học đường” (school failure). Đó là một quá trình sinh viên (SV) trượt ngày càng xa phía sau các bạn cùng lứa và dần dần không còn kết nối với hệ thống giáo dục 1 . Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), thất bại trong quá trình học tập được xác định bao gồm ba chỉ báo: (1) lưu ban, (2) bỏ học sớm, (3) suy giảm chất lượng giáo dục của người học 2 . Có nhiều khái niệm được sử dụng để gọi tên hiện tượng SV không tiếp tục một chương trình học đại học như “bỏ học” (dropout), “sinh viên bỏ học” (student departure), hoặc “sinh viên chưa hoàn thành chương trình học” (non-completion or non-continuing students). Có hai hình thức SV rời bỏ chương trình giáo dục đại học trước khi đạt bằng cấp được phân biệt, đó là “sự rời bỏ mang tính tổ chức”, với nghĩa là SV chuyển từ trường này sang trường khác, và “sự rời bỏ mang tính hệ thống”, tức là SV rời khỏi hệ thống giáo dục hoàn toàn 1 , 2 . Trong bài tổng quan này, khái niệm “bỏ học” sẽ được dùng một cách thống nhất với hàm nghĩa là khi một SV chính thức hoặc không chính thức rời khỏi trường học ngay cả khi họ chưa hoàn thành chương trình đào tạo của mình mà không phải do chuyển trường.

Hành vi bỏ học làm lãng phí thời gian, hao tổn tài chính cho SV và gia đình. Đối với nhà trường và xã hội, hành vi này cũng gây tác động tiêu cực đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong tương lai. Các nghiên cứu trước đây tìm hiểu về việc bỏ học ở các cấp học phổ thông nhiều hơn so với bỏ học ở sinh viên đại học. Hiểu biết về thực trạng bỏ học của sinh viên và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ học của sinh viên là việc làm cần thiết để có các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng bỏ học ở sinh viên trong các trường đại học. Bài tổng quan này tổng hợp các nghiên cứu trước đây nhằm cung cấp bức tranh khái quát về vấn đề bỏ học của sinh viên đại học thông qua việc trả lời hai câu hỏi chính: (1) Thực trạng bỏ học của sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam là như thế nào? (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ học của sinh viên là gì? .

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu được sử dụng thực hiện tổng quan vấn đề nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu đã sử dụng bao gồm: PsycInfo, PudMed, ScienceDirect, Google Scholar. Các từ khóa được sử dụng bao gồm: bỏ học, nguy cơ bỏ học, yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân, sinh viên đại học, thất bại học đường. Sau khi loại trừ các nghiên cứu đề cập đến bỏ học ở học sinh các cấp phổ thông, chúng tôi tìm được 36 nghiên cứu phù hợp để thực hiện tổng quan vấn đề về thực trạng bỏ học và các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ học ở sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam.

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên trên thế giới

Table 1 trình bày tóm tắt 21 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên trên thế giới. Trong số đó, nghiên cứu định lượng vẫn là chủ yếu (15/21 nghiên cứu). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện để làm rõ nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến ý định hoặc quyết định bỏ học của SV. Các kết quả cho thấy tỷ lệ bỏ học, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước đây khá đa dạng và mang tính bối cảnh đặc trưng tùy vào trường đại học. Điều này cho thấy rằng không thể tham khảo một mô hình giải pháp duy nhất phù hợp để giải quyết vấn đề bỏ học ở SV 3 .

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên trên thế giới

Table 1 trình bày tóm tắt 21 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên trên thế giới. Trong số đó, nghiên cứu định lượng vẫn là chủ yếu (15/21 nghiên cứu). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện để làm rõ nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến ý định hoặc quyết định bỏ học của SV. Các kết quả cho thấy tỷ lệ bỏ học, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước đây khá đa dạng và mang tính bối cảnh đặc trưng tùy vào trường đại học. Điều này cho thấy rằng không thể tham khảo một mô hình giải pháp duy nhất phù hợp để giải quyết vấn đề bỏ học ở SV 3 .

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên trên thế giới

Table 1 trình bày tóm tắt 21 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên trên thế giới. Trong số đó, nghiên cứu định lượng vẫn là chủ yếu (15/21 nghiên cứu). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện để làm rõ nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến ý định hoặc quyết định bỏ học của SV. Các kết quả cho thấy tỷ lệ bỏ học, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước đây khá đa dạng và mang tính bối cảnh đặc trưng tùy vào trường đại học. Điều này cho thấy rằng không thể tham khảo một mô hình giải pháp duy nhất phù hợp để giải quyết vấn đề bỏ học ở SV 3 .

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên trên thế giới

Table 1 trình bày tóm tắt 21 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên trên thế giới. Trong số đó, nghiên cứu định lượng vẫn là chủ yếu (15/21 nghiên cứu). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện để làm rõ nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến ý định hoặc quyết định bỏ học của SV. Các kết quả cho thấy tỷ lệ bỏ học, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước đây khá đa dạng và mang tính bối cảnh đặc trưng tùy vào trường đại học. Điều này cho thấy rằng không thể tham khảo một mô hình giải pháp duy nhất phù hợp để giải quyết vấn đề bỏ học ở SV 3 .

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên ở Việt Nam

Table 2 trình bày tóm tắt 15 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên tại Việt Nam. Tương tự với các nghiên cứu được tiến hành trên thế giới về chủ đề này, nghiên cứu định lượng vẫn là phương pháp nghiên cứu chủ yếu để khảo sát vấn đề bỏ học ở sinh viên (9/15 nghiên cứu). Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu chỉ ra tỷ lệ sinh viên bỏ học và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, song hiếm có nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết để lý giải về hành vi bỏ học.

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên ở Việt Nam

Table 2 trình bày tóm tắt 15 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên tại Việt Nam. Tương tự với các nghiên cứu được tiến hành trên thế giới về chủ đề này, nghiên cứu định lượng vẫn là phương pháp nghiên cứu chủ yếu để khảo sát vấn đề bỏ học ở sinh viên (9/15 nghiên cứu). Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu chỉ ra tỷ lệ sinh viên bỏ học và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, song hiếm có nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết để lý giải về hành vi bỏ học.

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên ở Việt Nam

Table 2 trình bày tóm tắt 15 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên tại Việt Nam. Tương tự với các nghiên cứu được tiến hành trên thế giới về chủ đề này, nghiên cứu định lượng vẫn là phương pháp nghiên cứu chủ yếu để khảo sát vấn đề bỏ học ở sinh viên (9/15 nghiên cứu). Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu chỉ ra tỷ lệ sinh viên bỏ học và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, song hiếm có nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết để lý giải về hành vi bỏ học.

Tổng quan về thực trạng bỏ học của sinh viên ở Việt Nam

Table 2 trình bày tóm tắt 15 nghiên cứu về thực trạng bỏ học và các yếu tố tác động đến bỏ học của sinh viên tại Việt Nam. Tương tự với các nghiên cứu được tiến hành trên thế giới về chủ đề này, nghiên cứu định lượng vẫn là phương pháp nghiên cứu chủ yếu để khảo sát vấn đề bỏ học ở sinh viên (9/15 nghiên cứu). Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu chỉ ra tỷ lệ sinh viên bỏ học và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, song hiếm có nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết để lý giải về hành vi bỏ học.

KẾT LUẬN

Bài báo trình bày kết quả tổng quan thực trạng bỏ học và các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ học ở SV trên thế giới và ở Việt Nam. Tỷ lệ SV bỏ học dao động trong khoảng 20% SV toàn khóa hoặc trường. Hiện tượng này được ghi nhận đặc biệt phổ biến ở nhóm SV nam và SV theo học năm đầu tiên. Tình trạng bỏ học có xu hướng giảm dần ở các năm học tiếp theo. Tỷ lệ bỏ học có mối liên hệ với chương trình giảng dạy và điểm trung bình học tập của SV ở năm đầu tiên.

Đối sánh các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy một số tương đồng về các lý do dẫn đến bỏ học: Thứ nhất, nhóm yếu tố mang tính cá nhân như động cơ học tập, lựa chọn ngành không yêu thích, thiếu mục tiêu học tập, mức độ tham gia các hoạt động học tập thấp, khả năng hòa nhập xã hội ở sinh viên ở trường đại học hạn chế, kết quả học tập ở cấp học phổ thông và năm đầu đại học giới hạn, khó khăn học tập, thiếu kỷ luật học tập, quản lý thời gian kém, gặp các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, rạn nứt trong mối quan hệ tình cảm; Thứ hai, nhóm yếu tố liên quan đến thể chế trường học như độ khó của môn học, yêu cầu cao từ giảng viên, các vấn đề về việc truyền đạt kiến thức ở người dạy, các thay đổi về chính sách học phí; Thứ ba, nhóm yếu tố liên quan đến gia đình như thu nhập gia đình thấp, áp lực kinh tế, trình độ học vấn của cha mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đề cập đa dạng các yếu tố ảnh hưởng hơn, chẳng hạn giới tính, tuổi SV bắt đầu đi học, thiếu kinh nghiệm trước khi đi học đại học và địa vị xã hội của cha mẹ, các giá trị, kỳ vọng của cha mẹ; các nghiên cứu này cũng nhấn mạnh hơn các yếu tố tâm lý như nhớ nhà, trầm cảm, cô đơn. Các nghiên cứu tại Việt Nam đề cập một số lý do khác dẫn đến bỏ học như: ít sự phối hợp trong quản lý sinh viên, chương trình học dày đặc, nặng tính học thuật, không có nhiều đổi mới, chất lượng giảng viên kém, ngành học thiếu định hướng nghề nghiệp, các thách thức trong việc đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ. Tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều nguyên nhân đan xen lý giải việc bỏ học ở SV đại học chứ không chỉ có một vài nguyên nhân đơn lẻ. Một số tác giả trên thế giới khuyến nghị các vấn đề liên quan đến khía cạnh tâm lý xã hội, chẳng hạn vấn đề sức khỏe tinh thần, khả năng hòa nhập học thuật và xã hội phát sinh trong môi trường học đường ảnh hưởng đến việc bỏ học cần được quan tâm hơn vấn đề tài chính.

Các lý thuyết về “Giữ chân/Bỏ học” của Tinto, lý thuyết vị trí xã hội của Boudon và lý thuyết hòa nhập học thuật và xã hội của Bean được sử dụng trong các nghiên cứu ở trên thế giới để lý giải về hành vi bỏ học; tuy nhiên, tại Việt Nam, còn hiếm có nghiên cứu đề xuất mô hình lý thuyết để lý giải về hành vi bỏ học ở sinh viên đại học. Do đó, nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa các chiều kích đa dạng về các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ học để các nghiên cứu về sau xây dựng khung lý thuyết lý giải về hành vi bỏ học ở sinh viên tại Việt Nam.

Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về chủ đề này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, do đó, nhóm tác giả đề xuất các nghiên cứu về sau có thể sử dụng phương pháp định tính để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ học ở sinh viên để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa vấn đề bỏ học. Các nhà quản lý giáo dục cũng cần xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ học tương thích với đặc thù đào tạo của mỗi trường để hỗ trợ người học gắn kết và hoàn thành chương trình đào tạo đại học.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, mã số T2023-12.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SV: sinh viên

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

cs: cộng sự

ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

NC: nghiên cứu

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Lê Thị Mai Liên: Sưu tầm tư liệu, đọc, tổng hợp, xây dựng ý tưởng, viết bản thảo.

Trần Thị Anh Thư: Sưu tầm tư liệu, tổng hợp, trực quan bảng dữ liệu, chỉnh sửa bản thảo.

Trần Anh Tiến: Xây dựng ý tưởng, giám sát, chỉnh sửa bản thảo.

References

  1. Vũ Mộng Đóa. Những yếu tố tác động đến thất bại học đường của học sinh. Tạp chí Giáo dục. Số đặc biệt tháng 7/2019; 2009. p.151-156. . ;:. Google Scholar
  2. Delors J. Learning : the treasure within : report to UNESCO of the International Commission on Education for the Twenty-first Century (2nd (pocketbook) ed. ed.). Unesco; 1998. . ;:. Google Scholar
  3. Belloc F, Maruotti A, & Petrella L. University drop-out: An Italian experience. Higher education. 60. ; 2010. p. 127-138. . ;:. Google Scholar
  4. Araque F, Roldán C & Salguero A. Factors influencing university drop out rates. Computers & Education. 53(3); 2009. p. 563-574. . ;:. Google Scholar
  5. Heublein U. Student drop‐out from German higher education institutions. European Journal of Education. 49(4); 2014. p. 497-513. . ;:. Google Scholar
  6. Mihai DR. Students' failure in academic environment. Procedia-Social and Behavioral Sciences. 114; 2014. p. 170-177. . ;:. Google Scholar
  7. Hovdhaugen E. Transfer and dropout: different forms of student departure in Norway. Studies in Higher Education. 34(1); 2009. p.1-17. . ;:. Google Scholar
  8. Guimarães J, Sampaion B & Sampaino Y . What is behind university dropout decision in Brazil? A bivariate probability model. The Empirical Economics Letters. 9(1); 2010. p. 601-608. . ;:. Google Scholar
  9. Sittichai R, Tongkumchum P, & McNeil N. Discontinuation among university students in Pattani. Journal of Songklanakarin. 14; 2008. p. 400-408. . ;:. Google Scholar
  10. Tentshol K, McNeil R & Tongkumchum P . Determinants of university dropout: A case of Thailand. Asian Social Science. 15(7); 2019. p. 49-56. . ;:. Google Scholar
  11. Mestan K. Why students drop out of the Bachelor of Arts. Higher Education Research & Development. 35(5); 2016. p. 983-996. . ;:. Google Scholar
  12. Harvey A & Luckman M. Beyond demographics: Predicting student attrition within the Bachelor of Arts degree. The International Journal of the First Year in Higher Education. 5; 2014. . ;:. Google Scholar
  13. Smith J P & Naylor RA. Dropping Out of University: A Statistical Analysis of the Probability of Withdrawal for UK University Students. Journal of the Royal Statistical Society Series A: Statistics in Society. 164(2); 2001. p. 389-405. . ;:. Google Scholar
  14. Ngoma PS, Simwanza A & Makunka CK. Investigating the drop out problem amongst university extensión studies learners in Zambia. 2004 Paper presented at the Third Pan-Commonwealth Forum on Open Learning. . ;:. Google Scholar
  15. Boddy C, Lonely. homesick and struggling: undergraduate students and intention to quit university. Quality Assurance in Education. 28(4); 2020. p. 239-253. . ;:. Google Scholar
  16. Burt CD. Concentration and academic ability following transition to university: An investigation of the effects of homesickness. Journal of environmental psychology. 13(4); 1993. p. 333-342. . ;:. Google Scholar
  17. Johnson LR & Sandhu DS. Isolation. adjustment. and acculturation issues of international students: Intervention strategies for counselors; 2007. . ;:. Google Scholar
  18. Torres JB & Solberg VS. Role of self-efficacy. stress. social integration. and family support in Latino college student persistence and health. Journal of vocational behavior. 59(1); 2001. p. 53-63. . ;:. Google Scholar
  19. Thurber CA & Walton EA. Homesickness and Adjustment in University Students. Journal of American College Health. 60(5); 2012 .p. 415-419. . ;:. PubMed Google Scholar
  20. Stroebe M, Van VT, Hewstone M & Willis H. Homesickness among students in two cultures: Antecedents and consequences. British Journal of Psychology. 93(2). 2002 . p.147-168. . ;:. PubMed Google Scholar
  21. Lockhart P. An Investigation into the causes of Student Drop Out Behaviour; 2004. . ;:. Google Scholar
  22. Macgregor K. South Africa: Student drop-out rates alarming. University world news. 28; 2007. . ;:. Google Scholar
  23. Cingano F & Cipollone P. University drop-out: The case of Italy: Banca d'Italia Roma; 2007. . ;:. Google Scholar
  24. Davies R & Elias P. Dropping out: A study of early leavers from higher education: DfES Publications; 2003. . ;:. Google Scholar
  25. Duque LC, Duque JC & Suriñach J. Learning outcomes and dropout intentions: an analytical model for Spanish universities. Educational studies. 39(3); 2003 2013 . p. 261-284. . ;:. Google Scholar
  26. Yorke M & Longden B. The first-year experience of higher education in the UK. In: York: Higher Education Academy, 2008. . ;:. Google Scholar
  27. Sá F. The effect of tuition fees on university applications and attendance: Evidence from the UK. Institute for the Study of Labor(8364); 2014. . ;:. Google Scholar
  28. Sá F. The Effect of University Fees on Applications. Attendance and Course Choice: Evidence from a Natural Experiment in the UK. Economica. 86(343); 2019 . p. 607-634. . ;:. Google Scholar
  29. Chevalier A. Subject choice and earnings of UK graduates. Economics of Education Review. 30(6); 2011 . p. 1187-1201. . ;:. Google Scholar
  30. Tinto V. Dropout from higher education: A theoretical synthesis of recent research. Review of educational research. 45(1). 1975 . p. 89-125. . ;:. Google Scholar
  31. Engstrom C & Tinto V. Learning better together: The impact of learning communities on the persistence of low-income students. Opportunity Matters. 1(1); 2008 . p. 5-21. . ;:. Google Scholar
  32. Tinto V. Stages of student departure: Reflections on the longitudinal character of student leaving. The journal of higher education. 59(4); 1988 . p. 438-455. . ;:. Google Scholar
  33. Lassibille G & Navarro Gómez L. Why do higher education students drop out? Evidence from Spain. Education Economics. 16(1); 2008 . p. 89-105. . ;:. Google Scholar
  34. Bean J P. The application of a model of turnover in work organizations to the student attrition process. The review of higher education. 6(2); 1983 . p. 129-148. . ;:. Google Scholar
  35. Chies L, Graziosi G & Pauli F. Job opportunities and academic dropout: The case of the University of Trieste. Procedia Economics and Finance. 17. 2014 . p. 63-70. . ;:. Google Scholar
  36. Yi H, Zhang L, Yao Y, Wang A, Ma Y, Shi Y.. . . . Rozelle S. Exploring the dropout rates and causes of dropout in upper-secondary technical and vocational education and training (TVET) schools in China. International Journal of Educational Development. 42; 2015 . p. 115-123. . ;:. Google Scholar
  37. Synco TM. Background or experience? Using logistic regression to predict college retention: The University of Alabama at Birmingham; 2012. . ;:. Google Scholar
  38. Mashburn AJ. A psychological process of college student dropout. Journal of College Student Retention: Research. Theory and Practice. 2(3); 2000 . p. 173-190. . ;:. Google Scholar
  39. Aparicio-Chueca P, Domínguez-Amorós M & Maestro-Yarza I. Beyond university dropout. An approach to university transfer. Studies in Higher Education. 46(3); 2001 . p. 473-484. . ;:. Google Scholar
  40. Boudon R. Education. opportunity. and social inequality: Changing prospects in western society; 1974. . ;:. Google Scholar
  41. Bourdieu P. Distinction: A Social Critique of the Judgment of Taste. . London: Routledge & Kegan Paul; 1984. . ;:. Google Scholar
  42. Bourdieu P & Passeron JC. Reproduction in education. society and culture (Vol. 4). London: Sage; 1977. . ;:. Google Scholar
  43. Hansen MN. Social and economic inequality in the educational career: Do the effects of social background characteristics decline? European sociological review. 13(3). ; 1997 . p. 305-321. . ;:. Google Scholar
  44. Paura L & Arhipova I. Cause Analysis of Students' Dropout Rate in Higher Education Study Program. Procedia - Social and Behavioral Sciences. 109; 2014 . p. 1282-1286. . ;:. Google Scholar
  45. Lucio R, Hunt E & Bornovalova M. Identifying the necessary and sufficient number of risk factors for predicting academic failure. Developmental psychology. 48(2); 2012 . p. 422-428. . ;:. Google Scholar
  46. Trịnh Thị Việt Hồng và Lê Huy Tùng. Một số giải pháp giảm tỉ lệ học sinh. sinh viên bỏ học tại các cơ sở giáo dục nghề. Tạp chí Khoa học Giáo dục. (128); 2016. . ;:. Google Scholar
  47. Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc và Hồ Xuân Ngọc. Các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ bỏ học của sinh viên trường Đại học Thăng Long. Tạp chí Tâm lý học. 247(10); 2019. . ;:. Google Scholar
  48. Ngo Quang Hai, Nguyen Hoang Giang và Trinh Nhat Minh. A University Student Dropout Detector Based on Academic Data - A case study at FPT University. Graduation Thesis Final Report FPT University; 2023. . ;:. Google Scholar
  49. Báo Lao Động. Sinh viên bỏ học ngày càng nhiều: Vì chọn không đúng ngành. ham đi làm. Báo điện tử Lao Động; 2019. . ;:. Google Scholar
  50. Huỳnh Linh Lan. Ứng dụng công cụ quản trị chất lượng nhằm giảm tình trạng sinh viên bỏ học tại Khoa Đào tạo Quốc tế. Đại học Duy Tân. Tạp chí Công Thương. (5); 2020 . p. 214-219. . ;:. Google Scholar
  51. Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Thị Thanh Diễm và Võ Thị An Nhi. Phân tích nguyên nhân sinh viên bỏ học tại trường Đại học Phan Thiết. Tạp chí Công Thương. (16). 2021 . p. 170-174. . ;:. Google Scholar
  52. Lê Thị Thanh Thu. Tại sao sinh viên từ xa trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh bỏ học?. Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở TP.HCM. 34(1); 2014 . p. 87-92. . ;:. Google Scholar
  53. Phan Đức Thuấn. Biện pháp Quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường Đại học Hùng Vương Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục. Học viện Chính trị; 2013. . ;:. Google Scholar
  54. Nguyễn Văn Tường. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học đường của sinh viên chính quy chưa tốt nghiệp đúng hạn và giải pháp khắc phục (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ NCKH và CN. chương trình Vườn ươm 2021. . ;:. Google Scholar
  55. Vũ Sơn Tùng và Trần Thanh Phong. Dự báo khả năng bỏ học của sinh viên: Áp dụng mô hình hồi quy Binary Logistic. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing. (68). . ;:. Google Scholar
  56. Nguyễn Thiều Tuấn Long. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học của sinh viên - Từ tổng quan lý thuyết tới mô hình thực nghiệm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Trường Đại học Khoa học. Đại học Huế. 21(3); 2022. . ;:. Google Scholar
  57. Nguyen Tran Quan Hoang. The Student Stress At Vietnamese Universities: A Cross- Sectional Study. Journal of Positive School Psychology. 6(9); 2022 . p. 2906-2915. . ;:. Google Scholar
  58. Võ Văn Việt. Đo lường sự thích ứng của sinh viên năm nhất với môi trường đại học: Một nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục; 2023. . ;:. Google Scholar
  59. Trương Thị Ngọc Điệp và cộng sự. Thuận lợi và khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Cần thơ. Tạp Chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ; 2012. . ;:. Google Scholar
  60. Bùi Thị Thúy Hằng và cộng sự. A self-determination theory based motivational model on intentions to drop out of vocational schools in Vietnam. Malaysian Journal of Learning and Instruction: Vol. 14 No. 1 (2017): 1-21. . ;:. Google Scholar
  61. British Council. Báo cáo Nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam; 2020. . ;:. Google Scholar
  62. Bui Thi Thuy Hang. Amrita và Abdul Hamid Busthami Nur. . A self-determination theory based motivational model on intentions to drop out of vocational schools in Vietnam. Malaysian Journal of Learning and Instruction. 14(1). 2017 . p. 1-21. . ;:. Google Scholar
  63. Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kiên Giang. Báo cáo Các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ Thuật Kiên Giang. Sáng kiến kinh nghiệm. https://sangkienkinhnghiem.com/bao-cao-giai-phap-cac-giai-phap-nham-giam-ty-le-sinh-vien-bo-hoc-106/ ; 2019. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 2683-2706
Published: Sep 30, 2024
Section: Reviews - Science Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.1033

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Lê, L., Trần, T., & Tran, T. (2024). The overview of the reality and the factors affecting university dropouts. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(3), 2683-2706. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.1033

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 307 times
PDF   = 162 times
XML   = 0 times
Total   = 162 times