VNUHCM Journal of

Social Sciences and Humanities

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2017

ISSN 2588-1043

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Article - Arts & Humanities

HTML

221

Total

147

Share

The development of Shivaism in Oc Eo culture: A case study of symbols on gold plaques






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Gold plaques are a unique type of artifact and exist in large quantities in Oc Eo culture. They are must-have sacred objects during Shilanyas ceremonies, the ritual of placing sacred objects before the construction of architectural works according to Hinduism. So far, scientists have discovered more than 800 gold plaques artifacts in architectural relics of the Oc Eo culture in Southern Vietnam. Many pieces of gold are engraved with the content representing the worldview of the Oc Eo people, in which Hindu symbols got a high percentage. By studying the content expressed on gold plaques artifacts of the Oc Eo culture kept in museums in Southern provinces, the article identifies and lists the Shivaism symbols on these artifacts. The findings show that, on gold plaques, the god Shiva is rarely represented in human form, and there are only seven specimens at Da Noi site, An Giang province, with the symbols of Shivaism mainly expressed through sacred objects and mounts of the god Shiva, including linga, trident, Nandi, crescent moon, water pot and deer. Only three relics were found: Da Noi, Nen Chua, and Go Thap, all of which are early-dated architectural relics. On many gold plaques, the symbols of Vishnuism and Shivaism were also shown together. These results demonstrate the continuous development of Shivaism in the Southern Vietnam. Although in the 5th and 6th centuries, Vishnuism was more dominant in the Southern Delta, Shivaism still maintained its existence as a major sect.

MỞ ĐẦU

Văn hóa Óc Eo là tên gọi của một nền văn hóa khảo cổ xuất hiện vào khoảng đầu công nguyên ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Các nhà khoa học Pháp và sau đó là Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu trong gần 80 năm qua. Nền văn hóa này có không gian phân bố trên vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Kông, tồn tại trong khoảng thế kỷ I đến thế kỷ VII, được xem là một thực thể của vương quốc cổ Phù Nam – một trong những quốc gia hình thành và phát triển sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Một trong những hiện vật độc đáo và có số lượng tương đối nhiều của văn hóa Óc Eo là các mảnh vàng lá. Đó là các mảnh vàng được dát mỏng, có hoặc không có hoa văn trang trí, được tìm thấy trong di tích kiến trúc.

Những hiện vật vàng được Louis Malleret công bố lần đầu trong 3 tập đầu của series 4 tập L’Archaéologie du delta du Mékong , với 136 địa điểm của miền Tây sông Hậu và một tập về 167 địa điểm hạ lưu sông Tiền và Đông Nam Bộ. Với tác phẩm này, đặc biệt về hiện vật vàng, Malleret đã thống kê được 1311 di vật vàng với trọng lượng 1120 gram 1 . Lê Thị Liên đã có nhiều công trình nghiên cứu về một số hiện vật vàng lá như trình bày một số ý nghĩa biểu tượng của những hình vẽ trên các lá vàng ở Gò Tháp (Đồng Tháp) và Gò Xoài (Long An) 2 . Ngoài ra, vàng lá còn được đề cập đến trong các công bố mang tính tổng hợp về di tích văn hóa Óc Eo nói chung (Võ Sĩ Khải, Đào Linh Côn, 1997; Bùi Chí Hoàng, 2018) và các công trình nghiên cứu về các di tích cụ thể thuộc văn hóa Óc Eo (Bùi Phát Diệm, Đào Linh Côn, Vương Thu Hồng, 2001; Đặng Văn Thắng, Võ Thị Huỳnh Như, 2012; Đặng Văn Thắng, Hà Thị Sương, 2013; Phạm Thị Ngọc Thảo, 2013; Đặng Văn Thắng, 2017).

Những nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các hiện vật vàng lá trong khi đề cập đến các phát hiện khảo cổ. Phạm Thị Ngọc Thảo trong luận văn “Hiện vật vàng trong văn hóa Óc Eo” có đề cập đến loại hình hiện vật vàng lá, nhận dạng các nội dung trên vàng lá theo hình thức thể hiện: nhân thần, nhiên thần, hình người, linh thú và động vật, thảo mộc, vật thể, hình học, minh văn 3 . Lê Thị Liên trong công trình “Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng Sông Cửu Long trước thế kỷ X” đã bước đầu nhận dạng các biểu tượng của Shiva trên vàng lá chủ yếu ở di tích Gò Tháp Đá Nổi và cho rằng “trong khi có nhiều biểu tượng được thể hiện khá rõ ràng để nhận dạng tính chất của Vishnu giáo thì tình hình không dễ dàng đối với các biểu tượng của Shiva” 2 . Tác giả Đặng Văn Thắng cho rằng vàng lá là giai đoạn sớm nhất của hình thức thể hiện của Shiva và Vishnu trong văn hóa Óc Eo đồng thời xác định những hình người trên hiện vật vàng lá thể hiện nhân thân của thần Shiva 4 .

Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ các nội dung và ý nghĩa của các hình chạm khắc trên các hiện vật vàng lá đã tìm thấy thuộc về văn hóa Óc Eo đang lưu giữ ở các bảo tàng các tỉnh ở Nam bộ Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào hình ảnh của thần Shiva. Bằng phương pháp nghiên cứu các biểu tượng của Ấn Độ giáo và phương pháp thống kê, chúng tôi muốn làm rõ sự phát triển của Shiva giáo trong văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam.

NỘI DUNG CHÍNH

Tổng quan về phát hiện và chức năng của hiện vật vàng lá

Tổng quan về phát hiện và chức năng của hiện vật vàng lá

Chức năng của hiện vật vàng lá

Các báo cáo đã công bố trước đây cho rằng các kiến trúc thuộc nhóm một là những ngôi mộ hay mộ táng với giả định rằng tro là dấu vết của việc hỏa táng, do đó, các hiện vật vàng lá được xem như là các đồ tùy táng, chôn theo người chết 7 . Tuy nhiên, những năm gần đây, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nó là các công trình liên quan đến tôn giáo, cụ thể là các đền thờ Ấn Độ giáo và vàng lá là những hiện vật thiêng được dâng cúng cho thần linh 8 .

Vàng là một kim loại quý hiếm được sử dụng từ thời đại đồng đá, có màu sáng, mềm, dẻo, dễ dát mỏng, uốn; vàng không bị ăn mòn bởi axit hoặc kiềm và không dễ bị ăn mòn bởi môi trường ẩm ướt. Vì vậy, vàng và các hợp kim của nó thường được dùng để chế tạo đồ trang sức, tiền kim loại và có ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm của con người từ xưa đến nay.

Theo truyền thống, vàng được coi là quý nhất trong các kim loại, là loại kim loại hoàn hảo. Người Ấn Độ cho rằng vàng là ánh sáng khoáng chất. Vàng có tính chất lửa, thuộc về mặt trời, đế vương và thần thánh. Vàng là sản phẩm của sự thai nghén lâu dài của một phôi, hay là sự biến đổi, sự hoàn thiện của các kim loại thông thường. Thuật giả kim chỉ là hoàn tất, thúc nhanh sự chuyển đổi tự nhiên. Theo như Najarjuna (một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo), đất sét có thể chuyển đổi thành vàng và theo Shri Ramakrishna, vàng và đất sét chỉ là một 9 .

Vàng còn là biểu tượng của tri thức, đấy là bản chất dương. Các tu sĩ Hindu cho rằng vàng là sự bất tử. Thần Vishnu thường được thể hiện trong trang phục màu vàng và quả trứng vũ trụ của Brahma lóng lánh như vàng. Nữ thần Lakshmi xuất hiện trong hình dạng một nữ thần xinh đẹp với màu da vàng. Bà thường bận trang phục với màu sắc đỏ và vàng, thể hiện sự sung túc thịnh vượng. Bốn cánh tay của Lakshmi đại diện cho 4 mối bận tâm lớn nhất của đời người: sự công bằng, lòng ham muốn, của cải sung túc và sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên những bàn tay của nữ thần Lakshmi thường chảy ra những đồng tiền vàng quý giá mà nữ thần ban tặng cho những kẻ cầu khấn bà. Frazer nhấn mạnh rằng ở Ấn Độ, con dao bằng vàng được dùng trong lễ lớn giết ngựa tế thần vì vàng là anh sáng và chính nhờ có ánh sáng vàng mà con vật hiến tế lên được đến vương quốc của các vị thần 9 .

Thật ra, những mảnh vàng lá có trang trí hình ảnh như thế này không phải là đặc điểm riêng của các di tích ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Trên thực tế, chúng khá phổ biến trong toàn bộ Đông Nam Á, và chúng cũng đã được tìm thấy ở một số địa điểm của Nam Á, ví dụ ở Ấn Độ: ở Papanasi, Andhra Pradesh; ở Gokul, Tây Bengal; ở Sahagrawa, Nepal; và ở một số di tích ở Sri Lanka. Các địa điểm này đều được ghi nhận là các dạng đền thờ cổ, và những hiện vật vàng lá được sử dụng như là một phần của nghi lễ hiến tế. Chúng thường được đặt trong một trụ gạch, thường là trong các hố dưới bệ của vị thần chính, nhưng đôi khi cũng được đặt trong các bức tường hoặc trong phần kiến trúc trên mặt đất. Các hiện vật được đặt trong hố trong thời gian xây dựng như là một yếu tố quan trọng của một nghi lễ thờ cúng trong đền thờ thần 10 .

Các hiện vật được làm bằng vàng hoặc vàng lá, chúng được chôn cùng với đá quý, hạt giống và cây trồng trong việc thực hiện nghi lễ Shilanyas, tức nghi lễ đặt những viên gạch đầu tiên cho một ngôi đền. Hiện nay, nghi lễ này vẫn được duy trì và thực hiện cho cả các công trình kiến trúc lớn. Đầu tiên, người ta đào một 1 hố vuông, trong hố vuông này lại đào một hố vuông nhỏ, trong hố nhỏ đặt 4 viên gạch theo các hướng đông nam, đông bắc, tây nam và tây bắc tạo thành một hộc gạch, bên trong hộc gạch có cát và các là vàng (ngày nay là bạc), đá quý, hạt chuỗi thủy tinh, viên gạch thứ 5 được đặt lên phía trên hộc gạch; người ta làm các nghi lễ với chúng rồi đổ xi măng và vữa lên trên, lại đổ thêm nước rồi đắp đất lại 11 . Hình thức này rất giống với những kiến trúc được xem là mộ ở văn hóa Óc Eo, sự khác nhau là thay vì một lớp gạch thì là dạng một cột gạch được xây với nhiều lớp gạch, xi măng và vữa được thay bằng bùn và gạch vụn.

Hiện vật vàng lá trong văn hóa Óc Eo thường được tìm thấy trong hố thiêng của kiến trúc. Hố thiêng là tên gọi để chỉ một di tích có bình đồ vuông hoặc chữ nhật nằm trong lòng nền móng kiến trúc Ấn Độ giáo; vách hố có thể được xây bằng gạch và lấp đầy bởi cát sạch, đá, gạch... còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, như “hộp vuông”, “kiến trúc hình vuông”, “giếng vuông”, “hố chứa kho thiêng” 12 . Các lá vàng thường được nằm trộn lẫn trong lớp cát trắng tinh khiết ở lớp dưới cùng của hố thiêng, kết quả khai quật cho thấy lớp các này được cố ý đặt vào, không phải hiện tượng cát bên ngoài rơi vào hố. Lớp cát trắng hoặc vàng tinh khiết được phủ lên các lá vàng và những hiện vật khác được đặt vào trong hố, khác với cát hoặc đất được sử dụng để lấp miệng hố là một đặc điểm quan trọng của các vật dâng cúng tại các đền thờ ở Đông Nam Á. Các hiện vật quý trong số các đồ vật dâng cúng cũng được tìm thấy, ví dụ, Angkor Vat và Vat Athvea ở Campuchia, Candi Vishnu và các đền thờ ở miền Trung Java, các di tích Bongkissam ở Sarawak, Kalimantan, và đền thờ của Đại Hữu ở Quảng Bình, Việt Nam 10 .

Cuối cùng, vấn đề gây khó khăn cho giới nghiên cứu khi xác định tính chất của các kiến trúc Óc Eo là việc tìm thấy than tro trong hố thiêng. Vì ở Việt Nam, lượng than, tro này chưa được phân tích cụ thể để kết luận là tro của con người hay động vật, thực vật khác. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là lớp tro người hỏa táng, và các công trình kiến trúc này là các ngôi mộ gạch. Một số khác căn cứ vào việc so sánh với các kiến trúc tương tự ở Ấn Độ cổ đại và các nội dung mà các di vật tìm thấy trong kiến trúc để cho rằng, đây là kiến trúc liên quan đến tôn giáo. Điều này tương tự như trường hợp ở Java, các đền thần cổ được cho là mộ táng với tro của con người cho đến khi có các phân tích hóa học than tro đó cho thấy chúng có nguồn gốc từ động vật, dẫn đến kết quả lý thuyết mộ táng bị bác bỏ 10 . Tuy nhiên, các văn bản cổ Ấn Độ liệt kê vật thiêng thánh hiến lại không bao gồm tro xương động vật, đồng thời cũng không có bất kì vật thiêng thánh hiến nào phát hiện tại Ấn Độ có chứa than tro động vật 13 . Sự xuất hiện của than tro động vật trong các hố thiêng chứa đựng vật thiêng thánh hiến tại các di tích Óc Eo, Champa và Indonesia được cho là thể hiện một truyền thống mang tính chất địa phương, phổ biến trong xây dựng đền tháp trong một số khu vực nhất định của Đông Nam Á 12 .

Như vậy có thể thấy các hiện vật vàng lá có chức năng là vật hiến tế trong một nghi lễ tôn giáo, không phải là đồ tùy táng và các kiến trúc tìm thấy các hiện vật này là các công trình liên quan đến tôn giáo (đền thờ, stupa) chứ không phải là mộ.

Những biểu tượng mang tính chất Shiva giáo trên các lá vàng

Giáo phái Shiva hay Shiva giáo (Saivam, Shivaism) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao 14 . Đây là một trong những giáo phái lớn nhất mà Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda 15 . Từ Ấn Độ, Shiva giáo được truyền sang Đông Nam Á và trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.

Vàng lá được xem như là “phương tiện thể hiện sớm nhất và dễ chuyển tải nhất trong sự phát triển của các hình thức nhân dạng và sự kết hợp của các biểu tượng Hindu giáo” 16 . Trên các lá vàng, thần Shiva ít được thể hiện dưới dạng nhân thần, chỉ có 7 tiêu bản ở di tích Đá Nổi, An Giang, tính chất Shiva giáo được thể hiện thông qua các linh vật và vật cưỡi của thần Shiva: linga, đinh ba, bò thần Nandi, mặt trăng khuyết,… Tất cả đều chỉ được tìm thấy 3 di tích Đá Nổi, Nền Chùa và Gò Tháp, thuộc nhóm kiến trúc 1, nhóm các kiến trúc đơn giản, có niên đại sớm.

Những biểu tượng mang tính chất Shiva giáo trên các lá vàng

Giáo phái Shiva hay Shiva giáo (Saivam, Shivaism) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao 14 . Đây là một trong những giáo phái lớn nhất mà Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda 15 . Từ Ấn Độ, Shiva giáo được truyền sang Đông Nam Á và trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.

Vàng lá được xem như là “phương tiện thể hiện sớm nhất và dễ chuyển tải nhất trong sự phát triển của các hình thức nhân dạng và sự kết hợp của các biểu tượng Hindu giáo” 16 . Trên các lá vàng, thần Shiva ít được thể hiện dưới dạng nhân thần, chỉ có 7 tiêu bản ở di tích Đá Nổi, An Giang, tính chất Shiva giáo được thể hiện thông qua các linh vật và vật cưỡi của thần Shiva: linga, đinh ba, bò thần Nandi, mặt trăng khuyết,… Tất cả đều chỉ được tìm thấy 3 di tích Đá Nổi, Nền Chùa và Gò Tháp, thuộc nhóm kiến trúc 1, nhóm các kiến trúc đơn giản, có niên đại sớm.

Những biểu tượng mang tính chất Shiva giáo trên các lá vàng

Giáo phái Shiva hay Shiva giáo (Saivam, Shivaism) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao 14 . Đây là một trong những giáo phái lớn nhất mà Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda 15 . Từ Ấn Độ, Shiva giáo được truyền sang Đông Nam Á và trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.

Vàng lá được xem như là “phương tiện thể hiện sớm nhất và dễ chuyển tải nhất trong sự phát triển của các hình thức nhân dạng và sự kết hợp của các biểu tượng Hindu giáo” 16 . Trên các lá vàng, thần Shiva ít được thể hiện dưới dạng nhân thần, chỉ có 7 tiêu bản ở di tích Đá Nổi, An Giang, tính chất Shiva giáo được thể hiện thông qua các linh vật và vật cưỡi của thần Shiva: linga, đinh ba, bò thần Nandi, mặt trăng khuyết,… Tất cả đều chỉ được tìm thấy 3 di tích Đá Nổi, Nền Chùa và Gò Tháp, thuộc nhóm kiến trúc 1, nhóm các kiến trúc đơn giản, có niên đại sớm.

Những biểu tượng mang tính chất Shiva giáo trên các lá vàng

Giáo phái Shiva hay Shiva giáo (Saivam, Shivaism) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao 14 . Đây là một trong những giáo phái lớn nhất mà Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda 15 . Từ Ấn Độ, Shiva giáo được truyền sang Đông Nam Á và trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.

Vàng lá được xem như là “phương tiện thể hiện sớm nhất và dễ chuyển tải nhất trong sự phát triển của các hình thức nhân dạng và sự kết hợp của các biểu tượng Hindu giáo” 16 . Trên các lá vàng, thần Shiva ít được thể hiện dưới dạng nhân thần, chỉ có 7 tiêu bản ở di tích Đá Nổi, An Giang, tính chất Shiva giáo được thể hiện thông qua các linh vật và vật cưỡi của thần Shiva: linga, đinh ba, bò thần Nandi, mặt trăng khuyết,… Tất cả đều chỉ được tìm thấy 3 di tích Đá Nổi, Nền Chùa và Gò Tháp, thuộc nhóm kiến trúc 1, nhóm các kiến trúc đơn giản, có niên đại sớm.

Những biểu tượng mang tính chất Shiva giáo trên các lá vàng

Giáo phái Shiva hay Shiva giáo (Saivam, Shivaism) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao 14 . Đây là một trong những giáo phái lớn nhất mà Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda 15 . Từ Ấn Độ, Shiva giáo được truyền sang Đông Nam Á và trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.

Vàng lá được xem như là “phương tiện thể hiện sớm nhất và dễ chuyển tải nhất trong sự phát triển của các hình thức nhân dạng và sự kết hợp của các biểu tượng Hindu giáo” 16 . Trên các lá vàng, thần Shiva ít được thể hiện dưới dạng nhân thần, chỉ có 7 tiêu bản ở di tích Đá Nổi, An Giang, tính chất Shiva giáo được thể hiện thông qua các linh vật và vật cưỡi của thần Shiva: linga, đinh ba, bò thần Nandi, mặt trăng khuyết,… Tất cả đều chỉ được tìm thấy 3 di tích Đá Nổi, Nền Chùa và Gò Tháp, thuộc nhóm kiến trúc 1, nhóm các kiến trúc đơn giản, có niên đại sớm.

Những biểu tượng mang tính chất Shiva giáo trên các lá vàng

Giáo phái Shiva hay Shiva giáo (Saivam, Shivaism) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao 14 . Đây là một trong những giáo phái lớn nhất mà Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda 15 . Từ Ấn Độ, Shiva giáo được truyền sang Đông Nam Á và trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.

Vàng lá được xem như là “phương tiện thể hiện sớm nhất và dễ chuyển tải nhất trong sự phát triển của các hình thức nhân dạng và sự kết hợp của các biểu tượng Hindu giáo” 16 . Trên các lá vàng, thần Shiva ít được thể hiện dưới dạng nhân thần, chỉ có 7 tiêu bản ở di tích Đá Nổi, An Giang, tính chất Shiva giáo được thể hiện thông qua các linh vật và vật cưỡi của thần Shiva: linga, đinh ba, bò thần Nandi, mặt trăng khuyết,… Tất cả đều chỉ được tìm thấy 3 di tích Đá Nổi, Nền Chùa và Gò Tháp, thuộc nhóm kiến trúc 1, nhóm các kiến trúc đơn giản, có niên đại sớm.

Những biểu tượng mang tính chất Shiva giáo trên các lá vàng

Giáo phái Shiva hay Shiva giáo (Saivam, Shivaism) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao 14 . Đây là một trong những giáo phái lớn nhất mà Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda 15 . Từ Ấn Độ, Shiva giáo được truyền sang Đông Nam Á và trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.

Vàng lá được xem như là “phương tiện thể hiện sớm nhất và dễ chuyển tải nhất trong sự phát triển của các hình thức nhân dạng và sự kết hợp của các biểu tượng Hindu giáo” 16 . Trên các lá vàng, thần Shiva ít được thể hiện dưới dạng nhân thần, chỉ có 7 tiêu bản ở di tích Đá Nổi, An Giang, tính chất Shiva giáo được thể hiện thông qua các linh vật và vật cưỡi của thần Shiva: linga, đinh ba, bò thần Nandi, mặt trăng khuyết,… Tất cả đều chỉ được tìm thấy 3 di tích Đá Nổi, Nền Chùa và Gò Tháp, thuộc nhóm kiến trúc 1, nhóm các kiến trúc đơn giản, có niên đại sớm.

Sự phát triển của Shiva giáo ở trong văn hóa Óc Eo

Ấn Độ giáo được du nhập vào vùng đồng bằng Nam Bộ từ khá sớm, cụ thể là từ đầu công nguyên, dấu tích chưa rõ ràng, chưa có sự phân chia giáo phái rõ rệt. Trong khu vực Đức Hòa tỉnh Long An, trong di tích Gò Cao Su, một di tích có niên đại kéo dài từ thời tiền sử, đã tìm thấy những hiện vật tương tự như phác vật linga – vật thiêng trong Ấn Độ giáo ở độ sâu 0.75m bằng sa thạch, có lẽ còn đang chế tạo dang dở, nếu điều này là đúng thì đây là chiếc linga sớm nhất Việt Nam hiện được biết đến và Ấn Độ giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, có thể là từ trước công nguyên 21 . Giai đoạn này, những linga được thờ phụng này được thể hiện ở dạng linga hiện thực , thường có kích thước lớn, dạng trụ tròn. Theo thống kê, đã có 9 linga dạng này được phát hiện ở Nam bộ, phân bố ở khu vực Óc Eo, Bảy Núi (An Giang), Đức Hòa (Long An) và Nhơn Nghĩa (Cần Thơ). Thời kỳ này, Ấn Độ giáo vẫn còn mang “nhiều yếu tố nguyên thủy của Bà La Môn giáo với việc thờ Sivalinga phổ biến dưới dạng hình thức sinh thực khí nam. Sự xuất lộ của những hiện vật này với kích thước khá đồ sộ ở những di tích lớn cho thấy trong thời kỳ này tín ngưỡng Shiva giáo chiếm vai trò quan trọng và có thể là trung tâm tôn giáo của các vùng dân cư” 2 . Có ý kiến khác còn cho rằng niên đại của các linga hiện thực này còn sớm hơn nữa, ở vào khoảng thế kỷ II trước công nguyên 4 . Như vậy, rõ ràng là tín ngưỡng thờ linga mang đậm tính chất phồn thực, phù hợp với tín ngưỡng bản địa, tin thờ đá và tín ngưỡng phồn thực, được tiếp nhận dễ dàng hơn ở giai đoạn đầu tiên.

Giai đoạn hai của sự phát triển của Ấn Độ giáo ở Óc Eo nói riêng và Đông Nam Á được cho là nổi bật với sự lan rộng và củng cố của Vishnu giáo ở khu vực phía nam Đông Dương và Đông Nam Á hải đảo, cũng như sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Shiva giáo ở khu vực phía bắc Campuchia và Champa vào khoảng thế kỷ V 22 , 23 .

Bia ký ở Indonesia và bia K5 (Đồng Tháp) minh chứng rõ ràng cho sự công nhận của những người cầm quyền đối với giáo phái này. Vào khoảng năm 1878-1879, một minh văn Phạn ngữ tìm thấy tại chùa Prasat Pram Loven (Gò Tháp) được đưa về tỉnh lỵ Sa Đéc, sau đó chuyển về Bảo tàng Sài Gòn năm 1928, được G. Coedes công bố trong tác phẩm Hai bia ký chữ phạn ở Phù Nam (Deux inscriptions Sanskrites de Fou-nan) vào năm 1931. Bản văn bia được ký hiệu (K.5), khắc trên trụ cửa phiến thạch có chốt (1,90m x 0,92m x 0,23m). Văn bia gồm 22 dòng chữ Khmer cổ (old Khmer) chia làm hai cột. Nội dung nói về việc vua Phù Nam là Jayavarman cử thái tử Gunavarman đến cai quản xứ sở sùng đạo chinh phục từ đầm lầy, đồng thời bia còn nhắc đến việc thái tử dâng cúng hai bàn chân thần Vishnu để cầu mong sự che chở và bảo vệ của thần, ngôi đền được tôn vinh là “ nơi ngự trị tối thượng của Vishnu ”; đồng thời cũng nhắc đến cụ thể tên của một trong số những truyền thống lâu đời của Vishnu giáo – truyền thống/chủ nghĩa Bhagavata 24 . Truyền thống Bhagavata còn được gọi là chủ nghĩa Bhagavat, đề cập đến một giáo phái tôn giáo cổ xưa phi Vệ Đà có nguồn gốc từ vùng Mathura. Sau khi có sự đồng bộ với truyền thống Bà La Môn giáo của Vishnu, đạo Bhagavat đã trở thành một truyền thống toàn Ấn Độ vào thế kỷ II trước Công nguyên, đồng thời bia ký cũng nói đến “Vishnupada” tức hình thức thờ cúng dấu chân của thần Vishnu.

Một bia ký khác (K.875), từ phần phía nam của tỉnh Takèo ở Campuchia và cũng được Coedès cho là thuộc giai đoạn Phù Nam, đề cập đến một nữ hoàng tên là Kulaprabhavatī và việc thành lập một ẩn thất của bà dường như dành riêng cho Vishnu 24 . Cả hai văn khắc này, gắn liền với thể chế Phù Nam, đều liên kết với Vishnu trong bối cảnh thực thi quyền lực hoàng gia. Những bức tượng Vishnu bốn tay, hầu hết có niên đại từ thế kỷ V cũng là những bức tượng thờ các vị thần Hindu nhân dạng sớm nhất ở Đông Nam Á, đến thế kỷ VII đã được tìm thấy trên khắp vùng ven biển Đông Nam Á: ở bán đảo Thái Lan, phía tây Java, tại địa điểm Kota Kapur ở tỉnh Nam Sumatra (đảo Bangka) và ở thung lũng sông Mê Kông thuộc miền nam Campuchia và Việt Nam ngày nay. Riêng khu vực nam Campuchia và Việt Nam đã bao gồm hơn ba mươi tác phẩm điêu khắc. Ngược lại, chỉ có một hình ảnh trước thế kỷ IX của Vishnu, Vishnu của Kompong Cham Kau (tỉnh Stung Treng), được cho là có nguồn gốc từ miền bắc Campuchia 23 , 24 .

Ở khu vực Nam bộ cũng đã phát hiện những tượng thần Vishnu có niên đại sớm như là tượng có ký hiệu BTLS 5529 (Vishnu Ba Thê) tìm thấy ở Gò Cây Thị B, mang những đặc điểm của tượng Vishnu Ấn Độ, tượng mang phong cách Vāsudeva-Krishna, có niên đại cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI 25 , 26 .

Như vậy, những phát hiện khảo cổ cho đến nay cho thấy rằng ở khu vực Nam Bộ, có sự công nhận của nhà cầm quyền đối với Vishnu giáo, hàng loạt các hiện vật mang biểu tượng Vishnu giáo như tượng tròn, con dấu, bùa đeo, vàng lá,… Tuy vậy, điều này không có nghĩa là Shiva giáo hoàn toàn biến mất, mà vẫn có những bằng chứng cho sự tồn tại của giáo phái này trong khu vực Nam Bộ như là các linga, linga-yoni bằng nhiều chất liệu, đồ trang sức, phù điêu. Trên hiện vật vàng lá, các biểu tượng của Vishnu giáo xuất hiện 201 lần thì biểu tượng của Shiva giáo cũng chiếm 102 lần. Đặc biệt, một điểm độc đáo có thể dễ dàng nhận thấy: biểu tượng của Shiva cùng với biểu tượng của Vishnu cùng tồn tại trên một hiện vật vàng lá. Ở nhiều hiện vật, các biểu tượng của Visnu giáo và Siva giáo được thể hiện kết hợp với nhau (tại các di tích 85ĐN.M5, 93GT.M1, 93GT.M4, 93GT.M5, 93GT.M3): kết hợp sen – ốc – trăng khuyết – quả cầu – đinh ba – thòng lọng – mũi tên – cành lá – mặt trời chạm cùng hình người; hình bò kết hợp với bánh xe, con ốc, rắn ( Figure 5 ) , mặt trăng khuyết chạm riêng hay chỉ là đề tài phụ, chạm cùng các đề tài chính khác như ốc, bánh xe, bò, tháp ( Figure 6 ). Đạo Shiva còn được tôn thờ dưới hình thức một hòn đá Linga, khá phổ biến vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên 27 . Thậm chí có ý kiến cho rằng trong Phù Nam phát triển, Shiva là vị thần tối cao của Ấn Độ giáo, Vishnu và Đức Phật là vị thần thứ hai 28 .

Figure 5 . Lá vàng có hình bò, hoa sen, ốc, bánh xe ở Đá Nổi (Nguồn: Bảo tàng An Giang)

Figure 6 . Lá vàng có hình lợn, hoa sen, ốc, mặt trăng, bánh xe ở Đá Nổi (Nguồn: Bảo tàng An Giang)

Trong khi Shiva giáo duy trì sự hiện diện bên cạnh sự nở rộ của Vishnu giáo thì ở khu vực phía bắc Campuchia, vùng Lào và Champa là một quá trình có tính chất đối lập, Shiva giáo chiếm ưu thế trong khu vực này. Một trong những bia ký có niên đại khoảng cuối thế kỷ V, do một tù trưởng địa phương, tự xưng là Devanika, đã hành hương từ một nơi vô danh đến thành phố Khmer đầu tiên ở Champasak, nay thuộc miền nam Lào, nổi tiếng với ngọn núi thánh Sri Lingaparvata. Ngọn núi này, có đỉnh giống như một linga tự nhiên, vào thời điểm này đã được biết đến như là nơi ở của thần Shiva. Tại ngọn núi thánh này, Devanika đã mời các linh mục Bà la môn đến thực hiện nghi lễ thánh hiến để khẳng định quyền lực của mình trước sự chứng kiến ​​của thần Shiva. Nghi thức được thực hiện là abhisheka . Vị vua này, theo bia ký nói rằng, “được Sri Lingaparvata tốt lành phong cho quyền lực hoàng gia tối cao, được tôn vinh từ thời cổ đại”. Devanika đảm nhận một danh hiệu mới trong dòng chữ, đó là maharajadhiraja, ‘vua của các vị vua’, một người được ban phúc giống Shiva. Dòng chữ cống hiến mà ông đã lắp đặt để ghi lại lòng sùng kính (bhakti) sùng đạo của mình đối với Shiva, được khắc trên bốn mặt của một linga ba bên, đã được chứng minh là dòng chữ tiếng Phạn cổ nhất được biết đến ở lãnh thổ nói tiếng Khmer 22 .

Bằng chứng sớm nhất liên quan đến điêu khắc Shiva giáo tại Champa là bức phù điêu ở tháp Mỹ Sơn thể hiện một đài thờ mô tả chiếc Linga chỉ lộ ra phần trên (tức phần Rudrabhaga hiện thân cho thần Shiva), phần bên dưới không lộ ra vì nó nằm thụt sâu xuống lòng chậu (Yoni). Các chi tiết còn lại cho thấy Linga đặt bên ngoài một ngôi tháp gạch, gần một cây cổ thụ, bên cạnh có một tu sĩ Bà La Môn giáo (Rsi) đang làm lễ Puja – Linga. Đài thờ là bằng chứng khảo cổ học – tôn giáo sớm nhất ở Champa cùng với minh văn trên bia ký Võ Cạnh có niên đại khoảng vào thế kỷ IV 29 .

Thế kỷ VII – VIII, sau sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam, có hiện tượng chuyển dịch từ thờ cúng Vishnu giáo sang Shiva giáo cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ của Shiva giáo xuống phía nam với các hàng loạt linga và các đền thờ được xây dựng ở vùng nam Campuchia và Việt Nam. Ở đồng bằng sông Mê Kông, đã phát hiện tổng cộng 9 tượng và mảnh tượng thần Shiva bằng đá, niên đại chủ yếu thế kỷ VII – VIII 30 . Các thành viên trong gia đình thần Shiva cũng được thờ phụng rộng rãi là Ganesha, con trai cả và phối ngẫu Uma và Parvati. Ở Nam Bộ đã tìm thấy 12 hiện vật là tượng và mảnh vỡ tượng thần Ganesha ở các di tích có niên đại thế kỷ VII trở về sau. Phối ngẫu của Shiva được thể hiện ở hình thái “Uma giết quỷ đầu trâu” hay Dugra hay Mahishashuramardhini đã tìm 7 hiện vật dạng tượng tròn và một phù điêu, trong khi ở hình thái Parvati tìm thấy 2 hiện vật, tất cả các tạo tác này đều có niên đại khoảng thế kỷ VII hoặc muộn hơn. Sự xuất hiện của linga, các bia ký miêu tả lại việc cúng tế và thờ phụng thần Shiva. Đặc biệt trong bia ký Phnom Prah của Bhavavarman II (thế kỷ VII) nêu rõ tên hệ phái Pasupata trong giáo phái Shiva 31 .

Ở đồng bằng Nam Bộ cũng có rất nhiều di tích được xây dựng trong giai đoạn này và đôi khi được sử dụng cho đến thế kỷ VII, như là Gò Minh Sư (Đồng Tháp), các kiến trúc ở khu vực Ba Thê, di tích Gò Đồn (Long An) và nhiều di tích khác mới được xây dựng ở khu vực Đông Nam Bộ. Tại Ba Thê đã phát hiện bia ký Ba Thê (còn gọi là bia K3) ghi lại việc xây dựng một ngôi đền bằng gạch, rộng lớn và bền vững để cúng thần Shiva, bia ghi tên người lập và cũng ghi lại việc có một vị hoàng hậu, tuy không phải người chịu trách nhiệm thực hiện nhưng “đã vui mừng cúng (thần) Sri Vardhamana” (tức là Shiva) 24 .

Việc các nhà cầm quyền Chân Lạp ủng hộ việc xây dựng các điện thờ, bảo trợ cho việc thờ cúng Shiva ở vùng đất mà người dân vốn tôn thờ Vishnu là một hành động có thể xuất phát từ mục đích chính trị, sự áp đảo của Shiva giáo cũng tương tự như việc mà Chân Lạp muốn áp đặt sự cai trị của mình ở lãnh thổ Phù Nam cũ. Điểm đặc biệt là quá trình này không có sự phản đối của cư dân vương quốc Phù Nam xưa, hoặc ít nhất là chưa có bằng chứng cho việc này. Điều này có thể giải thích bằng việc sự thờ cúng Shiva đã có mặt ở đây từ đầu công nguyên, và sự thật là không có sự mâu thuẫn mang tính chất đối địch của Shiva giáo và Vishnu giáo ở khu vực này. Ngoài ra, còn phải kể đến vai trò mang tính chất “trung gian” của vị thần Harihara.

Sự xuất hiện của Harihara như một sự hợp nhất của hai giáo phái Shiva và Vishnu cũng là điểm độc đáo trong sự phát triển của Ấn Độ giáo ở Đông Dương. Mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng Harihara rõ ràng là sự lựa chọn của người cầm quyền cho phù hợp với tình hình lịch sử, truyền thống cai trị gắn liền với Shiva ở vùng cao “Lục Chân Lạp” đang cố gắng khẳng định hoặc duy trì quyền kiểm soát đối với vùng đất “Thủy Chân Lạp” nơi mà Vishnu từng là biểu tượng. Danh từ Harihara gồm có hai phần: phần đầu Hari = Vishnu, phần sau Hara = Shiva nên thần Harihara là tên gọi biểu trưng cho sự hợp nhất của hai vị thầ Vishnu và Shiva. Do đó, Harihara đóng vai trò như một biểu hiện trực quan về sự tích hợp của các chính quyền khác nhau trong khu vực. Điều này cũng giải thích số lượng tương đối lớn các hình tượng Harihara xuất hiện khắp Campuchia và Nam Bộ trong nửa sau thế kỷ thứ bảy và nửa đầu thế kỷ VIII 23 .

Ở Việt Nam, có bốn đầu tượng thần Harihara đã được phát hiện, trong đó ba hiện vật tìm thấy ở khu vực Óc Eo – Ba Thê và một hiện vật không rõ nguồn gốc, hiện được giữ tại bảo tàng Đồng Tháp. Bốn đầu tượng này đều là dạng đầu đội mũ hình trụ tròn đặc trưng của tượng Vishnu Phù Nam, các yếu tố Shiva được thể hiện bằng biểu tượng như là một nửa bên phải có búi tóc kiểu jatamukuta của thần Shiva, hoặc con mắt đặc trưng của thần Shiva được thể hiện ở dạng ½ nửa bên phải hoặc nguyên dạng. Trong giai đoạn tiền Angkor ở Campuchia, thần Harihara thường được thể hiện có bốn tay; hai tay phía trước cầm những vật biểu tượng của thần Vishnu như con ốc gai (Sankha), bánh xe (Chakra) hoặc cây chùy (Gada). Hai tay sau cầm những vật biểu tượng của thần Shiva như: cây đinh ba (Trisula) và cây phất trần. Phần trán bên trái trang trí nửa con mắt và vầng trăng lưỡi liềm dính trên búi tóc (Jala - mukuta) của thần Shiva; nửa phần bên phải là một nửa chiếc mũ trụ của thần Vishnu, đôi khi phía sau gáy có những lọn tóc xõa dài xuống vai.

Một đặc điểm nổi bật khác của giai đoạn này là sự phát triển của hệ thống thần vương Devaraja. Tín ngưỡng thần vương ở Đông Nam Á có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng dựa trên nền tảng của văn hóa bản địa, Đông Nam Á có những biến đổi so với Ấn Độ. Nếu tín ngưỡng thần vương ở Ấn Độ là nhà vua được đồng hóa với thiên vương Indra (Đế Thiên) hoặc thần Bảo tồn Vishnu thì ở Đông Nam Á, vua được xem là hóa thân của Shiva hay Vishnu trên trần thế. Ngoài sự biến đổi so với Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á còn dung hòa tín ngưỡng thần vương với tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ tổ tiên vốn là nền tảng căn bản của văn hóa Đông Nam Á thời Tiền sử. Việc kết hợp sớm nhất sức mạnh của vương quyền và thần quyền có thể nói đến dòng chữ khắc trên đá của vua Purnavarman, người cai trị vương quốc Tarumanagara, Sunda, tây Java, Indonesia, đầu thế kỷ VI, mô tả vua Purnavarman là “vị vua vĩ đại, người cai trị thế giới, có dấu chân giống với dấu chân của Chúa Vishnu”, đồng nhất ông với Trivikrama. Bia K5 Tháp Mười tuy không nói rõ ràng nhưng cũng thể hiện mối liên hệ giữa quyền lực hoàng gia và thần quyền. Cho đến thế kỷ VIII, bia ký thời kỳ vua Jayavarman II (770-834) xác nhận chính thức sự kết hợp khi nhà vua tự tuyên xưng mình là hóa thân của thần Shiva trên trần thế 29 .

Trong giai đoạn này, cùng với sự phát triển của kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật tạo hình, hầu như các lá vàng không còn được sử dụng trong các kiến trúc tôn giáo. Trong các kiến trúc này, có thể còn một số mảnh vàng vụn nhỏ, không có chạm khắc các hình ảnh (trừ khu vực Cát Tiên). Sự hiện diện của Shiva giáo được thể hiện rõ rệt bằng các tượng thần Shiva, nữ thần Uma, tượng Gasneha, bò thần Nanin, linga, các bia ký,…

KẾT LUẬN

Những hiện vật vàng lá với các nội dung chạm khắc là bằng chứng cho sự hiện diện và biến đổi của Ấn Độ giáo nói chung và Shiva giáo ở Nam bộ Việt Nam nói riêng trong thiên niên kỷ thứ nhất. Thống kê đến hiện tại, có thể thấy biểu tượng của Shiva giáo xuất hiện 102 hiện vật dưới các hình thức: thần Shiva, bò thần Nandi, linga, đinh ba và trăng khuyết, bình nước, hươu và ký tự. Mặc dù chưa chiếm ưu thế về số lượng so với con số 201 lần xuất hiện các biểu tượng của Vishnu giáo, nhưng vẫn thể hiện sự tồn tại, xuyên suốt của truyền thống tin sùng Shiva từ khi xâm nhập vào khu vực này.

Từ khi du nhập vào Óc Eo, Shiva giáo được tiếp nhận, cắm rễ và phát triển ở đây. Tuy mỗi giai đoạn có những biểu hiện và mức độ phổ biến khác nhau nhưng vẫn liên tục duy trì từ đầu công nguyên và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ VII – VIII. Từ đầu công nguyên với ưu thế bằng việc có nhiều sự tương đồng với tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ đá bản địa, truyền thống tôn thờ Shiva nhanh chóng bén rễ và hòa hợp với tín ngưỡng bản địa. Khoảng thế kỷ V, cùng với sự phân tách và phát triển mạnh mẽ của Shiva giáo và Vishnu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ, ở khu vực Đông Dương cũng có hiện tượng phân chia khu vực chịu ảnh hưởng chính của Shiva giáo và Vishnu giáo. Trong đó, Vishnu phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ, trong khi Shiva giáo phát triển chính ở vùng bắc Campuchia, Lào và Champa. Tuy nhiên, trong khu vực Nam Bộ vẫn tồn tại việc tin thờ Shiva giáo, và không thấy có sự đối đầu giữa hai giáo phái này. Tình trạng này duy trì liên tục qua giai đoạn thế kỷ V đến gần cuối thế kỷ VII. Nghệ thuật tạo hình phục vụ sinh hoạt tôn giáo cũng thể hiện sự nở rộ của Vishnu giáo, hàng loạt tượng Vishnu có phong cách tạo tác thống nhất đã được tìm thấy, tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng cho khu vực. Cho đến cuối thế kỷ VII, đầu thế kỷ VIII, sức mạnh của tín ngưỡng Shiva nhanh chóng mở rộng khắp đất liền và Đông Nam Á hải đảo, thách thức vị thế đang lên của chủ nghĩa Vishnu. Sự thay đổi này gắn liền với những biến động chính trị trong khu vực, sự sụp đổ của Phù Nam, sự lớn mạnh của Chân Lạp.

Mặc dù có hiện tượng thất thoát của hiện vật bằng các kim loại quý trong cơn sốt “đào vàng” ở Nam Bộ những năm 80 – 90, việc thống kê số lượng giữa hai giáo phái chỉ có tính tương đối nhưng những kết quả này vẫn cung cấp những gợi ý quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và những biến đổi của Ấn Độ giáo trong khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử nghiên cứu Đông Nam Á.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề tài mã số T2023-10.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bản thảo này không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Bài viết là kết quả tổng hợp và nghiên cứu của hai tác giả dựa trên các nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước. Bài viết thống kê và phân tích các yếu tố, biểu hiện của Shiva giáo trên các lá vàng và hoàn thiện bức tranh về sự phát triển của Shiva giáo trong văn hóa Óc Eo. Đóng góp cụ thể của từng tác giả:

1. Võ Thị Huỳnh Như: tổng hợp tài liệu, viết bài và hoàn thiện bài viết cuối cùng.

2. Cao Thu Nga: tổng hợp tài liệu và viết bài.

References

  1. Malleret L. Khảo cổ học đồng bằng sông Mekong tập III. Bản dịch của EFEO. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp; 2023. . ;:. Google Scholar
  2. Liên LT. Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở Đồng Bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. Hà Nội: Thế giới; 2006. . ;:. Google Scholar
  3. Thảo PTN. Hiện vật vàng trong văn hóa Óc Eo. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 2009. . ;:. Google Scholar
  4. Thắng ĐV, Hiền LTS. The Evolution of Shiva and Vishnu in culture in Vietnam. International Journal of History and Research. 2021;11(2):37-50. . ;:. Google Scholar
  5. Trung L, Hòa TT. Những hiện vật văn hóa Óc Eo tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Long Xuyên: Sở Văn hóa và Thông tin An Giang; 1984. p. 166-72. . ;:. Google Scholar
  6. Diệm LX, Côn ĐL, Khải VS. Văn hóa Óc Eo - Những khám phá mới. Hà Nội: Khoa học xã hội; 1995. . ;:. Google Scholar
  7. Côn ĐL. Khu di tích Gò Tháp qua lần khai quật thứ hai. Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam. Hà Nội: Khoa học xã hội; 1997. p. 355-73. . ;:. Google Scholar
  8. Thắng ĐV, Như VTH. Trung tâm tôn giáo Gò Tháp (Đồng Tháp). Khảo cổ học. 2012;6:71-90. . ;:. Google Scholar
  9. Chevalier J, Gheerbrant A. Từ điển biểu tượng thế giới. Đà Nẵng; 1996. . ;:. Google Scholar
  10. Slaczka A. The brick structures of Go Thap - tombs or temples? Journal of the Indo-Pacific Archaeology. 2011;31:108-16. . ;:. Google Scholar
  11. Mukundcharandas S. Hindu rites and rituals (sentiments, sacraments & symbols). India: Swaminarayan Aksharpith; 2010. . ;:. Google Scholar
  12. Mạnh NH, Linh NHB. Kiến trúc hố thiêng trong nền móng đền tháp Champa và Óc Eo. Khảo cổ học. 2022;3:44-65. . ;:. Google Scholar
  13. Slaczka A. Temple Consecration Rituals in Ancient India: Text and Archaeology. Boston: Brill; 2007. . ;:. Google Scholar
  14. Parmeshwaranand S. Encyclopaedia of the Śaivism. Sarup & Sons; 2004. . ;:. Google Scholar
  15. Flood G. The Śaiva Traditions. In: The Blackwell Companion to Hinduism. USA: Blackwell Publishing Ltd; 2003. . ;:. Google Scholar
  16. Liên LT. Sự tiến triển của tiếu tượng Hindu giáo ở Đồng Bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam Học lần 2 - 2004. Hà Nội: ĐHQG Hà Nội; 2005. p. 62-78. . ;:. Google Scholar
  17. Witzel M, Liên LT. Thêm một cách đọc các chữ viết trên vàng ở khu vực mộ Đá Nổi (An Giang). Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. Hà Nội: Khoa học xã hội; 2001. p. 775-7. . ;:. Google Scholar
  18. Mukherjee BN. The Indian Gold: An Introduction to the Cabinet of the Gold Coins in the Indian Museum. Kolkata: Indian Museum; 1990. . ;:. Google Scholar
  19. Rudy JE. The Book of Hindu Imagery. Binkey Kok Publications; 1993. . ;:. Google Scholar
  20. Cribb J. Shiva images on Kushan and Kushano-Sasanian coins. In: Tanabe JCK, editor. Studies in Silk Road Coins and Culture, Papers in Honour of Professor Ikuo Hirayama on his 65th Birthday. Institute of Silk Road Studies; 1997. p. 11-66. . ;:. Google Scholar
  21. Dũng TA, Liêm BV, Cường NĐ. Báo cáo khai quật di chỉ Gò Cao Su. Bảo tàng Long An; 1994. . ;:. Google Scholar
  22. Guy J. Shiva's Land: Understanding the Religious Landscape of Early Southeast Asia. In: Saran S, editor. Cultural and Civilisational Links between India and Southeast Asia: Historical and Contemporary Dimensions. Singapore: Springer Singapore; 2018. p. 253-74. . ;:. Google Scholar
  23. Lavy PA. As in Heaven, so on Earth: The Politics of Viṣṇu, Śiva and Harihara Images in Preangkorian Khmer Civilisation. Journal of Southeast Asian Studies. 2003;34(2):21-39. . ;:. Google Scholar
  24. Ninh L. Nước Phù Nam. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia; 2006. . ;:. Google Scholar
  25. Lavy P. Conch-on-hip Images in Peninsular Thailand and Early Vaisnava Sculpture in Southeast Asia. 2014;152-73. . ;:. Google Scholar
  26. de Havenon M. The Earliest Viṣṇu Sculpture from Southeast Asia. The Journal of the Walters Art Museum. 2006;64/65:81-98. . ;:. Google Scholar
  27. Coedès G. Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông. Hà Nội: Thế giới; 2008. . ;:. Google Scholar
  28. Sharma G. Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam. Minh TT. TP Hồ Chí Minh: Văn hóa Văn nghệ; 2012. . ;:. Google Scholar
  29. Tú PA. Hình tượng điêu khắc thần Vishnu và Shiva trong văn hóa Đông Nam Á. TP Hồ Chí Minh: ĐH KHXH&NV, ĐHQG; 2014. . ;:. Google Scholar
  30. Hoàng BC. Khảo cổ học Nam bộ thời sơ sử. Hà Nội: Khoa học xã hội; 2018. . ;:. Google Scholar
  31. Jash P. Influence of Saivism in The Southeast Asian Countries. Proceedings of the Indian History Congress. 1977;38:620-31. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 2652-2663
Published: Sep 30, 2024
Section: Article - Arts & Humanities
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.1000

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Vo, N., & Cao, N. (2024). The development of Shivaism in Oc Eo culture: A case study of symbols on gold plaques. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 8(3), 2652-2663. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v8i3.1000

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 221 times
PDF   = 147 times
XML   = 0 times
Total   = 147 times