VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Article - Arts & Humanities

HTML

98

Total

53

Share

Cao Hai De's "Common Sense Philosophy" and the development of philosophical terminology in the early 20th century (1900-1920)






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The development of new fields of knowledge imported from the West to Vietnam began in the early twentieth century. To accept and acquire this new body of knowledge, both local intellectuals and foreigners fluent in various languages, including Vietnamese, have attempted to apply and produce Vietnamese in the best possible way, particularly regarding some modern scientific notions. Most of this lexicon acted as a term. The field of philosophy was also born in this context. The terminological system communicating philosophical notions, as one of the primary criteria for constructing a discipline, made a significant contribution to the establishment and evolution of the discipline during and beyond this period. From a textual perspective, using a linguistic history approach paired with the methods: statistics, analysis, and comparison, we conducted the study on the philosophical terminology in Cao Hai De's work “Common Sen Philosophy”, published in 1917, and compared to Co Chinh Linh's Philosophy of Magic and Wisdom (Albertus Schlicklin) - a French priest - to uncover similarities and differences in scientific thinking and subject-object language. The survey results of these two publications reveal that in addition to contributing to creating the milestone of the birth of philosophy, the documents show the way of philosophical terminology system building and developing and also demonstrate the acumen, extreme integration, and efforts to promote societal advancement of Vietnamese intellectuals at that time, among whom Cao Hai De was a phenomenon.

MỞ ĐẦU

Qua việc khảo sát tư liệu báo chí, chúng tôi nhận thấy, cho đến năm 1920, trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ chưa xuất hiện những bài khảo luận chuyên sâu về triết học. Năm 1918, Lục tỉnh tân văn có đăng hai bài đề cập đến quan niệm nhân sinh – đạo đức, mang tính gợi mở những vấn đề liên quan đến triết học: “Dị đoan” của tác giả Diệp Isidore [ 1 , tr.4] và “Đông Á triết ngôn” (“Đông Á triết ngôn, dẫn luận” – Paroles et gestes des hommes illustres de L'Orient) do Tùng Lâm dịch [ 2 , tr.3; 3 , tr.2; 4 , tr.3; 5 , tr.3; 6 , tr.3; 7 , tr.2]. Trong khi đó, ở miền Bắc, năm 1917, những số đầu của Tạp chí Nam Phong đã xuất hiện một số bài viết tập trung thảo luận, phân tích các khái niệm triết học cả Đông lẫn Tây. Nguyễn Khắc Xuyên đã tổng hợp số bài viết có liên quan đến vấn đề triết học của Tạp chí Nam Phong (viết hoặc dịch) trong hai năm (1917-1918) ( Table 1 ).

Table 1 Một số bài viết triết học đăng trên tạp chí Nam Phong năm 1917-1918 [ 8 , tr.343-346]

Điều này có nghĩa, vào năm 1918, trên báo chí Miền Bắc đã có những thảo luận, bàn bạc mang tính học thuật liên quan đến triết học. Để bảo đảm sự diễn đạt chính xác, cô đọng nhưng khái quát về nghĩa các khái niệm triết học mới mẻ, kho từ vựng tiếng Việt đã xuất hiện một tập hợp ngữ vựng chuyển tải nội hàm triết học, nhân sinh, từng bước được gọt giũa lập thành hệ thuật ngữ triết học khá phong phú. Từ góc nhìn văn bản học, hướng tiếp cận lịch sử ngôn ngữ, chúng tôi tiến hành tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của hệ thuật ngữ triết học quốc ngữ dựa vào hai tài liệu mang tính đại diện:

1. Triết học khoa phép mộ sự khôn ngoan của Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin), Ninh Phú Đường, 1917 . Ký hiệu : VV63.00264 .

Tài liệu này được đưa vào khảo sát để đối chiếu về kiểu vận dụng, phương thức chuyển dịch, tạo lập thuật ngữ triết học quốc ngữ từ cái nhìn đồng đại với tài liệu Triết học thường thức của Cao Hải Để. Từ đó, chúng ta có thể thấy được nỗ lực tiếp nhận và lĩnh hội tri thức mới cùng với năng lực thụ đắc đa ngôn ngữ của trí thức Việt Nam lúc bấy giờ. Cao Hải Để là một điển hình.

2. Triết học thường thức của Cao Hải Để. - S. : Nhà in A Dupas, 1917, 56 tr. Ký hiệu : S87.7642 ( Figure 1 ).

Figure 1 . Bìa sách “ Triết học thường thức ”.

Nguồn: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k4243662g?rk=21459;2

Đây là tài liệu khảo sát chính, dựa vào đó, ngoài việc giới thiệu hệ thuật ngữ triết học quốc ngữ xuất hiện trong tài liệu, chúng tôi đưa ra những đánh giá, nhận định sơ bộ về lịch sử hình thành, phát triển và vai trò của chúng đối với hệ thuật ngữ triết học Việt Nam.

Bằng phương pháp khảo sát văn bản, lập bảng hệ thống lại các thuật ngữ triết học trong hai tài liệu chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan những hệ thống các thuật ngữ triết học vào buổi sơ khai. Kết hợp với việc đối chiếu, so sánh, phân tích các thuật ngữ, chúng tôi tiến tới việc xác định, khái quát các phương pháp, cách thức tạo thuật ngữ triết học trong hai công trình trên.

Riêng đối với Triết học thường thức , chúng tôi đi sâu vào phương thức thể hiện và nội dung công trình để làm rõ thêm các thuật ngữ triết học duy vật trong tài liệu này. Qua đó cho thấy tư duy, thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả và xu hướng hình thành trường phái triết học vào giai đoạn sơ khai của ngành học trong giới tri thức Việt Nam.

NỘI DUNG CHÍNH

Thuật ngữ triết học trong Triết học khoa phép mộ sự khôn ngoan của Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin)

Công trình này có ba phần, chia theo quyển:

Quyển I: Phép Danh lý học – Logique (Logic học)

Quyển II: Nguyên Vật học – Ontologie (Bản thể học)

Quyển III: Thiên vũ học – Cosmologie (Vũ trụ luận)

Qua cấu trúc công trình, chúng tôi nhận thấy, đây là một trong những công trình mang tính khoa học đầu tiên, trình bày một cách khá tổng quát, toàn diện một số vấn đề về triết học, được xuất bản ở Việt Nam.

Ngay trong bài tựa, Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin) đã chỉ rõ tác dụng của triết học, của logic học đối với sự suy tưởng, truy tìm tri thức của con người:

“Thứ nhất, Phép Triết học dẫn tơ tưởng lệ, dạy mẹo mực cho được suy tưởng, luận đoán, viện chứng, thử nghiệm cho minh bạch chắc chắn, để trí khôn nhận biết sự chân thật và khỏi sai lầm. Vả lại dẫn lề lối học vấn, dạy cách xếp đặt các lẽ cho có thứ tự tiết chế, sáng sủa vững chắc trong trí khôn. Phép Triết học mở trí khôn cho kẻ chuyên cần các phép học vấn khác, như phép cách trí, y học, sử kí, tượng số kỉ hà, luật lệ, văn chương, bách nghệ v.v. chóng tấn tới và chắc việc hơn bởi các phép học ấy điều nương tựa vào phép triết học như cột trụ, như nền vậy: vì chưng phép Triết học dẫn những lẽ gốc, pháp ngôn, các học vấn ấy phải viện lấy mà giựa (dựa) vào mới bền đỗ được mà chớ. – Dám quyết hẳn, ai thông phép triết học bao nhiêu thì tấn tới trong các phép học vấn khác bấy nhiêu, chẳng khá hồ nghi” [ 9 , tr.2].

Điều đó cho thấy, Cố Chính Linh không chỉ đánh giá rất cao vai trò của Logic học đối với triết học nói chung, đối với sự suy tưởng, đi tìm, tiến đến lĩnh hội tri thức của con người nói riêng, trong đó có giới trí thức Việt Nam trong buổi đầu tiếp cận, thu nhận kiến thức khoa học phương Tây, mà còn chỉ ra tính cơ sở, nền tảng của khoa học triết học đối với các khoa học khác. Bằng nhiều cách, giới trí thức Việt Nam đã phát huy vai trò của triết học theo những cách có thể. Họ vận dụng môn logic học như một công cụ không chỉ để học lĩnh hội kiến thức khoa học mới mẻ của phương Tây, mà còn truyền bá, phổ biến chúng cho đồng bào mình. Trong đó, có thể nhận thấy rõ nhất là sự hình thành và phát triển của thể văn khoa học. Giới trí thức Việt Nam thời đó vận dụng biểu đạt nội dung các bài khảo cứu, nghị luận, xã luận, truyền bá các kiến thức không dừng ở mức kiến thức thường thức như thời kỳ Gia Định Báo, Thông loại khóa trình cuối thế kỷ XIX, mà còn hướng đến tính học thuật, khoa học chuyên sâu trong các lĩnh vực xã hội như kinh tế, văn hóa, chính trị v.v.; trong các môn học thuật như sử học, văn học, triết học v.v.; và cả trong các ngành khoa học kỹ thuật như nông nghiệp, y học, cơ khí, điện v.v.

Dưới đây là bảng kê các thuật ngữ của môn logic học do Cố Chính Linh dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, một vài từ ngữ có đính kèm chữ Nho ( Table 2 ).

Table 2 Các thuật ngữ môn logic học của Cố Chính Linh. Nguồn: Tác giả

Cố Chính Linh vốn là người Pháp, am hiểu cả chữ quốc ngữ lẫn chữ Nho, nên ông có lợi thế rất lớn về phương diện ngôn ngữ khi chuyển dịch các thuật ngữ triết học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Nhiều thuật ngữ triết học mà ông sử dụng trong Triết học khoa, phép mộ sự khôn ngoan cho đến ngày nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Thực tế này, cho phép chúng tôi nhận định: thành phần cơ bản nhất của thuật ngữ triết học hiện đại đã được hình thành vào đầu thế kỷ XX.

Căn cứ vào mặt ngữ nghĩa, chúng tôi nhận thấy Cố Chính Linh sử dụng bốn phương pháp sau đây để tạo thuật ngữ triết học.

1. Phát triển hệ thuật ngữ mới dựa trên hệ thống ngữ vựng Nho học :

  • Nature – Bản tính, tính, tính tự nhiên [I, tr.201; tr.239].

  • Noumène (terme kantien) – Bản thể, tính thể [I, tr.219].

  • Principe (d’origine) – Căn nguyên [I, tr.219].

  • Beau (au positif) – Chân mĩ [I, tr.167; II, tr.117].

  • Honnête (le bien) – Chính thiện [I, tr.167; II,tr.117].

  • Généralisation Khái niệm [II, tr.107].

  • Jugements (évidents) – Minh hiển đoán (phán đoán rõ ràng/ phán đoán minh hiển/obvious jugments) [I, tr.347].

  • Puissance – Năng lực, tài năng, phép tắc, quyền phép [I, tr.347].

  • Matière (brute, nontravaillée) – Nguyên liệu [I, tr.347].

  • Spontanéité – Tự động, tình nguyện [I, tr.347].

  • Existence – Thật hữu [I, tr.177].

2. Dùng cấu trúc “sự + tính từ/ động từ” để tạo ra cấu trúc danh ngữ chỉ khái niệm :

  • Mal – Sự ác, sự dữ [I, tr.168].

  • Priorité – Sự có trước, trước tiên [I, tr.220].

  • Vérité – Sự chân thật [I, tr.168; II, tr.268].

  • Mal (physique) – Sự dữ tự nhiên [I, tr.168; II, tr.268].

  • Mouvement – Sự động, chuyển động, chuyển vận [I, tr.215].

  • Faux – Sự giả [I, tr.165].

  • Mutation – Sự hay thay đổi [I, tr.128].

  • Sagesse – Sự khôn ngoan [II, tr.233].

  • Attributs [Incommunicables) – Sự lọn (trọn) lành bất thông [II, tr.233].

  • Attributs (communicables) – Sự lọn (trọn) lành hay thông [II, tr.244].

  • Perfection – Sự lọn (trọn) lành, sự hoàn toàn, mĩ diệu, ưu phẩm [II, tr.62].

  • Sommell – Sự ngủ [II, tr.62].

  • Vie – Sự sống, hữu sinh [I, tr.168].

  • Mal (péché) – Sự tội, sự dữ, sự ác [I, tr.168].

  • Péché – Sự tội [II, tr.266].

  • Bonté – Sự tốt lành [II, tr.250].

  • Naturel – Sự tự nhiên, cứ tính tự nhiên [I, tr.241].

  • Vrai (le) – Sự thực, sự thật [I, tr.241].

3. Dùng cấu trúc “thể + …” hay “ ….+ thể” để tạo ra cấu trúc danh ngữ chỉ khái niệm :

  • Esprit – Tính thiêng liêng, thần thể [I, tr.204; tr.240].

  • Esprit (pur) – Toàn thần thể, nguyên thần [I, tr.204; tr.240].

  • Substance (spirituelle) – Thần thể, thể thiêng liêng [I, tr.204].

  • Identité – Thuần nhất thể, nguyên nhất thể [I, tr.161].

  • Accident – Y phụ thể, y lại thể [I, tr.20; tr.208].

  • Accidents [Intrinsèques, absolus) – Y phụ nội thể, phụ vào thể làm cho nó hơn, kém, như kỉ hà, ưu tràng, tác dụng, thừa nhẫn [I, tr.208].

  • Accidents (extrinsèques, modes) – Y phụ ngoại thể, tình cảnh, không làm cho tính thể tốt xấu, hơn kém, như tương quan, hà thì, v.v. [I, tr.216].

4. Diễn dịch bằng từ thuần Việt, bình dân hay dùng cách “dịch Nôm” :

  • Mutation [Intrinsèque) – Biến cải nội [I, tr.187].

  • Opinion (plus probable) – Cánh cận thị tư kiến, cứ lẽ rất mạnh (cơ sở lý lẽ vững chắc) [I, tr.187].

  • Probabilisme – Cận thị tư kiến, cứ lẽ mạnh mà đoán [I, tr.76].

  • Opposition (propositions opposées) – Câu đoán nghịch nhau [I, tr.36].

  • Corps (solide) – Chắc vật [I, tr.36].

  • Immuable Chẳng hay thay đổi (bền vững/không thay đổi) [I, tr.36].

  • Critère (Interne) – Chứng cớ nội [I, tr.90].

  • Critère (externe) – Chứng cớ ngoại [I, tr.104].

  • Témoin (compétent) – Chứng đáng tin [I, tr.104].

  • Prosyllogisme – Chứng gấp, giống như polysyllogisme/ Polysyllogisne – Chứng gấp [I, tr.59].

  • Opinion (prudent) – Đoán khôn, hữu thức tư kiến [I, tr.59].

  • Opinion - Đoán phỏng, tư kiến [I, tr.75].

  • Critique (des documents historiques) – Hạch sử liệu (phê bình sử liệu) [I, tr.75].

  • Compréhension – Hiểu, thấu suốt [I, tr.75].

  • Hydrogène – Khí thủy, khinh khí [I, tr.349].

  • Préternaturel – Ngoài tính tự nhiên [I, tr.242].

  • Facultés (rationnelles) – Ngộ tư, tài năng tâm thần.

  • Matière (première) – Thủy chất [I, tr.338].

  • Opinion (Imprudent) – Vọng đoán, đoán càn, vô thức tư kiến[I, tr.338].

Nhằm phát thảo vài nét về tình hình chuyển dịch và phát triển của thuật ngữ triết học thời kỳ đầu thế kỷ XX, từ góc nhìn ngữ nghĩa, chúng tôi đưa ra những ghi chú, nhận xét đối với một số thuật ngữ có sự thay đổi rõ về cách hiểu, cách vận dụng của Cố Chính Linh so với thời hiện đại.

- Critique (des documents historiques) – Hạch sử liệu.

Thuật ngữ này ngày nay dịch là “phê bình sử liệu” . Cố Chính Linh dùng phương pháp dùng từ bình dân và cách dịch nôm để tạo ra thuật ngữ “hạch sử liệu”.

Xét nghĩa chữ “hạch” (nghĩa là khảo xét, kiểm tra) trong các từ hạch hỏi, xét hạch, khảo hạch, sát hạch, hạch tới hạch lui v.v., chúng ta thấy chữ “hạch” trong “hạch sử liệu” gợi lên một cách ấn tượng, mạnh mẽ về một phương pháp xử lý sử liệu. Chữ Citique, ngày nay được dịch phổ biến là phê bình; phê bình – phê bình sử liệu, âm vang của nó khi đọc lên nghe nhẹ nhàng, vừa khái quát vừa trừu tượng về nghĩa. Trong khi Cố Chính Linh dịch Citique là “hạch – “hạch sử liệu”, xét về mặt cảm thụ thì “hạch sử liệu” tuy tạo nên một sự nặng nề, nghiêm xét nhưng cụ thể.

- Création – Tạo sinh, dựng nên

Lướt qua lịch sử ngôn ngữ chúng ta thấy, ngày nay chữ “tạo sinh” ít được dùng, chủ yếu trong các văn bản khoa học chuyên sâu kiểu như “ngữ pháp tạo sinh” (Generative Grammar), vì vậy, nó không mang cảm giác quen thuộc, có thể được xem là một thuật ngữ mới. Tuy nhiên, từ này đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Lúc đó “tạo sinh”, được dùng để dịch chữ Création. Đến nay, nó được dùng để dịch chữ Generative. Nghĩa gốc của Création và Generative khác nhau, Création thường được dịch là “tạo dựng/ sáng tạo” [ 9 , tr.92], và dịch như vậy là đúng và sát với nghĩa của Création; còn Generative có nghĩa là “có năng lực sinh sản”, vì vậy, “tạo sinh” không biểu đạt đúng nghĩa của Generative nếu như không được giới thuyết ý nghĩa. “Tạo sinh” thì diễn dịch chính xác nghĩa của Création (tạo ra, sinh ra), nhưng ngày nay chúng ta đã quen với “tạo dựng, sáng tạo” nên “tạo sinh” bị lu mờ đi.

Theo chúng tôi, trong thần học Kitô giáo các thuật ngữ “Đấng tạo hóa”, “Đấng sáng tạo”, “Đấng tạo dựng” (ngày nay thường dùng) và “Đấng tạo sinh” có thể được sử dụng tương đương nhau.

- Archétypes (prototypes) – Tiên ý mẫu.

Archétypes ngày nay được dịch là “cổ mẫu” (Việt Nam) hay “nguyên mẫu” (Trung Quốc). Theo chúng tôi dùng “nguyên mẫu” hay “tiên ý mẫu” để dịch Archétypes thì chính xác hơn là “cổ mẫu”. Vì “nguyên” và “tiên ý” diễn được cái ý “có gốc ở, phát sinh ở, có nguồn từ” của Archétypes, trong khi “cổ” chỉ gợi lên được ý là “xa xưa”.

- Relations (sociales) - Luân thường, ngũ luân thường.

Thuật ngữ Relations sociales, ngày nay dịch là “quan hệ xã hội” (social relations]. Trước đây, Cố Chính Linh dịch là “luân thường”, “ngũ luân thường”. Điều này cho thấy, khi Relations sociales được dịch trong bối cảnh Nho học, “ngũ luân” của Nho học vẫn còn tính đại diện cho tất cả quan hệ xã hội. Tuy nhiên, quan hệ và tính chất các mối quan hệ trong xã hội hiện đại đã mở rộng hơn và khác hơn xã hội truyền thống rất nhiều, do đó, dịch là “quan hệ xã hội” chính xác hơn “luân thường”, “ngũ luân thường”, thể hiện tính diễn ngôn của thuật ngữ.

- Verbe [Intérieur) – Tâm ngôn. Cố Chính Linh dung trong câu: “Khi đã thành ý tưởng trong trí hiểu thì kể như lời trí khôn nói, gọi là lời trong, tâm ngôn (Verbe intérieur)” [II, tr.107 ].

Theo ngữ cảnh của câu trích dẫn, thì nghĩa của “tâm ngôn” không phải là “lời nói từ trong tâm, lời nói chân thành từ trong tâm”, mà là “ý tưởng trong trí hiểu”. Như vậy, trong cấu trúc ngôn ngữ mới, trong ngữ cảnh hiện đại ý nghĩa chữ “Tâm” từ lĩnh vực đạo đức (truyền thống) chuyển sang lĩnh vực luận lý học. Đây là hiện tượng mở rộng trường nghĩa của từ, và việc mở rộng trường nghĩa của từ cũng là một phương pháp để tạo dựng thuật ngữ mới trên nền tảng của hệ thống ngữ vựng đã có.

Thuật ngữ triết học trong tài liệu Triết học thường thức của Cao Hải Để

Thuật ngữ triết học trong tài liệu Triết học thường thức của Cao Hải Để

Thuật ngữ triết học trong tài liệu Triết học thường thức của Cao Hải Để

KẾT LUẬN

Ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trải qua giai đoạn giao thời, lần dò phương hướng, tồn tại hỗn dung nhiều hệ tư tưởng, nhiều phương thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội, công trình của Cao Hải Để không tránh khỏi những hạn chế có tính lịch sử. Tuy nhiên, qua đó lại toát lên tinh thần cầu tiến, nỗ lực lĩnh hội và truyền bá kiến thức hiện đại của một trí thức cấp tiến. Đồng thời, những “di sản” được kế thừa đến hôm nay của công trình, chứng minh cho một nhận thức vượt trội, tư duy khoa học định hướng của tác giả, góp phần tạo nền móng cho một ngành khoa học cơ bản, hiện đại phát triển.

Trong thời kỳ 1900-1920 thuật ngữ triết học đã được hình thành và phát triển đến trình độ khá cao, đủ để trình bày các vấn đề triết học cơ bản. Điều này đã phản ánh một nỗ lực rất lớn của giới trí thức nói riêng và của toàn dân tộc ta nói chung trong việc tiếp cận tri thức khoa học, nâng cao trình độ tri thức, trình độ khoa học của dân tộc.

Sự phát triển của thuật ngữ khoa học là con đường rất dài và rất khó khăn, những kinh nghiệm về cách thức và phương pháp tạo thuật ngữ được sử dụng trong thời kỳ 1900 – 1920 là rất hữu ích đối với chúng ta trong việc xây dựng, phát triển và chuẩn hóa thuật ngữ trong các lĩnh vực khoa học hiện đại. Vì thế, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cần được triển khai thảo luận và nghiên cứu sâu rộng trong tương lai:

(1) Cần phác họa một cách tổng quan nhưng rõ nét sự hình thành và phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học xã hội thuộc các lĩnh vực như kinh tế học, chính trị học, xã hội học, pháp luật, v.v., trong giai đoạn này.

(2) Bên cạnh đó, cách thức, phương pháp tạo thuật ngữ khoa học của thời kỳ 1900 – 1920 thông qua dịch thuật, chuyển ngữ từ tiếng Pháp, tiếng Anh; du nhập hay chuyển dịch, vay mượn các thuật ngữ khoa học từ tiếng Trung, tiếng Nhật; khả năng tạo thuật ngữ khoa học của tiếng Việt cũng cần được nghiên cứu sâu và toàn diện.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Hai đồng tác giả có đóng góp như nhau trong việc khảo sát tài liệu, lập bảng thống kê thuật ngữ, cùng thảo luận và cùng nêu các quan điểm, ý kiến trong việc phân tích dữ liệu, xác định các đặc điểm và ý nghĩa của dữ liệu.

Bài viết góp phần xác lập cột mốc hình thành và phát triển khoa học triết học và cho thấy sự chuyển dịch ngôn ngữ, tư duy khoa học của giới tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Đồng thời, bài viết đặt vấn đề gợi mở, đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan, hệ thống quá trình hình thành và phát triển hệ thuật ngữ khoa học ở Việt Nam. Thông qua đó, các công trình nghiên cứu liên quan sẽ hoàn thành bức tranh lịch sử các ngành khoa học hiện đại.

References

  1. Diệp Isidore. Dị đoan. Lục Tỉnh Tân Văn. Số 524, 21/3/1918. . ;:. Google Scholar
  2. Tùng Lâm (dịch). Đông Á triết ngôn. Lục Tỉnh Tân Văn. Số 550, 25/8/1918. . ;:. Google Scholar
  3. Tùng Lâm (dịch). Đông Á triết ngôn. Lục Tỉnh Tân Văn. Số 551, 29/8/1918. . ;:. Google Scholar
  4. Tùng Lâm (dịch). Đông Á triết ngôn. Lục Tỉnh Tân Văn. Số 554, 8/9/1918. . ;:. Google Scholar
  5. Tùng Lâm (dịch). Đông Á triết ngôn, dẫn luận. Lục Tỉnh Tân Văn. Số 559, 26/9/1918. . ;:. Google Scholar
  6. Tùng Lâm (dịch). Đông Á triết ngôn, dẫn luận. Lục Tỉnh Tân Văn. Số 571, 7/11/1918. . ;:. Google Scholar
  7. Tùng Lâm (dịch). Đông Á triết ngôn, dẫn luận. Lục Tỉnh Tân Văn. Số 576, 24/11/1918. . ;:. Google Scholar
  8. Nguyễn Khắc Xuyên. Mục lục phân tích Tạp chí Nam Phong. Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2022. . ;:. Google Scholar
  9. Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin). Triết học khoa, phép mộ sự khôn ngoan (Gồm 3 tập]. Kđ: Nxb. Ninh Phú Đường, 1917. . ;:. Google Scholar
  10. Cao Hải Để. Triết học thường thức. Sài Gòn: nhà in A Dupas, 1917. . ;:. Google Scholar
  11. Huình Tịnh Paulus Của. Đại Nam Quốc Âm tự vị. Sài Gòn: Nxb. Imprimerie Rey, Curiol & Cie. Tập 1 và tập 2, 1985. . ;:. Google Scholar
  12. Trần Đình Sử. Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt. . ;:. Google Scholar
  13. Công TL luận báo. “Muốn cho xã hội tấn hoá”. Số 512, 18/7/1922. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 4 (2024)
Page No.: 2753-2764
Published: Dec 31, 2024
Section: Article - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i4.1022

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Huỳnh, P., & Nguyễn, P. (2024). Cao Hai De’s "Common Sense Philosophy" and the development of philosophical terminology in the early 20th century (1900-1920). VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(4), 2753-2764. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i4.1022

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 98 times
PDF   = 53 times
XML   = 0 times
Total   = 53 times