VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research Article - Social Sciences

HTML

110

Total

57

Share

“Spirit closes and opens its eyes” - an experimental reading of Hegel’s Concept of Spirit in The phenomenology of Spirit






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Hegel’s philosophy is well-known for its lengthy, abstract, and complex intertwined expressions. This paper proposes an experimental reading of Hegel’s concept of Spirit through imagination to identify Spirit as a character in a “literary” work named The Phenomenology of Spirit. In this work, the images of Spirit lying in the darkness of night and Spirit stepping into the full-of-daylight reality are described many times by Hegel. This article borrows the symbolic sculpture of a closing-eyes Gautama Buddha in peaceful contemplation and an opening-eyes Jesus Christ in willful determination, which iconically represent the two distinguished religious teachings: the teaching of contentment and liberation from suffering in Buddhism and the teaching of sacrifice and endurance of suffering in Christianity, based on their influences on Hegel’s philosophy. The use of those symbolic images is to, and at the same time of the awareness of Hegel’s imaginative and expressive style, call out the symmetrical phases of Spirit closing and opening its eyes. In the continuous realm of eyes opening and closing, Spirit gains several understandings about the deep night and the daylight - or in Hegel’s words, about in-itself unity and for-itself opposites, respectively in part (A) “Consciousness” and part (B) “Self-Consciousness” of The Phenomenology of Spirit.

MỞ ĐẦU

Hegel đặt vấn đề về “cộng đồng thú vật mang tính tinh thần” để nêu lên mối nguy hại của việc tri thức trở thành sở hữu riêng của một nhóm trí thức – một cộng đồng thú vật cặm cụi với chiếc kính lúp trong vương quốc tinh thần biệt lập với xã hội của mình. Theo Hegel, sự sở hữu tri thức như là “vật sở hữu bí truyền (...) dành cho một số ít cá nhân” chỉ là tạm thời do khái niệm chưa được triển khai thành các hình tượng dễ hiểu mà “chỉ mới hiện diện trong Khái niệm [sơ khởi, trừu tượng] hay chỉ mới hiện diện trong cái Bên trong của nó thôi” ( 1 , tr. 23-24). Ông khẳng định tri thức sẽ và phải được “công truyền” (exoterisch) hay phổ cập ra đại chúng, bằng con đường hình tượng hóa hay giác tính hóa: “Thông qua giác tính (Verstand) để đi đến cái biết-lý tính [Tri thức thuần lý của lý tính] (vernünftiges Wissen) là đòi hỏi chính đáng của ý thức đang đi đến với Khoa học” ( 1 , tr. 24). Cũng thế, việc hình tượng hóa khái niệm triết học để làm cho nó trở thành cái dễ hiểu, có thể được công truyền ra cho mọi người là công việc chính đáng nhằm giúp cho mọi người đạt được tri thức triết học:

“Hình thức ‘dễ hiểu’ (verständige Form) của Khoa học là con đường của Khoa học mở ra cho tất cả mọi người và cũng là con đường đã được làm cho bằng phẳng để mọi người đều đến được với Khoa học” ( 1 , tr. 24).

Trên tinh thần công truyền ấy, mục tiêu của bài báo là đề xuất cách đọc Hiện tượng học tinh thần của Hegel, vốn được viết với một phong cách giàu hình tượng văn học, như tiếp cận một tài liệu văn học để làm cho khái niệm Tinh thần trở thành nhân vật sống động và dễ hiểu. Tuy nhiên, nhân vật Tinh thần này khác với những nhân vật văn học thông thường ở chỗ nó thiên vị đặc điểm phổ cập, vĩ mô hơn đặc điểm cá biệt, riêng lẻ, bởi Hegel đã xây dựng nhân vật Tinh thần này với tham vọng bao chứa được trong nó tất cả lý giải cho những nhân vật văn học thông thường khác nói riêng và mọi lĩnh vực trong cuộc sống nói chung. Mục đích của bài viết trong việc văn học hóa một tác phẩm triết học và nhân vật hóa một khái niệm triết học thật ra là rất giản dị, chỉ nhằm để mở ra một chiều kích tiếp nhận Hegel thông qua con đường tư duy hình tượng của văn học, bằng cách tận dụng đọc kĩ các diễn đạt giàu miêu tả và so sánh của Hegel trong quyển Hiện tượng học tinh thần.

Ở nước ngoài, những học giả tên tuổi theo trường phái Hegel trải dài từ đầu thế kỉ XX như Alexandre Kojève, Theodor Adorno, Henry Harris, Frederick Beiser đến các học giả đương đại như Terry Pinkard và Slavoj Žižek đã đưa ra những diễn dịch thông minh và sâu sắc về Hiện tượng học tinh thần 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 . Ở Việt Nam, công trình dịch Hiện tượng học tinh thần cùng với các phần “Chú giải dẫn nhập” trong tác phẩm dịch này của Bùi Văn Nam Sơn đã trình bày vừa sâu sát vừa sáng sủa hệ thống luận điểm của Hegel ẩn sau văn phong khó hiểu của ông 1 . Nguyễn Hữu Liêm góp thêm tiếng nói tranh biện với các nhà Hegel học trên thế giới trong luận án tiến sĩ triết học Re-visioning The End of History 8 . Trong bầu không khí học thuật giàu có và sôi nổi ấy, bài báo chỉ bổ sung một mường tượng giản đơn về Tinh thần nhằm góp phần tạo hình khái niệm này.

Bài báo xây dựng hình dung về Tinh thần nhắm và mở mắt dựa trên sức ảnh hưởng của cả Phật giáo và Thiên Chúa giáo lên triết học Hegel chủ yếu dựa trên phương pháp đọc kĩ Hiện tượng học tinh thần và phương pháp liên văn bản, liên ngành triết học, văn học và tôn giáo. Đối tượng nghiên cứu của bài báo là khái niệm Tinh thần, cụ thể là hai nội dung Tinh thần nhất thể và Tinh thần đa thể mà bài báo gọi tên là Tinh thần nhắm mắt và Tinh thần mở mắt, thuộc phạm vi nghiên cứu là phần (A) “Ý thức” và (B) “Tự-ý thức” trong Hiện tượng học tinh thần của Hegel. Hai phần này là khung xương quan trọng cho phần (C) không tên được triển khai để hoàn tất tác phẩm.

NỘI DUNG CHÍNH

Hiện tượng học tinh thần như là tác phẩm văn học – Tinh thần như là nhân vật văn học

Cơ sở của công việc tiếp cận văn bản triết học Hiện tượng học Tinh thần của Hegel như một tác phẩm văn học, mà trong đó khái niệm Tinh thần (Geist) như là nhân vật trung tâm, trước tiên nằm ở điểm chung giữa văn học và triết học khởi phát từ trong quan niệm “văn sử triết bất phân” truyền thống. Chúng ta thường nói rằng nếu văn học kể chuyện thì triết học lập thuyết; tuy nhiên, vẫn có thể nói ngược lại, chẳng hạn Anh em nhà Karamazov của Dostoevsky đã lập thuyết còn Hiện tượng học tinh thần của Hegel đã kể chuyện. Dostoevsky đã “lập thuyết” về nguyên nhân Smerdyakov giết người và Hegel đã “kể chuyện” về tiến trình trở thành của Tinh thần. Hành vi lập thuyết, hay tạo ra giả thuyết, thực chất là sự phỏng đoán, giả định, tạo nên học thuyết như là sản phẩm hư cấu hay thậm chí là của mộng tưởng. Khi triết gia nói với chúng ta rằng thế giới là thế này, vận động như thế này, triết gia chỉ đang “kể chuyện” thần thoại mà thôi. Diễn giải bản chất chung của triết học và văn học, Hegel đã nhận xét về sự tương đồng của nghệ thuật, tôn giáo và triết học trong tác phẩm Mỹ học: Bài giảng về nghệ thuật (Aesthetics: Lectures on Fine Arts): “Ba lĩnh vực của tinh thần tuyệt đối chỉ khác nhau ở dạng thức mà thông qua đó cái Tuyệt đối được đem về với ý thức” ( 9 , tr. 101).

Cơ sở thứ hai cho thấy tính hợp lý và chính đáng để văn học hóa triết học nằm ở phong cách viết giàu hình tượng của Hegel nói chung và của Hiện tượng học tinh thần nói riêng. Khi thử đọc một trích dẫn miêu tả Tinh thần trong Hiện tượng học tinh thần của Hegel - “Ánh sáng của nó lụi tàn dần ngay bên trong lòng nó và mất dạng như một làn khói mờ không có hình dáng đang tan biến đi trong khoảng không” ( 1 , tr. 1284), ta nhận thấy một lối viết đầy chất thơ và mộng tưởng. Nghiên cứu thứ ba trong quyển Hegel: Ba nghiên cứu (Hegel: Three Studies) của Theodor Adorno là Skoteinos, hay Phương pháp đọc Hegel (Skoteinos, or How to Read Hegel) đã đề xuất cách đọc Hegel như chơi với âm nhạc: “Chơi với những ý tưởng của ông bằng đôi tai suy đoán như thể chúng là những nốt nhạc” ( 3 , tr. 123). Theo ông, triết học của Hegel là “sản phẩm của trí tưởng tượng hữu hiệu” ( 3 , tr. 142), duy chỉ khác với bản nhạc thông thường ở chỗ, giống như “Marx sử dụng, trong một ẩn dụ về âm nhạc, là giai điệu vách đá kỳ quặc của Hegel” ( 3 , tr. 143). Lập luận về âm nhạc của Adorno đã nhấn mạnh thêm tính giàu hình tượng và cảm xúc trong triết học Hegel. Như vậy, học tập từ phương pháp đọc tận dụng nhạc tính trong văn phong Hegel của Adorno, bài báo tận dụng tính văn học sẵn có trong Hiện tượng học tinh thần để thử nghiệm đọc Hegel như đọc một tác phẩm văn học và thông qua đó làm cho Tinh thần hiện lên sống động, dễ hiểu.

Có thể nói, tác phẩm “văn học” Hiện tượng học tinh thần là tác phẩm viết theo lối dòng ý thức, trong đó, hình dung về tuổi tác, ngoại hình của nhân vật Tinh thần này không dễ dàng xác định được, nhưng tâm tư, tình cảm của nhân vật này thì đồ sộ và chi tiết. Với nhận thức này, bài viết tìm hiểu khái niệm Tinh thần trong triết học Hegel bằng những câu hỏi tương tự dành cho một nhân vật trong văn học: nhân vật Tinh thần đã trải qua những biến cố tâm lý gì, đã thay đổi nhưng đồng thời giữ nguyên bản chất của mình như thế nào? Cần chú ý, luận điểm “Tinh thần như một nhân vật” không phải là luận điểm của Hegel mà chỉ là một cách đọc hiểu mang tính thử nghiệm của tác giả về khái niệm Tinh thần dựa trên lối viết giàu miêu tả hình tượng của Hegel.

Tinh thần đã liên tục đi qua hai giai đoạn nhận thức là nhất thể tự-mình và đa thể cho-mình. Alexandre Kojève đã khẳng định rằng cặp đôi đối ảnh nhất thể và đa thể này là tối quan trọng trong triết học Hegel: “Phép đối lập giữa cái Cá biệt và cái Phổ biến, giữa Einzeilheit và Allgemeinheit, là cơ bản với Hegel” ( 2 , tr. 58). Miêu tả Tinh thần như một nhân vật, Hegel có tên gọi hay hơn cho cặp khái niệm nhất thể và đa thể, hay sâu xa hơn là cặp khái niệm tự-mình và cho-mình, là hình tượng người Cha tự-mình và người Mẹ hiện thực (hay cho-mình) của Tinh thần: “Tinh thần này có một người Mẹ hiện thực nhưng có một người Cha tự-mình [hay mặc nhiên]” ( 1 , tr. 1435). Cần hiểu hình ảnh người Cha và người Mẹ là phép so sánh hình tượng của Hegel nhằm miêu tả những bước đi tri thức tự-mình và cho-mình của Tinh thần chứ không nhằm trình bày sự hiện diện của người cha và người mẹ ngoại tại với Tinh thần. Tương ứng với tri thức nhất thể tự-mình và đa thể cho-mình, khái niệm Tinh thần được Hegel miêu tả là hiện lên trong cặp đối ảnh hoàn mỹ giữa bóng đêm an tĩnh và ánh sáng rạng rỡ. Nói một cách hình tượng, nơi Tinh thần trú ngụ vừa là căn nhà vô biên tràn ngập ánh sáng, vừa là căn nhà vĩnh hằng êm ả trong bóng đêm.

Tả khái niệm Tinh thần nhất thể, Hegel viết về không gian bên trong hay thế giới nội tại, nơi chốn của bóng đêm an tĩnh, khoảng không thanh tịnh hay dòng sông êm ái huyền đồng. Đêm tối là bầu không của sự quên lãng, là nơi Ý thức xa rời hiện thực tươi mới, nhộn nhịp, xô bồ. Trong không gian ấy, Tinh thần nhất thể được Hegel nhiều lần miêu tả trong trạng thái “chìm” hay “chìm đắm” hoặc bị “nhấn chìm”: “Tinh thần bị chìm đắm trong đêm tối của Tự-ý thức của nó” ( 1 , tr. 1550) “nhấn chìm trong dòng sông Stygis” ( 1 , tr. 949). Việc làm của Tinh thần nhất thể là tạo nên nhất thể bất phân biệt, là vô thực hóa, vô hình hóa cái biết phân biệt, làm cho chúng trở nên “lụi tàn”, “mất dạng” và “tan biến”: “Ánh sáng của nó lụi tàn dần ngay bên trong lòng nó và mất dạng như một làn khói mờ không có hình dáng đang tan biến đi trong khoảng không” ( 1 , tr. 1284). Trạng thái quên lãng, mơ màng của Tinh thần được miêu tả để làm rõ tính vô thực này: Tinh thần “đã uống chiếc cốc của bản thể [đạo đức] tuyệt đối, đã quên hết mọi tính phiến diện của sự tồn tại-cho-mình [tự tồn cô lập] lẫn mọi mục đích và Khái niệm riêng có” ( 1 , tr. 949). Trong bầu trời đêm tịch mịch, ngưng đọng và bão hòa ấy, Tinh thần nhất thể âm thầm ủ mầm, bảo lưu sự sống náo động chưa thành hình: “Sự hiện hữu bên ngoài đã tiêu biến của nó vẫn được bảo lưu ở trong đêm tối ấy” ( 1 , tr. 1550).

Thời tính của Tinh thần nhất thể được Hegel miêu tả trong chiều vận động ngược từ hiện tại về quá khứ. Phó từ chỉ hướng “vào”, “về” trong các diễn đạt của Hegel về sự “đi vào trong chính mình” ( 1 , tr. 1550) của Tinh thần nhất thể cho thấy xu hướng đi vào nội tại của Tinh thần, hay, cho thấy nội dung về cái biết yên tĩnh tự-mình của khái niệm Tinh thần. Lúc này, trong dòng thời gian ngược về quá khứ, Tinh thần là cái biết phản tư (Reflexion), hồi ức và nội tâm hóa (Er-innerung). Bàn rộng hơn, các nội dung về sự trở về, hồi quy này của khái niệm Tinh thần chia sẻ nhiều điểm tương đồng với khái niệm “phản phục” trong Đạo giáo.

Tả khái niệm Tinh thần đa thể, Hegel viết về không gian bên ngoài hay thế giới ngoại tại, nơi chốn của ánh sáng ban ngày hiện thực, của màu sắc náo nhiệt, sống động trong các diễn đạt về “sự hiện hữu (Existenz) ngoại tại” ( 10 , tr. 82) và “lớp vỏ ngoài đầy màu sắc sặc sỡ” ( 10 , tr. 82) của Tinh thần. Không gian ngoại tại này được Hegel nhấn mạnh thông qua hành động “bước” hay “thẳng bước” đầy chủ động, dấn thân của Tinh thần đa thể, vốn đối lập với hành động “chìm” hay bị “nhấn chìm” của Tinh thần nhất thể: “Chỉ ở trong Tự-ý thức (...) mà ý thức lần đầu tiên mới có được Bước ngoặt, (...) thẳng bước vào ánh sáng ban ngày rạng rỡ Tinh thần của Hiện tại” ( 1 , tr. 420). Phó từ chỉ hướng “ra”, “khỏi”, “qua”, như trong diễn đạt “ra khỏi đêm tối này của sự xác tín thuần túy về chính mình” ( 1 , tr. 1364) và “vượt qua bóng đêm trống rỗng của cái Bên kia siêu-cảm tính [của giác tính]” ( 1 , tr. 420) cho thấy khao khát hướng ra không gian ngoại tại của Tinh thần xét như là nhân vật, hay, cho thấy nội dung về cái biết đầy ham muốn cho-mình của Tinh thần xét như là khái niệm của Hegel. Ngược lại với trạng thái “tan biến”, vô thực hóa của cái biết trong Tinh thần nhất thể, Tinh thần đa thể hiện thực hóa cái biết của mình, làm cho nó “xuất hiện” ra rõ ràng, sống động, tường minh: “Ý niệm – trở thành hiện thực (...) nó xuất hiện ra trong sự phong phú vô hạn của những hình thức, hiện tượng và hình thái” ( 10 , tr. 82). Tinh thần lúc này là cái biết trỗi dậy và giải phóng đầy chủ động: “Trỗi dậy trong một hình thái [mới] được giải phóng khỏi Tự nhiên và khỏi sự hiện hữu trực tiếp của Tinh thần” ( 1 , tr. 1364). Nó đi ra “từ đêm tối của khả thể sang ban ngày của hiện tại, từ tự-mình trừu tượng sang ý nghĩa của tồn tại hiện thực” ( 1 , tr. 821). Trạng thái tỉnh thức của đa thể là đối lập với và được hình thành từ sự ngủ im nơi nhất thể: “Điều đang xảy ra cho-mình trong trạng thái sau không gì khác hơn chính là điều đã ngủ im trong trạng thái trước” ( 1 , tr. 822).

Thời tính của Tinh thần đa thể có chiều vận động tuyến tính từ hiện tại đến tương lai. Trong thời tính ấy, các động từ “trở thành”, “phản bội”, “biến thành”, “đản sinh” cho thấy định hướng đến tương lai đầy hăng hái và nổi loạn của Tinh thần đa thể: “Hình thức này là đêm tối [của Tự-ý thức] trong đó Bản thể [đạo đức] đã bị phản bội (…) và đã biến chính mình thành Chủ thể” ( 1 , tr. 1364). Tinh thần đã đi ra khỏi chiếc kén êm dịu của nhất thể để đản sinh trở thành đa thể: “Khái niệm ấy là bí nhiệm sáng tạo của sự đản sinh ra nó” ( 1 , tr. 1343). Lúc này, trong thời gian tiến đến tương lai, Tinh thần là khái niệm về cái biết xuất nhượng (Entäußerung), tha hóa (Entfremdung) và ngoại tại hóa (Veräußerung).

Hai nội dung nhất thể yên tĩnh và đa thể sống động trong khái niệm Tinh thần trên đây đã được Hegel khái quát thành hình tượng một Tinh thần vừa say mèm trong đám rước của Thần Rượu Bacchus lại vừa trong suốt, yên tĩnh trong tâm hồn, ẩn mình sau những vận động ồn ào của tính cách đa thể đó. Vận động trái ngược nhau nhưng chứa đựng lẫn nhau của nhất thể và đa thể trong Tinh thần là vận động sống động của Chân lý – đích đến tối thượng của triết học:

“[Chân lý] là đám rước cuồng nhiệt Thần Rượu Bacchus, nơi đó không thành viên nào là không say khướt; và bởi vì khi mỗi thành viên tách riêng ra, thì cũng tự ngã gục lập tức, nên đám rước cũng đồng thời là sự yên nghỉ trong suốt và đơn giản [khi mọi thành viên đều lăn quay ra đất]” ( 1 , tr. 85).

Dựa trên miêu tả giàu hình tượng này của Hegel, ta có thể đi đến sự quy giảm khái niệm Tinh thần thành hình ảnh Tinh thần nhắm mắt và mở mắt. Tính đối xứng trong Tinh thần nhất thể yên tĩnh và Tinh thần đa thể sống động được Hegel diễn đạt trong nhiều cặp từ đối xứng, chẳng hạn cặp khái niệm Ý thức – Tự-ý thức, Bản thể – Chủ thể, sự xác tín – sự thật, cái phổ biến – cái cá biệt, bề sâu – bề rộng; cặp hành vi khẳng định – phủ định và cặp tính chất tự-mình – cho-mình, ngang bằng – không ngang bằng, đồng danh – không đồng danh, thuần túy – hiện thực.

Tinh thần nhắm mắt như là Ý thức và Tinh thần mở mắt như là Tự-ý thức

Tinh thần nhắm mắt, mở mắt và đã thấy những gì? Một bầu không ban đêm yên tĩnh, đó là cái thấy của Tinh thần nhất thể tự-mình. Một ban ngày tràn ngập ánh sáng hiện thực, đó là cái thấy của Tinh thần đa thể cho-mình. Trong Triết học tự nhiên (Philosophy of Nature), Hegel tóm tắt về Tinh thần như là nhất thể và đa thể trong các cặp khái niệm cái Toàn bộ - cái Cá biệt và cái Một - cái Nhiều như sau: “Bản tính của nó là, những gì là cái Toàn bộ, là cái Một, thì hoàn toàn ngoại cảnh hóa và ở trong chính mình là cái Nhiều” ( 11 , tr. 16).

Nhất thể: Tinh thần nhắm mắt – Ý thức khẳng định

Mục (A) “Ý thức” trong tổng cộng ba mục của Hiện tượng học tinh thần đã miêu tả người Cha tự-mình dẫn dắt đứa trẻ Tinh thần đi qua cái biết say sưa an tĩnh về thế giới. Lúc này, khái niệm Tinh thần mang nghĩa là Ý thức băn khoăn về câu hỏi “Thế giới là gì?” mà không bận tâm về cái tôi, hay Tự-ý thức nằm sau câu hỏi đó. Nội dung đầu tiên về Tinh thần nhất thể tự-mình này thể hiện sự ảnh hưởng của Phật giáo nói riêng hay Hindu giáo nói chung lên triết học Hegel. Oosterling đã nhận xét màu sắc của Phật giáo trong triết học Hegel nằm ở Tinh thần thiền định, chìm đắm trong chính mình: “Luận bàn của Hegel về Phật giáo được kết tinh trong hình tượng sau: đức Phật thiền định đang tự nuốt lấy chính mình. Hình ảnh này thể hiện tính trực tiếp tuyệt đối, sự tự-mình không phát thành tiếng” ( 12 , tr. 51). Vậy, mượn hình tượng đức Phật an tĩnh trong cái nhắm hay khép hờ mắt, với nụ cười thanh thản, thư thái trên môi, bài báo gọi Tinh thần tự-mình là Tinh thần nhắm mắt. Bên cạnh đó, bài báo xây dựng hình tượng Tinh thần nhắm mắt dựa trên bình luận của Hegel về Tinh thần mơ ngủ trong Hindu giáo ở tác phẩm Bài giảng về triết học lịch sử (Lectures on the Philosophy of History): “Hữu thể Tuyệt đối ở đây hiện lên như là trạng thái xuất thần của tình trạng mơ ngủ” ( 13 , tr. 146-147).

Chịu ảnh hưởng của triết học phương Đông, bên cạnh Hindu giáo và Phật giáo, khái niệm nhất thể tự-mình trong triết học Hegel đồng điệu với khái niệm Đạo trong Đạo giáo. Miêu tả Đạo như là nhất thể yên tĩnh, Lão Tử viết: “Tuy trống không mà vô tận” ( 14 , tr. 58), còn Trang Tử viết: “Điềm đạm, tịch mịch, hư vô, vô vị, đó là căn bản của trời đất, bản chất của đạo đức” ( 15 , tr. 318). Giống như Đạo, Tinh thần nhắm mắt là cái biết vắng lặng, tịch mịch trong bầu trời đêm. Khái niệm Tinh thần nhất thể của Hegel cũng có thể được hình dung dựa trên cơ sở đồng điệu với lý tưởng hài nhi – già lão trong Đạo học. Trong Đạo học thường thấy một phép bằng kỳ lạ giữa hình tượng hài nhi và già lão. Đạo sĩ là người già lão thâm thúy nhưng hành xử như hài nhi. Hài nhi dù non tơ nhưng được Đạo lão ca tụng là có cái biết thâm thúy của già lão. Chẳng hạn, Lão Tử ca ngợi Đạo vừa là con trẻ trong trẻo, vừa là nguồn cội trường tồn: “Nó trong trẻo thay!/ Lại dường như trường tồn!/ Ta không biết Nó là con ai,/ Dường như có trước Thiên đế” ( 14 , tr. 55). Mượn hình tượng hài nhi và già lão trong Đạo giáo, cái biết của Tinh thần nhất thể có thể được hiểu trong hai bước đi. Đầu tiên, Tinh thần đã thấy cái Toàn bộ dửng dưng hay cái biết của hài nhi yên ngủ. Sau đó, Tinh thần đã có được tri thức về cái Một an tĩnh hay cái biết của già lão thiền định.

Như vậy, trong triết học Hegel, khái niệm Tinh thần nhất thể, hình dung như là Tinh thần nhắm mắt, mang nghĩa là tri thức tự-mình, hài hòa, yên tĩnh, là “tiếng Vâng hòa giải” ( 1 , tr. 1303). Tiếng Vâng này vừa ngây thơ, thuần túy như hài nhi yên ngủ – tức tình trạng sơ khai, manh nha, tiềm tàng, chưa phát triển; vừa điềm đạm, thấu suốt như già lão thiền định – tức tình trạng thông thái, am tường về toàn bộ cuộc đào luyện và tha hóa đầy gian nan mà Tinh thần đã trải nghiệm và vượt bỏ. Khái niệm Tinh thần nhất thể không chỉ mang nghĩa là cái biết hòa giải, thông thái mà còn mang nghĩa là cái biết đầy nhược điểm do sự quan sát tự-mình dửng dưng, hời hợt và sự suy luận tự-mình nghèo nàn, trừu tượng của nó. Nói một cách hình tượng, khi Tinh thần khép mắt yên tĩnh trong nhận thức thuần túy của mình quá lâu, Tinh thần đã trở nên nghèo nàn và trống rỗng trong cái biết ấu trĩ.

Nhất thể: Tinh thần nhắm mắt – Ý thức khẳng định

Mục (A) “Ý thức” trong tổng cộng ba mục của Hiện tượng học tinh thần đã miêu tả người Cha tự-mình dẫn dắt đứa trẻ Tinh thần đi qua cái biết say sưa an tĩnh về thế giới. Lúc này, khái niệm Tinh thần mang nghĩa là Ý thức băn khoăn về câu hỏi “Thế giới là gì?” mà không bận tâm về cái tôi, hay Tự-ý thức nằm sau câu hỏi đó. Nội dung đầu tiên về Tinh thần nhất thể tự-mình này thể hiện sự ảnh hưởng của Phật giáo nói riêng hay Hindu giáo nói chung lên triết học Hegel. Oosterling đã nhận xét màu sắc của Phật giáo trong triết học Hegel nằm ở Tinh thần thiền định, chìm đắm trong chính mình: “Luận bàn của Hegel về Phật giáo được kết tinh trong hình tượng sau: đức Phật thiền định đang tự nuốt lấy chính mình. Hình ảnh này thể hiện tính trực tiếp tuyệt đối, sự tự-mình không phát thành tiếng” ( 12 , tr. 51). Vậy, mượn hình tượng đức Phật an tĩnh trong cái nhắm hay khép hờ mắt, với nụ cười thanh thản, thư thái trên môi, bài báo gọi Tinh thần tự-mình là Tinh thần nhắm mắt. Bên cạnh đó, bài báo xây dựng hình tượng Tinh thần nhắm mắt dựa trên bình luận của Hegel về Tinh thần mơ ngủ trong Hindu giáo ở tác phẩm Bài giảng về triết học lịch sử (Lectures on the Philosophy of History): “Hữu thể Tuyệt đối ở đây hiện lên như là trạng thái xuất thần của tình trạng mơ ngủ” ( 13 , tr. 146-147).

Chịu ảnh hưởng của triết học phương Đông, bên cạnh Hindu giáo và Phật giáo, khái niệm nhất thể tự-mình trong triết học Hegel đồng điệu với khái niệm Đạo trong Đạo giáo. Miêu tả Đạo như là nhất thể yên tĩnh, Lão Tử viết: “Tuy trống không mà vô tận” ( 14 , tr. 58), còn Trang Tử viết: “Điềm đạm, tịch mịch, hư vô, vô vị, đó là căn bản của trời đất, bản chất của đạo đức” ( 15 , tr. 318). Giống như Đạo, Tinh thần nhắm mắt là cái biết vắng lặng, tịch mịch trong bầu trời đêm. Khái niệm Tinh thần nhất thể của Hegel cũng có thể được hình dung dựa trên cơ sở đồng điệu với lý tưởng hài nhi – già lão trong Đạo học. Trong Đạo học thường thấy một phép bằng kỳ lạ giữa hình tượng hài nhi và già lão. Đạo sĩ là người già lão thâm thúy nhưng hành xử như hài nhi. Hài nhi dù non tơ nhưng được Đạo lão ca tụng là có cái biết thâm thúy của già lão. Chẳng hạn, Lão Tử ca ngợi Đạo vừa là con trẻ trong trẻo, vừa là nguồn cội trường tồn: “Nó trong trẻo thay!/ Lại dường như trường tồn!/ Ta không biết Nó là con ai,/ Dường như có trước Thiên đế” ( 14 , tr. 55). Mượn hình tượng hài nhi và già lão trong Đạo giáo, cái biết của Tinh thần nhất thể có thể được hiểu trong hai bước đi. Đầu tiên, Tinh thần đã thấy cái Toàn bộ dửng dưng hay cái biết của hài nhi yên ngủ. Sau đó, Tinh thần đã có được tri thức về cái Một an tĩnh hay cái biết của già lão thiền định.

Như vậy, trong triết học Hegel, khái niệm Tinh thần nhất thể, hình dung như là Tinh thần nhắm mắt, mang nghĩa là tri thức tự-mình, hài hòa, yên tĩnh, là “tiếng Vâng hòa giải” ( 1 , tr. 1303). Tiếng Vâng này vừa ngây thơ, thuần túy như hài nhi yên ngủ – tức tình trạng sơ khai, manh nha, tiềm tàng, chưa phát triển; vừa điềm đạm, thấu suốt như già lão thiền định – tức tình trạng thông thái, am tường về toàn bộ cuộc đào luyện và tha hóa đầy gian nan mà Tinh thần đã trải nghiệm và vượt bỏ. Khái niệm Tinh thần nhất thể không chỉ mang nghĩa là cái biết hòa giải, thông thái mà còn mang nghĩa là cái biết đầy nhược điểm do sự quan sát tự-mình dửng dưng, hời hợt và sự suy luận tự-mình nghèo nàn, trừu tượng của nó. Nói một cách hình tượng, khi Tinh thần khép mắt yên tĩnh trong nhận thức thuần túy của mình quá lâu, Tinh thần đã trở nên nghèo nàn và trống rỗng trong cái biết ấu trĩ.

Nhất thể: Tinh thần nhắm mắt – Ý thức khẳng định

Mục (A) “Ý thức” trong tổng cộng ba mục của Hiện tượng học tinh thần đã miêu tả người Cha tự-mình dẫn dắt đứa trẻ Tinh thần đi qua cái biết say sưa an tĩnh về thế giới. Lúc này, khái niệm Tinh thần mang nghĩa là Ý thức băn khoăn về câu hỏi “Thế giới là gì?” mà không bận tâm về cái tôi, hay Tự-ý thức nằm sau câu hỏi đó. Nội dung đầu tiên về Tinh thần nhất thể tự-mình này thể hiện sự ảnh hưởng của Phật giáo nói riêng hay Hindu giáo nói chung lên triết học Hegel. Oosterling đã nhận xét màu sắc của Phật giáo trong triết học Hegel nằm ở Tinh thần thiền định, chìm đắm trong chính mình: “Luận bàn của Hegel về Phật giáo được kết tinh trong hình tượng sau: đức Phật thiền định đang tự nuốt lấy chính mình. Hình ảnh này thể hiện tính trực tiếp tuyệt đối, sự tự-mình không phát thành tiếng” ( 12 , tr. 51). Vậy, mượn hình tượng đức Phật an tĩnh trong cái nhắm hay khép hờ mắt, với nụ cười thanh thản, thư thái trên môi, bài báo gọi Tinh thần tự-mình là Tinh thần nhắm mắt. Bên cạnh đó, bài báo xây dựng hình tượng Tinh thần nhắm mắt dựa trên bình luận của Hegel về Tinh thần mơ ngủ trong Hindu giáo ở tác phẩm Bài giảng về triết học lịch sử (Lectures on the Philosophy of History): “Hữu thể Tuyệt đối ở đây hiện lên như là trạng thái xuất thần của tình trạng mơ ngủ” ( 13 , tr. 146-147).

Chịu ảnh hưởng của triết học phương Đông, bên cạnh Hindu giáo và Phật giáo, khái niệm nhất thể tự-mình trong triết học Hegel đồng điệu với khái niệm Đạo trong Đạo giáo. Miêu tả Đạo như là nhất thể yên tĩnh, Lão Tử viết: “Tuy trống không mà vô tận” ( 14 , tr. 58), còn Trang Tử viết: “Điềm đạm, tịch mịch, hư vô, vô vị, đó là căn bản của trời đất, bản chất của đạo đức” ( 15 , tr. 318). Giống như Đạo, Tinh thần nhắm mắt là cái biết vắng lặng, tịch mịch trong bầu trời đêm. Khái niệm Tinh thần nhất thể của Hegel cũng có thể được hình dung dựa trên cơ sở đồng điệu với lý tưởng hài nhi – già lão trong Đạo học. Trong Đạo học thường thấy một phép bằng kỳ lạ giữa hình tượng hài nhi và già lão. Đạo sĩ là người già lão thâm thúy nhưng hành xử như hài nhi. Hài nhi dù non tơ nhưng được Đạo lão ca tụng là có cái biết thâm thúy của già lão. Chẳng hạn, Lão Tử ca ngợi Đạo vừa là con trẻ trong trẻo, vừa là nguồn cội trường tồn: “Nó trong trẻo thay!/ Lại dường như trường tồn!/ Ta không biết Nó là con ai,/ Dường như có trước Thiên đế” ( 14 , tr. 55). Mượn hình tượng hài nhi và già lão trong Đạo giáo, cái biết của Tinh thần nhất thể có thể được hiểu trong hai bước đi. Đầu tiên, Tinh thần đã thấy cái Toàn bộ dửng dưng hay cái biết của hài nhi yên ngủ. Sau đó, Tinh thần đã có được tri thức về cái Một an tĩnh hay cái biết của già lão thiền định.

Như vậy, trong triết học Hegel, khái niệm Tinh thần nhất thể, hình dung như là Tinh thần nhắm mắt, mang nghĩa là tri thức tự-mình, hài hòa, yên tĩnh, là “tiếng Vâng hòa giải” ( 1 , tr. 1303). Tiếng Vâng này vừa ngây thơ, thuần túy như hài nhi yên ngủ – tức tình trạng sơ khai, manh nha, tiềm tàng, chưa phát triển; vừa điềm đạm, thấu suốt như già lão thiền định – tức tình trạng thông thái, am tường về toàn bộ cuộc đào luyện và tha hóa đầy gian nan mà Tinh thần đã trải nghiệm và vượt bỏ. Khái niệm Tinh thần nhất thể không chỉ mang nghĩa là cái biết hòa giải, thông thái mà còn mang nghĩa là cái biết đầy nhược điểm do sự quan sát tự-mình dửng dưng, hời hợt và sự suy luận tự-mình nghèo nàn, trừu tượng của nó. Nói một cách hình tượng, khi Tinh thần khép mắt yên tĩnh trong nhận thức thuần túy của mình quá lâu, Tinh thần đã trở nên nghèo nàn và trống rỗng trong cái biết ấu trĩ.

Đa thể: Tinh thần mở mắt – Tự-ý thức phủ định

Người Mẹ cho-mình đã dẫn dắt đứa trẻ Tinh thần đi ra không gian hiện thực như thế nào được Hegel trình bày trong phần (B) “Tự-ý thức” của quyển Hiện tượng học tinh thần . Ở đây, khái niệm Tinh thần không còn mang nghĩa là Ý thức trả lời cho câu hỏi “Thế giới là gì?”, mà đã hóa thành Tự-ý thức trả lời cho câu hỏi “Ta làm gì trong thế giới?”. Câu hỏi cho-mình mới xuất hiện này khởi nguồn từ sự nhân đôi của nhất thể yên tĩnh thành cái Tôi và cái khác Tôi, hay Tự-ý thức và cái khác: “Cho Tự-ý thức, có một Tự-ý thức khác; Tự-ý thức đã đi đến chỗ ra khỏi chính bản thân mình” ( 1 , tr. 435). Điều này đồng nghĩa với khẳng định rằng, với Hegel, “cái khác” không phải là cái khác lạ xa cách hoàn toàn mà là cái khác vốn khởi nguồn từ cái Một, do sự nhân đôi của Tự-ý thức mà thành.

Sự nhân đôi này đem lại tư duy phân biệt về cái ta đúng và kẻ khác sai: “Cái Sai – điều duy nhất được bàn ở đây – được giả định như là cái Khác, như là cái phủ định của Bản thể, còn Bản thể – với tư cách là nội dung của cái biết – là cái Đúng” ( 1 , tr. 74). Nội dung đa thể này của khái niệm Tinh thần phản ánh sức ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo lên triết học Hegel. Cái biết tường minh trong ánh sáng chính là cái biết toàn tri của Thiên Chúa về thiện và ác được trình bày trong miêu tả về đôi mắt Chúa ở Kinh Cựu ước, phần Châm ngôn, câu 15:3: “Đôi mắt của Chúa ở muôn nơi, dõi thấy kẻ ác và kẻ thiện” ( 16 , tr. 826). Hay nói như Žižek, với tư cách là triết gia chịu ảnh hưởng từ Thiên Chúa giáo, Hegel đã tụng ca tính thiết yếu đầy thiêng liêng của Tinh thần tự nhân đôi, phân rã, xuất nhượng thành tồn tại cho-mình: “Với Hegel như là một triết gia Thiên Chúa, vấn đề không phải là ‘vượt qua sự phân rã’ (…) Sự thiêng liêng không phải là vực rỗng, nơi Nhất thể-bao-chứa-tất-cả nằm sau hàng loạt các hiện tượng; sự thiêng liêng là sức mạnh-phủ định xé rời nhất thể hữu cơ” ( 7 , tr. 110-111).

Như vậy, Tinh thần đã nhắm rồi mở đôi mắt của mình. Đôi mắt bất phân, khép hờ an tịnh hay đôi mắt tự-mình – xem ta và cái khác là một nhất thể của đức Phật – nay đã đón chào ánh sáng ban ngày tường minh, rạng rỡ của đôi mắt phân biệt, cho-mình của Thiên Chúa. Trong tác phẩm Bài giảng về triết học lịch sử (Lectures on the Philosophy of History), Hegel đã miêu tả khái niệm Tinh thần đa thể trong hình ảnh Tinh thần tỉnh giấc để khu biệt với trạng thái mơ ngủ của Tinh thần trong Hindu giáo: “Trong giấc mơ, cá thể ngừng ý thức về bản ngã trong trạng thái tương phản với tồn tại khách quan. Khi tỉnh giấc, tôi tồn tại cho chính mình và tạo hóa còn lại là cái ngoại cảnh, là mục đích cố định vì tôi sống cho chúng” ( 13 , tr. 147). Thay thế cho cái biết ấu trĩ, nghèo nàn, trống rỗng của Tinh thần nhắm mắt, Tinh thần mở mắt đã cất tiếng nói “Không” – tiếng nói phủ định cái khác để khẳng định cái Tôi Tự-ý thức đầy sống động, hào hùng: “Tiếng nói ‘không’ phủ định: tiếng nói ‘không’ của sự đối đầu phấn khởi và hùng dũng với đối thủ, tiếng ‘không’ của sự tranh đấu nhằm ở sự tự khẳng định, không phải sự tự vượt bỏ” ( 7 , tr. 199). Đánh đổi niềm hạnh phúc của Ý thức an tĩnh cho cái biết sâu sắc và phong phú, Tinh thần đa thể khẳng định tính thiết yếu phải đau khổ – một luận điểm đặc trưng của Thiên Chúa giáo. Trong khi đức Phật không nhìn thấy tính thiết yếu phải đau khổ mà xem đau khổ là vô minh, cần phải vượt bỏ đau khổ thì Thiên Chúa nhấn mạnh sứ mệnh phải đau khổ để qua đau khổ, hồi sinh với tầm vóc trí tuệ cao hơn: “Và ngài bắt đầu dạy họ rằng, Con người sẽ phải chịu nhiều đau khổ, và bị các trưởng lão, thầy tế lễ, thầy thông giáo chối bỏ, và rồi ba ngày sau sẽ hồi sinh” ( 17 , tr. 1255).

Nhược điểm của Tinh thần đa thể nằm ở việc hành động cho-mình của Tinh thần đem lại cái biết bảo thủ, định kiến, còn sự suy tưởng cho-mình của Tinh thần đem lại cái biết dị đoan, bất hạnh. Tinh thần đa thể thiếu vắng trí tuệ thông thái, điềm đạm, an tịnh, hiền lành và hạnh phúc trong chính mình của “tiếng Vâng hòa giải” ( 1 , tr. 1303) nơi Tinh thần nhất thể.

Đa thể: Tinh thần mở mắt – Tự-ý thức phủ định

Người Mẹ cho-mình đã dẫn dắt đứa trẻ Tinh thần đi ra không gian hiện thực như thế nào được Hegel trình bày trong phần (B) “Tự-ý thức” của quyển Hiện tượng học tinh thần . Ở đây, khái niệm Tinh thần không còn mang nghĩa là Ý thức trả lời cho câu hỏi “Thế giới là gì?”, mà đã hóa thành Tự-ý thức trả lời cho câu hỏi “Ta làm gì trong thế giới?”. Câu hỏi cho-mình mới xuất hiện này khởi nguồn từ sự nhân đôi của nhất thể yên tĩnh thành cái Tôi và cái khác Tôi, hay Tự-ý thức và cái khác: “Cho Tự-ý thức, có một Tự-ý thức khác; Tự-ý thức đã đi đến chỗ ra khỏi chính bản thân mình” ( 1 , tr. 435). Điều này đồng nghĩa với khẳng định rằng, với Hegel, “cái khác” không phải là cái khác lạ xa cách hoàn toàn mà là cái khác vốn khởi nguồn từ cái Một, do sự nhân đôi của Tự-ý thức mà thành.

Sự nhân đôi này đem lại tư duy phân biệt về cái ta đúng và kẻ khác sai: “Cái Sai – điều duy nhất được bàn ở đây – được giả định như là cái Khác, như là cái phủ định của Bản thể, còn Bản thể – với tư cách là nội dung của cái biết – là cái Đúng” ( 1 , tr. 74). Nội dung đa thể này của khái niệm Tinh thần phản ánh sức ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo lên triết học Hegel. Cái biết tường minh trong ánh sáng chính là cái biết toàn tri của Thiên Chúa về thiện và ác được trình bày trong miêu tả về đôi mắt Chúa ở Kinh Cựu ước, phần Châm ngôn, câu 15:3: “Đôi mắt của Chúa ở muôn nơi, dõi thấy kẻ ác và kẻ thiện” ( 16 , tr. 826). Hay nói như Žižek, với tư cách là triết gia chịu ảnh hưởng từ Thiên Chúa giáo, Hegel đã tụng ca tính thiết yếu đầy thiêng liêng của Tinh thần tự nhân đôi, phân rã, xuất nhượng thành tồn tại cho-mình: “Với Hegel như là một triết gia Thiên Chúa, vấn đề không phải là ‘vượt qua sự phân rã’ (…) Sự thiêng liêng không phải là vực rỗng, nơi Nhất thể-bao-chứa-tất-cả nằm sau hàng loạt các hiện tượng; sự thiêng liêng là sức mạnh-phủ định xé rời nhất thể hữu cơ” ( 7 , tr. 110-111).

Như vậy, Tinh thần đã nhắm rồi mở đôi mắt của mình. Đôi mắt bất phân, khép hờ an tịnh hay đôi mắt tự-mình – xem ta và cái khác là một nhất thể của đức Phật – nay đã đón chào ánh sáng ban ngày tường minh, rạng rỡ của đôi mắt phân biệt, cho-mình của Thiên Chúa. Trong tác phẩm Bài giảng về triết học lịch sử (Lectures on the Philosophy of History), Hegel đã miêu tả khái niệm Tinh thần đa thể trong hình ảnh Tinh thần tỉnh giấc để khu biệt với trạng thái mơ ngủ của Tinh thần trong Hindu giáo: “Trong giấc mơ, cá thể ngừng ý thức về bản ngã trong trạng thái tương phản với tồn tại khách quan. Khi tỉnh giấc, tôi tồn tại cho chính mình và tạo hóa còn lại là cái ngoại cảnh, là mục đích cố định vì tôi sống cho chúng” ( 13 , tr. 147). Thay thế cho cái biết ấu trĩ, nghèo nàn, trống rỗng của Tinh thần nhắm mắt, Tinh thần mở mắt đã cất tiếng nói “Không” – tiếng nói phủ định cái khác để khẳng định cái Tôi Tự-ý thức đầy sống động, hào hùng: “Tiếng nói ‘không’ phủ định: tiếng nói ‘không’ của sự đối đầu phấn khởi và hùng dũng với đối thủ, tiếng ‘không’ của sự tranh đấu nhằm ở sự tự khẳng định, không phải sự tự vượt bỏ” ( 7 , tr. 199). Đánh đổi niềm hạnh phúc của Ý thức an tĩnh cho cái biết sâu sắc và phong phú, Tinh thần đa thể khẳng định tính thiết yếu phải đau khổ – một luận điểm đặc trưng của Thiên Chúa giáo. Trong khi đức Phật không nhìn thấy tính thiết yếu phải đau khổ mà xem đau khổ là vô minh, cần phải vượt bỏ đau khổ thì Thiên Chúa nhấn mạnh sứ mệnh phải đau khổ để qua đau khổ, hồi sinh với tầm vóc trí tuệ cao hơn: “Và ngài bắt đầu dạy họ rằng, Con người sẽ phải chịu nhiều đau khổ, và bị các trưởng lão, thầy tế lễ, thầy thông giáo chối bỏ, và rồi ba ngày sau sẽ hồi sinh” ( 17 , tr. 1255).

Nhược điểm của Tinh thần đa thể nằm ở việc hành động cho-mình của Tinh thần đem lại cái biết bảo thủ, định kiến, còn sự suy tưởng cho-mình của Tinh thần đem lại cái biết dị đoan, bất hạnh. Tinh thần đa thể thiếu vắng trí tuệ thông thái, điềm đạm, an tịnh, hiền lành và hạnh phúc trong chính mình của “tiếng Vâng hòa giải” ( 1 , tr. 1303) nơi Tinh thần nhất thể.

Đa thể: Tinh thần mở mắt – Tự-ý thức phủ định

Người Mẹ cho-mình đã dẫn dắt đứa trẻ Tinh thần đi ra không gian hiện thực như thế nào được Hegel trình bày trong phần (B) “Tự-ý thức” của quyển Hiện tượng học tinh thần . Ở đây, khái niệm Tinh thần không còn mang nghĩa là Ý thức trả lời cho câu hỏi “Thế giới là gì?”, mà đã hóa thành Tự-ý thức trả lời cho câu hỏi “Ta làm gì trong thế giới?”. Câu hỏi cho-mình mới xuất hiện này khởi nguồn từ sự nhân đôi của nhất thể yên tĩnh thành cái Tôi và cái khác Tôi, hay Tự-ý thức và cái khác: “Cho Tự-ý thức, có một Tự-ý thức khác; Tự-ý thức đã đi đến chỗ ra khỏi chính bản thân mình” ( 1 , tr. 435). Điều này đồng nghĩa với khẳng định rằng, với Hegel, “cái khác” không phải là cái khác lạ xa cách hoàn toàn mà là cái khác vốn khởi nguồn từ cái Một, do sự nhân đôi của Tự-ý thức mà thành.

Sự nhân đôi này đem lại tư duy phân biệt về cái ta đúng và kẻ khác sai: “Cái Sai – điều duy nhất được bàn ở đây – được giả định như là cái Khác, như là cái phủ định của Bản thể, còn Bản thể – với tư cách là nội dung của cái biết – là cái Đúng” ( 1 , tr. 74). Nội dung đa thể này của khái niệm Tinh thần phản ánh sức ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo lên triết học Hegel. Cái biết tường minh trong ánh sáng chính là cái biết toàn tri của Thiên Chúa về thiện và ác được trình bày trong miêu tả về đôi mắt Chúa ở Kinh Cựu ước, phần Châm ngôn, câu 15:3: “Đôi mắt của Chúa ở muôn nơi, dõi thấy kẻ ác và kẻ thiện” ( 16 , tr. 826). Hay nói như Žižek, với tư cách là triết gia chịu ảnh hưởng từ Thiên Chúa giáo, Hegel đã tụng ca tính thiết yếu đầy thiêng liêng của Tinh thần tự nhân đôi, phân rã, xuất nhượng thành tồn tại cho-mình: “Với Hegel như là một triết gia Thiên Chúa, vấn đề không phải là ‘vượt qua sự phân rã’ (…) Sự thiêng liêng không phải là vực rỗng, nơi Nhất thể-bao-chứa-tất-cả nằm sau hàng loạt các hiện tượng; sự thiêng liêng là sức mạnh-phủ định xé rời nhất thể hữu cơ” ( 7 , tr. 110-111).

Như vậy, Tinh thần đã nhắm rồi mở đôi mắt của mình. Đôi mắt bất phân, khép hờ an tịnh hay đôi mắt tự-mình – xem ta và cái khác là một nhất thể của đức Phật – nay đã đón chào ánh sáng ban ngày tường minh, rạng rỡ của đôi mắt phân biệt, cho-mình của Thiên Chúa. Trong tác phẩm Bài giảng về triết học lịch sử (Lectures on the Philosophy of History), Hegel đã miêu tả khái niệm Tinh thần đa thể trong hình ảnh Tinh thần tỉnh giấc để khu biệt với trạng thái mơ ngủ của Tinh thần trong Hindu giáo: “Trong giấc mơ, cá thể ngừng ý thức về bản ngã trong trạng thái tương phản với tồn tại khách quan. Khi tỉnh giấc, tôi tồn tại cho chính mình và tạo hóa còn lại là cái ngoại cảnh, là mục đích cố định vì tôi sống cho chúng” ( 13 , tr. 147). Thay thế cho cái biết ấu trĩ, nghèo nàn, trống rỗng của Tinh thần nhắm mắt, Tinh thần mở mắt đã cất tiếng nói “Không” – tiếng nói phủ định cái khác để khẳng định cái Tôi Tự-ý thức đầy sống động, hào hùng: “Tiếng nói ‘không’ phủ định: tiếng nói ‘không’ của sự đối đầu phấn khởi và hùng dũng với đối thủ, tiếng ‘không’ của sự tranh đấu nhằm ở sự tự khẳng định, không phải sự tự vượt bỏ” ( 7 , tr. 199). Đánh đổi niềm hạnh phúc của Ý thức an tĩnh cho cái biết sâu sắc và phong phú, Tinh thần đa thể khẳng định tính thiết yếu phải đau khổ – một luận điểm đặc trưng của Thiên Chúa giáo. Trong khi đức Phật không nhìn thấy tính thiết yếu phải đau khổ mà xem đau khổ là vô minh, cần phải vượt bỏ đau khổ thì Thiên Chúa nhấn mạnh sứ mệnh phải đau khổ để qua đau khổ, hồi sinh với tầm vóc trí tuệ cao hơn: “Và ngài bắt đầu dạy họ rằng, Con người sẽ phải chịu nhiều đau khổ, và bị các trưởng lão, thầy tế lễ, thầy thông giáo chối bỏ, và rồi ba ngày sau sẽ hồi sinh” ( 17 , tr. 1255).

Nhược điểm của Tinh thần đa thể nằm ở việc hành động cho-mình của Tinh thần đem lại cái biết bảo thủ, định kiến, còn sự suy tưởng cho-mình của Tinh thần đem lại cái biết dị đoan, bất hạnh. Tinh thần đa thể thiếu vắng trí tuệ thông thái, điềm đạm, an tịnh, hiền lành và hạnh phúc trong chính mình của “tiếng Vâng hòa giải” ( 1 , tr. 1303) nơi Tinh thần nhất thể.

KẾT LUẬN

Bài viết đã đề xuất cách đọc tác phẩm triết học Hiện tượng học tinh thần như là tác phẩm văn học và khái niệm Tinh thần như là nhân vật văn học trên cơ sở về điểm chung giữa văn học và triết học, và lối viết giàu tính văn học của Hegel. Thông qua cách đọc này, bài viết trình bày một tổng thuật vắn tắt và trung thành, đúng theo tinh thần biện chứng, về khái niệm Tinh thần trong quyển Hiện tượng học tinh thần của Hegel. Trong đó, cặp đối ảnh Tinh thần nhắm và mở mắt được xây dựng dựa trên biểu tượng đức Phật và Thiên Chúa mang lại hình dạng sống động cho khái niệm Tinh thần nhất thể tự-mình và đa thể cho-mình của Hegel. Nếu khái niệm Tinh thần nhất thể chỉ cái biết dung hợp, hài hòa như ban đêm thì khái niệm Tinh thần đa thể chỉ cái biết phân minh, khu biệt như ban ngày. Khái niệm Tinh thần, hiểu như là hai cái biết luân phiên, vừa thúc đẩy Tự-ý thức tha hóa, xuất nhượng ra ánh sáng phân biệt hỗn loạn và xung đột, vừa kêu gọi Ý thức thu hồi, phản tư về với bóng đêm yên tĩnh và hòa giải.

Tri thức phong phú này về khái niệm Tinh thần góp phần giúp định hình lẽ sống cho con người hiện đại. Nhận biết mình là tế bào trong cơ thể Tinh thần khổng lồ, mỗi cá nhân thấy sẵn sàng dấn thân vào thế giới với tư cách là Tự-ý thức phủ định đầy chống đối, thù nghịch và nổi loạn đồng thời với tư cách là Ý thức hòa giải hiền lành, thông thái và an tĩnh; hay, sẵn sàng làm cho triệt để cả hai công việc của “Tự-ý thức phủ định” cất tiếng nói Không và “Ý thức khẳng định” cất tiếng nói Vâng để tìm về được với người Cha tự-mình và người Mẹ hiện thực và đi đến được căn nhà bao la của Tinh thần.

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - đã góp ý và định hướng sửa chữa giúp tôi hoàn thiện bài báo này.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bài báo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả xác minh mình là người duy nhất thực hiện các công việc nghiên cứu để hoàn thành bài báo với đề tài “Tinh thần nhắm và mở mắt” – một thử nghiệm đọc khái niệm Tinh thần trong Hiện tượng học tinh thần của Hegel.

References

  1. Hegel GWF. Hiện tượng học tinh thần (Phänomenologie des Geistes) (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải). Hà Nội: Văn học; 2006. . ;:. Google Scholar
  2. Kojève A. Introduction to the reading of Hegel, Lectures on the Phenomenology of Spirit. Ithaca and London: Cornell University Press; 1969. . ;:. Google Scholar
  3. Adorno TW. Hegel: Three Studies. London: The MIT Press, Cambridge; 1993. . ;:. Google Scholar
  4. Harris HS. Hegel’s Ladder II: The odyssey of spirit. Indianapolis: Hackett Publishing Company, Inc.; 1997. . ;:. Google Scholar
  5. Beiser FC. Hegel. New York: Routledge; 2005. . ;:. Google Scholar
  6. Pinkard T. Hegel’s Phenomenology: The Sociality of Reason. New York: Cambridge University; 1994. . ;:. Google Scholar
  7. Žižek S. Less than nothing: Hegel and the shadow of dialectical materialism. London, New York: Verso; 2012. . ;:. Google Scholar
  8. Liem HNH. Re-visioning The End of History (Doctoral dissertation). San Francisco, CA: California Institute of Integral Studies; 2015. . ;:. Google Scholar
  9. Hegel GWF. Aesthetics: Lectures on Fine Art. Volume I (Translated by T.M.Knox). New York: Oxford Universtity Press; 1975. . ;:. Google Scholar
  10. Hegel GWF. Các nguyên lý triết học pháp quyền hay Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về nhà nước (Grundlinien der Philosophie des Rechts oder Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải). Hà Nội: Tri thức; 2010. . ;:. Google Scholar
  11. Hegel GWF. Encyclopedia of the Philosophical Sciences Part Two, Philosophy of Nature (translated by A. V. Miller). Oxford: Clarendon Press; 1970. . ;:. Google Scholar
  12. Oosterling H. Avoiding nihilism by Affirming nothing: Hegel on Buddhism. In: Hegel’s Philosophy of the Historical Religion. Leiden, Boston: Brill; 2012. . ;:. Google Scholar
  13. Hegel GWF. Lectures on the Philosophy of History (Translated by J. Sibree, M.A.). London: G. Bell and Sons, LTD; 1914. . ;:. Google Scholar
  14. Lão Tử. Đạo Đức Kinh (Thu Giang, Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú). Hồ Chí Minh: Trẻ; 2023. . ;:. Google Scholar
  15. Trang Tử. Nam Hoa Kinh (Nguyễn Hiến Lê giới thiệu và chú dịch). Hồ Chí Minh: Văn hóa - Thông tin; 1994. . ;:. Google Scholar
  16. The Old Testament. Salt Lake city: The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints; 1979. . ;:. Google Scholar
  17. The New Testament. Salt Lake city: The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints; 1979. . ;:. Google Scholar
  18. Hegel GWF. Bách khoa thư các khoa học triết học I, Khoa học Lôgíc (Logik der Enzykclopädie) (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải). Hà Nội: Tri thức; 2008. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 4 (2024)
Page No.: 2714-2725
Published: Dec 31, 2024
Section: Research Article - Social Sciences
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i4.1002

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, U. (2024). “Spirit closes and opens its eyes” - an experimental reading of Hegel’s Concept of Spirit in The phenomenology of Spirit. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(4), 2714-2725. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i4.1002

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 110 times
PDF   = 57 times
XML   = 0 times
Total   = 57 times